1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghề chuyên viên công nghệ tài chính

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghề Chuyên Viên Công Nghệ Tài Chính
Tác giả Nguyễn Triệu Tấn Phú, Hồ Sông Nhuệ, Nguyễn Ngọc Minh Phương, Dương Ngọc Nhi, Hứa Khả Nhi
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Nhi Quang
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Xu hướng phát triển...14 PHẦN 2: SỰ GẮN KẾT GIỮA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TIỂU LUẬN MÔN: GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

LỚP HỌC PHẦN: HQ9-GE26

KHÓA HỌC: KHÓA 9

GVHD: Th.S NGUYỄN NHI QUANG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

Trang 2

PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN Nhận xét về tiểu luận

-

-Điểm 1.1 Hình thức và nội dung của tiểu luận: điểm 1.2 Thuyết trình: điểm 1.3 Trả lời câu hỏi: điểm Điểm tổng hợp: điểm số: điểm (Bằng chữ: )

i

Trang 3

MỤC LỤC

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Bố cục của bài tiểu luận 5

PHẦN 1: NGHỀ CHUYÊN VIÊN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH 6

1.1 Giới thiệu chung 6

1.2 Mô tả công việc 6

1.3 Kiến thức 7

1.3.1 Kiến thức tài chính doanh nghiệp cơ bản 7

1.3.2 Kiến thức nền tảng cơ bản về công nghệ thông tin 7

1.3.3 Nắm vững kiến thức nền tảng cơ bản về công nghệ tài chính 7

1.3.4 Kiến thức cơ bản về pháp luật trong kinh doanh 8

1.4 Phẩm chất và kỹ năng 8

1.4.1 Phẩm chất 8

1.4.2 Kỹ năng chuyên môn 9

1.5 Nơi làm việc 10

1.5.1 Ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán 10

1.5.2 Công ty công nghệ, công ty bán lẻ, công ty thương mại điện tử, dịch vụ công, 10

1.5.3 Công ty Fintech Công nghệ tài chính, các công ty Start-up, các bộ ngành, viện nghiên cứu, làm giảng viên tại các trường Đại Học 10

1.6 Thu nhập 10

1.6.1 Nhà phát triển AI (AI Developer ) 10

1.6.2 Kỹ sư phần mềm ( Software Engineer ) 11

1.6.3 Nhà phân tích dữ liệu ( Data Analyst ) 11

1.6.4 Quản lý Ngân hàng trực tuyến (Online Banking Manager ) 11

1.6.5 Chuyên viên phân tích tuân thủ tài chính (Finance Compliance Analyst) 11

1.6.6 Nhà phát triển phần mềm Blockchain (Blockchain Software Developer) 11

1.6.7 Chuyên viên công nghệ tài chính 11

1.7 Cơ hội và Thách thức 12

ii

Trang 4

1.7.1 Cơ hội 12

1.7.2 Thách thức 13

1.8 Xu hướng phát triển 14

PHẦN 2: SỰ GẮN KẾT GIỮA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI NGHỀ CHUYÊN VIÊN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH 16

2.1 Tổng quan về sự gắn kết giữa nghề chuyên viên công nghệ tài chính với chương trình đào tạo đại học chính quy chất lượng cao ngành Tài chính – Ngân hàng của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 16

2.1.1 Cấu trúc rời rạc 16

2.1.2. Cơ sở lập trình 16 2.1.3. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 16 2.1.4 Lập trình python cho phân tích dữ liệu 17

2.1.5 Học máy 17

2.1.6 Chuỗi khối (Blockchain) 17

2.1.7 Giao dịch định lượng 18

2.1.8 Core banking và ngân hàng diện tử 18

2.1.9. Thương mại điện tử 19 2.1.10 Khoa học dữ liệu cho tài chính 19

KẾT LUẬN 20

iii

Trang 5

NGHỀ CHUYÊN VIÊN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH VÀ SỰ GẮN KẾT VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN

sự phát triển vượt bậc và đang trở thành một trong những lĩnh vực triển vọng nhất trong giai đoạn hiện nay

Bên cạnh đó, bởi sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nên vì thế việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới như

dữ liệu lớn, trí thông minh nhân tạo, internet của vạn vật… đã được triển khai ở hầu hết các bộ phận của ngân hàng Từ đó, làm thay đổi diện mạo ngân hàng với rất nhiều các mô hình ngân hàng mới đã ra đời như ngân hàng số, ngân hàng không chi nhánh, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến internet banking, mobile banking… Những xu hướngnày một lần nữa lại đòi hỏi các ngân hàng cần xem xét và thay đổi mô hình kinh doanhthích hợp, xác định lại khách hàng mục tiêu, tái cấu trúc sản phẩm dịch vụ,… Điều nàyđặt ra một câu hỏi: Fintech đã chiếm một vị thế quan trọng trong lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng? Trong bối cảnh đó, chính những sinh viên ở khối Kinh tế nói chung và

iv

Trang 6

sinh viên ngành Tài chính-Ngân hàng nói riêng đòi hỏi phải có một tầm nhìn mới và

sự am hiểu chặt chẽ để định hướng, xác định công việc tương lai cho bản thân

Từ những lý do nêu trên, nhóm tác giả đã chọn nghề Chuyên viên công nghệ tài chính trong tổng thể những nghề nghiệp đã có mặt tại Fintech Có thể nói, chuyên viên công nghệ tài chính là một ngành nghề có sự liên hệ chặt chẽ với chương trình học của ngành Tài chính-Ngân hàng và một cử nhân của ngành Tài chính-Ngân hàng hoàn toàn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp Hơn thế nữa, đây là một trong những ngành nghề có triển vọng phát triển nhất trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh Fintech đang sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua bài tiểu luân, nhóm tác giả làm rõ những vấn đề liênquan đến ngành nghề Chuyên viên công nghệ tài chính để đem lại những kiến thức tổng quan về nghề nghiệp này Từ đó có thể góp phần hỗ trợ trong việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho những sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế, đặc biệt là sinh viên thuộcngành Tài chính-Ngân hàng Từ đó giúp sinh viên có thể tạo lập một kế hoạch học tập dài hạn cho việc học tập cũng như phát triển bản thân để phù hợp với công việc trong xu thế đổi mới của công nghệ hiện đại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nghề Chuyên viên công nghệ tài chính và tổng quan về sự gắn kết của Chương trình đào tạo Đại học chính quy chất lượng cao ngành Tài chính-Ngân hàng của Trường Đại học Ngân HàngThành phố Hồ Chí Minh với nghề nghiệp này

Phạm vi nghiên cứu là thời gian từ 5 năm trở lại đây, đó là khoảng thời gian mà Fintech đã phát triển và bùng nổ tại Việt Nam

4 Bố cục của bài tiểu luận

Kết cấu của bài tiểu luận gồm có 2 phần:

 Phần 1: Tổng quan về nghề chuyên viên công nghệ tài chính

v

Trang 7

 Phần 2: Sự gắn kết giữa chương trình đào tạo Đại học chính quy chất lượng cao ngành Tài chính-ngân hàng của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh với ngành nghề Chuyên viên công nghê tài chính.

vi

Trang 8

PHẦN 1: NGHỀ CHUYÊN VIÊN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH

Công nghệ tài chính hay còn gọi là Fintech là sự kết hợp của hai từ Finance (tiền tệ, tài chính) và Technology (công nghệ), có thể hiểu Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào lĩnh vực tài chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp, dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống Từ đó ta có thể hiểu Chuyên viên công nghệ tài chính là một ngành nghề đòi hỏi kiến thức, chuyên môn cao về lĩnh vực công nghệ tài chính và áp dụng chuyên môn đó trong các công ty, doanh nghiệp fintech hay các định chế tài chính,…

Công việc của một chuyên viên công nghệ tài chính chủ yếu xoay quanh các vấn đề như sau:

 Tham gia phát triển, mở rộng các sản phẩm tài chính và đầu tư liên quan đến công nghệ Những mô hình này bao gồm việc tính toán sản lượng sản phẩm, tính thanh khoản, lợi nhuận để đánh giá rủi ro có thể

 Chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và xuất bản các báo cáo tự động chocác bộ phận kinh doanh Người thực hiện phải đảm bảo sự chính xác của dữ liệu đầu vào

 Phân tích dữ liệu để đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển doanh nghiệp Đồng thời xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu, hệ thống thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và các chiến lược khác nhằm tối ưu hóa hiệu quả và chất lượng

 Phối hợp với các bộ phận vận hành, bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống giao dịch hiện tại

 Tham gia tổ dự án phát triển hệ thống giao dịch mới phục vụ các loại sảnphẩm tài chính khác nhau

vii

Trang 9

1.3 Kiến thức

1.3.1 Kiến thức tài chính doanh nghiệp cơ bản

Tài chính là một lĩnh vực tồn tại trong mọi khía cạnh của cuộc sống và xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi Hầu hết tất cả những quyết định con người đưa ra đều chứa đựng yếu

tố tài chính trong đó Và đôi khi có những quyết định liên quan đến tài chính sẽ tác động trực tiếp đến số phận cuộc đời mỗi người Cũng như trong doanh nghiệp không thể nào thiếu nguồn ngân sách tài chính Hiểu và có kiến thức tài chính doanh nghiệp

cơ bản, chuyên viên sẽ có thể dễ dàng hiểu được các chỉ số tài chính thông qua đó dễ dàng, nhanh chóng lên kế hoạch, chiến thuật giải quyết kịp thời cho hoạt động tài chính của doanh nghiêp

1.3.2 Kiến thức nền tảng cơ bản về công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin hay Information Technology (IT) là việc sử dụng phần mềm, mạng lưới Internet, hệ thống máy tính sử dụng để trao đổi dữ liệu, lưu trữ, khai thác thông tin,… Là một chuyên viên công nghệ tài chính cần có các kiến thức cơ bản

về công nghệ thông tin nhằm dễ dàng quản lý được các hệ thống dữ liệu thông tin, phân tích dữ liệu, phân tích rủi ro, nâng cấp phát triển các sản phẩm dịch vụ và tạo nên

hệ thống phần mềm dịch vụ mới cho doanh nghiệp

1.3.3 Nắm vững kiến thức nền tảng cơ bản về công nghệ tài chính

Tính tới thời điểm hiện tại con người đã trải qua ba cuộc cách mạng khoa học

kỹ thuật lớn Hiện nay là thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 , là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những ngành nghề mới và ngày càng phát triển buộc các doanh nghiệp phải sẵn sàng để thích nghi chuyển đổi cập nhậttheo xu hướng hiện đại Trong đó chuyển đổi số là tất yếu và quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, xã hội

Có thể thấy rõ hiện nay các doanh nghiệp Fintech hay các định chế tài chính đang dần đi theo hướng chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ như: Điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, Tiền số và Công nghệ Blockchain, Trí tuệ nhân tạo,…Vì thế là một chuyên viên công nghệ tài chính cần phải nắm bắt nhanh

viii

Trang 10

chóng những kiến thức cơ bản nền tảng công nghệ mới để có dễ dàng áp dụng một cách linh hoạt, nhanh chóng trong công việc.

1.3.4 Kiến thức cơ bản về pháp luật trong kinh doanh

Hoạt động làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, hay các doanh nghiệp hiện nay đều cần phải có kiến thức cơ bản về pháp luật Mặc dù chuyên viên công nghệ tài chính không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nhưng việc am hiểu các kiến thức cơ bản về pháp luật giúp các chuyên viên tránh xảy ra những sai sót trong quá trình làm việc, giao dịch thoả thuận với khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ điện tử hay Internet Có kiến thức về pháp luật thì bản thân mỗi chuyên viên sẽ tránh được việc vi phạm pháp luật, điều khoản trong hoạt động doanh nghiệp Ngoài ra, mức độ am hiểu

về pháp luật còn thể hiện lên đạo đức nghề nghiệp của mỗi con người

1.4.1 Phẩm chất

 Năng động – Hoà đồng – Hoạt bát

Xã hội luôn thay đổi theo thời gian, thế nên các doanh nghiệp cũng phải chạy theo những xu hướng phát triển của thời đại Do đó nhân viên trong doanh nghiệp cần phải có sự năng động, hoạt bát, nhanh nhẹn trong công việc thì mới có thể dễ dàng thích nghi với môi trường, đẩy nhanh tiến độ trong các dự án và tăng hiệu suất làm việc

 Chịu được áp lực công việc

Trong quá trình làm việc, chuyên viên sẽ phải xử lý nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp, cấp bách trong thời gian ngắn Hoặc việc các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác tối đa năng lực của nhân viên để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

mà yêu cầu khối lượng công việc tăng lên cộng thêm tính chất công việc phải tiếp xúc với các con số hay màn hình máy tính trong nhiều giờ đồng hồ sẽ khiến tinh thần con người dễ bị rơi vào trạng thái căng thẳng Vì thế, các doanh nghiệp đều đòi hỏi các chuyên viên của mình có thể chịu được áp lực trong công việc và có khả năng thích nghi, ứng phó, linh hoạt sắp xếp xử lí, hoàn thành công việc đúng tiến độ

 Trung thực

ix

Trang 11

Trung thực là điều không thể thiếu để góp phần xây dựng một môi trường làm việc văn minh, lịch sự, giúp mọi người có thể kết nối với nhau một cách chặt chẽ hơn Một người có tính trung thực, có lập trường riêng đều sẽ được các doanh nghiệp đánh giá cao và luôn nhận được sự tôn trọng, tin tưởng từ mọi người.

 Siêng năng – chăm chỉ

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, với nhiều doanh nghiệp ngày càng được thành lập hơn, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau vì vậy mà bị đẩy lên Do đó những người đứng đầu doanh nghiệp đều tuyển chọn nhân sự có năng lực chuyên môn cao và không ngừng đào thải nhân viên nếu trình độ của họ tại thời điểm đó không đápứng đủ tiêu chí doanh nghiệp nữa Từ đó cũng xuất hiện sự cạnh tranh giữa các nhân viên trong và các ứng cử viên bên ngoài doanh nghiệp Vì thế để có thể theo đuổi nghềnghiệp của mình lâu dài, đam mê thôi là chưa đủ mà cần phải có tinh thần siêng năng, nhiệt huyết, chăm chỉ tìm tòi tiếp thu thêm kiến thức liên quan đến ngành để nâng cao trình độ bản thân

1.4.2 Kỹ năng chuyên môn

 Kỹ năng phân tích, tính toán, xử lý tình huống

Làm việc trong lĩnh vực tài chính thì đồng nghĩa sẽ luôn tiếp xúc với những con

số và những phép toán phức tạp Ngoài việc có thể tính toán được các dữ liệu, báo cáo của công việc thì còn cần có kỹ năng có thể phân tích, phán đoán trước những rủi ro cóthể phát sinh Từ đó nhanh chóng đưa ra các biện pháp, giải pháp tốt nhất để xử lý các tình huống ấy nhằm hạn chế những tổn thất, thiệt hại cho doanh nghiệp

 Kỹ năng ngoại ngữ

Ngày nay trong bối cảnh hội nhập và xu hướng toàn cầu hoá, đã có nhiều doanhnghiệp nước ngoài đầu tư tại thị trường Việt Nam, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Do đó việc có thêm kỹ năng ngoại ngữ khác ngoài tiếng mẹ

đẻ sẽ là yếu tố thuận lợi trong môi trường làm việc Vì thế mà doanh nghiệp nào khi tuyển dụng nhân sự đều đề cao những người có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai chứ không chỉ riêng giỏi về chuyên môn Là một chuyên viên công nghệ tài chính việc

có những kỹ năng ngoại ngữ (phổ biến hiện nay là Tiếng Anh) sẽ là lợi thế tốt để có

x

Trang 12

thêm nhiều cơ hội làm việc, dễ dàng đọc được và xử lí nhanh chóng các tài liệu, dữ liệu chuyên ngành Tài chính hay công nghệ thông tin.

xi

Trang 13

 Kỹ năng vận dụng thành thạo các công cụ, ứng dụng trong ngành

Không phải mỗi chuyên viên công nghệ tài chính thì mới cần phải biết về những kỹ năng vận dụng thao tác với máy tính Hầu hết ngày nay bất cứ công việc làmvăn phòng nào đều sẽ có sự tiếp xúc với máy tính, vì thế cần phải có kỹ năng tin học

để vận dụng thành thạo công cụ, ứng dụng trong lĩnh, vực ngành

 Kỹ năng tư duy sáng tạo

Với sự thay đổi linh hoạt của công nghệ 4.0 thì những chuyên viên phải không ngừng thúc đẩy sự sáng tạo để đem lại các ý tưởng mới cho các dự án Việc tư duy sáng tạo của chuyên viên sẽ là sự thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển, dẫn đầu

xu thế thị trường thông qua việc phát triển các phần mềm dịch vụ sẵn có và lên ý tưởng cho những phần mềm dịch vụ mới hơn nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng

1.5.2 Công ty công nghệ, công ty bán lẻ, công ty thương mại điện tử, dịch vụ công,

Các vị trí mà chuyên viên công nghệ tài chính có thể ứng tuyển vào tại các công ty nêu trên: Phát triển sản phẩm, dịch vụ và công nghệ

1.5.3 Công ty Fintech Công nghệ tài chính, các công ty Start-up, các bộ ngành, viện nghiên cứu, làm giảng viên tại các trường Đại Học

1.6 Thu nhập

Theo một nguồn thông tin từ một trưởng khoa kinh doanh hiện đang dạy tại trường UTS College cho biết về mức lương của các nghề thuộc ngành Fintech như sau:

xii

Trang 14

1.6.1 Nhà phát triển AI (AI Developer )

 Mức lương đầu vào: 10 triệu đồng/ tháng

 Cao cấp: 30,5 triệu đồng/ tháng

 Mức lương trung bình: 20 triệu đồng/ tháng

1.6.2 Kỹ sư phần mềm ( Software Engineer )

 Mức lương đầu vào: 8 triệu đồng/ tháng

 Cao cấp: 27 triệu đồng/ tháng

 Mức lương trung bình: 17 triệu đồng/ tháng

1.6.3 Nhà phân tích dữ liệu ( Data Analyst )

 Mức lương đầu vào: 7 triệu đồng/ tháng

 Cao cấp: 25 triệu đồng/ tháng

 Mức lương trung bình: 16 triệu đồng/ tháng

1.6.4 Quản lý Ngân hàng trực tuyến (Online Banking Manager )

 Mức lương đầu vào: 18 triệu đồng/ tháng

 Cao cấp: 50 triệu đồng/ tháng

 Mức lương trung bình: 33 triệu đồng/ tháng

1.6.5 Chuyên viên phân tích tuân thủ tài chính (Finance Compliance Analyst)

 Mức lương đầu vào: 10 triệu đồng/ tháng

 Cao cấp: 29 triệu đồng/ tháng

 Mức lương trung bình: 19,2 triệu đồng/ tháng

1.6.6 Nhà phát triển phần mềm Blockchain (Blockchain Software Developer)

 Mức lương đầu vào: 7 triệu đồng/ tháng

 Cao cấp: 23 triệu đồng/ tháng

 Mức lương trung bình: 15 triệu đồng/ tháng

xiii

Ngày đăng: 08/12/2024, 19:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w