- Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Thùy Sương 2020 đã khảo sátcác quy định pháp lý liên quan đến công tác tiếp công dân và xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh m
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TIẾP CÔNG DÂN CỦA UBND HUYỆN
TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH
ĐỀ ÁN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HỌC VIÊN: BÙI NAM GIAO
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
2 TS ĐÀO MẠNH HOÀN
Hà Nội - 2024LỜI CAM ĐOANHọc viên cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của Học viên
Trang 2Trong Đề án, các số liệu mà Học viên trình bày là trung thực và có nguồngốc minh chứng, kết quả nêu trong Đề án là sự tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợpcủa Học viên mà không có sự sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu đã đượccông bố trước đó.
HỌC VIÊN
Bùi Nam Giao
Trang 3LỜI CẢM ƠNSau thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia,Học viên được Quý thầy, cô trang bị những kiến thức cơ bản về ngành học: LuậtHiến pháp và Luật Hành chính, đến nay Học viên đã hoàn thành chương trìnhđào tạo Cao học, ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính và đề án Học viêntrân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng, khoa của Học viện Hành chínhQuốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Anh Thư và TS Đào Mạnh HoànHoàn đã có sự hướng dẫn tận tình, giúp học viên hoàn thành luận văn
Sự quan tâm của lãnh đạo UBND huyện, Thanh tra huyện, Văn phòngHĐND và UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ, cung cấp thông tin,
số liệu và đóng góp ý kiến vào đề tài
Do thời gian và với kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, tuy Học viên đã
có nhiều cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất địnhkhi thực hiện đề tài Với tinh thần cầu thị, rất mong Quý thầy, cô góp ý để giúpHọc viên tiếp thu, hoàn thiện luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Người viết
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5Xã hội chủ nghĩaGiải quyết khuyến nạiGiải phóng mặt nằngHành chính nhà nướcUBND
Hội đồng nhân dânQuyết định hành chính
CB, công chức
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Tiếp công dân là một nhiệm vụ cốt lõi trong hoạt động của các cơ quan nhànước, thể hiện bản chất dân chủ và trách nhiệm của chính quyền đối với nhândân Thông qua việc tiếp nhận ý kiến, phản ánh và nguyện vọng của người dân,các cơ quan có thể hiểu rõ hơn về tình hình thực tế, từ đó đưa ra những điềuchỉnh, giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật Công tác nàykhông chỉ góp phần giải quyết các vấn đề phát sinh, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người dân mà còn tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân vớichính quyền Đặc biệt, việc làm tốt công tác tiếp công dân còn xây dựng niềmtin, sự đồng thuận xã hội, tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển bền vững củađất nước
Tân Lạc, một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Hòa Bình, sở hữu vị tríthuận lợi khi có tuyến đường giao thông liên kết trực tiếp với quốc lộ 1A Đâyđược xem là điểm trung chuyển quan trọng, kết nối khu vực Tây Bắc với thủ đô
Hà Nội Với diện tích tự nhiên khoảng 52,3 km², phần lớn diện tích của huyện,trên 80%, là rừng núi, tạo nên địa thế đặc biệt và ý nghĩa chiến lược quan trọng
về cả quân sự lẫn kinh tế.Vị trí địa lý đặc biệt, chủ yếu là rừng núi, dân số chủyếu là người dân tộc thiểu số, mạng lưới truyền thông thông tin còn hạn chế, cóthể nói, huyện Tân Lạc là một huyện miền núi điển hình ở tỉnh Hoà Bình nóiriêng và ở nước ta nói chung Do điều kiện sống khó khăn, nhận thức giản đơn,một số người dân ở đây chưa có điều kiện được phổ biến, được nghe các QĐPL
về các lĩnh vực trong đời sống Tuy nhiên, nhận được sự quan tâm sâu sắc, kịpthời của UBND Tỉnh Hoà Bình, các cấp, ban ngành mà công tác tiếp dân ở
Trang 7UBND Huyện Tân Lạc có nhiều tín hiệu phấn khởi những năm gần đây: tỷ lệngười dân liên hệ công tác ngày một nhiều, thể hiện sự quan tâm của người dânđến các vấn đề cuộc sống; tỷ lệ người dân biết chữ tăng; tỷ lệ tảo hôngiảm để có được những thành công ban đầu cho vùng đất này, có thể nói làkết quả đáng phấn khởi của công tác tiếp xúc, vận động và tiếp công dân.
Tuy nhiên, công tác tiếp dân tại UNBD Huyện Tân Lạc cũng còn gặp rấtnhiều khó khăn đến từ nhiều lý do: đồng bào ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộcthiểu số ít người; vị trí địa lý xa xôi, trắc trở; kinh tế chưa phát triển
Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành và tích cực thựchiện bởi các cấp, ngành, và đơn vị, nhưng thực tế cho thấy các quy định về tiếpcông dân vẫn còn mơ hồ, thiếu rõ ràng, không đồng nhất và gặp nhiều vướngmắc khi áp dụng Điều này phần nào càng khiến cho tình hình khiếu nại, tố cáo ở các địa phương trên toàn nước diễn biến phức tạp; tình trạng khiếu kiện vượt cấptiếp tục gia tăng; làm mất niềm tin của người dân; dễ trở thành cơ hội để nhữngphần tử có ý đồ xấu thực hiện hành vi kích động, gây ra mất đoàn kết toàn dân Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực KTCT và đờisống xã hội Đa số các vụ việc khiếu nại của người dân xoay quanh các vấn đềđất đai, chính sách hỗ trợ xã hội, và các hành vi tham nhũng, lạm dụng quyền lựccủa CÁN BỘ
Xuất phát từ các nguyên nhân nói trên, toàn thể các cơ quan, tổ chức, đơn vịtại Huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình luôn “lấy dân làm gốc, của dân, do dân, vìdân”, công tác tiếp dân được đặc biệt quan tâm trong suốt thời gian qua, là chủ
đề nóng tại địa phương vì đối tượng chủ yếu là người dân tộc thiểu số, có trình
độ dân trí thấp Với mong muốn nghiên cứu của mình được góp phần nhỏ vào
Trang 8nguồn dữ liệu nghiên cứu về công tác tiếp công dân tại Huyện Tân Lạc, tỉnh HoàBình, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài “Thực hiện pháp luật về tiếp côngdân của UBND Huyện Tân Lạc, Tỉnh Hòa Bình” làm đề tài nghiên cứu củamình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu :
- Cuốn sách "Quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thư" của Tạp chí Thanhtra, Thanh tra Chính phủ, và NXB Thanh niên (2013) đã cung cấp một cái nhìntoàn diện về các bước thực hiện công tác tiếp công dân theo các QĐPL Tácphẩm này mô tả chi tiết quy trình từ khi tiếp nhận đơn thư cho đến khi giải quyếtcác vấn đề khiếu nại, tố cáo, giúp các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếpcông dân một cách hiệu quả và đúng quy trình
- Trần Thị Lanh (2017) tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đãthực hiện nghiên cứu về việc tổ chức và triển khai công tác tiếp công dân tạiQuận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Luận văn này không chỉ phân tích các QĐPLliên quan đến công tác tiếp công dân mà còn đánh giá thực trạng thực hiện các
QĐ đó tại địa phương Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các đề xuất và giải phápnhằm cải thiện hiệu quả công tác tiếp công dân ở Việt Nam
- Trần Thị Huyền Nhung (2018) từ Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội ViệtNam đã thực hiện nghiên cứu về việc triển khai và thực hiện các QĐPL liên quanđến công tác tiếp công dân tại các UBND cấp xã, tập trung vào thực tiễn tạiHuyện Thường Tín, Hà Nội Luận văn không chỉ phân tích các quy định pháp lýhiện hành mà còn đánh giá quá trình áp dụng cụ thể tại địa phương này Đồngthời, tác giả cũng đề xuất những giải pháp và phương hướng để cải thiện hiệuquả công tác tiếp công dân trong hệ thống chính quyền cấp xã trên toàn quốc
Trang 9- Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Thùy Sương (2020) đã khảo sátcác quy định pháp lý liên quan đến công tác tiếp công dân và xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà công dân gửi đến đại biểu Quốc hội vàđoàn đại biểu Quốc hội Nghiên cứu này được triển khai với một ví dụ thực tế tạitỉnh Ninh Thuận Luận văn này phân tích các QĐPL về việc xử lý các loại đơnthư của công dân, sau đó đánh giá thực tế việc áp dụng những quy định này tạiNinh Thuận Cuối cùng, tác giả đưa ra các khuyến nghị và giải pháp nhằm cảithiện hiệu quả xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân trênphạm vi cả nước.
- Nguyễn Thị Diệu Nga (2020) tại Học viện Hành chính Quốc gia đã thựchiện nghiên cứu về công tác tiếp công dân tại UBND Quận 1, Thành phố Hồ ChíMinh Luận văn này phân tích các quy định pháp lý về việc tiếp nhận và giảiquyết yêu cầu của công dân, đồng thời khảo sát thực tế việc áp dụng những quyđịnh này tại Quận 1
Các nghiên cứu và bài viết trước đây đã đóng góp quan trọng trong việc làmsáng tỏ nhiều khía cạnh khác nhau của công tác tiếp công dân, từ các góc độ vàmức độ khác nhau Những công trình này giúp mở rộng hiểu biết về thực tiễn vàcác vấn đề liên quan đến công tác tiếp công dân trong hệ thống hành chính Tuynhiên chưa có bài viết nào đề cập cụ thể và trực tiếp tới vấn đề thực hiện phápluật tiếp công dân của cấp xã, phường, đặc biệt là trên địa bàn UBND huyện TânLạc, tỉnh Hòa Bình
Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Lanh, năm 2017, nghiên cứu về tổ chức vàthực hiện công tác tiếp công dân tại Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Tác giả
đã phân tích các quy định pháp lý về công tác này và đánh giá tình hình thực tế tại địa phương Qua đó, luận văn đưa ra các giải pháp và phương hướng nhằm
Trang 10nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tiếp công dân, đồng thời cải thiệnhoạt động hành chính công trong cả nước.
Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Huyền Nhung (2018) mang tên “Thực hiệnpháp luật về tiếp công dân tại UBND cấp xã: Nghiên cứu từ thực tế tại HuyệnThường Tín, TP Hà Nội” nghiên cứu các quy định pháp lý liên quan đến côngtác tiếp công dân ở cấp cơ sở Tác giả phân tích việc áp dụng những quy địnhnày tại Huyện Thường Tín và đề xuất các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệuquả trong việc triển khai chính sách tiếp công dân tại địa phương
Nguyễn Thị Thùy Sương trong luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về tiếp nhận và
xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gửi đến đại biểu Quốc hội:Thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận” (2020) đã nghiên cứu các QĐPL liên quan đến
xử lý khiếu nại và các phản ánh của công dân Luận văn này đánh giá thực tiễntriển khai tại Ninh Thuận và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quảtrong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân qua hệ thống đại biểu Quốchội
Luận văn Thạc sĩ “Tiếp công dân tại UBND Quận 1, TP Hồ Chí Minh” củaNguyễn Thị Diệu Nga (2020) nghiên cứu các quy định pháp lý về công tác tiếpcông dân tại UBND Quận 1 Tác giả phân tích việc thực hiện các quy định này ở thực tế và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả công tác tiếp côngdân, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của ngườidân.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề án
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thiện QĐPL về côngtác tiếp công dân của UBND Tân Lạc - Hòa Bình
Trang 113.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất , hệ thống hóa, phân tích để làm sáng tỏ lý luận về thực thiệnpháp luật về công tác tiếp công dân của UBND cấp huyện;
Thứ hai, đánh giá thực trạng QĐPL và thực trạng thực thiện pháp luật vềcông tác tiếp công dân của UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; rút ra ưuđiểm, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân củanhững hạn chế, tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thực thiện pháp luật về côngtác tiếp công dân của UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình;
Thứ ba, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, các giải pháp góp phần nâng caohiệu quả thực thiện pháp luật về công tác tiếp công dân của UBND cấp huyệnnói chung và UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình nói riêng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực thiện pháp luật về công tác tiếp công dân của UBND huyện Tân Lạc,tỉnh Hòa Bình
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Phạm vi thời gian:Từ năm 2018 đến năm 2024
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về cơ sở lý luận về thực thiện pháp luật vềcông tác tiếp công dân của UBND cấp huyện: Các khái niệm cơ bản, vai trò, đặcđiểm, yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến thực thiện pháp luật về công tác tiếpcông dân của UBND cấp huyện Đánh giá thực trạng QĐPL và thực trạng thựcthiện pháp luật về công tác tiếp công dân của UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa
Trang 12Bình; rút ra ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, khó khăn vànguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thực thiệnpháp luật về công tác tiếp công dân của UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình;
Đề xuất quan điểm, các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thiện phápluật về công tác tiếp công dân của UBND cấp huyện nói chung và UBND huyệnTân Lạc, tỉnh Hòa Bình nói riêng
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề án
5.1 Phương pháp luận
Luận văn này áp dụng phương pháp biện chứng duy vật, kết hợp với các lýthuyết từ Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, luận văncũng nghiên cứu các quan điểm và chính sách của Đảng cùng với những địnhhướng của Nhà nước trong quá trình phát triển và hoàn thiện Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.Điều này bao gồmviệc cải cách hệ thống pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật hiệu quả và nhấtquán, đảm bảo sự tuân thủ tuyệt đối Hiến pháp và pháp luật, cũng như nâng caotrình độ đội ngũ pháp lý
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, Học viên đã sử dụng các phươngpháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận văn sử dụng phương pháp phântích tài liệu thứ cấp Theo phương pháp nghiên cứu này, chủ yếu tập trungnghiên cứu, tham khảo, phân tích các văn bản, tài liệu, công trình khoa học, các
số liệu có liên quan đến luận văn đã được công bố trong thời gian qua để hìnhthành cơ sở lý luận
Trang 13- Phương pháp thống kê: sử dụng để xử lý các số liệu thu thập các vụ tiếpcông dânUBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, kết quả giải quyết Từ đó, phântích những mặt đạt được, hạn chế trong quá trình thực thiện pháp luật về công táctiếp công dân trên địa bàn huyện Tân Lạc.
- Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để so sánh thựcthiện pháp luật về công tác tiếp công dân ở các địa phương khác nói chung vàhuyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình nói riêng. Để qua đó, đánh giá hiệu quả thực thiệnpháp luật về công tác tiếp công dân các địa phương với nhau, góp phần làm rõthực trạng này
- Phương pháp phân tích: học viên sử dụng phương pháp phân tích, nhằmphân tích vấn đề, từ đó rút ra một số định nghĩa: Các khái niệm cơ bản, vai trò, đặcđiểm, yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến thực thiện pháp luật về công tác tiếpcông dân của UBND cấp huyện, phân tích thực trạng thực thiện pháp luật về côngtác tiếp công dân của UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
- Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở thu thập tài liệu từ các công trìnhnghiên cứu khoa học và các báo cáo có liên quan đến thực thiện pháp luật vềcông tác tiếp công dân của UBND huyện, đề tài có sự tổng hợp, đánh giá, phântích, đúc rút những nội dung quan trọng, cần thiết phục vụ việc thực hiện đề tài
6 Ý nghĩa của đề án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn này đóng góp vào việc nâng cao hiểu biết khoa học, làm rõ hơncác cơ sở lý luận và pháp lý liên quan đến việc thực thi pháp luật trong công táctiếp công dân của UBND huyện
Trang 146.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu trong luận văn sẽ giúp cải thiện việc thi hành phápluật về tiếp công dân tại UBND huyện, từ đó nâng cao hiệu quả công tác này.Những phát hiện và kết luận trong nghiên cứu có thể trở thành nguồn tài liệu hữuích cho công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoahọc pháp lý trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thực thi pháp luật
về tiếp công dân của UBND huyện
7 Kết cấu của đề án
Luận văn được kết cấu với 03 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện pháp luật về công tác tiếpcông dân của UBND cấp huyện
Chương 2 Thực tiễn thực thiện pháp luật về công tác tiếp công dân củaUBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Chương 3. Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực thiện pháp luật vềcông tác tiếp công dân của UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆNPHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN CỦA UBND HUYỆN1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật
Việc thực thi pháp luật là quá trình các chủ thể pháp lý thực hiện nghĩa vụcủa mình theo các QĐPL, bao gồm cả hành động hoặc không hành động, miễnsao tuân thủ đúng các yêu cầu và quy định pháp lý đã được đề ra.Thực hiện phápluật có thể diễn ra dưới bốn hình thức khác nhau:
Tuân thủ pháp luật : Đây là hình thức thụ động, chủ thể chỉ cần tránh xahành vi vi phạm, không thực hiện các hành vi bị pháp luật cấm Ví dụ, khôngtham gia vào hoạt động tội phạm, không vi phạm các quy định về an toàn giaothông
Thi hành pháp luật : Trong trường hợp này, chủ thể pháp lý phải thực hiệnnhững nghĩa vụ mà pháp luật yêu cầu, như nghĩa vụ đóng thuế, thực hiện nghĩa
vụ quân sự, hoặc tham gia lao động công ích
Sử dụng pháp luật : Đây là quyền mà mỗi cá nhân có thể quyết định thựchiện hoặc không thực hiện Ví dụ, quyền tự do đi lại trong nước và ra nước ngoài
mà không bị cản trở, miễn là hành động này không vi phạm các quy định pháplý
Trang 16Áp dụng pháp luật : Đây là hành động của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền, nhằm vận dụng các QĐPL vào việc giải quyết các vấn đề thực tế, như xử
lý các vụ án, khiếu nại, tố cáo
Tóm lại, thực hiện pháp luật không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các quyđịnh, mà còn bao gồm cả việc chủ động thực hiện nghĩa vụ, khai thác quyền lợihoặc áp dụng pháp luật để giải quyết các tình huống cụ thể
1.1.2 Khái niệm công tác tiếp công dân
Theo Điều 2, khoản 1 của Luật Tiếp công dân 2013, việc tiếp công dân làhoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm lắng nghe, tiếpnhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, và phản ánh từ công dân Đồng thời, các cơ quan này cần giải thích và hướng dẫn công dân về cách thức thực hiện các quyềnkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo QĐPL Các hình thức tiếp công dânbao gồm tiếp công dân theo lịch trình cố định, tiếp công dân theo yêu cầu và tiếpcông dân khi có tình huống đột xuất
Theo Điều 2, khoản 3 của Luật Tiếp công dân 2013, các cơ quan, tổ chứchoặc đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân cần bố trí địa điểm tiếp công dân phùhợp, có thể là trụ sở hoặc những địa điểm khác được thông báo công khai và rõràng cho công dân để đảm bảo quyền lợi của họ khi đến tiếp xúc
1.1.3 Khái niệm UBND huyện
Theo Điều 8 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, UBNDđược bầu bởi HĐND cùng cấp, đóng vai trò là cơ quan hành chính của địaphương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo chỉ đạo của HĐND và các cơ quan hành chính cấp trên Thành phần của UBND bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ
Trang 17tịch và các Ủy viên Số lượng Phó Chủ tịch tại từng cấp UBND được quy định
cụ thể bởi Chính phủ
Theo Điều 27 của cùng một luật, UBND cấp huyện có cấu trúc bao gồmChủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Đối với huyện loại I, UBND có tối đa baPhó Chủ tịch, trong khi đó, các huyện loại II và loại III có không quá hai PhóChủ tịch Các Ủy viên UBND huyện là người đứng đầu các cơ quan chuyên môncủa UBND, cũng như các Ủy viên phụ trách lĩnh vực quân sự và công an Các cơ quan chuyên môn của UBND huyện bao gồm các phòng ban và các cơ quantương đương phòng
1.1.4 Thực hiện pháp luật về công tác tiếp công dân của UBND huyệnĐịa điểm tiếp công dân
Trước hết, địa điểm tiếp công dân được tổ chức tại trụ sở của UBNDhuyện, nơi công dân có thể đến để phản ánh, kiến nghị, khiếu nại hoặc tố cáo đốivới các cơ quan hành chính của huyện Ban tiếp công dân cấp huyện do UBNDcấp huyện thành lập, hoạt động dưới sự quản lý của Văn phòng HĐND vàUBND huyện, với Phó Chánh Văn phòng UBND phụ trách Ban này sẽ phối hợpvới các cơ quan như Văn phòng Huyện ủy và Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy để thựchiện công tác tiếp công dân tại trụ sở
Theo quy định tại Điều 10, Khoản 3 của Luật Tiếp công dân, Ban tiếpcông dân có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
và phản ánh của công dân Đồng thời, Ban có nhiệm vụ giải thích và hướng dẫncông dân về cách thức khiếu nại, tố cáo, và kiến nghị phù hợp với pháp luật Bancũng có trách nhiệm phân loại và xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyểnđơn đến cơ quan có thẩm quyền khi không thuộc phạm vi giải quyết của Ban tiếp
Trang 18công dân Bên cạnh đó, Ban tiếp công dân còn có nhiệm vụ theo dõi quá trình xử
lý và trả lời các vấn đề đã chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền, cũng như báocáo kết quả công tác tiếp công dân cho các cơ quan liên quan
Ban Tiếp công dân cấp huyện
Ban Tiếp công dân cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tạiĐiều 8 Nghị định 64/2014/NĐ-CP, bao gồm các công việc cụ thể như sau:
Tổ chức tiếp công dân: Ban Tiếp công dân cấp huyện có trách nhiệm tổchức tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân Ban sẽ bố trí nhân viên tiếp công dân, xử lý các vụ việc thuộcphạm vi của Ban, đồng thời phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trongviệc tiếp công dân thường xuyên và đột xuất Ban cũng sẽ tham mưu cho Chủtịch UBND cấp huyện trong việc tiếp công dân định kỳ
Giải thích và hướng dẫn công dân: Ban Tiếp công dân cấp huyện có tráchnhiệm giải thích cho công dân về các thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phảnánh theo đúng QĐPL Ban cũng sẽ hướng dẫn công dân thực hiện đúng trình tự thủ tục và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo công dân thựchiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng chính sách và phápluật
Phân loại và xử lý đơn thư : Ban Tiếp công dân cấp huyện cần phân loại và
xử lý các đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà công dân gửi đến Nếunhững đơn này không thuộc phạm vi xử lý của Ban, Ban có trách nhiệm hướngdẫn và chuyển đơn đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
Theo dõi và đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo: Ban Tiếp công dâncấp huyện theo dõi và đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải
Trang 19quyết các vụ việc mà Ban đã tiếp nhận Ban phối hợp với cơ quan thanh tra vàcác cơ quan chức năng khác để đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đượcthực hiện đúng quy trình và hiệu quả.
Tổng hợp và báo cáo kết quả tiếp công dân: Ban Tiếp công dân cấp huyện
có trách nhiệm tổng hợp tình hình và kết quả công tác tiếp công dân, báo cáođịnh kỳ hoặc đột xuất với UBND cấp huyện và các cơ quan chức năng Việc báocáo này giúp đánh giá kết quả công tác tiếp công dân và có thể đề xuất các giảipháp cải thiện
Xử lý các vụ việc có nhiều người cùng khiếu nại: Khi có nhiều công dâncùng khiếu nại hoặc tố cáo về một vấn đề, Ban Tiếp công dân sẽ tổ chức tiếpcông dân, xử lý các vụ việc này Đồng thời, Ban cũng phối hợp với cơ quan công
an để đảm bảo an ninh, trật tự tại trụ sở tiếp công dân, xử lý các hành vi vi phạmpháp luật nếu có
Phối hợp với Thanh tra huyện: Ban Tiếp công dân sẽ phối hợp với Thanhtra huyện trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các QĐPL về tiếp côngdân và xử lý đơn thư tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện và các xã,phường, thị trấn
Thực hiện các nhiệm vụ khác: Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Ban Tiếpcông dân cấp huyện còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấphuyện giao, nhằm đảm bảo việc tiếp công dân được thực hiện đầy đủ và hiệuquả
Các nhiệm vụ trên giúp Ban Tiếp công dân cấp huyện thực hiện tốt côngtác tiếp công dân, giải quyết kịp thời và đúng pháp luật các vấn đề khiếu nại, tốcáo, kiến nghị của công dân
Trang 201.2 Vai trò của việc thực hiện pháp luật về công tác tiếp công dân củaUBND huyện
Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu tạo
ra một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, công tác tiếp dân và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo có vai trò vô cùng quan trọng Chỉ thị số 35-CT/TW của BộChính trị, ban hành vào ngày 26-5-2014, đã chỉ rõ tầm quan trọng của công tácnày đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức và tráchnhiệm của hệ thống chính trị trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếunại và tố cáo
Việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ là tráchnhiệm của các cơ quan nhà nước mà còn của các tổ chức chính trị - xã hội Nhànước cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội,đồng thời tạo điều kiện để mọi công dân có cuộc sống tốt đẹp, phát triển toàndiện Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ là quyền dân chủ trực tiếp
mà còn là một phương thức để công dân tham gia vào quá trình quản lý Nhànước, nhằm mục tiêu xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống quản lýhành chính nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng Khoản 1, Điều 2 của LuậtTiếp công dân năm 2013 quy định rõ rằng tiếp công dân là trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có thẩm quyền, để lắng nghe, tiếp nhận cáckhiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh của công dân, đồng thời hướng dẫn côngdân thực hiện các quyền này đúng theo QĐPL
Trang 21Nói chung, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đóng vai tròthen chốt trong việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân đối với chính quyền,đảm bảo công lý và sự công bằng trong xã hội.
Thứ nhất, công tác tiếp công dân góp phần thực hiện các chủ trương củaĐảng và chính sách pháp luật của Nhà nước Thông qua việc tiếp nhận ý kiến vàphản ánh từ người dân, các cơ quan nhà nước có thể đánh giá đúng đắn mức độhiệu quả của các chính sách đã ban hành Điều này giúp cơ quan nhà nước điềuchỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ những nội dung không phù hợp, từ đó đảm bảo tínhkhả thi và đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân
Thứ hai, việc tiếp công dân thể hiện và phát huy quyền làm chủ của nhândân Đây là một phần quan trọng trong việc thực hiện quyền dân chủ trực tiếpcủa công dân, giúp họ tham gia vào các quyết định quản lý nhà nước và xã hội.Mỗi công dân có thể thể hiện ý kiến của mình thông qua các kênh tiếp dân, qua
đó góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước, thể hiện vai trò quan trọngcủa nhân dân trong nền chính trị xã hội chủ nghĩa
Thứ ba, công tác tiếp công dân đóng vai trò quan trọng trong giải quyếtkhiếu nại và tố cáo Khi người dân có thể trực tiếp trình bày các ý kiến, khiếu nạicủa mình với cơ quan nhà nước, quá trình giải quyết khiếu nại sẽ được minhbạch hơn và nhanh chóng hơn Điều này giúp hạn chế tình trạng khiếu nại vượtcấp, kéo dài hoặc không đúng quy định, qua đó giảm thiểu các bất cập trongcông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thứ tư, công tác tiếp công dân có tác động tích cực đến việc xây dựng và
tổ chức bộ máy chính quyền Việc này không chỉ giúp người dân tham gia vàocác hoạt động quản lý nhà nước mà còn cung cấp thông tin quý giá để các cơ
Trang 22quan nhà nước kiểm tra, đánh giá lại công tác chỉ đạo và điều hành Thông qua
đó, có thể đưa ra những chính sách, quyết định phù hợp hơn với nguyện vọng vàlợi ích của nhân dân Đồng thời, công tác này còn giúp đánh giá trình độ, nănglực của các CÁN BỘ công chức, tạo cơ sở để lựa chọn và bầu ra những người có
đủ phẩm chất vào các vị trí lãnh đạo trong các kỳ bầu cử
Hoạt động tiếp công dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảmbảo sự thực thi các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thờiphát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc quản lý đất nước Để đảm bảocông tác này đạt hiệu quả cao, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quy định cụthể, quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việc tiếp công dân.Luật Tiếp công dân năm 2013 đã phân loại các hình thức tiếp công dân, gồm tiếpcông dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất, ápdụng từ cấp trung ương đến các cơ sở
Tiếp công dân thường xuyên là việc các cơ quan, tổ chức từ trung ươngđến địa phương cử đại diện tham gia tiếp công dân, tạo cơ hội để người dân trìnhbày những ý kiến, khiếu nại, phản ánh liên quan đến các vấn đề công cộng Cụthể, các cơ quan như Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Ủyban Kiểm tra Trung ương và các cấp từ tỉnh, huyện đến xã đều có trách nhiệmduy trì hoạt động tiếp công dân thường xuyên tại các trụ sở tiếp công dân của các
cơ quan này
Tiếp công dân định kỳ được quy định rõ ràng hơn, với những CÁN BỘchủ chốt như Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủtịch UBND cấp tỉnh và cấp huyện phải trực tiếp tiếp công dân ít nhất một lần
Trang 23trong tháng Việc này giúp giải quyết các vụ việc tồn đọng, góp phần đảm bảotính minh bạch và kịp thời của các quyết định hành chính.
Tiếp công dân đột xuất là hoạt động diễn ra trong trường hợp khẩn cấp,khi có sự kiện, vấn đề phức tạp, có sự tham gia của nhiều cơ quan và có thể gây
ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được giải quyết kịp thời Các chủ thểtham gia tiếp công dân định kỳ cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân độtxuất khi cần thiết
Tóm lại, công tác tiếp công dân không chỉ là một phần quan trọng tronghoạt động quản lý hành chính nhà nước mà còn giúp đảm bảo quyền lợi của nhândân, đảm bảo việc thực thi chính sách đúng đắn, giải quyết khiếu nại tố cáo mộtcách nhanh chóng và hiệu quả Đây cũng là cơ hội để xây dựng một chính quyềnvững mạnh, minh bạch, được lòng dân và thực sự vì dân
1.3 Nguyên tắc của việc thực hiện pháp luật về công tác tiếp công dâncủa UBND huyện
Về cơ bản, nguyên tắc của việc thực hiện pháp luật về công tác tiếp côngdân của UBND huyện phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Trang 24chế, thông tư hoặc các văn bản pháp lý của cơ quan đó Đến nay, pháp luậtkhông cho phép việc tiếp công dân được thực hiện ngoài các địa điểm đã đượcquy định rõ ràng này Điều này không chỉ giúp tổ chức các hoạt động tiếp côngdân một cách có hệ thống mà còn tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp,giảm thiểu khả năng xảy ra các vấn đề tiêu cực, bảo đảm quyền lợi hợp pháp củacông dân.
Hiện tại, chưa có quy định nào cho phép việc tiếp công dân thực hiện ngoàicác địa điểm đã được xác định Điều này nhằm mục tiêu kiểm soát, quản lý vàbảo vệ quyền lợi của cả người dân và CÁN BỘ trong cơ quan nhà nước
Nguyên tắc thứ hai
Tiếp công dân cần phải được thực hiện một cách minh bạch, công bằng vàđúng quy trình, với các thủ tục đơn giản và dễ tiếp cận Đồng thời, cần bảo vệthông tin cá nhân và sự an toàn cho những người tố cáo theo đúng các QĐPL.Quan trọng hơn, trong quá trình này, tất cả công dân phải được đối xử bình đẳng,không có sự phân biệt hay ưu tiên, nhằm tạo ra một môi trường công tác minhbạch, có trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân Các nguyêntắc như công khai, dân chủ, kịp thời và thủ tục đơn giản, thuận tiện cần phảiđược tuân thủ để tạo điều kiện cho công dân tiếp cận thông tin và gửi ý kiến,kiến nghị của mình
Bên cạnh đó, việc giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho người tố cáo là rất cầnthiết để bảo vệ quyền lợi của họ, tránh sự trả thù hoặc phân biệt đối xử Để thựchiện tốt việc tiếp công dân, các cơ quan cần có quy định rõ ràng, cung cấp đầy
đủ thông tin và hướng dẫn đến công dân về quy trình, thủ tục khi tiếp nhận ýkiến, khiếu nại, tố cáo
Trang 25Hơn nữa, việc đảm bảo sự công bằng trong tiếp công dân là yếu tố thiết yếugiúp củng cố niềm tin của người dân vào các cơ quan nhà nước, đồng thời xâydựng một môi trường làm việc không phân biệt, công khai và minh bạch Điềunày không chỉ tạo ra sự tin tưởng mà còn khuyến khích sự hợp tác tích cực giữangười dân và các cơ quan chức năng trong việc giải quyết vấn đề.
Nguyên tắc thứ ba
Tiếp công dân phải luôn đảm bảo tính tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi
để công dân thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh một cáchhợp pháp Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng một quy trình rõ ràng và
dễ dàng tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ công dân Điều này không chỉ giúpbảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân mà còn củng cố niềm tin của người dânvào chính quyền, góp phần vào sự phát triển ổn định của xã hội.Cụ thể, các cơ quan cần:
- Cung cấp thông tin đầy đủ: Đảm bảo rằng công dân hiểu rõ về quyền lợi
và nghĩa vụ của mình cũng như quy trình khiếu nại, tố cáo
- Nâng cao chất lượng phục vụ: CÁN BỘ tiếp công dân cần được đào tạochuyên sâu về kỹ năng giao tiếp và xử lý các tình huống phát sinh để giúp côngdân cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng
- Đảm bảo môi trường tiếp công dân: Địa điểm tiếp công dân cần được bốtrí một cách hợp lý, tạo không gian riêng tư và yên tĩnh, giúp công dân thoải máitrình bày ý kiến của mình
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về công táctiếp công dân của UBND huyện
Trang 26Trước hết, tình hình khiếu nại và tố cáo của công dân đang ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát Một trong những nguyên nhân chính là sự giatăng các vụ việc khiếu nại đông người và vượt cấp, đặc biệt trong những vấn đềnhư đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, tranh chấp tài sản hoặc các chính sách
hỗ trợ xã hội Hơn nữa, việc tố cáo hành vi tham nhũng, lạm dụng quyền lực củaCÁN BỘ cũng là một yếu tố góp phần làm gia tăng sự căng thẳng và bất ổntrong xã hội
Thứ hai là, đa số chủ yếu hiện nay, CÁN BỘ phụ trách công tác tiếp dânđều kiêm nhiệm, các đồng chí chưa có nhiều kỹ năng trong việc tiếp công dân,
xử lý khiếu nại, thắc mắc của công dân, dẫn đến một số tình huống căng thẳnggiữa CÁN BỘ tiếp dân và người dân xảy ra
Tiểu kết Chương 1