1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế học vĩ mô Đề tài tìm hiểu về năng suất lao Động

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Năng Suất Lao Động
Tác giả Nguyễn Phạm Thùy Dương, Trần Khánh Vy, Thạch Thị Minh Châu, Trần Lam Giang, Nguyễn Thị Nguyên, Trần Gia Bảo
Người hướng dẫn Thầy Lê Kiên Cường
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

 Có 2 loại năng suất lao động:  Năng suất lao động cá nhân Individual labor productivity Là mức năng suất của cá nhân người lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

GVHD: Lê Kiên Cường

Mã lớp học phần: HQ11MAG03

NHÓM 3

Trang 2

GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN NHÓM

Nguyễn Phạm Thùy Dương-050611230224

Trần Khánh Vy-050611231605

Thạch Thị Minh Châu-050611230153

Trần Lam Giang-050611230260

Nguyễn Thị Nguyên-050611230830

Trần Gia Bảo-050611230116

NHÓM 3

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Tăng năng suất lao động là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến để thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp hiện đại Ý nghĩa của tăng năng suất lao động đối với tăng trưởng kinh tế càng trở nên quan trọng hơn khi các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, tài nguyên trở nên khan hiếm, nguồn lao động đang bị ảnh hưởng do xu thế già hóa dân số trong tương lai

Cải thiện và thúc đẩy nâng cao năng suất lao động là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng Bài tiểu luận đánh giá về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và chuyển dịch năng suất lao động của Việt Nam,mở rộng ra toàn thế giới, đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới

NHÓM 3

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã đưa môn học Kinh tế học vĩ mô vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn– Thầy Lê Kiên Cường đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong

2 tuần học vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của thầy,chúng em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, cũng như kĩ năng học tập trong môi trường

mới,đặc biệt là những tân sinh viên mới chập chững bước vào cánh cửa đại học như chúng em Môn học này chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này

Bộ môn Kinh tế học vĩ mô là môn học thú vị, vô cùng bổ ích, liên quan trực tiếp đến chuyên ngành Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức song không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót về đề

tài, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

NHÓM 3

Trang 5

I Khái niệm cơ bản

1 Khái niệm về lao động

 Lao động được hiểu là tập hợp các hoạt động có mục đích của con người, là sự kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra của cải, vật chất phục vụ cho nhu cầu trong đời sống của con

người

 Gồm 2 hình thức lao động:

 Lao động trí óc

 Lao động chân tay

2 Khái niệm về năng suất

 Năng suất là hiệu quả của việc sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ được biểu hiện bằng một số thước đo

 Năng suất còn là một thước đo hiệu quả kinh tế so sánh lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ( đầu ra ) với lượng đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó

3. Khái niệm về năng suất lao động

NHÓM 3

Trang 6

 Năng suất lao động là số lượng sản phẩm đươc người lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

 Có 2 loại năng suất lao động:

 Năng suất lao động cá nhân ( Individual labor

productivity)

Là mức năng suất của cá nhân người lao động, được đo bằng số lượng sản

phẩm sản xuất hoàn thành trên một đơn vị lao động hao phí cho sản xuất sản phẩm đó (đơn vị lao động hao phí được tính theo người, ngày-người và giờ-người)

 Năng suất lao động xã hội (Social labor productivity)

Là mức năng suất tính cho tất cả nguồn lực của một doanh nghiệp hay toàn xã hội, được đo bằng số đơn vị sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp hoặc xã hội tạo

ra trên một đơn vị lao động sống và lao động quá khứ đã hao phí để sản xuất ra

số đơn vị sản phẩm đầu ra đó

II Vai trò và các yếu tố quyết định

NHÓM 3

Trang 7

1 Vì sao năng suất lao động lại quan trọng đối với một quốc gia?

o Đất nước chỉ có thể hưởng thụ một cuộc sống tốt hơn khi nó sản xuất được lượng hàng hóa và sản phẩm nhiều hơn

Người Mỹ sống khá giả hơn người Việt vì công nhân Mỹ có năng suất cao hơn công nhân Việt.Người Nhật được hưởng sự tăng trưởng về mức sống nhanh hơn người Việt vì năng suất công nhân Nhật tăng nhanh hơn năng suất công nhân Việt.Hay nói cách khác,mức sống của một đất nước phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ của nó

o Vì vậy, để hiểu được sự khác biệt to lớn trong mức sống của người dân giữa các nước hay giữa những giai đoạn khác nhau, chúng ta buộc phải nhìn vào quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ.Điều này tất yếu đặt ra câu hỏi: Vì sao một số nền kinh

tế lại có khả năng sản xuất ra nhiều hàng hóa dịch vụ giỏi hơn rất nhiều so với các nền kinh tế khác?

2 Các nhân tố quyết định năng suất lao động

a Vốn vật chất (Physical capital)

Công nhân sẽ làm việc có năng suất hơn nếu họ có nhiều công cụ lao động Lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ được gọi là vốn vật chất

b Vốn nhân lực (Human capital)

Là những kiến thức và kĩ năng mà người công nhân thu được thông qua đào tạo,kinh nghiệm.Gồm những kí năng tích lũy được từ thời trung học,đại học và trong các chương trình đào tạo nghề nghiệp

c Tài nguyên thiên nhiên (Natural Resources)

NHÓM 3

P H N T

Trang 8

Đây là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại.Để hướng tới phát triển bền vững, ngày nay rất nhiều quốc gia trên thế giới có xu hướng

sử dụng các loại tài nguyên có thể tái tạo được và giảm phụ thuộc vào tài

nguyên không thể tái tạo

d Tri thức công nghệ (Technological knowledge)

Những hiểu biết về thiết bị khoa học công nghệ hiện đại bậc nhất là yếu tố tiên quyết tăng năng suất của một quốc gia.Vị thế và yêu cầu của đất nước đang đòi hỏi đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nước nhà hãy miệt mài hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho cuộc sống từ các công trình nghiên cứu, phát minh, sáng chế của mình

Việc áp dụng công nghệ sản xuất, trình độ khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến vào sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ tới NSLĐ Trong khi trình độ ứng dụng công nghệ sản xuất của Việt Nam khá thấp Năng suất, chất lượng, hiệu quả của từng ngành cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ nhưng đến nay việc sử dụng công nghệ ở nước ta vẫn còn lạc hậu và xếp vào loại thấp nhất khu vực ASEAN

Đây là một yếu tố không thể thiếu được, bởi vì dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao và đưa vào sản xuất các loại công cụ hiện đại, thì

NHÓM 3

Trang 9

càng đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng Nếu thiếu người lao động có trình độ chuyên môn cao thì không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại

e Chính sách nhà nước (Policy of government)

Các thể chế, chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Sự khuyến khích hay không khuyến khích sẽ tác động đến sự gia tăng mức tăng trưởng hay kìm hãm sự phát triển của một số ngành kinh tế, qua đó tác động đến tăng NSLĐ Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vốn và hiệu quả quản lý hành chính ở doanh nghiệp và ở địa phương có mối liên

hệ chặt chẽ với nhau Nghiên cứu của Drabek và Payne (2002) cho rằng, tính minh bạch trong quản lý hànhchính của một quốc gia sẽ tạo sức hút rất lớn để tăng đầu tư và vốn từ nước ngoài

III Thực trạng năng suất lao động nước ta

1 Năng suất lao động trên toàn bộ ngành kinh tế

Trong những năm gần đây,năng suất lao động của Việt Nam liên tục gia tăng cả về giá trị và tốc độ,đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội đất nước.Năm 2019,NSLĐ VN đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4,792 USD/lao động).Theo sức mua tương đương

(PPP)2011,NSLĐ VN năm 2019 đạt 11.757 USD, là năm có NSLĐ cao nhất trong giai đoạn 2016-2019.Đưa Việt Nam trở thành một trong những

NHÓM 3

Trang 10

nước có tốc độ tăng NSLĐ nhanh nhất trong khu vực.

Mặc dù mức tăng trưởng NSLĐ cao,theo ước tính của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế),năng suất lao động của VN năm 2020 vẫn thấp hơn 7 lần so với Malaisia,4 lần so với TQ,3 lần so với Thái Lan và 26 lần so với

Singapore.Báo cáo 2020 của APO(Tổ chức Năng suất Châu Á) cũng chỉ

ra rằng,NSLĐ VN tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm,so với Malaisia 40 năm và Thái Lan 10 năm

NHÓM 3

Trang 11

2 Năng suất lao động theo ngành kinh tế

Số liệu trên cho thấy lao động phân bổ tương đối đồng đều ở cả 3

ngành.Lớn nhất là dịch vụ (19,4 trlđ),tiếp đến là nông lâm thủy sản ( 17,5 trlđ) với mức chênh lệch không cao (1,9 trlđ),thấp nhất là công nghiệp xây dựng(16,5 trlđ).Nhìn chung chuyển dịch tăng lao động các ngành công nghiệp,xây dựng và dịch vụ,giảm ao động các ngành nông,lâm thủy sản,tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm

3 Vì sao năng suất lao động nước nhà lại thua kém các nước

trong khu vực?

Quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ.

Với xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ, việc thu hẹp khoảng cách tương đối về thu nhập bình quân và NSLĐ của Việt Nam với các nước trong thời gian qua là một thành tựu đáng ghi nhận nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách

tuyệt đối về giá trị NSLĐ so với các nước trong khu vực

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn chậm.

Chuyển dịch cơ cấu lao động tuy diễn ra khá nhanh nhưng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn lớn, đa số lao động trong khu vực này là lao động giản đơn, công việc có tính thời vụ, không ổn định nên giá trị gia tăng tạo ra thấp, dẫn đến NSLĐ thấp

Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu.

NHÓM 3

Trang 12

Phần lớn doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới

Quá trình đô thị hóa, tích tụ công nghiệp diễn ra

chậm

Tỷ lệ dân số thành thị năm 2018 mới đạt khoảng 35,7%, trong giai đoạn 2011-

2018 tăng bình quân 3,1%/năm, đồng nghĩa với việc lượng cung về lao động cho khu vực công nghiệp và dịch vụ thấp; lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản khó có điều kiện để thúc đẩy tăng NSLĐ như khu vực công nghiệp và dịch vụ

IV Giải pháp tăng năng suất lao động

1 Kinh nghiệm tăng NSLĐ của một số quốc gia trên thế giới

a Nhật Bản

Vực dậy sau chiến tranh thế giới thứ hai,Nhật Bản nhanh chóng xác lập vị thế của mình qua sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế.Vậy câu hỏi đặt ra là nhờ đâu mà Nhật lại vực dậy nhanh chóng như vậy?

 Yếu tố đầu tiên được nhắc đến là con người Nhật Bản đã chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt, sử dụng kỹ thuật và công nghệ mới để tăng NSLĐ

 Giữ chân lao động lớn tuổi nhiều kinh nghiệm

 Giải quyết hạn chế về nguồn cung lao động bằng cách xem xét lại chính sách nhập cư và áp dụng các công nghệ thế hệ mới

 Cải cách hệ thống giáo dục nhằm phát triển tài năng và năng lực dài hạn

NHÓM 3

Trang 13

 Cải thiện năng suất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và tái cấu trúc để tạo ra môi trường công nghiệp cạnh tranh và

dễ thích ứng hơn

 Thay đổi phương thức làm việc, chuyển sang làm việc từ

xa, làm việc tại nhà nhiều hơn và thay đổi cơ cấu tại nơi làm việc, tăng sử dụng lao động là phụ nữ và người nước ngoài

 Cải cách phong cách làm việc: Từ năm 2015, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình cải cách phong cách làm việc, theo đó tổng số giờ làm thêm đã giảm và số ngày nghỉ phép năm mà người lao động sử dụng đã tăng lên

b Thái Lan

 Tập trung vào công nghệ, đổi mới và sáng tạo

 Phát triển nguồn nhân lực bằng cách nâng cao hiệu suất giáo dục

 Tăng cường hội nhập khu vực bằng cách giảm các rào cản để các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh

NHÓM 3

Trang 14

2 Một số giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động Việt Nam

Trên cơ sở kinh nghiệm tăng NSLĐ của một số quốc gia ASEAN, một số bài học kinh nghiệm về tăng NSLĐ đối với Việt Nam là:

- Nền tảng của một chiến lược phát triển tập trung vào NSLĐ là sự thống nhất giữa Chính phủ, doanh nghiệp, người lao động

- Chính phủ cần hỗ trợ cả doanh nghiệp và người lao động để họ hiểu về những thay đổi từ đó tự điều chỉnh để thích hợp với quá trình thúc đẩy NSLĐ

a) Chính sách nhà nước

- Cải cách thể chế

- Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng

trưởng

- Chính sách phát triển khoa học công nghệ, tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

- Tháo gỡ rào cản tài chính đối với doanh nghiệp

- Chính sách tiền lương, tiền công

b) Đối với doanh nghiệp

- Xác định mô hình sản xuất phù hợp

- Hoàn thiện quản trị sản xuất

- Đổi mới máy móc thiết bị và quy trình công nghệ

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

- Tăng cường sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp

c) Đối với người lao động

- Cần nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề,khẳng định năng lực để thăng tiến, rèn luyện cho mình

NHÓM 3

Trang 15

tác phong làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi trong xu thế phát triển hiện nay

- Nâng cao ý thức, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp vì điều này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn

có ý nghĩa quan trọng đối với chính người lao động

- Tham gia các lớp học chung về NSLĐ để người lao động hiểu khái quát chung thế nào là NSLĐ và tăng NSLĐ

NHÓM 3

Ngày đăng: 08/12/2024, 19:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN