Nghiên cứukhoahọcKẾTQUẢ GIÂM HOMBÁCHVÀNGPHỤCVỤBẢOTỒNNGUỒNGENCÂYRỪNGKẾTQUẢGIÂMHOMBÁCHVÀNGPHỤCVỤBẢOTỒNNGUỒNGENCÂYRỪNG Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ Viện Khoahọc Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Báchvàng là loài duy nhất của chi Xanthocyparis thuộc họ Hoàng đàn, mọc trên đỉnh núi đá vôi và có khả năng tái sinh tự nhiên rất kém, chưa nhân giống đại trà thành công bằng hạt nên cần được nhân giống bằng giâmhom để bảotồnnguồngen quí của loài cây này. Thí nghiệm cho thấy Báchvàng là cây dễ ra rễ, ngay cả với cây lớn tuổi không có chất kích thích cũng cho tỷ lệ ra rễ đạt 83.3%. Bốn trong số 5 chất kích thích ra rễ là RA, AIB, AIA, ABT1 đều có nhiều nồng độ làm tăng đáng kể tỷ lệ ra rễ, có khi tăng 16,7% tỷ lệ ra rễ so với đối chứng. Chất AIB và ABT1 có hiệu quả cao nhất trong số 5 chất kích thích đã sử dụng giâm hom. Một số nồng độ chất kích thích ra rễ đều cho bộ rễ tốt hơn so với đối chứng về số lượng rễ trên hom giâm. Từ khoá: Giâm hom, Báchvàng MỞ ĐẦU Báchvàng là cây lá kim, gỗ nhỡ, có tên khoahọc là Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep, thuộc họ Cupressaceae (Nguyễn Đức Tố Lưu và Thomas, 2004; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004), cây cao 10 – 15m, đường kính 32 – 35cm, đôi khi đạt chiều cao 17m và đường kính có thể đạt tới 78cm, là loài đặc hữu của Việt Nam và hiện chỉ thấy không nhiều ở đỉnh núi đá vôi ở Quản Bạ (Hà Giang). Theo Tô Văn Thảo (2003) thì mới chỉ tìm thấy 306 câyBáchvàng trưởng thành, số cây tái sinh chỉ là 46 cây trong cả khu vực 3 xã Cán Tỷ, Bát Đại Sơn và Thanh Vân thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Hiện nhân giống bằng hạt vẫn chưa thành công. Giâmhom đã được ứng dụng thành công vào nhân giống cho một số loài câyrừngphụcvụbảotồnnguồngen (Nghĩa, 2001; Nghĩa và Tiến, 2002; Nghĩa và Thọ, 2005) nên việc nhân giống bằng giâmhom đối với loài cây này là cần thiết. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Vật liệu giâm: Hom đầu cành không có hoa, quả được thu hái tại Khu bảotồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, Hà Giang. Thuốc kích thích ra rễ: Sử dụng 4 loại thuốc kích thích ra rễ là: RA (4–Chloroidole 3 acetic acid), RB (5,6 Dichloroidole 3 acetic acid), AIA (axit indol axetic), AIB (axit indol butiric) và ABT1. Thuốc kích thích được sử dụng ở 2 dạng. Ở dạng bột, trộn với than hoạt tính ở các nồng độ: 0,5; 1,0; 1,5; 2,0% và dạng nước ở các nồng độ: 50, 100, 200ppm. Đối chứng là các hom không xử lý với các chất kích thích trên. Phương pháp giâm hom: thực hiện giâmhom tại vườn ươm Trung tâm Lâm sinh Cầu Hai (Đoan Hùng, Phú Thọ). KẾTQUẢNGHIÊNCỨU Số liệu bảng 1 cho thấy homgiâmBáchvàng có khả năng ra rễ tương đối cao khi không có thuốc kích thích, đạt tỷ lệ 83,3%. Nhìn chung, cả 5 loại thuốc kích thích ra rễ đều làm tăng tỷ lệ ra rễ của hom giâm,.Có 8 nông độ của 4 loại thuốc kích thích (RA, AIB, AIA, ABT1) cho tỷ lệ ra rễ 90% trở lên, có thể sử dụng để nhân giống đại trà, trong đó có 2 loại thuốc đạt tỷ lệ ra rễ rất cao là ABT1 nồng độ 50 ppm và 1%, đạt tỷ lệ ra rễ 96,7%. Đặc biệt, thuốc AIB 50 ppm đạt tỷ lệ ra rễ 100%. Về chất lượng bộ rễ, không có sự khác biệt rõ ràng về chiều dài rễ trung bình và rễ dài nhất ở các công thức thí nghiệm nhưng về số lượng rễ trung bình và số rễ nhiều nhất trên 1 hom ở các nồng độ thuốc có tỷ lệ ra rễ trên 90% đều tốt hơn so với đối chứng. Điều này chứng tỏ các nồng độ thuốc có tỷ lệ ra rễ trên 90% đã tác dụng tốt đối với homgiâmBáchvàng kể cả tỷ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ. Bảng 1. Tỷ lệ ra rễ ở các công thức giâmhom Ra rễ Ra mô sẹo Chết Công thức Nồng độ Số lượng cành giâm N % N % N % Đối chứng 30 25 83,3 4 13,4 1 3,3 RA 200 ppm 30 27 90 1 3,3 2 6,7 100 ppm 30 28 93,3 2 6,7 0 0 RB 200 ppm 30 26 86,7 3 10,0 1 3,3 100 ppm 30 25 83,3 4 13,4 1 3,3 200 ppm 30 25 83,3 4 13,4 1 3,3 50 ppm 30 30 100 0 0 0 0 AIB 1,5 % 30 19 63,3 11 36,7 0 0 2,0 % 30 23 76,7 7 23,3 0 0 200 ppm 30 27 90,0 1 3,3 2 6,7 AIA 50 ppm 30 29 96,7 0 0 1 3,3 200 ppm 30 28 93,3 0 0 2 6,7 50 ppm 30 29 96,7 0 0 1 3,3 ABT1 1,0% 30 29 96,7 1 3,3 0 0 1,5% 30 20 66,7 10 33,3 0 0 2,0% 30 14 46,7 15 50,0 1 3,3 Bảng 2. Chất lượng rễ của các công thức giâmhom Công thức Nồng độ (%) Số rễ trung bình trên hom Chiều dài rễ trung bình trên hom (cm) Chiều dài rễ dài nhất (cm) Số rễ nhiều nhất trên hom Đối chứng 4,1 7,30 34,0 9 RA 200 ppm 5,6 6,60 27,0 13 100 ppm 4,6 5,87 14,5 9 RB 200 ppm 5,1 6,52 18,0 11 100 ppm 3,9 5,57 23,0 7 200 ppm 4,8 5,60 29,0 10 50 ppm 6,8 7,02 32,0 14 AIB 1.5 % 1,9 7,59 25,0 6 2.0 % 2,5 6,8 25,0 7 200 ppm 5,5 8,38 27,5 11 AIA 50 ppm 6,5 6,84 28,0 13 200 ppm 6,7 5,45 21,5 15 50 ppm 5,7 6,12 16,5 17 ABT1 1.0 3,8 7,18 19,5 7 1.5 3,0 8,49 26,5 5 2.0 5,0 1,50 2,5 5 KẾT LUẬN - Báchvàng là cây dễ ra rễ, ngay cả với cây lớn tuổi không có chất kích thích cũng cho tỷ lệ ra rễ đạt 83.3% - Bốn chất kích thích ra rễ là RA, AIB, AIA, ABT1 đều có nhiều nồng độ làm tăng đáng kể tỷ lệ ra rễ, có khi tăng 16,7% tỷ lệ ra rễ so với đối chứng. Chất AIB và ABT1 có hiệu quả cao nhất trong số 5 chất kích thích đã sử dụng giâm hom. - Một số nồng độ chất kích thích ra rễ đều cho bộ rễ tốt hơn so với đối chứng về số lượng rễ trên hom giâm. - Báchvàng là loài duy nhất của chi Xanthocyparis thuộc họ Hoàng đàn, mọc trên đỉnh núi đá và có khả năng tái sinh tự nhiên rất kém, chưa nhân giống đại trà thành công bằng hạt nên cần được nhân giống bằng giâmhom để bảotồnnguồngen quí của loài cây này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đức Tố Lưu, Phillip Ian Thomas, 2004. Cây lá kim Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 121 trang. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004. Các loài cây lá kim ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 148 trang. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 120 trang. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến, 2002. Kếtquả nhân giống Bách xanh, Pơ mu, Thông đỏ tại Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, số 6/2002, 530-531. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ, 2005. KếtquảgiâmhomVù hương phụcvụbảotồnnguồngencây rừng. Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, 16/2005, 72-73. Tô Văn Thảo, 2003. Nghiêncứu về phân bố, sinh thái, sinh học và tình trạng bảotồn tự nhiên (in situ) của loài Báchvàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) tại Khu bảotồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Luận văn thạc sĩ. Cutting Propagation of Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep for Genetic Conservation Nguyen Hoang Nghia and Tran Van Tien Forest Science Institute of Vietnam Summary Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep is the only tree species of Xanthocyparis genus (Cuppressaceae) which occurs on limestone mountains with poor natural regeneration. Cutting propagation of the species is necessary for genetic conservation. Experiments of cutting propagation show that the species is easy to propagate by cuttings. Cuttings taken from mature trees without treatment gave a high rooting percentage (83.3%). Among five chemicals applied, four chemicals (RA, IBA, IAA, ABT1) gave higher rooting percentages by up to 16.7% as compared to the control. IBA and ABT1 gave the highest results. Some chemical treatment doses gave better root systems than the control. Key words: Cutting propagation, Xanthocyparis vietnamensis, . Nghiên cứu khoa học KẾT QUẢ GIÂM HOM BÁCH VÀNG PHỤC VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY RỪNG KẾT QUẢ GIÂM HOM BÁCH VÀNG PHỤC VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY RỪNG. Giâm hom đã được ứng dụng thành công vào nhân giống cho một số loài cây rừng phục vụ bảo tồn nguồn gen (Nghĩa, 2001; Nghĩa và Tiến, 2002; Nghĩa và Thọ, 2005) nên việc nhân giống bằng giâm hom. bằng hạt nên cần được nhân giống bằng giâm hom để bảo tồn nguồn gen quí của loài cây này. Thí nghiệm cho thấy Bách vàng là cây dễ ra rễ, ngay cả với cây lớn tuổi không có chất kích thích cũng