1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế chính trị: Hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá
Tác giả Lê Thảo Nhi
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp
Trường học Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 31,44 MB

Nội dung

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn được thành lập và đi vào hoạt động với nhiệm vụ là thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

KHOA: KINH TE CHÍNH TRI

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

Họ và tên sinh viên =: Lê Thảo Nhi

Mã sinh viên : 19050194

Lớp : QH -2019E Kinh Tế CLC5

Hà Nội - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRUONG DAI HỌC KINH TE KHOA: KINH TE CHÍNH TRI

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

Họ và tên sinh viên : Lê Thảo Nhi

Mã sinh viên : 19050194

Lớp : QH -2019E Kinh Tế CLC5

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

ĐỀ hoàn thành được trọn vẹn bài nghiên cứu nay, đầu tiên, em xin chân thành

cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, các

thầy cô khoa kinh tế chính trị, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường đã giảngdạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn — PGS.TS Phạm Thi

Hồng Điệp, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm khóa luận Mặc dùcòn nhiều vướng mắc trong quá trình làm bài nhưng cô không ngần ngại chỉ dẫn

em, định hướng ổi cho em, dé em hoàn thành tốt nhiệm vụ Một lần nữa em chânthành cảm ơn cô và chúc cô đồi dào sức khỏe

Và với tắm lòng biết ơn, em xin gửi tới Ngân hàng chính sách xã hội thị xãNghi Sơn cùng tập thể nhân viên lời cảm ơn chân thành nhất vì đã tạo điều kiệnthuận lợi giúp đỡ em thu thập số liệu, các tài liệu liên quan đến đề tài khóa luận,

hướng dẫn chỉ bảo cho em trong quá trình học hỏi thực tập tại đơn vị Xin cảm ơn

tất cả các bạn bè, gia đình luôn cảm thông và quan tâm động viên khuyến khích emtrong suốt thời gian qua

Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều

kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót,

em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ,

công nhân viên tại các doanh nghiệp dé báo cáo này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm on!

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nhi

Lê Thao Nhi

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng em.

Nội dung lý thuyết trong bài nghiên cứu của em có sử dụng một số tài liệu thamkhảo như đã trình bày trong phan tài liệu tham khảo Các số liệu sử dung phân tíchtrong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết

quả nghiên cứu trong bài đều do em tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực,

khách quan và phù hợp với thực tiễn Các kết quả này chưa từng được công bố

trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn vê khóa luận tot nghiệp minh.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nhi

Lê Thảo Nhỉ

Trang 5

MỤC LỤC

089900077 ).) iMUC 00/055 — ÔỎ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT -° 5° 5° se seessessessessessese vDANH MỤC BANG BIEU, SO ĐỒ 5° 5s 5sssseessvsserserssersers vi

3:00 1

1 Tinh cấp thiết của đề tài - co s<csecsecseeseeseeserssrserserserssre 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - << << 5s s5 s 5s s55 959% 2

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên €ứu e s5 s<seseessessessessese 2

4 Phương pháp nghiÊn CỨU << 5< 59 9 91 599.95 989 84 568949586 3

Ít GG chẽ 3

CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

LUẬN VE HOAT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CUA NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 2-2-2 ss©ss£EsseEssersserssersserserrsersse 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu -s °-sssssess=ssessess 51.2 Một số cơ sở lý thuyết về đói nghèo -° s2 se se csscssesses 81.3 Cơ sở lý luận về Ngân hàng chính sách xã hội - . 11

1.4 Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội 13

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của hộ nghèo 21

CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGAN

HANG CHINH SÁCH XA HOI —- CHI NHANH THI XA NGHI SƠN 25

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghỉ

Trang 6

HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NGÂN HÀNG CHÍNH

SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ NGHỊ SƠN 2° 2° 5° se se £ssessessessese 49

3.1 Định hướng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách thị xã

Nghỉ Sơn trong thời ØÏan ỚIỈ o << 5< s9 0000 00900 49

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân

hàng chính sách xã hội thị xã Nghỉ Som 5< S2 S555 55 51

4000/9075 56DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -5- 2s ssssesss=s 58

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

NHCSXH Ngân Hàng chính sách xã hội

UBND Uy ban nhân dân

XDGN Xóa đói giảm nghèo

PGD Phòng giao dịch

TK&VV Tiét kiém va vay vốn

CT-XH chính tri-xa hội

TW Trung ương

DSCV Doanh số cho vay

DSTN Doanh sô thu nợ

HPN Hội phụ nữ

HCCB Hội cựu chiến binh

DTN Doan thanh nién

HND Hội nông dân

BĐD Ban đại diện

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU, SƠ DO

Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tại thị xã Nghi Sơn so với toan tỉnh

Thanh Ha 29

Bảng 2.2: Cơ cau nguồn vốn của NHCSXH thị xã Nghi Son giai đoạn

2019-Bảng 2.3 Doanh số cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh

Bang 2.8 Ty lệ nợ quá hạn trong giai đoạn 2019-2021 - 5+ c+c++ 42

Hình 2.1 Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng chính sách thị xã Nghỉ

lò T, 27

Hình 2.2: Quy trình cho vay hộ nghO - 5 5 3+ + +vvEeeereserseeeerree 28

Hình 2.3 Biểu đồ tổng nguồn vốn trong giai đoạn từ 2019-2021 32

Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu thời hạn cho vay hộ nghèo tai NHCSXH thị xã Nghi

Sơn tinh Thanh Hoa tính đến năm 2021 2 2 2© +E££E££E££E££E££E£Eez 35

Hình 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều Việt Nam giai đoạn 2016-2020 50

Trang 9

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Thực trạng nghéo đói không chỉ là một van đề chỉ riêng về kinh tế mà còn là

vấn đề của chính trị - xã hội, là nỗi bất hạnh cần được giải quyết không phải củariêng bất cứ quốc gia nào Nghèo đói là vấn đề tồn tại trong mọi xã hội, từ các nướckém phát triển cho đến các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên toàn thế giới

Ngày 4/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụngđối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Nghị định 78) Cùng ngày,Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QD-TTg về việc thành lập Ngânhàng chính sách xã hội trên cơ sở tô chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo nhằm

tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, thực hiện lộ trình hội nhập kinh

tế quốc tế của Việt Nam nói chung, của ngành ngân hàng nói riêng Chi nhánh Ngân

hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn được thành lập và đi vào hoạt động với nhiệm

vụ là thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác

trên địa bàn tỉnh.

Những ngày đầu mới thành lập, hoạt động của chỉ nhánh NHCSXH thị Xã NghiSơn gặp không ít khó khăn từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến nguồn lực phục vụ hoạtđộng tín dụng chính sách Được sự quan tâm chi đạo sát sao của Trung ương, cấp uy,chính quyền các cấp, chi nhánh đã nhanh chóng hoàn thành việc nhận bàn giao dư nợ

chương trình cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

chương trình cho vay giải quyết việc làm tại Kho bạc Nhà nước Trong 3 năm đầuthành lập, chi nhánh đã nhận được nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác dé triển

khai thực hiện các chương trình tin dụng chính sách trên địa ban.Tuy nhiên, sự nghiệp

xóa đói giảm nghèo vẫn đang còn ở phía trước, với nhiệm vụ ngày càng khó khăn,

phức tạp; trong đó, lĩnh vực cho vay hộ nghèo nhiều van đề vẫn đang bức xúc Dé giảiquyết tốt vấn đề nghèo đói ở Việt Nam nói chung và cho vay cho hộ nghèo nói riêng,

đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có

sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước cũng như toàn xã hội.

Công tác cho vay hộ nghèo của NHCSXH thị xã Nghi Sơn đã và đang hoàn

Trang 10

thành tốt nhiệm vụ của mình, tuy nhiên dé hoan thiện hơn nữa trong việc hoạt động,

giải ngân đúng đối tượng, mở rộng thêm các hộ nghèo muốn vay vốn ,em quyết

định chọn đề tài: “Hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị

xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp chương trình đào

tạo bậc đại học của mình.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích và đánh giá làm rõ thực trạng cho vay hộ nghẻo tạ NHCSXH thị

xã Nghi Sơn, từ đó nêu rõ nguyên nhân và hạn chế trong cho vay hộ nghèo tại Ngânhàng chính sách xã hội thị xã Nghỉ Sơn Từ đó, khóa luận sẽ đưa ra một số giải pháp

hoàn thiện công tác cho vay của NHCSXH thị xã Nghị Sơn.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH

- Phan tích thực trạng, tìm hiểu những điểm hạn chế trong hoạt động cho

vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Nghi Sơn

- Dinh hướng và dé xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cho vay

của NHCSXH thị xã Nghi Sơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xãNghi Sơn

Trang 11

Về nội dung: Phân tích thực trạng của và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công

tác cho vay hộ nghèo của NHCSXH thị xã Nghi Sơn.

4 Phuong pháp nghiên cứu

Đề tìm hiểu một cách cụ thể, chính xác và đầy đủ về Ngân hàng, từ đó đưa racái nhìn khách quan và chủ quan về chất lượng của hoạt động cho vay hộ nghèo của

Ngân hàng Chính sách Xã Hội thi xã Nghi Sơn, khoá luận sử dụng các phương pháp

nghiên cứu như sau:

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Các dữ liệu thứ cấp bên trong về lịch sử hình thành, cơ cấu quản lý, các bảngcân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thu thập từ các

phòng ban chức năng của Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn

Dữ liệu bên ngoài thu thập từ tài liệu giáo trình các bài nghiên cứu khoa học

4.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

- Phuong pháp thống kê mô tả: Được sử dụng dé phân tích, thống kê thôngtin số liệu thành các bảng biểu, sơ đồ để phân tích, so sánh, đối chiếu từ đó thấyđược ưu „nhược điểm trong hoạt động cho vay của ngân hàng

- Phương pháp so sánh: So sánh mức độ tăng giảm số liệu của năm nàyvới năm trước dé thay rõ xu hướng thay đôi của ngân hàng được cải thiện hay xấu đi

để có giải pháp kịp thời

4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợpLua chọn va tong hop cac dir liéu thu thap dugc Tién hanh phân tích các dữliệu đã tổng hợp và đưa ra các đánh giá Từ các phân tích trên, đưa ra đánh giá về

tình hình hoạt động cho vay hộ nghèo tai NHCSXH thị xã Nghị Sơn tỉnh Thanh

Trang 12

Chương 2: Thực trạng hoạt động của hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân

hàng chính sách xã hội thị xã Nghị Son

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo

tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Son

Trang 13

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VE HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CUA NGÂN HÀNG CHÍNH

SÁCH XÃ HỘI1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Cac công trình nghiên cứu liên quan đến đề tàiNghiên cứu sẽ tiến hành tìm hiểu, khai thác và phân tích, đánh giá tình hìnhnghiên cứu của các đề tài liên quan tới cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách

xã hội Từ đó, nghiên cứu có thé đưa ra những đánh giá thiết thực nhất về tình hình

nghiên cứu trong nước về chủ đề nghiên cứu này Dưới đây là một số công trình

nghiên cứu tiêu biểu như:

Vũ Thị Hương (2022), “Hiệu quả của vốn tín dụng chính sách đối với công tácgiảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” bài viết đã cho thấy những năm qua, côngtác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu nồi bật giúp hàng chục triệu hộ

nghèo đã thoát nghèo Dé đạt được kết quả trên, có sự đóng góp hiệu quả từ các

chương trình cho vay đối với hộ nghéo, cận nghèo, người mới thoát nghèo thuộcnguồn vốn tín dụng chính sách Tác giả đã phân tích thực trạng cho vay hộ nghèothông qua minh chứng cụ thé bằng cách thống kê các số liệu Hoạt động cho vay hộnghèo tại ngân hàng chính sách xã hội đã phát huy hiệu quả nhằm đây mạnh hoạtđộng xoá đói giảm nghèo của tỉnh Tuy nhiên bài viết cũng cho thấy những hạn chếtrong công tác cho vay của ngân hàng Tác giả đã đề xuất giải pháp và kiến nghịnhằm hoàn thiệu hơn công tác cho vay tại NHCSXH tỉnh Thanh Hoá

Trần Thị Quyên (2012), " Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo

tại huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh" bài nghiên cứu đã nghiên cứu và khái quát được

một số van dé lý luận liên quan đến nội dung đề tài như là tín dụng chính sách, kháiniệm về hộ nghèo và xóa đói giảm nghèo , một số nội dung chính trong hoạt độngcho vay hộ nghèo ở NHCSXH, các tô chức chính trị xã hội đối với công cuộc xóa

đói giảm nghèo, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động tín dụng chính sách, các nhân tô ảnh hưởng đến tình hình cho vay va sử dụng vốn vay

hộ nghèo Tìm hiểu và làm rõ tình hình cho vay vốn cũng như tình hình sử dụng

Trang 14

vốn vay của NHCSXH huyện Lộc Hà dé từ đó một phan nào đưa ra các giải pháp cóthé áp dung nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn vay của hộ nghèo Các chương trình

và giải pháp xóa đói giảm nghẻo thực hiện chưa cao và mạnh.

Lê Thị Cầm (2011), “ Đánh giá tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộnghèo tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” Đề tài đã hệ

thống hóa lý luận chung về kinh tế hộ, tín dụng ngân hàng Nghiên cứu tình hình

cho vay tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền — tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhưtình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo trên địa bàn huyện Tìm hiểu tình hình vayvốn của hộ nghèo ở 3 xã nghiên cứu và toàn huyện Nắm được tình hình cho vay hộnghèo tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả cho vay tại PGD ngân hàng CSXH huyện Phong Điền - tỉnhThừa Thiên Huế và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo trên

địa bản.

Lê Văn Hoàn (2010), “Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay ở Ngân hàngchính sách xã hội huyện Thiệu Hóa” Đề tài đã khái quát được những luận điểm cơbản về tín dụng và tín dụng Ngân hàng; một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thiệu Hóa Phân tích được tình hình huy đông

vốn và cho vay của NHCSXH Thiệu Hóa trong 3 năm 2007 - 2009, tình hình vay va

sử dụng vốn vay của các hộ nghèo Qua đó tôi mạnh dạn đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hoạt động cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thiệu Hóa

Nguyễn Thành Tài (2019) “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ nghèo tại Phòng

giao dich Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Giang, chi nhánh Quảng Nam”.

Luận văn đã phân tích, đánh giá th c trạng hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ

nghẻo tại Phong giao dịch NHCSXH huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giai đoạn

2015-2017, chỉ ra kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dé từ đó rút ramột số bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác cho vay Hộ nghèo trên địa bàn trong thời gian tới.

Nguyễn Thị Kim Nhung (2017), “Tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính

sách xã hội góp phần giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sơn La” Bài viết phân tích thực

Trang 15

trạng tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh Sơn La và gợi ý một số giải pháp góp

phần giảm nghèo bền vững ở tỉnh Son La Bài báo đã phân tích trên cơ sở các dit

liệu và logic thực tiễn dé cho thấy tín dụng chính sách là một công cụ hồ trợ trựctiếp cho người nghèo, có vai trò rất quan trọng trong việc hỏ trợ cho người nghèo

thoát nghèo.

Trần Mốt (2016), “Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính

sách xã hội - chi nhánh tỉnh Thanh Hoá” Trên cơ sở những kết luận về những hạnchế rút ra qua việc phân tích, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt

động cho vay Hộ nghéo tai NHCSXH tinh Thanh Hoá.

Trần Thị Huỳnh Thảo (2018), “Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” Luận văn đã trình

bày khung lý luận về nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo và tiêu chí đánh giá

hoạt động cho vay hộ nghèo, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng triển khai các nội

dung của hoạt động này và kết quả của nó thông qua các tiêu chí Tuy nhiên, cáchtiếp cận về nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo vẫn cần được quan tâm giảiquyết sâu và nhất quán hơn

Trần Quang Điệp (2018), “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ cận nghèo của

Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh tỉnh Dak Nông” Luận văn đã làm rõ thựctrạng va đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo

tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Đắk Nông.

Lê Thị Anh Vân (2019), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện

chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số” Bài viết tập trungphân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với vùng dân tộc thiểu

số ở Việt Nam và đề xuất một số định hướng và khuyến nghị giải pháp đổi mới cơchế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số trong thời gian tới

1.1.2 Các kết quả nghiên cứu chủ yếu và khoảng trồng trong nghiên cứu

Từ tổng quan các nghiên cứu đã đề cập trên, ta có thể thấy được rằng có khánhiều đề tài nghiên cứu, tác giả nhận thấy các công trình được thực hiện trong bối

cảnh khác nhau, d6i tượng khác nhau, mục tiêu khác nhau Tuy nhiên, mỗi bối cảnh

Trang 16

khác nhau tính chất, hoạt động, sự việc sẽ có những thay đổi đòi hỏi có những

nghiên cứu được thực hiện với đối tượng cụ thể, từ đó làm sáng tỏ những lý luận,

kết luận từ những công trình nghiên cứu trước.

Các công trình nghiên cứu về cho vay hộ nghèo trước đó với cách tiếp cậncủa các chuyên ngành khác nhau đã cung cấp một số van dé lý luận chung về chovay hộ nghèo tại NHCSXH, tiềm năng thế mạnh định hướng phát triển du lịch trongmột giai đoạn nhất định Các nghiên cứu này đã cho thấy một cái nhìn cận cảnh vềvai trò, tam quan trọng của cho vay hộ nghèo đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xãhội tại tỉnh Thanh Hoá là nguồn tư liệu quý giá để tham khảo phục vụ cho quá trình

nghiên cứu của đề tài Tuy nhiên các nghiên mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính,chưa nghiên cứu sâu vấn đề đặt ra với hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng

chính sách xã hội, một số định hướng mới chỉ được xem xét đến năm 2019 Đồng

thời cần bổ sung định hướng lớn về phát triển tin dụng hộ nghèo đến năm 2025 Vì

vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoạt động cho vay hộ nghẻo tại ngân hàngchính sách xã hội thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá” là điều thực sự cần thiết

1.2 Một số cơ sở lý thuyết về đói nghèo

1.2.1 Khai niệm về đói nghèo

Mỗi quốc gia sẽ định nghĩa khái niệm nghèo đói theo nhiều phương diện khácnhau Tuy nhiên nhìn chung đói nghèo là tình trạng kiệt quệ về nhiều khía cạnh baogồm thu nhập hạn chế, mức sống thấp đến tính dễ bị tổn thương khi gặp tai ươngbat ngờ và it có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định chung

Việt Nam thừa nhận khái niệm chung về đói nghèo tại Hội nghị chống đóinghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái

Lan tháng 9/1993: “Nghẻo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và

thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này được xã hộithừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của địaphuong’’ Đây là định nghĩa được xem là khái quát nhất về nghèo, mang tinh chatđánh giá và tong hợp những nét chính yếu và pho biến của nghèo

Theo tai liệu của bộ Lao động — Thương binh và xã hội lại đưa ra khái niệm về

Trang 17

nghẻo đói ở Việt Nam như sau:

-Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghẻo có mức sống dưới mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cau vật chất dé duy trì cuộc sống.

-Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một

phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối

thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện

Một lần nữa, không có định nghĩa duy nhất về nghèo đói, nhưng nói chung cóthé tóm tắt nó như là sự kết hợp của các khái niệm về đói và nghèo: Nghèo và đói

nghèo thường liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng ở những mức độ khác nhau Nạn

đói là trầm trọng, cần phải loại bỏ, và có thé loại bỏ Đối với nghèo, là tình trạng cómức độ nghiêm trọng thấp hơn nhưng cũng khó xoá hơn, chúng ta chỉ có thé xoádần nghèo tuyệt đối, nhưng đối với nghèo tương đối chỉ có thể giảm dan

1.2.2 Nguyên nhân của doi nghèo

* Nhóm nguyên nhân chủ quan

- Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra và nghiên cứu cho biết đây lànguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo Người nông dân thiếu vốn làm

ăn thường sẽ rơi vào vòng luân quân từ chất lượng sản xuất kém, không đủ ăn, vàphải đi làm thuê, vay mượn dé đảm bao sinh kế hàng ngày Có thé nói rang: Thiếuvốn sản xuất đang là trở ngại chính gây nên sự hạn chế trong phát triển sản xuất,nâng cao mức sống cho hộ nghẻo

- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Nghé nông truyền thống đã ăn sâu vàotiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là trên hết, người dân thường sống ở những vùngsâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, thiếu kinh phí, trẻ em không biết đọc, biếtviết Do những khó khăn đó mà hộ nghèo không có khả năng nâng cao trình độ dantrí, thiếu phương tiện để áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp,thiếu kinh nghiệm, trình độ sản xuất kinh doanh thấp dẫn đến năng suất thấp

- Thiếu sự năng động trong việc tìm kiếm việc làm: Người nghèo thường sống

ở những vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện thông

tin liên lạc, cũng chính vi vậy mà họ cũng dân trở nên chây ỳ, y lại vào nguôn trợ

Trang 18

cấp của xã hội Ít có sự nhanh nhẹn, và nhạy bén để tìm ra hướng làm ăn điều này

càng làm hạn chế về khả năng tiếp cận tư duy mới

- Thiếu sức khỏe: Bệnh tật và sức khoẻ yêu kém cũng là yêu t6 đây con ngườivào tình trạng nghèo đói trầm trọng

* Nhóm nguyên nhân khách quan

- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã ảnh hưởng nặng nềđến sản xuất nông nghiệp của các hộ nghèo Ở các vùng khí hậu khắc nghiệt:Vùng có nhiều hộ nghèo do thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất hoang hóa, diệntích đất canh tác ít, địa hình hiểm trở, giao thông di lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu

hoặc không có

- Điều kiện xã hội: Người nghèo, người dân tộc thiểu số và người có điều kiệnsống đặc biệt khó khăn thường có trình độ học vấn thấp và ít có cơ hội tìm đượcviệc làm tốt, ôn định Trình độ học vấn thấp hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm trong

các lĩnh vực, ngành nghề phi nông nghiệp khác, có thu nhập cao và 6n định hơn

Bên cạnh yếu tố dân trí, các tập tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội như buôn bán thuốc

phiện, khai thác mỏ bừa bãi và tự do đi lại cũng tạo nên nghèo đói.

- Chính sách nhà nước: Vì cơ chế, chính sách của Nhà nước còn chưa đồng bộ

và nhiều thiếu sót trong chính sách đầu tư xây dựng, cơ sở hạ tầng đến từng vùngnghèo, chính sách tín dụng, chính sách khuyến khích sản xuất, chính sách đất đai,chính sách giáo dục, y té , điều này đã gây ảnh hưởng tới kết quả của công tácXDGN Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ôn định trong thời gian qua là mộttrong những nhân tố tac động lớn đến công cuộc giảm nghèo Việt Nam hiên tại đã

và đang có những bước tiến lớn trong công cuộc XDGN trên diện rộng Tuy nhiên,quá trình phát triển và toàn cầu hoá cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến việcgiảm nghèo Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôncòn thấp, chủ yếu tập trung cho thủy lợi và các trục công nghiệp chính, tập trung

nhiều vào đầu tư thay thế nhập khâu Tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp

nặng nhiều hơn là tập trung thúc đây kịp thời sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và

`

vưa.

Trang 19

1.2.3 Sự cần thiết phải cho vay đối với hộ nghèo

Mục đích cho vay đối với hộ nghèo: Đầu tư trang trải chi phí mua sắm các loại

vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón , công cụ, lao động, đầu tư thủ công

phục vụ sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, khai thác hải sản

Cho vay hộ nghèo giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo Sau quá trình giảm

nghèo, đời sống của họ được cải thiện, mức thu nhập cao hơn chuẩn nghèo và cókhả năng hòa nhập xã hội Giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo, phục vụ phát triển và lưuthông hang hoá, thúc day giải quyết việc làm, tận dụng tiềm năng của nên kinh tế,thúc day tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tin dụng sự pháttriển và tăng trưởng kinh tế Giúp người nghèo xác định rõ nghĩa vụ của mình trongquan hệ tin dụng, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh

dé tạo thu nhập trả nợ ngân hàng, tránh hiểu lầm là cấp tín dụng

Cho vay hộ cận nghèo thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khắc phục các thâmhụt xã hội, thâm hụt kinh tế thị trường Nếu nhân viên có nhiều việc hơn, mức thu

nhập chung tăng lên, gánh nặng ngân sách giảm đi Ngoài ra, cho vay hộ nghèo còn

góp phần chống “tin dụng đen”, nếu vốn vay bảo hiểm đến được hộ cận nghẻo kịp

thời, ngay khi bắt đầu chu kỳ sản xuất, kinh tế của gia đình thì họ sẽ yên tâm thu

thập và cải thiện cuộc sống của họ

1.3 Cơ sở lý luận về Ngân hàng chính sách xã hội

1.3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng chính sách xã hộiNăm 1997, Quốc hội ban hành Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó có quyđịnh về “Phát triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi

nhuận phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện các

chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước” (Khoản 3 Điều 4) Dé triển khai thực hiệnquy định trên của Luật, ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác;cùng ngày Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QD-TTg vềviệc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục

vụ người nghèo sau khi tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11

Trang 20

Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước, hoạt

động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối,

có con dau ,có tài sản và hệ thong giao dịch từ trung ương đến địa phương

Mô hình tổ chức quan lý điều hành của NHCSXH ở ba cấp: trung ương, cấptỉnh và cấp huyện theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất ở trung ương, tỉnh

giản các khâu trung gian va tăng cường hoạt động tại các địa ban xã, phường, thị

tran trong toan quốc.

Mục tiêu chính của Ngân hàng chính sách xã hội là xóa đói, giảm nghèo,

không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù dapchi phí Ngân hàng Phục vụ người nghèo thực hiện cho vay trực tiếp đối với hộ

nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn, được vay vốn đề phát triển sản xuất, không

phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và theo lãi suất quy định

( Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội )1.3.2 Đặc điểm của ngân hàng chính sách xã hội

Được thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh ngân hàng: NHCSXH tuy làNgân hàng trực thuộc quản lý của Nhà nước nhưng vẫn thực hiện đầy đủ các hoạt độngkinh doanh của ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, các hoạt động thanh toán, pháthành thẻ Nhận tiền gửi, cấp tín dụng của ngân hàng còn là cầu nối đưa vốn nhàn rỗicủa xã hội đến với các cá nhân, tô chức có nhu cầu tín dụng để mở rộng sản xuất, kinhdoanh và tiêu dùng Ngoài ra, việc ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay cũng mang lạithu nhập dé ngân hàng duy trì hoạt động Bên cạnh hoạt động thanh toán và phát hành

thẻ, dịch vụ ngân hàng chính sách cũng ngày càng gia tăng.

Đối tượng cho vay là khách hàng chính sách theo quy định của Pháp luật:NHCSXH cho vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sốngđảm bảo đời sống cho bà con có tỉnh thần thoát khỏi đói nghèo Những đối tượng đượccho vay theo quy định bao gồm cho vay hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên cóhoàn cảnh khó khăn đang học đại học, các đối tượng cần vay vốn giải quyết việc làm

Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận: NHCSXH hoạt động không vì mục

tiêu lợi nhuận, mà chủ yêu là câu nôi chính sách có chức năng giải ngân nguôn vôn

Trang 21

ưu đãi của Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức kinh tế khác trong xã hội tới các đối

tượng chính sách giải quyết các van dé an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, vệ sinh

nước sạch nông thôn.

Thường hoạt động cho vay theo mô hình tổ hội: Đây là mô hình cho vay giántiếp, đối tượng vay chính sách không cần tới trực tiếp ngân hang mà thông qua các

tổ hội nơi thường trú để làm thủ tục xin vay Các tổ hội cho vay như Hội Cựu chiếnbinh, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân Trên thực tế, các mô hình cho vay theo nhómrất hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả cho vay và khả năng tiếp cận nguồn vốn

ưu đãi Hơn nữa, người dân và thậm chí bản thân ngân hàng cũng dễ dàng hơn, chủ

động hơn trong công tác tín dụng và cấp tín dụng Theo đó, đối tượng chính sách cónhu cau vay vốn sẽ thông qua tô hội dé làm các thủ tục giấy tờ, trước khi phê duyệt

1.3.3 Vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội

Tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp dé phát triển

kinh tế xã hội và thoát nghèo:NHCSXH là cầu nối giữa hộ nghèo với vốn vay ưu

đãi của chính phủ, và các tổ chức doanh nghiệp hướng tới các đối tượng thụ hưởngnhư xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội

Góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèocủa Quốc gia: Ngân hàng chính sách xã hội được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiệncác chính sách xã hội thông qua kênh tín dụng Nhận thấy nhu cầu vay vốn từ ngườinghèo là rất lớn Chính phủ đã tìm ra nhiều giải pháp tích cực Trong đó, ưu tiên hỗ trợ

người nghèo vay vốn với điều kiện ưu đãi dé hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm,

cải thiện đời sông, hỗ trợ thực hiện các chương trình cứu trợ, an sinh xã hội, trong đó

có các giải pháp tạo nguồn tín dụng hiệu quả Ngân hàng chính sách đã và đang là một

kênh tín dụng giúp Chính phủ thực hiện được các chính sách xã hội trên.

1.4 Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội

1.4.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay hộ nghèoKhái niệm tín dụng chính sách: Là việc sử dụng các nguồn lực tài chính doNhà nước huy động đề cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưuđãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống: góp phần thực

13

Trang 22

hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ôn định xã hội.

Khái niệm cho vay hộ nghèo: Cho vay hộ nghèo là hình thức cấp tín dụng,

theo đó NHCSXH giao cho hộ nghèo một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác

định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cảgốc và lãi

(Nguôn: Nghiệp vụ cho vay của NHCSXH năm 2022)Tín dụng đối với người nghèo hoạt động theo những mục tiêu, nguyên tắc,điều kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Cho vay hộ nghèo là một trong những nghiệp vụ quan trọng đối với NHCSXH, bởi

lẽ NHCSXH thuộc sở hữu của Nhà nước thực hiện theo chỉ định của chính phủ dé

hỗ trợ chính sách phat trién kinh tế xã hội theo từng vùng hoặc theo từng thời ki mà

các ngân hàng thương mại không đáp ứng được Chính phủ sử dụng phương thức

hoạt động của ngân hang, cho vay và hoàn trả dé cung ứng vốn nhằm đạt được mụctiêu kinh tế, chính trị , xã hội quan trọng

*Đặc điểm của khoản vay cho hộ nghèoLãi suất thấp: Mục tiêu cao đẹp của NHCSXH như ở trên đã đề cập tới, cộngvới việc được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán và tỷ lệ dự trữ bắt buộc bang0% thêm vào đó NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do đó lãi suấtcủa các khoản vay tương đối thấp dé hỗ trợ người nghèo trong việc trả lãi

Quy mô khoản vay nhỏ: Do các đối tượng vay là hộ nghèo , khó khăn về tài chính

nên quy mô về khoản vay nhỏ, đủ dé đáp ứng các nhu cầu của đối tượng vay vốn

Thời gian cho vay tương doi dài: Các hộ nghèo gặp khó khăn về tài chính, có

nhu cầu vay vốn để cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm, sản xuất kinh doanh

Do vậy việc hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng tương đối khó khăn Để khắcphục hạn chế này và hỗ trợ tối đa cho các hộ nghèo , thời han của khoản vay tươngđối dài để giúp người nghèo hoàn trả khoản vay bao gồm cả gốc và lãi được đảmbảo đầy đủ và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng

Thường áp dụng hình thức tín chấp: Đối tượng vay vốn có thể nhận được

khoản tiên vay mong muôn mà không phải thé chap tài sản hay chịu bat cứ điêu

Trang 23

kiện bảo lãnh nào khi vay tiền Điều kiện để được vay tín chấp là đối tượng vayđang sinh sống, hoặc cư trú dài hạn tại nơi mà hộ nghèo xin vay Người nghèo gặp

khó khăn về tài chính, rất ít người có tài sản đảm bảo khi đi xin vay vốn, do vậy

ngân hàng thường áp dụng hình thức cho vay tín chấp Việc áp dụng hình thức nàyđược ngân hàng kết hợp với các tô hội thực hiện một cách thận trọng, tránh xảy ra

rủi ro tín dụng, cho vay nhằm đối tượng

Chủ yếu cho vay thông qua tổ hội: Các tô hội như: Hội cựu chiến binh, hộiphụ nữ, hội nông dân Đây là hình thức cho vay gián tiếp, hộ nghèo có thé thôngqua các tô hội này mà không cần tới NHCSXH để được xin vay vốn và giải ngân

Mô hình này hoạt động phù hợp với việc cho vay phân tán tại các địa phương Các

tổ hội ở địa phương là các đơn vị tiếp xúc thường xuyên với các hộ này, nắm bắt

được tình hình tài chính của các đối tượng, do vậy các tổ hội là cầu nối vô cùng hiệuquả giữa ngân hàng và đối tượng vay vốn Qua đó, hộ nghèo thông qua tổ hội đểbiết được những thông tin cần thiết khi thực hiện việc vay vốn, ngân hàng chínhsách cũng thông qua tổ hội dé thông báo đối tượng được vay vốn, đối tượng khôngđược vay vốn, thời gian, địa điểm của việc cấp tín dụng Bên cạnh đó, khi ngânhàng thu hồi nợ gốc và lãi của khoản vay, các tô hội cũng là đơn vi thực hiện việc

đôn đốc các đối tượng đi vay hoàn thành trách nhiệm của mình

1.4.2 Vai trò của cho vay hộ nghèo

1.4.2.1 Đối với người nghèo

Cho vay hộ nghèo là động cơ đưa người nghẻo thoát nghẻo.

- Thứ nhất, cho vay hộ nghèo giúp mở rộng thị trường hàng hoá dịch vụ và

phạm vi phân công lao động Việc tổ chức cho vay tạo ra cơ hội cho việc sử dụng

hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn thu nhập cho

Trang 24

nơi mà phần lớn dân số là những người nông dân có thu nhập thấp Những khoản

vay này thường được thực hiện qua các chương trình đặc biệt với mục đích tạo việc làm và tăng mức thu nhập của người nghẻo ở khu vực nông thôn.

- Thứ sáu, khoản vay nhỏ còn có tác động tích cực đến việc kích thích năngkhiếu kinh doanh nhỏ của người vay, đặc biệt là phụ nữ Dé sử dụng vốn vay thành

công, tự thân người vay phải tìm tòi cách tính toán đồng tiền cho hiệu quả, nâng cao

các kỹ năng quản lý sản xuất hộ gia đình (chăn nuôi, làm hàng thủ công, gia công),các kỹ năng bán hàng (tiếp thị, mở rộng quan hệ ra vùng xung quanh hoặc vùng xa)

- Thứ bảy, việc cho vay này còn hỗ trợ cho người nghéo tao ra bình đẳnggiới, giúp phụ nữ có điều kiện tham gia làm kinh tế, tạo thu nhập cho gia đình vàgiảm phụ thuộc kinh tế vào người chồng

1.4.2.2 Đối với nên kinh tế

-Thứ nhất: Góp phần trực tiếp chuyền dịch cơ câu kinh tế nông nghiệp, nông

thôn và thực hiện phân bồ lại lực lượng lao động xã hội Trong nông nghiệp, tháchthức lớn hiện nay của việc chuyền sang sản xuất hàng hóa theo thị trường quy mô

lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất Đó là

việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa giống mới có năng suất cao vào

thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên diện rộng Đề làm được điều này, cầnđầu tư vốn, mở rộng nông nghiệp, mở rộng lâm nghiệp, mở rộng ngư nghiệp những người nghèo phải được đầu tư vốn họ mới có khả năng thực hiện Có nhưvậy, thông qua vốn vay dau tư cho người nghèo mới góp phan trực tiếp tái thiết kinh

tế nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các nganh dịch

vụ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp góp phan tao ra lực lượng lao động trong

nông nghiệp và doanh nghiệp xã hội, đóng góp trực tiếp vào việc phân phối lại lao

động trong nông nghiệp và lao động xã hội.

-Thứ hai: Hỗ trợ vốn cho người nghèo giúp xây dựng nông thôn mới Xoá

đói, giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành.

- Thứ ba: Tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉđạo kinh tế ở địa phương

Trang 25

- Thứ tu: Thiết lập môi liên kết giữa hội viên, hội viên với các tổ chức hội,đoàn thé thông qua hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quan ly

kinh tế gia đình, lợi ích kinh tế của tổ chức hội thông qua vay vốn.

-Thứ năm: Thông qua các t6 tương trợ đã tạo điều kiện cho những hộ vaycùng hoàn cảnh trở nên gần gũi nhau hơn, giữ vững tình đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ

lẫn nhau, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, nâng cao đối với Đảng, Nhà nước Đời sống

kinh tế ở nông thôn có nhiều thay đôi nhờ phát triển kinh tế An ninh, trật tự, an

toàn xã hội được phát triển tốt, mặt tiêu cực được hạn chế, đời sống kinh tế nôngthôn và đời sống xã hội có diện mao mới

1.4.3 Nguyên tắc và phương thức cho vay hộ nghèo

*Nguyên tắc cho vay hộ nghèo

- Nguyên tắc đảm bảo đúng mục đích: Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích vàcam kết trong hợp đồng cho vay giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn việc sử dụng hiệu qua

nguồn vốn đó, cho vay phải đảm bảo sự hài hòa giữa phương hướng mục tiêu kế hoạch

sản xuất của người vay vốn đối với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Nguyên tắc hoàn trả: Nguồn vốn cho vay của NHCSXH chủ yếu là vốn ưuđãi của Nhà nước, cũng như các nguồn tài chính của các tổ chức kinh tế, chính trị -

xã hội trong và ngoài nước, các nhóm, hiệp hội và cá nhân Tiền đã vay dé sản xuấtkinh doanh phải được trả lại cho ngân hàng kèm theo một số tiền lãi nhất định được

cộng thêm trong một thời hạn xác định.

- Nguyên tắc về pháp lý: Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi

dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Có hộ khẩu thường

trú hoặc đăng ký tạm trú dai hạn tại nơi vay, phải là thành viên của tổ TK&VV, cưtrú hợp pháp tại địa phương nơi NHCSXH cho vay, có xác nhận của UBND cấp xãnơi người vay cư trú về việc người vay thuộc hộ nghèo

*Phương thức cho vay hộ nghèo

-Cho vay trực tiếp:

Ngân hàng trực tiếp cho khách hang vay vốn thông qua hồ sơ xin vay makhách hàng nộp cho ngân hàng Khách hàng làm việc trực tiếp với cán bộ ngân hàng

17

Trang 26

dé thoả thuận các van đề có liên quan.

-Cho vay thông qua các tổ hộiCho vay uy thác được hiểu là NHCSXH giao cho các tổ chức Chính trị-xã hội(gọi tắt là Hội, đoàn thé) thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình chovay được thống nhất trong văn bản thỏa thuận NHCSXH có trách nhiệm trả phí chocác Hội, đoàn thể theo mức phí đã thoả thuận phù hợp với mức phí quản lý do Bộ

Tài chính quy định theo từng thời kỳ.

1.3.4 Các yéu tô ảnh hưởng tới hoạt động cho vay hộ nghèo

* Các yếu tố từ phía đối tượng vay vốn

- Năng lực của đối tượng vay von

Phát triển cho vay hộ nghèo chịu chi phối từ bản thân hoạt động sản xuất

kinh doanh, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn vay của đối tượng vay vốn Chấtlượng sản xuất kinh doanh của hộ nghèo tốt hay xấu và phương án sản xuất kinhdoanh của hộ nghèo có khả thi hay không Trong mọi trường hợp, nếu hộ nghèo làm

ăn có hiệu quả hợp đồng còn hiệu lực thì gốc và lãi sẽ được hoàn trả kịp thời cả gốc

và lãi cho NHCSXH.

Theo đó, hiệu quả hoạt động của các đối tượng này có thê nói thé hiện ở trình

độ dân trí, trình độ sản xuất và quản lý, mở cửa thị trường, quản lý và sử dụng hiệu

quả nguồn vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ của ngân hàng Khả năng sinh lời có ýnghĩa quan trọng đối với các hộ nghèo khi vay vốn để tạo thu nhập, từng bước thoátnghèo và tạo việc làm, từ đó giúp cải thiện đời sống của những người có hoàn cảnh

khó khăn Hộ nghèo có trình độ quan lý tốt, có năng lực sản xuất kinh doanh tốt,

duy trì và phát triển tín dụng thì chất lượng, hiệu quả cho vay của NHCSXH càng

cao và ngược lại.

- Mục đích sử dụng vốn vay

Nếu hộ nghèo có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích gặp thuận lợi trong sảnxuất, chăn nuôi thì vốn vay có hiệu quả Vì vậy, nếu hộ nghèo sử dụng vốn vay đúngmục đích thì khả năng những người này kinh doanh có hiệu quả và trả được nợ gốc, lãikhi đến hạn như thỏa thuận ban đầu với NHCSXH tại thời điểm vay vốn là rất cao

Trang 27

* Cac nhân té từ phía NHCSXH

- Chính sách tín dụng của NHCSXH

Cho người nghèo vay vốn là một chính sách quan trọng của đảng và nhànước nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình khó khăn thiếu vốn dé sản xuất, kinhdoanh, nghiên cứu, giải quyết việc làm va các mục tiêu xã hội có mục đích Vì vậy,vốn cho hộ nghèo vay phải được phân bồ cho các đối tượng phù hợp Chúng ta cầncác chính sách có lợi cho một số bên vay nhất định, được xác định rõ ràng, chănghạn như: Mức vay phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, thời hạn cho vay phù hợp vớiloại cây trồng, chu kỳ sinh trưởng của cây con, vòng đời thu hồi vốn sau chu kỳ sản

xuất kinh doanh, lãi suất cho vay phải phù hợp Chính sách cho vay đúng sẽ giúp

đối hộ nghèo làm ăn có hiệu quả, hạn chế rủi ro, tuân thủ đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội

- Quy trình tín dụng

Đây là nội dung, quy trình, thủ tục trong quy trình cho vay và thu nợ của

NHCSXH nham dam bảo an toàn cho các khoản vay của đối tượng hộ nghèo Điềunày bao gồm các bước từ chuẩn bị khoản vay, giải ngân khoản vay và định giá trongquá trình khởi tạo khoản vay đến thu nợ gốc và lãi Việc cho vay các đối tượngchính sách thành công phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các

bước trong quy trình cho vay.

- Công tác tô chức của NHCSXHNHCSXH cũng giống như một doanh nghiệp hoặc một tổ chức ở trong nềnkinh tế vậy nên muốn hoạt động thành công và có hiệu quả thì điều kiện tiên quyếtchính là yếu tố con người, bởi con người có vai trò cốt lõi, vị trí trung tâm trong mọi

hoạt động.

Bộ máy điều hành hoạt động của NHCSXH cần phải thống nhất từ trênxuống dưới, từ Ban giám đốc đến từng phòng nghiệp vụ, đến PGD khu vực củaNHCSXH và từng người lao động Sự phối hợp đồng bộ, thống nhất sẽ tạo điều

kiện giải quyết kịp thời các khoản vay cho hộ nghèo Để nâng cao chất lượng của

NHCSXH, trong đó lấy việc phát triển cho vay các đối tượng chính trị làm trọng

19

Trang 28

điểm, thì điều quan trọng là đội ngũ cán bộ NHCSXH phải có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ dé có thé gánh vác được những nhiệm vu quan trọng như xóa đói, giảm

nghèo, an sinh xã hội và tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

- Phẩm chất và trình độ cán bộChất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định sự thành bại

trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói

riêng Thật vậy, các cán bộ tín dụng tham gia trực tiếp vào tất cả các giai đoạn củaquy trình cho vay, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng

- Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộHoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ giúp cho NHCSXH điều chỉnh nhữnghoạt động không đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

trong quá trình hoạt động, kịp thời phát hiện những thuận lợi, khó khăn, những việc

làm sai trái, từ đó đề ra các biện pháp giải quyết để phát triển cho vay Bởi vì hoạtđộng cho vay hộ nghèo một phần phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định,

chủ trương, chính sách và mức độ phát hiện kip thời các sai sót cùng nguyên nhân

dẫn đến những lệch lạc trong quá trình thực hiện hoạt động của NHCSXH

* Các nhân tô thuộc về môi trường

- Moi trường kinh tếNền kinh tế là một hệ thống các hoạt động kinh tẾ có quan hệ biện chứng, rangbuộc lẫn nhau Do vậy, nếu có bất kỳ một sự biến động nào của một hoạt động kinh tế

cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại Vốn tự

có của hộ nghèo hầu như không có, nên vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốnvay ngân hàng cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả của vốn vay Sự ồn định hay mat

én định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng, kế cảđối với hoạt động cho vay hộ nghèo Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng anh hưởng đếnhiệu qua cho vay hộ nghèo Nơi nào có chợ, chợ họp thường xuyên, thi noi đó kinh tếphát triển, hàng hóa sản xuất ra dễ tiêu thụ, người dân tiếp cận được với khoa học kỹ

thuật, có điều kiện tiếp cận được kinh tế thị trường.

Khi môi trường kinh tế được cải thiện và nâng cao sẽ mang lại những lợi ích tích

Trang 29

cực to lớn cho ngân hàng cũng như các đối tượng thụ hưởng chính sách, việc giải ngân

sẽ dé dàng hơn, việc hấp thụ vốn vào sản xuất kinh doanh sẽ thuận lợi hơn, sử dụng

tiền bộ khoa học kỹ thuật tốt hơn, tận dụng được tài sản của địa phương.

- Moi trường Nhà Nước

Chính sách nhà nước Sự điều tiết của Nhà nước đúng, kịp thời sẽ giúp môi

trường kinh tế được lành mạnh hóa, hoặc ngược lại sẽ gây rỗi loạn thị trường Việc

thâm định tài sản thé chấp khi cho vay, hay đối tượng vay có đúng tiêu chuẩn củaChính phủ hay không cũng là một trở ngại về mặt pháp lý đối với đối tượng vay vốnnước ta ban hành nhiều văn bản Luật và dưới Luật dé Nhà nước có các chính sách

hỗ trợ vốn cho các vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo kip thời, liên tục; có chính sách

hướng dẫn hộ đầu tư vốn vào lĩnh vực nào trong từng thời kỳ, xử lý rủi ro kịp thờicho hộ nghèo Một môi trường pháp lý tốt sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động cho

vay của ngân hàng chính sách

- Moi trường tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo,những hộ sống ở vùng đồng bang, nơi có cơ sở hạ tang tốt, trình độ dân trí cao, khí hậu

ôn hòa, đất đai rộng, thì vốn cho vay hộ nghèo dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao

và ngược lại, Những biến động bất khả kháng trong môi trường tự nhiên như thiên tai(hạn hán, lũ lụt, động đất ), hoả hoạn ở khu vực cơ sở hạ tầng kém , điều kiện tựnhiên khắc nghiệt làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nghèo.Khicác nhân tố tự nhiên này có diễn biến xấu đi, sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng, ảnh

hưởng tới cơ sở vật chất, con người, môi trường, nguồn von Nếu các nhân tố tự

nhiên xảy ra theo xu hướng không tốt, diễn ra trên diện rộng thì hộ nghèo phải đến

ngân hàng xin cấp vốn chính sách thì mới có thể cải thiện đời sống

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của hộ nghèo

Hiệu quả cho vay của hộ nghèo có thé định nghĩa như sau: Hiệu quả cho vayđối với hộ nghèo là sự thða mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thé Ngân hàng và

nguoi vay von, những lợi ích kinh tế xã hội thu được đảm bảo sự tồn tại và phát

triển của Ngân hàng” (Nguyễn Thi Mỹ Hiền, 2010)

21

Trang 30

* Xét ở góc độ hộ nghèo được vay vốn

Sự cải thiện mức sống của các hộ nghẻo được phân tích dựa trên các yếu tố:

Số hộ thoát nghèo; số lượt hộ nghèo được vay vốn; tỷ lệ các hộ thoát khỏi ngưỡng

nghèo, số tiền vay bình quân mỗi hộ; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; thểhiện người dân ngày càng vươn lên làm giàu và chất lượng cuộc sông ngày càng đượccải thiện Vốn vay có thể giải bài toán xóa đói giảm nghèo của đất nước

-S6 hộ thoát nghèo

Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với

hộ nghèo Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầungười trong hộ cao hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành, không còn nằm trong trongdanh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng

Số hộ thoát nghèo lớn chứng tỏ chất lượng và hiệu quả cho vay cao, kết quả củaviệc ngân hàng làm tốt công tác cho vay (thâm định và phê duyệt dự án) và quản lývốn vay (bao gồm cả các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho hộ nghèo trongquá trình sản xuất, kinh doanh); hộ nghèo đã tiến lên trình độ hiểu biết cao hơn déthực hiện các dự án sản xuất kinh doanh có lãi, thu lợi nhuận dé nâng cao chấtlượng cuộc sống và vươn lên thoát nghèo Đây là tín hiệu tốt va là tiêu chí tổng hợp

dé đưa ra nhận xét về chất lượng và hiệu qua cho vay hộ nghéo

-S6 lượt hộ nghèo được vay vốn

Số lượt hộ nghèo được vay vốn phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng, chỉ

tiêu nay càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay hộ nghèo cảng được mở rộng, phát

triển về số lượng Chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào chủ trương và cách điều hành

của NHCSXH:

Nếu ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay và quản lý cho vay, tập trungvào cho vay các dự án ngắn hạn, có vòng quay vốn nhanh sẽ có tác động tích cựclàm tăng tổng số lượt hộ nghèo được vay vốn trong mỗi kỳ báo cáo, từ đó phát triển

quy mô cho vay, góp phần tăng hiệu quả cho vay hộ nghèo

Ngược lại, nêu ngân hàng không quan tâm day đủ đến công tác cho vay, chat

lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng không đảm bảo yêu cầu thực tế của

Trang 31

công việc, quản lý yếu kém công tác cho vay hộ nghèo hoặc chú trọng mở rộng cáckhoản vay trung và dài hạn sẽ gây ảnh hưởng làm giảm số lượt hộ nghèo được vayvốn Khi số lượt hộ nghèo được vay von bị giảm, cần phân tích rõ nguyên nhân doquản lý yếu kém hay do chủ định của ngân hàng tập trung vào phát triển các khoảnvay trung và dài hạn dé có đánh giá chính xác về hiệu quả cho vay của ngân hang.

-Ty lệ các hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo

Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầungười trong hộ cao hơn chuan mực nghèo đói hiện hành, không còn năm trong trongdanh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng

- Số tiền vay bình quân mỗi hộ

Việc so sánh chỉ tiêu này qua các kỳ báo cáo giúp ta đánh giá được mức đầu

tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, từ đó đưa ra kết luận việc cho

vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không

Số tiền vay bình quân mỗi hộ phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng;con số này càng lớn thê hiện niềm tin của ngân hàng đối với các dự án vay vốn tăngcao, năng lực sản xuất kinh doanh của hộ nghèo tiến bộ, chất lượng cho vay ngàycàng đi vào chiều sâu, hiệu quả Chỉ tiêu này phụ thuộc vào cả hai nhân tố là ngânhàng và hộ nghèo được vay vốn

- Ty trọng dư nợ tín dụng

23

Trang 32

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay chính sách cho thấy khả năng trả nợ của khách

hàng đối với ngân hàng Con số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cũng cao cho thấyhoạt động cho vay của ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu tài chính của hộ nghèo

- Vòng quay vốn tín dụng

DNCVCSBQ

DSTNCVCS

DSTNCVCS: Doanh số thu nợ cho vay chính sách

DNCVCSBQ: Dư nợ cho vay chính sách bình quân.

Vòng quay vốn tín dụng =

Là chỉ tiêu thé hiện trong một thời gian nhất định thì vốn tín dụng quay đượcbao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng cao phản ánh tốc độ trung chuyền vốn càng lớn,điều đó có nghĩa là hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả, ngân hàng đã sử

dụng triệt đê mọi nguôn von dé cho vay từ đó nâng cao mức lợi nhuận.

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHANH THỊ XÃ NGHI SƠN2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Son2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng chính sách xã hội

thị xã Nghỉ Sơn tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh lớn, thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích tự

nhiên xếp thứ 5 và dân số xếp thứ 3 trong cả nước Toàn tỉnh có trên 3,6 triệungười, với 7 dân tộc sinh sống: 27 đơn vị hành chính, gồm 02 thành phó, 01 thị xã

và 24 huyện, chia làm 03 vùng miền núi, đồng bằng ven biển và đồng bằng

Thị xã Nghi Sơn nằm ở phía nam của tỉnh Thanh Hóa, năm cách thành phốThanh Hóa 46 km Thị xã Nghị Sơn trước đây vốn là huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnhThanh Hóa Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hànhNghị quyết số 933/NQ-UBTVQHI4 về việc thành lập thị xã Nghi Sơn và cácphường thuộc thị xã Nghi Sơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm

2020) Nghi Sơn là một thị xã được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 455,61 km2

diện tích tự nhiên và quy mô dân số 307.304 người của huyện Tĩnh Gia

Mục tiêu chính của Ngân hàng chính sách thị xã Nghi Sơn là thực hiện có

hiệu quả mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn khu vực thông qua việc sử

dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để cho vay hỗ trợ hộ nghèo, giải quyết khó

khăn hàng ngày, vươn lên trong học tập, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo,

và giảm nghẻo.

NHCSXH thị xã Nghi Sơn là NHCSXH cấp thị xã, là đơn vi thành viên trực

thuộc chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa được thành lập và chính thức di vào

hoạt động vào ngày 07/07/ 2016 theo QD 765/QD-HDQT NHCSXH Nghi Sơn có

chức năng là: tham mưu giúp việc BĐD- HĐQT cấp huyện triển khai các hoạt động

của NHCSXH trên địa bàn; kiểm tra, giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ

chức làm uỷ thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế

nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghẻo và đối tượng chính sách khác; thực hiện một số

hoạt động nghiệp vụ khi có điều kiện, được Giám đốc chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh

25

Trang 34

Trong hơn 6 năm hoạt động, Ngân hang Chính sách thị xã Nghi Sơn đã truyền

tải một nguồn vốn tín dụng ưu đãi tới đúng đối tượng thụ hưởng trên địa bàn khuvực, chính sách này đã và đang phát huy được vai trò tích cực, hiệu quả, góp phầnlàm thay đổi tình hình kinh tế xã hội tại địa phương, thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo

an sinh xã hội trên dia ban.

2.1.2 Bộ máy quan lý của Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghỉ Son

Ban đại diện Hội đồng quản trị thị xã dé chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của NHCSXH tai địa phương gồm 10 thành viên Điều hành tại phòng giao dichNHCSXH thị xã Nghi Sơn là giám đốc chịu trách nhiệm chung và trực tiếp phụtrách: Trực tiếp giải quyết những vấn đề ngoài nội dung đã được phân công vànhững van đề vượt thẩm quyền của phó giám đốc

Các Té nghiệp vụ gồm:

*T6 Kế toán, ngân quỹ: 03 người trong đó 1 người làm công tác ngân quỹ-Trach nhiệm của Trưởng phòng kế toán, tham mưu cho Ban lãnh đạo đơn vị

về công tác kế toán — Tài chính và ngân quỹ

-Trực tiếp chỉ đạo cán bộ kế toán, thủ quỹ thực hiện đầy đủ các chế độ kế

toán — Tài chính và kho quỹ theo quy định.

Quản lý chặt chẽ mọi tài sản và tiền bạc, giấy tờ có giá, hồ sơ kế toán tài chính

*T6 Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: 05 người.

Trực tiếp chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các quy trình nghiệp vụcho vay, thu lãi, thu nợ đối với các quy trình tín dụng và giao dịch đúng lịch tạiđiểm giao dịch theo quy định

Ngày đăng: 08/12/2024, 21:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN