Đánh giá tác Động của hạn hán Đến canh tác cà phê ở Đắk lắk và Đề xuất giải pháp thích ứng trong bối cảnh biến Đổi khí hậu Đánh giá tác Động của hạn hán Đến canh tác cà phê ở Đắk lắk và Đề xuất giải pháp thích ứng trong bối cảnh biến Đổi khí hậu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
ĐỖ THỊ DUNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN CANH TÁC CÀ PHÊ Ở ĐẮK LẮK VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI- 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
ĐỖ THỊ DUNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN CANH TÁC CÀ PHÊ
Ở ĐẮK LẮK VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TRONG BỐI
CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Quang Trung
TS Hà Văn Định
HÀ NỘI- 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Quang Trung và TS Hà Văn Định Các số liệu trong luận văn là trung thực, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được công bố hoặc chưa được sự đồng
ý Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Đỗ Thị Dung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn khoa học của tôi- TS Đỗ Quang Trung và TS Hà Văn Định Dù công việc của các thầy rất bận nhưng tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình và được các thầy dìu dắt trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
Để hoàn thành đề tài luận văn và kết thúc khóa học, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa các khoa học Liên ngành, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường
Tôi xin cảm ơn Ban điều hành quỹ học bổng NAGAO và TOSHIBA đã hỗ trợ một phần kinh phí trong quá trình học tập, nghiên cứu của tôi
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk về các thông tin và sự
hỗ trợ trong thời gian thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp những người đã luôn bên cạnh, động viên, tạo động lực để giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đỗ Thị Dung
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 8
DANH MỤC HÌNH ẢNH 9
DANH MỤC BẢNG 10
MỞ ĐẦU 10
1 Lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu 10
2 Mục đích nghiên cứu 11
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
5 Giả thuyết nghiên cứu 12
6 Kết cấu của luận văn 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG 13
1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu 13
1.2 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu 13
1.3 Kịch bản biến đổi khí hậu 13
1.4 Tổng quan về hạn hán 15
1.4.1 Khái niệm về hạn hán 15
1.4.2 Phân loại hán hán 16
1.5 Thực trạng sản xuất cà phê trên thế giới và các giải pháp thích ứng hạn hán trong trồng cà phê 16
1.5.1 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới 16
1.5.2 Nghiên cứu về các giải pháp thích ứng hạn hán trong trồng cà phê 19
1.6 Thực trạng sản xuất cà phê trên và các giải pháp thích ứng hạn hán trong trồng cà phê ở Việt Nam 21
1.6.1 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ cà phê 21
1.6.2 Nghiên cứu về các giải pháp thích ứng hạn hán trong nông nghiệp 22
Tiểu kết chương 1: 23
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SỐ LIỆU 24
2.1 Phương pháp nghiên cứu 24
Trang 62.1.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 24
2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 26
2.1.3 Phương pháp xây dựng bản đồ 27
2.2 Cơ sở dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu 30
2.2.1 Số liệu các trạm quan trắc 30
2.2.2 Số liệu từ kịch bản biến đổi khí hậu 31
2.2.3 Số liệu từ khảo sát thực địa 33
2.2.4 Số liệu thứ cấp 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, kinh tế- xã hội 36
3.1.1 Vị trí địa lý 36
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 37
3.1.3 Điều kiện kinh tế, văn hóa- xã hội 41
3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk 43
3.1.5 Kết quả điều tra phỏng vấn hộ dân trồng cà phê 44
3.2 Thực trạng canh tác cà phê tại tỉnh Đắk Lắk 45
3.2.1 Thực trạng sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 45
3.1.2 Đặc điểm sinh thái của cây cà phê 48
3.3 Xu thế biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk 50
3.3.1 Diễn biến và xu thế biến đổi chế độ nhiệt 50
3.3.2 Diễn biến và xu thế biến đổi chế độ mưa 53
3.3.3 Biểu hiện của hạn hán tại tỉnh Đắk Lắk 54
3.3.4 Dự báo hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu tỉnh Đắk Lắk 63
3.4 Tác động của hạn hán tới canh tác cây cà phê tại tỉnh Đắk Lắk 71
3.4.1 Hạn hán ảnh hưởng tới diện tích trồng cà phê 71
3.4.2 Hạn hán ảnh hưởng tới năng suất cà phê 73
3.4.3 Một số tác động khác của hạn hán tới canh tác cà phê 75
3.5 Đề xuất một số giải pháp thích ứng với hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk 75
3.5.1 Các giải pháp công trình 75
3.5.2 Các giải pháp về kỹ thuật canh tác 76
Trang 73.5.3 Các giải pháp về chính sách 77
3.5.4 Nhóm giải pháp về công tác khuyến nông 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79
1.Kết luận 79
2 Khuyến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Danh sách 10 quốc gia có diện tích trồng cà phê lớn nhất trên thế giới 17
Hình 2.1.Điều tra, phỏng vấn hộ trồng cà phê tại xã Ea Tu, Thành phố Buôn Ma Thuột 25
Hình 2.2.Khu vực bị hạn hán làm chết cây cà phê và trồng mới 26
Hình 2.3 Các giếng nước tưới do người dân đào 26
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk 36
Hình 3.2 GRDP ngành NLT so với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên 41
Hình 3.3 GRDP/người so sánh giữa các tỉnh trong vùng Tây Nguyên 42
Hình 3.4 Diện tích cà phê vùng chỉ dẫn địa lý năm 2020 tỉnh Đắk Lắk 46
Hình 3.5 Biến trình năm của nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 50
Hình 3.6 Xu thế biến đổi của nắng nóng tại M’Đrắk 56
Hình 3.7 Xu thế biến đổi của nắng nóng tại Buôn Ma Thuột 57
Hình 3.8 Bản đồ phân bố mức độ hạn trong mùa khô tỉnh Đắk Lắk 58
Hình 3.9 Bản đồ 3 tháng hạn nhất tỉnh Đắk Lắk 59
Hình 3.10 (a,b,c) Xu thế biến đổi của chỉ số hạn trong mùa khô ở Đắk Lắk 60
Hình 3.11 Xác suất 2, 3 tuần khô liên tục ở các trạm tại M’Đrăk 62
Hình 3.12 Xác suất 2, 3 tuần khô liên tục ở các trạm tại Buôn Ma Thuột 63
Hình 3.13 Xác suất 2, 3 tuần khô liên tục ở các trạm tại Buôn Hồ 63
Hình 3.14 Bản đồ mức độ khô hạn trong mùa khô theo kịch bản RCP4.5 năm 2030 tỉnh Đắk Lắk 66
Hình 3.15 Bản đồ mức độ khô hạn trong mùa khô theo kịch bản RCP4.5 năm 2050 tỉnh Đắk Lắk 67
Hình 3.16 Bản đồ mức độ khô hạn trong mùa khô theo kịch bản RCP4.5 năm 2030 tỉnh Đắk Lắk 67
Hình 3.17 Bản đồ mức độ khô hạn trong mùa khô theo kịch bản RCP8.5 đến năm 2050 tỉnh Đắk Lắk 68
Hình 3.18 Vườn trồng cà phê đang chết dần vì bị hạn hán 73
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê theo vùng năm 2020 21
Bảng 2.3 Mức biến đổi trung bình nhiệt độ trung bình năm (0C) theo kịch bản RCP4.5
Bảng 3.7 Đặc trưng mưa tháng và năm (mm) thời kỳ 1986-2020 tại các trạm trên địa
Bảng 3.16 Mức biến đổi chỉ số SPI-Min tại Đắk Lắk so với thời kỳ cơ sở 64Bảng 3.17 Chỉ số khô hạn tháng vào năm 2030 và 2050 theo kịch bản RCP4.5 tại tỉnh
Bảng 3.18 Các đặc trưng về hạn hán theo kịch bản RCP4.5 tỉnh Đắk Lắk 65Bảng 3.19 Chỉ số khô hạn tháng vào năm 2030 và 2050 theo kịch bản PCR8.5 65Bảng 3.20 Các đặc trưng về hạn hán theo kịch bản RCP8.5 tỉnh Đắk Lắk 66Bảng 3.21 Diện tích (ha) bị hạn do tác động của BĐKH tại các xã/phường trong vùng chỉ dẫn địa lý cà phê tỉnh Đắk Lắk vào mùa khô mùa khô theo kịch bản phát thải KNK
Bảng 3.22 Diện tích (ha) bị hạn do tác động của BĐKH tại các xã/phường trong vùng chỉ dẫn địa lý cà phê tỉnh Đắk Lắk vào mùa khô mùa khô theo kịch bản phát thải KNK
Trang 11Bảng 3.13 Thống kê diện tích cà phê bị ảnh hưởng do hạn hán từ năm 2010-2020 tỉnh
Bảng 3.14 Một số dịch bệnh hại trên cây cà phê khi xảy ra hạn hán tại tỉnh Đắk Lắk 73
Trang 12
MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra với mức độ ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu, gây ra nhiều tác động tiêu cực trong cuộc sống của con người, nhất là trong sản xuất nông nghiệp Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp rất dễ bị tổn thương, bởi còn phụ thuộc nhiều vào khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và thương mại toàn cầu Đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt vì cây trồng rất nhạy cảm với sự thay đổi về khí hậu và môi trường cũng như chịu nhiều tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan BĐKH dần phá vỡ tính ổn định của thời vụ- làm thay đổi thời gian của mùa vụ; làm giảm diện tích đất sản xuất do các hiện tượng hạn hán hoặc lũ lụt… làm ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của cây từ đó làm giảm năng suất, sản lượng cây trồng
Hạn hán được đánh giá là một trong những hiện tượng cực đoan gây thiệt hại kinh
tế lớn nhất Hạn hán là kết quả tương tác thiếu hụt về nước, giữa cung cầu hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên xác định, (Whithfe và Glarte, 1985) Trong giáo trình Tai biến môi trường có đề cập, hạn hán nông nghiệp xảy ra khi sự thiếu hụt về nước, tạo nên độ ẩm của đất giảm ở mức dưới ngưỡng duy trì sự tăng trưởng bình thường của cây trồng, giảm sút sản lượng nông nghiệp, mất mùa đối với vùng chịu hạn, (Nguyễn Cẩn, 2005) Nghiên cứu tính toán tác động của BĐKH toàn cầu đến sự biến đổi hạn hán ở các vùng khí hậu Việt Nam, đã kết luận rằng BĐKH có tác động đến hạn hán ở quy mô toàn cầu, nhưng tác động không giống nhau ở từng vùng khí hậu, (Phan Văn Tân, 2009)
Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 1,3 triệu ha, dân số gần 1,9 triệu người Đắk Lắk được coi là thủ phủ cà phê của cả nước với diện tích 208,1 nghìn ha, sản lượng 476,4 nghìn tấn (NGTK năm 2020) Diện tích cà phê của tỉnh chiếm 40% diện tích cà phê của cả vùng Tây Nguyên
và 30% diện tích cà phê của cả nước Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2020 chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản, đóng góp hơn 60% tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 600 ngàn lao động trực tiếp và khoảng 200 ngàn lao động gián tiếp Đời sống của những hộ trồng cà phê trong tỉnh ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo giảm nhanh Những năm gần đây tại Đắk Lắk, BĐKH đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực trong đó sản xuất nông nghiệp bị tác động mạnh nhất Theo thống kê của các cơ quan
Trang 13chức năng về thiệt hại do BĐKH ngày càng lớn: Năm 2015: Vụ Đông xuân, toàn tỉnh
có trên 68.000 ha cây trồng các loại bị hạn, trong đó diện tích bị mất trắng là 4.364 ha;
có gần 19 ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt Thiệt hại kinh tế ước tính 2.095 tỷ đồng;
Vụ Hè thu: 25.000 ha cây trồng ngắn ngày các loại bị hạn, trong đó mất trắng trên 12.000
ha (chủ yếu lúa, ngô và đậu giai đoạn cây non bị chết) Thiệt hại kinh tế ước tính 105 tỷ đồng Năm 2020 Do ảnh hưởng của hiện tượng Enso nghiêng về pha nóng, thời tiết Từ tháng 1 đến tháng 5 chủ yếu là thời kỳ mùa khô kéo dài; mực nước sông suối, nước ngầm duy trì mức thấp hơn; lượng dòng chảy mặt thiếu hụt khoảng 50 - 70% so với trung bình nhiều năm gây hạn hán nghiêm trọng trong vụ sản xuất Đông Xuân 2019-
2020 Tổng thiệt hại ước tính hơn 536,9 tỷ đồng, trong đó: Thiệt hại do hạn hán là 481,65
tỷ đồng; do mưa lũ là 51,198 tỷ đồng; do lốc tố, dông sét là 4,139 tỷ đồng (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk, 2020)
So với các loại hình thiên tai khác, hạn hán đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong mọi lĩnh vực, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Hơn nữa với diện tích trồng cây cà phê lớn nhất cả nước như Đắk Lắk, tình trạng hạn hán kéo dài đã làm hàng nghìn héc ta cây cà phê bị khô hạn mỗi năm, ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng
cũng như chất lượng cà phê Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá tác động của hạn
hán đến canh tác cà phê ở Đắk Lắk và đề xuất giải pháp thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu” với mong muốn sẽ khai thác và phát triển hiệu quả hơn giá trị của cây
cà phê và góp phần phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững trong điều kiện BĐKH
2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng canh tác cây cà phê của người dân tỉnh Đắk Lắk
- Phân tích, đánh giá được ảnh hưởng của hạn hán đến canh tác cà phê của người dân tỉnh Đắk Lắk
- Đề xuất được một số giải pháp thích ứng với hạn hán trong canh tác cây cà phê tại tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh BĐKH
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận về biến đổi khí hậu và hạn hán
- Xác định được mối liên quan giữa một số yếu tố biến đổi khí hậu và hạn hán ở tỉnh
Trang 14Đắk Lắk
- Đánh giá thực trạng canh tác cây cà phê của người dân tỉnh Đắk Lắk
- Ảnh hưởng của hạn hán đến canh tác cà phê của người dân tỉnh Đắk Lắk
- Đề xuất giải pháp thích ứng với hạn hán trong canh tác cây cà phê tại tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh BĐKH
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cây cà phê Robusta kinh doanh (6-7 tuổi trở lên)
- Tình trạng hạn hán (hạn hán nông nghiệp) diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Cà phê vùng chỉ dẫn địa lý tỉnh Đắk Lắk
- Phạm vi thời gian: Đánh giá diễn biến thay đổi diện tích, năng suất cà phê từ năm 2010- 2020
- Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào đánh giá những tác động tiêu cực của hạn hán tới canh tác cây cà phê (ảnh hưởng tới diện tích, năng suất cà phê)
5 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết, BĐKH ảnh hưởng đến tình trạng hạn hán tại tỉnh Đắk Lắk gây ra nhiều tác động tiêu cực đến canh tác cây cà phê
Quá trình thực hiện đề tài có một vướng mắc đó là việc xác định chính xác nhu cầu nước tưới cho các cây cà phê, cho từng giai đoạn, từng cây, từng vùng cũng như cách tưới là khác nhau Giả thiết rằng, tất cả những cây cà phê kinh doanh vùng chỉ dẫn địa lý tỉnh Đắk Lắk có năm tuổi 6-7 năm trở lên, trồng ở các vùng được nghiên cứu có nhu cầu nước tưới và cách tưới như nhau
6 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG
1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu có thể xác định được qua những biến đổi về trung bình hoặc sự biến động trong các thuộc tính của nó, duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể
do các quá trình tự nhiên nội tại hoặc do các ngoại lực, các tác động nhân tạo đến thành phần khí quyển hoặc sử dụng đất (Theo IPCC, 2014)
Tại Việt Nam, theo Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia về ứng phó với biến đổi khí hậu (2016) thì BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay do khai thác sử dụng đất
1.2 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Có 2 nhóm nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan Những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên
do gây nên biến đổi khí hậu, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt gia tăng phát thải khí CO2 vào khí quyển Hoặc do sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục, hoạt động núi lửa
Theo IPCC (2013) nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu trong giai đoạn hiện nay bắt nguồn tự sự gia tăng khí nhà kính có nguồn gốc từ hoạt động của con người
1.3 Kịch bản biến đổi khí hậu
Theo báo cáo đặc biệt năm 2000 về các kịch bản phát thải khí nhà kính, IPCC đã đưa
ra 40 kịch bản, phản ánh khá đa dạng phát thải khí nhà kính trong thế kỷ 21 và được tổ hợp thành 4 kịch bản gốc là A1; A2; B1; B2 với các dự báo về phát triển kinh tế - xã hội khác nhau gây phát thải khí nhà kính khác nhau Các kịch bản này được sắp xếp từ thấp đến cao, trong đó kịch bản thấp là B1, A1T; kịch bản trung bình là B2, A1B và kịch bản cao là A2, A1F1 Tuy nhiên, tổ chức này cũng khuyến cáo tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể
Trang 16và khả năng tính toán của từng quốc gia mà xây dựng kịch bản riêng cho mình (IPCC) Tại Việt Nam: Trên cơ sở khung kịch bản BĐKH do IPCC công bố, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng kịch bản riêng cho mình Đến nay đã có 4 lần công bố kịch bản, mới đây, kịch bản BĐKH năm 2020 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Đây là phiên bản cập nhật mới nhất cho Việt Nam sau Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu năm 2013 và các công bố mới nhất của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu) năm 2018 và 2019 về xu thế biến đổi khí hậu và nước biển dâng quy mô toàn cầu
Theo kịch bản, Biến đổi của nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam có xu thế tăng dần Tính trung bình trên cả nước, nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng 0,89 oC tính từ năm 1958 đến 2018 Tuy nhiên mức độ tăng khác nhau, trong gần 30 năm đầu tăng chỉ 0,15 oC trong 30 năm sau tăng 0,74 oC Tăng mạnh nhất trong khoảng 10 năm gần đây
Biến đổi của nhiệt độ cao nhất năm (TXx): Có xu thế tăng từ 0,2 oC đến 1,7 oC tăng cao ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, phía Nam vùng Đông Bắc, phía Bắc vùng Bắc Trung
Bộ và phía Đông của Nam Bộ
Biến đổi của nhiệt độ thấp nhất năm (TNn): Có xu thế tăng từ 1 oC (Đồng bằng Bắc
Bộ, Nam Trung Bộ) đến 1,8 oC (Tây Nguyên), các vùng khác từ 1,2 oC đến 1,5 oC Biến đổi của lượng mưa: Nhìn chung lượng mưa năm tính trung bình cho cả nước tăng nhẹ trên hầu hết các mùa ở các vùng khí hậu khác nhau, tăng nhiều vào mùa đông, giảm ở mùa hè và thu ở vùng khí hậu phía Bắc
Biến đổi của lượng mưa ngày lớn nhất (Rx) có có xu thế tăng ở vùng Đông Bắc, tại các tỉnh duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, phổ biến từ 20 đến 60%,
có xu thế giảm ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, một phần Bắc Trung Bộ, cực Nam Trung Bộ và hầu khắp Tây Nam Bộ Số ngày mưa lớn có xu thế tăng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và giảm ở Tây Nguyên, Nam Bộ
Biến đổi số ngày rét đậm, rét hại: Hiện tượng rét đậm, rét hại xuất hiện chủ yếu ở các vùng khí hậu phía Bắc nước ta Khu vực Đông Bắc là khu vực có số ngày rét đậm, rét hại trung bình năm lớn nhất Đặc biệt ở SaPa số ngày rét đậm xuất hiện lên tới khoảng
130 ngày/năm và rét hại khoảng 100 ngày/năm Tiếp theo đó là Mộc Châu ở khu vực
Trang 17Tây Bắc với 80 ngày rét đậm/năm, 60 ngày rét hại/năm Các khu vực còn lại số ngày rét đậm, rét hại dao động trong khoảng 20 ngày/năm (rét đậm), 15 ngày/năm (rét hại) và có
xu hướng giảm dần khi tiến dần về phía Bắc Trung Bộ Số ngày rét đậm có xu thế giảm
rõ rệt, giảm phổ biến từ 10 đến 25 ngày/58 năm Số ngày rét hại có xu thế giảm trên miền khí hậu phía Bắc, phổ biến từ 5 đến 20 ngày/58 năm
Biến đổi số ngày nắng nóng: Số ngày nắng nóng có xu thế tăng trên hầu hết các vùng khí hậu ngoại trừ SaPa, Đà Lạt, phổ biến từ 10 đến 40 ngày, tương đối nhiều ở phía Nam vùng Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ Biến đổi của bão và áp thấp nhiệt đới: Trung bình hàng năm có khoảng 12-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông Có những năm nhiều nhất lên tới 20 cơn vào năm 2017; 19 cơn vào năm 1964, 2013; 18 cơn vào năm 1989, 1995 nhưng chỉ
4 cơn vào năm 1969; 6 cơn vào năm 1963, 1976, 2014, 2015
1.4 Tổng quan về hạn hán
1.4.1 Khái niệm về hạn hán
Theo tổ chức khí tượng thế giới, hai định nghĩa về hạn hán như sau “Hạn hán là sự thiếu hụt kéo dài hoặc thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa” và “Hạn hán là giai đoạn thời tiết khô dị thường đủ dài, gây ra thiếu hụt lượng mưa, từ đó gây ra mất cân bằng trong
hệ thống thủy văn”, (WMO,1992)
Tổ chức Nông Lương Thế giới, định nghĩa hạn hán là quảng thời gian trong năm khi năng suất cây trồng bị thiệt hại do thiếu hụt độ ẩm đất, (FAO, 1983)
Theo Nguyễn Đức Ngữ, “Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng, kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát dục của cây trồng, làm mùa màng thất bát, môi trường suy thoái gây ra đói nghèo và dịch bệnh”, (Nguyễn Đức Ngữ, 2002)
Báo Điện tử Chính phủ có nhận định “Hạn là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, tạo thành bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa trong thời gian kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây
Trang 18đói nghèo dịch bệnh nếu xắp xếp theo thứ tự gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng trên toàn cầu thì hạn hán đứng thứ 4 sau lũ lụt, động đất và bão Riêng đối với khu vực Tây Nguyên, hạn hán là thiên tai gây ảnh hưởng tiêu cực nhất tới đời sống, sản xuất”, (Báo Điện tử Chính phủ, 2020)
Hạn nông nghiệp: Xảy ra khi xuất hiện thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu nước của cây trồng Hạn nông nghiệp thực chất
là hạn sinh lý được xác định bởi điều kiện nước thích nghi hoặc không thích nghi của cây trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên Ngoài lượng mưa ra, hạn nông nghiệp liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, ) và điều kiện xã hội (tưới, chế độ canh tác )
Hạn thuỷ văn: Dòng chảy sông suối thấp hơn trung bình nhiều năm rõ rệt và mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp Ngoài lượng mưa ra, hạn thuỷ văn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác: dòng chảy mặt, nước ngầm tầng nông, nước ngầm tầng sâu
1.5 Thực trạng sản xuất cà phê trên thế giới và các giải pháp thích ứng hạn hán trong trồng cà phê
1.5.1 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có khoảng 80 nước trồng cà phê và tập trung chủ yếu ở Nam
Mỹ, Châu Phi và Châu Á Có khoảng 10 triệu lao động tham gia sản xuất cà phê Tổng diện tích cà phê toàn cầu niên vụ 2018 - 2019 khoảng 11 triệu ha, sản lượng khoảng 9 triệu tấn đem lại thu nhập cho trên 100 triệu người Nếu tính cả những người trồng, kinh doanh, dịch vụ tiêu thụ cà phê thì trên thế giới có khoảng 20-25 triệu người Hiện nay
có 56 nước xuất khẩu cà phê trên thế giới
Trang 19Có 10 nước trồng cà phê lớn trên thế giới, trong đó lớn nhất là Brazil 1,89 triệu ha (chiếm 16,6% diện tích cà phê toàn cầu); Là nước đứng đầu về mặt diện tích cũng như sản lượng trên bản đồ cà phê thế giới trong 150 năm nay, cà phê nhân thô từ Brazil chiếm khoảng 60% lượng giao dịch toàn cầu, từ năm 2011 cà phê Brazil đã đứng ở vị trí lãnh đạo ngành cà phê thế giới trong sản xuất cà phê xanh, cà phê Arabica và cà phê chế biến (cà phê hòa tan) Ngành cà phê Brazil thực sự là một đầu tàu mạnh mẽ trong nền kinh tế nước này Diện tích cà phê được thu hoạch trên thế giới giai đoạn năm 2011-2020 gần như không thay đổi, giảm khoảng 130 nghìn ha Các khu vực khác nhau trên thế giới có diện tích trồng cà phê tăng hoặc giảm nhẹ, bình quân khoảng 0,35%/năm, nhưng không đồng đều qua từng năm Diện tích trồng cà phê của 10 quốc gia đứng đầu như sau:
Hình 1.1 Danh sách 10 quốc gia có diện tích trồng cà phê lớn nhất trên thế giới Nghìn ha
(Nguồn:ICO,2020)
Vào cuối năm 2020, 10 quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất, nắm giữ 87% thị phần mặt hàng này Danh sách 10 quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới gồm: Brazil (37,4%), Việt Nam (17,1%), Colombia (8,4%), Indonesia (7,1%), Ethiopia (4,3%), Bờ biển Ngà (3,6 %), Ấn Độ (3,4%), Uganda (3,3%), Mexico (2,4%), Peru (2,2%) Đây là những nước xuất khẩu cà phê chủ lực của toàn cầu Các nước ở Châu Mỹ, Châu Phi chủ yếu trồng cà phê chè; các nước châu Á Thái Bình Dương chủ yếu trồng cà phê vối
Trung bình 6 niên vụ gần đây nhất, Brazil là nước có tỷ lệ sản lượng cà phê hàng năm cao nhất chiếm 28,8% sản lượng cà phê toàn cầu, tiếp đến là Việt Nam chiếm 16,54% sản lượng, Colombia chiếm 8,1% sản lượng; Indonesia chiếm 7,2% sản lượng; Ethiopia chiếm 5,05% sản lượng; Pêru chiếm 3,7% sản lượng; Unganda chiếm 2,24%
Trang 20sản lượng …
Sản lượng cà phê của các nước trên thế giới biến động phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu rõ nhất là 2 quốc gia sản xuất cà phê có sản lượng lớn nhất trên thế giới là Brazil và Việt Nam (FAO, 2017) Năng suất cà phê thế giới tăng từ 0,85 tấn/ha năm 2011 lên 0,97 tấn/ha năm 2019 Hiện nay, Việt Nam là nước có năng suất cà phê cao nhất trên thế giới, đạt khoảng 2,82 tấn nhân/ha, cao hơn Brazil khoảng 1,4 lần, colombia khoảng 2,8 lần
và Indonesia khoảng 4,5 lần Ngoài ra, có một số nước trồng cà phê với diện tích lớn, nhưng năng suất không cao như: Ethiopia, Indonesia, Uganda, Ấn Độ, năng suất chỉ khoảng từ 0,54 – 0,74 tấn nhân/ha Theo tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO, 2020), giai đoạn 2011-2020, sản lượng cà phê trên thế giới tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 2,6%, từ 140,16 triệu bao (60kg/bao) niên vụ 2010 - 2011 lên 170,88 triệu bao năm niên vụ 2020 - 2021
Hiện nay có khoảng một chục tên địa danh trồng cà phê trên thế giới được đăng ký bảo hộ quốc tế, phần lớn kể từ sau năm 2000 Tất cả tên các địa danh đăng ký bảo hộ đều là tên của các vùng trồng cà phê chè (Arabica) ở tất cả các quốc gia trồng cà phê chè nổi tiếng trên thế giới như Colombia, Jamaica, Ethiopia, Mexico, Hawaii Chỉ có tên gọi Café de Colombia đã được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý tại EU, tất cả các địa danh còn lại được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận, hoặc nhãn hiệu tập thể
Có thể nêu một số trường hợp thành công điển hình như Colombia với chỉ dẫn địa
lý Café de Colombia và Narinõ, Jamaica với cà phê Blue de Mountain, Guatemala với
cà phê Antigua, Mexico với cà phê Veracruz, Hawaii (Mỹ) với cà phê Kona, Ethiopia với cà phê Harrars, Sadimo và Yirgacheffes, Tanzania với cà phê Kilimanjaro, Ấn Độ với Moonsooned Malabar, Indonesia với Java, Toraja Hiện nay trong thị trường cà phê khác biệt, cà phê mang chỉ dẫn địa lý có khối lượng xuất khẩu chưa đáng kể nên thường được bán với giá rất cao tạo nên giá trị gia tăng khá hữu hiệu đối với ngành cà phê của các quốc gia sản xuất cà phê mang chỉ dẫn địa lý vừa nêu trên Theo tài liệu của Trung tâm thương mại quốc tế ITC xuất bản 2015 (Guide to geographical indications), lượng cà phê có chỉ dẫn địa lý sản xuất tại 6 quốc gia quan trọng là Colombia, Mexico, Guatemala, Jamaica, Hawaii (Mỹ), Indonesia khoảng 40.000 tấn, ước lượng chung cho toàn thế giới không quá 60.000 tấn, chiếm 0,56% sản lượng cà phê thế giới Nếu tất cả
Trang 21lượng này được xuất khẩu thì cũng chỉ chiếm khoảng 1% lượng xuất khẩu toàn cầu
(Anacafé - Guatemalan National Coffee Association, 2013)
1.5.2 Nghiên cứu về các giải pháp thích ứng hạn hán trong trồng cà phê
Theo tài liệu thống kê của tổ chức cà phê thế giới ICO, 10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới là Brazil, Inđônêxia, Côted’Ivoire, Côlômbia, Mexicô, Ethiôpia, Việt Nam, Honduras, Ấn Độ, Pêru Các nước này có cùng một nét tương đồng khá rõ rệt đó
là nằm trong khu vực nhiệt đới có điều kiện khí hậu thuận lợi để cây cà phê phát triển
Do trình độ khoa học công nghệ tại các nước xuất khẩu cà phê là khác nhau nên việc áp dụng công nghệ trong giám sát hiện trạng cây cà phê cũng hoàn toàn khác nhau
Nhiều năm trở lại đây, Brazil luôn là nước dẫn đầu về xuất khẩu cà phê (niên giám thống kê của FAO, 2017) và giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 2% trong tổng số 9% tổng sản phẩm quốc nội từ sản phẩm nông nghiệp (cà phê, đậu tương, cacao, đường ) Chính vì vậy, các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng bản đồ hiện trạng sản xuất cà phê để phục vụ công tác quản lý và dự báo năng suất cây cà phê cũng đã được triển khai khá nhiều, đặc biệt là ở các vùng cà phê chỉ dẫn địa lý ở bang miền Đông Nam như Minas Gerais, São Paulo và Parana
Bên cạnh đó Brazil lại là một trong số các nước đi đầu về phát triển vệ tinh và ứng dụng viễn thám trong các nghiên cứu giám sát bề mặt trái đất Trong số các nghiên cứu sử dụng tư liệu viễn thám thì có khá nhiều nghiên cứu phục vụ mục tiêu giám sát về hiện trạng sản xuất cà phê như quy mô diện tích, hiện trạng về tuổi cà phê để đưa ra phương án tái canh, hiện trạng giống cà phê, hiện trạng về vùng dịch hại phổ biến, hiện trạng tưới, về hiện trạng liên kết sản xuất Các tư liệu viễn thám được sử dụng đa dạng
về độ phân giải không gian lẫn thời gian Sử dụng viễn thám giám sát khu vực trồng cà phê Arabica là ưu tiên hàng đầu của các nhà nghiên cứu ứng dụng tại Brazil vì cà phê Arabica có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại cà phê Đây chính là giống cà phê xuất khẩu chủ chốt của Brazil, chiếm gần 80% kim ngạch trong tổng số lượng cà phê xuất khẩu Tư liệu viễn thám độ phân giải cao được sử dụng trong việc xác định khu vực trồng cà phê dựa trên việc phân tích mối liên hệ giữa cấu trúc ảnh và phổ phản xạ để xác định khu vực trồng cà phê Để đưa ra dự báo năng suất cho cây cà phê, thành phần đất (thổ nhưỡng), chỉ số thực vật chuẩn hóa, nhiệt độ bề mặt và lượng bốc hơi bề mặt là các thông tin chủ chốt được sử dụng để xây dựng các hàm dự báo Các nghiên cứu gần như
Trang 22đều có chung một quan điểm đó là cần phải có sự phối hợp giữa tư liệu viễn thám độ phân giải cao và tư liệu viễn thám đa thời gian vì năng suất cà phê phụ thuộc vào yếu tố khí hậu rất nhiều trong khi đó khí hậu tiểu vùng thì biến đổi khá nhiều và khó dự đoán (Camille C D Lelong et al, 2001)
Ở Brazil để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cà phê nói riêng hiện nay đã thành lập tổ chức theo dõi và phục vụ phòng chống hạn hán với sự liên kết giữa cơ quan khí tượng và cơ quan nông nghiệp trên toàn quốc đến tận các bang Xây dựng bản đồ dự báo hạn ở Brazil hiện nay dựa trên kết quả dự báo khí hậu từ mô hình hoàn lưu chung khí quyển POAMA kết hợp với thông tin dự báo ENSO để đưa ra các thông báo, dự báo hạn hán theo chỉ số thiếu hụt lượng mưa với hạn dự báo đến 3
tháng (Rogério Costa Campos et al, 2005)
Khí hậu ở Ethiopia đang có những dấu hiệu chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, những hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng về mức độ tác động, quy mô ảnh hưởng và tần suất xuất hiện Biến đổi khí hậu không chỉ làm tăng nhiệt độ, tăng CO2 mà còn thay đổi thời tiết, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của cà phê, tác động mạnh nhất là cà phê vùng Hara ri, vùng Gambera Để ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu, Ethiopia đến nay đã xây dựng được bản đồ dự báo hạn hán được tiến hành với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám để đưa ra phương
án sản xuất đạt hiệu quả cao trong điều kiện biến đổi khí hậu, tiến hành xây dựng bản
đồ dự báo hạn hán đã sử dụng chỉ số SPI (chỉ số lượng giáng thủy tiêu chuẩn) để dự báo
hạn hán (Justin Moat, Susana Baena, Jenny Wiliams, Tim Wilkinson, 2017)
Được sự hỗ trợ tài chính của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Tổ chức Khí tượng Thế giới cũng đã thành lập các Trung tâm Giám sát hạn ở Nairobi (Kenya), Ethiopia, Pêru từ năm 2010 để đưa ra bản đồ cảnh báo sớm hạn và đưa ra các giải pháp giảm nhẹ tác động của các thiên tai khí tượng đến sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cà phê nói riêng
Indonesia từ năm 1987 đã triển khai thử nghiệm nghiệp vụ Hệ thống theo dõi hạn hán (Drought Watch System - DWS) giống như ở Úc đặt tại Kedah, Unganda: lúc đầu chủ yếu tính toán lượng mưa tháng theo các tỷ lệ phần trăm, sau đó đưa ra thông tin
vùng “thiếu hụt lượng mưa trầm trọng” (ICO Indonesia, 2017)
Ấn Độ cũng đã xây dựng một hệ thống giám sát và cảnh báo hạn hán trên toàn quốc
Trang 23phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê Một số chỉ số hạn hán đang được sử dụng trong nghiệp vụ như chỉ số khả năng ẩm MAI, chỉ số cực đoan mưa REI,
kiểm soát, điều khiển tự động từ xa… (Tatiana Grossi Chquiloff Vieira et al, 2005)
1.6 Thực trạng sản xuất cà phê trên và các giải pháp thích ứng hạn hán trong trồng cà phê ở Việt Nam
1.6.1 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ cà phê
Diện tích trồng cà phê đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,6%/năm trong thời kỳ
2005 - 2015 và 1,5%/năm giai đoạn 2010-2015 Năng suất cà phê đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,5%/năm thời kỳ 2005 - 2015 và đạt 2,7%/năm giai đoạn 2015-2020; trung bình 2,6 tấn/ha nhân đối với Robusta và 1,4 tấn nhân đối với Arabica Sản lượng cà phê năm 2005 đạt 752,1 ngàn tấn, năm 2015 đạt 1.445,0 ngàn tấn, năm 2020 là 1.763,5 ngàn tấn (Bảng 1.1.)
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê theo vùng năm 2020
Đơn vị: DT: 1.000ha; NS: tạ/ha; SL:1.000 Tấn
Trang 24Cà phê Việt Nam hiện đã được xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ Năm
2020 xuất khẩu cà phê đạt 1,54 triệu tấn, trị giá 2,74 tỷ USD, giảm 5,61% về lượng và 4,22% về giá trị so với năm 2019 do ảnh hưởng đại dịch Covid Đắk Lắk là thủ phủ cà phê Việt Nam, năm 2020 diện tích cà phê tỉnh đạt 208 ngàn ha (chiếm 29,9% diện tích
cà phê cả nước) (Viện Quy hoạch và TKNN, 2017)
1.6.2 Nghiên cứu về các giải pháp thích ứng hạn hán trong nông nghiệp
Để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do hạn hán gây ra, trong những năm vừa qua,
ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về hạn hán, như:
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu và xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn
hán ở Việt Nam” (Nguyễn Văn Thắng, 2007) đã đánh giá được mức độ hạn hán ở các
vùng khí hậu và chọn được các chỉ tiêu xác định hạn hán phù hợp với từng vùng khí hậu
ở Việt Nam, đồng thời xây dựng được công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn hán cho các vùng khí hậu ở Việt Nam bằng các số liệu khí tượng thủy văn và các tư liệu viễn thám để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp và quản
lý tài nguyên trong cả nước
Đề án “Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên” (Trần Thục, 2008) đã thực hiện đã đánh giá mức độ hạn hán ở 9 tỉnh
thuộc Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Trên cơ sở đó đã xây dựng được các bản đồ hạn hán thiếu nước trong vùng nghiên cứu
Nghiên cứu “Xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng”, (Nguyễn Văn Thắng, 2014) đã đánh giá các đặc trưng hạn hán, đánh giá các kết quả thử nghiệm mô hình, xác định được các phương pháp đánh giá đặc trưng hạn hán, xây dựng mô hình dự báo hạn hán và phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm
Trang 25dự báo hạn hán Đề tài đã xây dựng được hệ thống giám sát hạn hán thời gian gần thực bằng công nghệ viễn thám cho khu vực Việt Nam dựa trên số liệu vệ tinh, hệ thống cung cấp thông tin giám sát và cảnh báo hạn hán ở độ phân giải cao (khoảng 4 x 4 km), hệ thống được vận hành trên trang web http://dubaokhihau.vn
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của hạn hán đến cây công nghiệp lâu năm ở tỉnh Đắk
Lắk” (Lê Phúc Chi Lăng, 2019) đã đưa ra các đặc điểm hạn hán tại địa bàn tỉnh, đánh
giá chỉ số khô hạn cũng như các tác động của hạn hán đến sản xuất cây lâu năm trên địa bàn tỉnh tuy nhiên chưa đưa ra các giải pháp giúp ứng phó với tình hình hạn hán Vì vậy
nghiên cứu “Đánh giá tác động của hạn hán đến canh tác cà phê ở Đắk Lắk và đề
xuất giải pháp ứng phó trong bối cảnh biến đổi khí hậu” sẽ bổ trợ thêm cùng với các
nghiên cứu trước đó để đánh giá những tác động của hạn hán đến canh tác cây cà phê cũng như đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm ứng phó với tình trạng hạn hán trong bối cảnh BĐKH
Tiểu kết chương 1:
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước Tuy nhiên đây là khu vực có tỉ dệ dân số là người dân tộc thiểu số tương đối lớn và chịu ảnh hưởng lớn của hạn hán, dưới tác động của Biến đổi khí hậu, mức độ ảnh hưởng hạn hán ngày càng nghiêm trọng hơn
Luận văn đã xác lập được về khái niệm biến đổi khí hậu, nguyên nhân gây ra cũng như kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn đã xác lập được khái niệm về hạn hán và phân loại hạn hán
Luận văn cũng tổng quan về tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê cũng như các nghiên cứu về giải pháp thích ứng với hạn hán trên cây cà phê ở nước ngoài và ở Việt Nam
Trang 26CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SỐ LIỆU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa là phương pháp sử dụng những câu hỏi thường dùng để khảo sát tình hình thực tế tại khu vực nghiên cứu Để cho quá trình khảo sát điều tra thực hiện dễ dàng, thuận tiện người ta thường sử dụng cách phỏng vấn trực tiếp Với mục tiêu của đề tài đã đề ra, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra thực địa để có được những dữ liệu thực tế thông tin về thực trạng sản xuất cà phê (diện tích, năng suất, sản lượng, giá bán, phương thức canh tác, tưới tiêu) và các ảnh hưởng của hạn hán tới canh tác cây cà phê từ năm 2010-2020
2.1.1.1 Mục tiêu điều tra, khảo sát thực địa
- Thu thập thông tin , dữ liệu về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tình Đắk Lắk
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất cây cà phê của Chi cục Thống kê các huyện/thành phố và Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 - 2020, số liệu của Trạm khí tượng - Thủy văn tỉnh Đắk Lắk về đặc điểm khí hậu
- Thực hiện khảo sát qua phiếu điều tra với hộ canh tác cà phê về thực trạng sản xuất
cà phê (diện tích, năng suất, sản lượng) và những ảnh hưởng mà hạn hán gây ra trong canh tác cà phê trên địa bàn tỉnh Từ đó đưa ra đánh giá và đề xuất giải pháp thích ứng
2.1.1.2 Địa bàn, thời gian khảo sát điều tra
Cuộc khảo sát điều tra, thu thập thông tin được tiến hành trên các huyện thị/thành phố của tỉnh Đăk Lăk Bao gồm các huyện/thành phố: Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Krông Ana, huyện Cư M’gar, huyện Buôn Đôn, huyện Ea H’leo, huyện Krông Bông, huyện Krông Búk, huyện Krông Năng, Krông Pắk, M’Đrắk Thời gian từ tháng 6 năm 2022
Các thông tin thu được từ phiếu điều tra đã tổng hợp và phân tích trên phần mềm chuyên dùng trong điều tra số liệu Các thông tin được phân tích tương quan theo địa bàn điều tra của từng cá nhân để làm rõ hơn nhận thức của người dân về hạn hán dưới tác động của biến đổi khí hậu tại Đắk Lắk Các thông tin, số liệu này giúp kết quả nghiên cứu chỉ ra những tác động của hạn hán đến canh tác cà phê
Trang 272.1.1.3 Cách thức điều tra, chuẩn bị
Tiến hành cuộc điều tra, khảo sát theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cá nhân đại diện cho các hộ canh tác cà phê trên địa bàn các xã, huyện và tiến hành khảo sát tại các khu vực đã xảy ra hạn hán
Chuẩn bị mẫu phiếu điều tra, thống kê địa bàn trồng cà phê trên địa bàn tỉnh đã xảy
ra hạn hán
2.1.1.4 Thực hiện
Tác giả đã đến khảo sát thực địa tại các địa phương, khảo sát vùng trồng cà phê, gặp
gỡ các hộ dân canh tác cà phê, trao đổi, trò chuyện và thu thập thông tin theo mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước đó về các thông tin giống, tuổi cây, diện tích trồng, năng suất, sản lượng, giá bán cà phê, hình thức chăm sóc cây trồng, tình trạng thiếu hụt nước tưới, hạn hán và ghi chép vào sổ tay cá nhân
Dưới đây là một số hình ảnh về nơi điều tra, khảo sát:
Hình 2.1.Điều tra, phỏng vấn hộ trồng cà phê tại xã Ea Tu, Thành phố Buôn Ma Thuột
Trang 28Hình 2.2.Khu vực bị hạn hán làm chết cây cà phê và trồng mới
Hình 2.3 Các giếng nước tưới do người dân đào
2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này giúp nghiên cứu có được thông tin và nguồn dữ liệu để phục vụ vấn đề nghiên cứu Nguồn dữ liệu bao gồm: dạng văn bản và dạng số hoặc dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn được tác giả thu thập, cách thức tác
Trang 29giả tiến hành thu thập là việc tìm kiếm trên các trang web, các bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, các giáo trình của trường đại học uy tín, các bài viết trong các hội thảo, các luận án, đề tài khoa học đã hoàn thành trong và ngoài nước, các dữ liệu số để xây dựng bản đồ Có thể những dữ liệu này chưa hoàn toàn phù hợp với nội dung nghiên cứu nên cần có sự lựa chọn, loại bỏ bớt Thường thì những dữ liệu quốc gia, địa phương
dễ tiếp cận còn những dững liệu của các tổ chức, cơ quan khó tiếp cận hơn
- Thu thập các loại bản đồ đất, bản đồ vùng chỉ dẫn địa lý cà phê tỉnh Đắk Lắk, bản
đồ thủy văn nước mặt, nước ngầm, bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp, bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp các cấp…
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk giai đoạn 2010 - 2020 có liên quan đến vùng cà phê chỉ dẫn địa lý tại Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk
- Thu thập các tài liệu liên quan đến sản xuất cà phê tỉnh ĐắkLắk từ năm 20010 –
2020 tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk
- Thu thập số liệu khí tượng thủy văn khu vực nghiên cứu: lượng mưa, số ngày mưa, nhiệt độ không khí (trung bình, tối cao, tối thấp), số giờ nắng, độ ẩm không khí (trung bình, tối thấp, bốc hơi, gió) từ năm 1986 - 2020
Tiếp xúc làm việc với các cơ quan, tổ chức ở địa phương để thu thập dữ liệu, thảo luận các nội dung có liên quan đến phát triển cà phê trong điều kiện biến đổi khí hậu, để
bổ sung các căn cứ và nguồn tư liệu tham khảo
Khi các dữ liệu thứ cấp chưa được đầy đủ và muốn làm phong phú nguồn dữ liệu thông tin tác giả đã tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp Đây là nguồn dữ liệu được phỏng vấn (bảng hỏi, trực tiếp), quan sát khi đi thực địa các hộ dân trồng cà phê tại tỉnh Đắk Lắk
Trang 30và Lansat trong phòng Tiến hành kiểm tra tại các điểm hiện trường, ngoài các điểm chính phục vụ xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp cũng được sử dụng như là điểm chìa khoá trong xây dựng bản đồ loại sử dụng đất cà phê
- Phương pháp xây dựng bản đồ đất bị khô hạn tỷ lệ 1/50.000:
x n
- Tính biên độ nhiệt độ ngày, năm:
Tngày = Tmaxngày - Tminngày
Tnăm = Tthángnóngn hât − Tthánglanhn hât
- Tính tần suất:
P(%) = 100
n N
Trong đó: N - số trường hợp xảy ra ngưỡng cần tính tần suất
n - độ dài của chuỗi số liệu
- Xác suất 2, 3 tuần khô hạn liên tục:
+ Công thức tính xác xuất 1 tuần khô hạn có dạng:
P(k) = F(k)/n Trong đó: P(k) - Xác suất 1 tuần khô hạn
F(k) - Tần số tuần i khô hạn, k là 1 tuần khô hạn
n - Tổng số tuần trong năm (36 tuần) + Xác suất 2 tuần khô hạn liên tục:
F(kk) - tần số 2 tuần khô hạn, kk - 2 tuần khô hạn
+ Xác suất 3 tuần khô hạn liên tục:
P(3k) = P(k)Tuần 1 P(kk)Tuần 2 P(kk)Tuần 3
Trang 31- Phương pháp tính bốc thoát hơi tiềm năng (Phương pháp Hargreaves): ETo = 0.0023(Ttb + 17.8) (Tmax - Tmin)0.5 Ra
Trong đó:
ETo - Bốc thoát hơi tiềm năng
Ttb - Nhiệt độ không khí trung bình (0C)
Tmax - Nhiệt độ không khí tối cao (0C)
Tmin - Nhiệt độ không khí tối thấp (0C)
Ra - Bức xạ ngoài khí quyển
) 60 ( 24
s s
r sc
Gsc - Hằng số mặt trời = 0.082 MI/m2.min
dr - Nghịch đảo khoảng cách giữa trái đất và mặt trời
dr
365
2 cos 033 0
J - Số ngày trong năm tính từ ngày 1/1
s - góc lặn của mặt trời (rad):
)]
tan(
) tan(
Trang 32Bảng 2.1 Bảng phân cấp chỉ số hạn
Giá trị K Phân cấp độ hạn
K ≤ 0,3 Hạn rất nặng 0,3 < K ≤ 0,5 Hạn nặng 0,5 < K ≤ 0,7 Hạn vừa 0,7 < K ≤ 1,0 Bắt đầu hạn
K > 1 Không hạn
Chồng xếp các loại bản đồ:
- Nguyên tắc xây dựng bản đồ phân vùng hạn hán:
+ Đảm bảo tính khoa học cửa sơ đồ phân vùng thông qua việc lựa chọn và xác định các phân hóa chủ yếu về hạn hán
+ Coi thông tin hạn được mô tả trên các bảng và phụ lục số liệu là cơ sở chủ yếu của sơ đồ phân vùng hạn
+ Tôn trọng và quán triệt ý nghĩa phổ biến về ranh giới trong sơ đồ phân vùng khí hậu, do đó ranh giới trong sơ đồ phân vùng khô hạn là tượng trưng cho sự quá độ giữa các đơn vị khô hạn kế cận
2.2 Cơ sở dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu
2.2.1 Số liệu các trạm quan trắc
Trang 33- Thu thập các số liệu khí tượng: Trên cơ sở dữ liệu hiện có ở tỉnh , và để đáp ứng mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài Đề tài đã tập trung thu thập số liệu 3 trạm khí tượng bao gồm các yếu tố: lượng mưa; nhiệt độ không khí trung bình, nhiệt độ không khí tối cao, nhiệt độ không khí tối thấp; độ ẩm không khí trung bình; độ ẩm không khí tối thấp, bốc hơi, gió, nắng từ năm 1986 đến 2020
Chỉ những trạm quan trắc có số liệu đủ dài từ 30 năm trở lên mới được sử dụng trong đánh giá biểu hiện của biến đổi khí hậu Sau khi kiểm tra và xử lý số liệu, xem xét về độ dài chuỗi số liệu, số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của 3 trạm quan trắc:
Bảng 2.2 Danh sách các trạm khí tượng được sử dụng
TT Trạm Kinh độ ( 0 ) Vĩ độ ( 0 ) Độ cao (m)
1 M’Đrắk 108,47 12,41 419
2 Buôn Ma Thuột 108,03 12,41 470
3 Buôn Hồ 108,16 12,55 707
2.2.2 Số liệu từ kịch bản biến đổi khí hậu
Mức biến đổi trung bình nhiệt độ trung bình năm (o C) theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 tại tỉnh Đắk Lắk (theo kịch bản BĐKH năm 2016)
Bảng 2.3 Mức biến đổi trung bình nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) theo kịch bản
RCP4.5 và RCP8.5 tại tỉnh Đắk Lắk
Nhiệt độ Kịch bản RCP 4.5
2016- 2035
Kịch bản RCP 8.5 2016- 2035
Biến đổi của nhiệt độ trung
Trang 34Theo kịch bản RCP4.5, nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần theo các kịch bản, giai đoạn đầu thế kỉ mức tăng từ 0,4 ÷1,2 0 C, trung bình các mô hình là 0,7 0 C Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa đông có xu thế tăng từ 0,4÷1,20 C, trung bình là 0,8 0 C Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa xuân có xu thế tăng từ 0,3÷1,20 C, trung bình là 0,7 0 C Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa hè có xu thế tăng từ 0,4÷1,20 C, trung bình là 0,7 0 C Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa thu có xu thế tăng từ 0,4÷1,20C, trung bình là 0,6 0 C
Theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần theo các kịch bản, giai đoạn đầu thế kỉ mức tăng từ 0,6 ÷1,2 0 C, trung bình các mô hình là 0,9 0 C Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa đông có xu thế tăng từ 0,6÷1,20 C, trung bình là 0,9 0 C Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa xuân có xu thế tăng từ 0,6÷1,20 C, trung bình là 0,9 0 C Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa hè có xu thế tăng từ 0,6÷1,40 C, trung bình là 0,9 0 C Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa thu có xu thế tăng từ 0,5÷1,20C, trung bình là 0,8 0 C
Xu thế biến đổi trung bình của lượng mưa (%) theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 tại tỉnh Đắk Lắk (theo kịch bản BĐKH năm 2016)
Bảng 2.4 Mức biến đổi trung bình của lượng mưa (%) theo kịch bản RCP4.5 và
RCP8.5 tại tỉnh Đắk Lắk
Lượng mưa Kịch bản RCP 4.5
2016- 2035
Kịch bản RCP 8.5 2016- 2035
Biến đổi của lượng mưa
trung bình năm (%) 6,5 (2,2÷10,9) 5,3 (-1,0÷11,6)
Biến đổi của lượng mưa
trung bình mùa đông (%) 3,2 (-19,4÷23,7) -26,1 (-34,0÷18,7) Biến đổi của lượng mưa
trung bình mùa xuân (%) 4,5 (-3,6÷12,8) -1,2 (-9,8÷6,9)
Biến đổi của lượng mưa
trung bình mùa hè (%) 1,3 (-6,4÷9,1) 2,8 (-4,6÷9,9)
Biến đổi của lượng mưa
trung bình mùa thu (%) 10,2 (3,3÷16,7)
9,3 (0,4÷18,1)
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016)
Trang 35Theo kịch bản RCP4.5, lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng dần theo các kịch bản, giai đoạn đầu thế kỉ mức tăng từ 2,2÷10,9%, trung bình các mô hình là 6,5% Biến đổi của lượng mưa trung bình mùa đông có xu thế tăng từ -19,4÷23,7%, trung bình
là 3,2% Biến đổi của lượng mưa trung bình mùa xuân có xu thế tăng từ -3,6 ÷12,8%, trung bình
là 4,5% Biến đổi của lượng mưa trung bình mùa hè có xu thế tăng từ -6,4÷9,1%, trung bình
là 1,3 % Biến đổi của lượng mưa trung bình mùa thu có xu thế tăng từ 3,3÷16,7%, trung bình là 10,2%
Theo kịch bản RCP8.5, lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng dần theo các kịch bản, giai đoạn đầu thế kỉ mức tăng từ -1,0÷11,6%, trung bình các mô hình là 5,3% Biến đổi của lượng mưa trung bình mùa đông có xu thế giảm từ -34,0÷18,7%, trung bình là -26,1% Biến đổi của lượng mưa trung bình mùa xuân có xu thế giảm từ -9,8÷6,9%, trung bình là -1,2% Biến đổi của lượng mưa trung bình mùa hè có xu thế tăng từ -4,6÷9,9%, trung bình là 2,8% Biến đổi của lượng mưa trung bình mùa thu có xu thế tăng từ 0,4÷18,1%, trung bình là 9,3%
Theo kịch bản RCP8.5, có thể thấy rõ sự biến đổi lượng mưa tại Đăk Lăk phân theo 2 mùa rõ rệt: Lượng mưa có xu hướng giảm, thiếu nước vào mùa khô (mùa đông và mùa
xuân), lượng mưa có xu hướng tăng vào mùa mưa (mùa hè và mùa thu)
2.2.3 Số liệu từ khảo sát thực địa
Tác giả đã tổng hợp lại phiếu điều tra, thu thập thông tin sau khi đi khảo sát thực địa tại địa phương Tổng số phiếu phát ra: 100 phiếu, số phiếu thu về: 100 phiếu
Bảng 2.5 Tổng số phiếu điều tra hộ dân trồng cà phê tại tỉnh Đắk Lắk
STT Thành phố/TX/Huyện Số phiếu điều tra
Trang 362.2.4 Số liệu thứ cấp
Tác giả đã liên hệ với các cơ quan quản lý địa phương để xin các thông tin, tài liệu
về thực trạng sản xuất cà phê, tình trạng xảy ra hạn hán và các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, số liệu các trạm khí tượng của tỉnh Đắk Lắk
Các tài liệu bao gồm:
1 Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2010, 2020
2 Báo cáo Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050
3 Nghị quyết số 29/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Đắk Lắk 5 năm, giai đoạn 2021-2025
4 Kế hoạch 11768/KH-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk về Phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030
5 Quyết định số 54/QĐ-UBND, ngày 06/01/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt
kế hoạch tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013-2020; Quyết định
số 214/QĐ-UBND ngày 18/01/2014 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tái canh
cà phê năm 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Quyết định số 1031/QĐ-UBND ngày 28/4/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tái canh cà phê năm 2017-
2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
6 Kế hoạch số 5565/KH-UBND ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai
Trang 37thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
7 Kế hoạch số 4145/KH-UBND của UBND tỉnh UBND tỉnh ban hành Kế hoạch
phòng, chống thiên tai tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025
Trang 38CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, kinh tế- xã hội
3.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng Tọa độ địa lý từ 12°9'45" đến 13°25'06" vĩ độ Bắc và 107°28'57"đến 108°59'37" kinh độ Đông Độ cao trung bình 400-800m so với mặt nước biển, cao nhất
là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m, đây cũng là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với biên giới Vương quốc Campuchia
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk)
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk và M’Đrắk Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 13.070,41 km2, dân số trung bình năm 2020 là 1.886,9 nghìn người, chiếm 24,0% về diện tích và 31,8% về dân số vùng Tây Nguyên Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 144,81 người/km2
Trang 39Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, có khoảng cách tương đối đồng đều đến các trung tâm kinh tế của các tỉnh trong vùng và tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung Có Quốc lộ 14 chạy xuyên dọc tỉnh nối với Gia Lai (phía Bắc) - Đắk Nông (phía Nam), với chiều dài 126 km; Quốc lộ 26 nối với Khánh Hòa (phía Đông) chiều dài 119 km; Quốc lộ 27 nối với Lâm Đồng (phía Nam) với chiều dài 88,5 km; Quốc lộ 29 nối với Phú Yên (phía Đông) - Cửa khẩu Đắk Ruê (phía Tây) với chiều dài 174,37 km; Quốc lộ 14C nối với Gia Lai - Đắk Nông và chạy dọc theo biên giới Campuchia, với chiều dài 96,5 km; Quốc lộ 19C nằm phía Đông tỉnh và nối với Phú Yên, với chiều dài 26,9 km; đường Trường Sơn Đông nối với Phú Yên và Lâm Đồng, đã bàn giao đưa vào sử dụng 52 km trong tổng chiều dài 130 km
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa hình
Địa hình của tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc Địa hình phức tạp và đa dạng cùng với sự khác biệt về khí hậu tạo ra ở Đắk Lắk có nhiều vùng sinh thái khác nhau, điều kiện để đa dạng hóa nông nghiệp và lâm nghiệp
- Địa hình núi cao:
+Vùng núi cao Chư Yang Sin: Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500m, cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2.445m có đỉnh nhọn dốc đứng địa hình hiểm trở Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất đầu nguồn của các con sông lớn như Krông Ana, Krông Nô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh quanh năm
+ Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh ngăn cách thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột độ cao trung bình 600-700m Đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103m Địa hình bào mòn xâm thực, thực vật gồm các loại cây tái sinh rừng thưa và đất canh tác nông nghiệp
- Địa hình cao nguyên: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đại diện có 2 cao nguyên lớn là:
Trang 40+ Cao nguyên Buôn Ma Thuột nằm ở trung tâm tỉnh, độ cao trung bình 450 - 500 m
so với mặt nước biển, diện tích khoảng 3.701 km2, chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh Trên địa hình này phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ Bazan màu mỡ, hầu hết
đã được khai thác sử dụng
+ Cao nguyên M’Đrắk (cao nguyên Khánh Dương): Nằm ở phía Đông tỉnh tiếp giáp với tỉnh Khánh Hoà, độ cao trung bình 400 - 500 m, địa hình cao nguyên này gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía Đông và Nam, khu vực trung tâm có lòng chảo cao và tràng cỏ ở núi thấp và đồi thoải
- Địa hình bán bình nguyên Ea Súp là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình 180m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh
- Địa hình vùng bằng trũng Krông Pắc-Lắk: Nằm ở phía Đông-Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400 - 500m Đây là vùng trũng bị lũ lụt vào các tháng 9, tháng 10 hàng năm
So với các tỉnh Tây Nguyên, Đắk Lắk có địa hình bằng phẳng hơn và chiếm đa số, với một số tiểu vùng thay đổi khác nhau về địa hình; song một số khu vực vẫn có các hiện tượng tự nhiên bất lợi như xói mòn đất, rửa trôi, sụt lở đất đá cần được đánh giá cụ thể
và có các biện pháp khắc phục
3.1.2.2 Khí hậu và thời tiết
Khí hậu của tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể
Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, nhiệt độ cao nhất 37 oC, tháng nóng nhất là tháng 4 Nhiệt độ thấp nhất 14 oC, tháng lạnh nhất vào tháng 12 Có những năm nhiệt độ bất thường nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn thiếu nước ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân
Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2.000 - 2.300 giờ Tổng tích ôn cao 8.000
oC, rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm