NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học Đề tài: Nghiên
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví
trả sau SPayLater Shopee của sinh viên TP.HCM.
GVHD TS Hồ Thúy Ái
Lê Thị Huỳnh Dung 050610220857 Nông Thị Hồng Diệu 050610220091
Hà Trọng Hoàng 050610220188 Nguyễn Văn Nội 050610220439 Nguyễn Vũ Anh Phương 050610221257
TP.HCM, ngày 17 tháng 1 năm 2024.
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu 1
1 Bối cảnh 1
2 Ý nghĩa 1
3 Mục tiêu 2
3.1 Mục tiêu chung 2
3.2 Mục tiêu cụ thể 2
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý thuyết 2
1 Fintech ( Financial Technology) 2
2 SpayLater 3
3 Hành vi tiêu dùng 4
4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng 5
CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu 6
1 Thiết kế bảng câu hỏi 6
2 Quy trình lấy mẫu và thu thập dữ liệu 6
3 Thang đo, tiêu chuẩn đánh giá 7
4 Giả thuyết nghiên cứu 7
5 Xử lý dữ liệu 12
Trang 3CHƯƠNG I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1 Bối cảnh
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ (E-commerce market value in Vietnam, 2023) thống kê vào năm 2022, hơn 60% người dùng Internet ở Việt Nam cho biết đã mua sắm trực tuyến Lượng người dùng cũng tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây, đạt hơn 57,6 triệu người vào năm 2022
Các doanh nghiệp đã liên tục đổi mới để cải thiện chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, một trong số đó là Shopee Shopee
là một trong những sàn thương mại điện tử nổi tiếng hiện nay, dẫn đầu về số lượng truy cập cũng như lượt mua sắm cao nhất Thoe số liệu sàn E-commerce (2024) Metric, trong 30 ngày gần đây (từ 16/12/2023 đến 14/01/2024), Shopee đứng đầu thị trường khi chiếm tới 78,43% thị phần tổng doanh thu của 4 sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki) (Số liệu sàn E-commerce, 2024).Trong đó doanh thu bán hàng trên nền tảng này vượt 15 630 tỷ đồng với 172,3 triệu sản phẩm được giao thành công từ 189 788 người bán (Báo cáo Phân tích thị trường, 2024) Trong quá trình cải thiện, Shopee đã không ngừng đổi mới để cải thiện chất lượng dịch
vụ bằng việc cung cấp phương thức thanh toán mới SPayLater ra mắt vào tháng 9 năm 2022 (Anh Đức, 2024)
TP.HCM là một trong những thị trường tiềm năng cho việc sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến nói chung và SPayLater nói riêng, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên
2 Ý nghĩa
Về mặt lý luận, nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung thêm những kiến thức mới về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng SPayLater của sinh viên TP.HCM
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này sẽ giúp các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp hiểu rõ hơn
về hành vi của sinh viên khi sử dụng SPayLater
Trang 43 Mục tiêu
3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví trả sau SPayLater của sinh viên TP.HCM
3.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng SPayLater của sinh viên TP.HCM Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng SPayLater của sinh viên TP.HCM
Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý thuyết
1 Fintech (Financial Technology)
Fintech là một ngành công nghiệp tài chính mới áp dụng công nghệ để cải thiện hoạt động tài chính nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp, dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.Một số dịch vụ Fintech thường cung cấp như: Thanh toán điện tử (Payment); Cho vay ngang hàng (P2P lending); Công nghệ bảo hiểm (InsurTech); Ngân hàng số (digital banking)…Tại thị trường Fintech ở VN từ năm
2015 cũng có những bước phát triển mạnh mẽ được người dân đón nhận (Phạm Thị Linh, 2023)
Trang 5Số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm Fintech giai đoạn 2017-2022
(triệu người)
Theo Phạm Thị Linh (2023)
2 SpayLater
SpayLater được cung cấp bởi ngân hàng đối tác uy tín, cho phép bạn mua trước trả sau thông qua hình thức thẻ tín dụng phi vật lý Khi kích hoạt SPayLater thành công, bạn có thể mua sắm trong hạn mức được cấp và trả sau theo số kỳ thanh toán đã chọn (01, 02, 03, 06 và 12 kỳ) ([SPayLater], 2022)
Điều kiện kích hoạt: (Anh Đức, 2024)
Tuổi: ≥ 18
Cần có tài khoản Shopee hợp lệ, đã xác minh danh tính
Điều kiện tín dụng: Cần đảm bảo khả năng trả nợ và sử dụng có trách nhiệm
Đồng ý với các điều khoản, điều kiện của SPayLater
Trang 6Các khoản phí cần lưu ý: (SPayLater] Tổng hợp về SPayLater, 2022)
Phí chuyển đổi trả góp: Chỉ từ 2.95%/kỳ(*) tính trên tổng giá trị thanh toán của đơn hàng Khoản phí này đã được bao gồm trong số tiền bạn cần thanh toán từng kỳ
Phí chậm thanh toán: 30,000 VNĐ/kỳ(*).Khoản phí này sẽ phát sinh nếu chậm hoặc không thanh toán đúng hạn Phí chậm thanh toán sẽ phát sinh trên tài khoản SPayLater 01 ngày sau ngày đến hạn thanh toán và sẽ được cộng vào hóa đơn của kỳ thanh toán tiếp theo
(*) Đã bao gồm VAT
3 Hành vi tiêu dùng
Theo Kotler & Amstrong (1996), hành vi người tiêu dùng là: “Một tổng thể những hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết nhu cầu cho tới khi mua và sau khi mua sản phẩm.” Có thể hiểu rằng, hành vi người tiêu dùng là cách thức cá nhân ra quyết định sẽ sử dụng các nguồn lực sẵn có của họ như tiền bạc, thời gian, như thế nào cho các tiêu dùng Theo Assael (1998) hành vi mua sắm có thể chia làm 4 kiểu dựa vào mức độ tham gia:
Hành vi mua hàng phức tạp: Thường xảy ra trong những trường hợp sản phẩm cân nhắc mua là sản phẩm đắt tiền, hành vi này không xảy ra thường xuyên và mang tính đầu tư
Hành vi mua hàng thỏa hiệp: Xảy ra đối với những sản phẩm đắt tiền, nhiều rủi ro, mua không thường xuyên nhưng sự khác biệt giữa các nhãn hiệu trên thị trường là không lớn
Hành vi mua hàng theo thói quen: Xảy ra khi các sản phẩm cân nhắc mua có giá trị thấp, tiêu dùng hàng ngày
Hành vi mua hàng nhiều lựa chọn: Xảy ra khi mua những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày
có giá trị thấp nhưng trên thị trường tồn tại nhiều nhãn hiệu
Trang 74 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng
Hành vi mua hàng của một người sẽ chịu tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài và những yếu tố tâm lý bên trong Trong nghiên cứu của Kotler & Amstrong (1996) cho rằng các yếu tố cơ bản tác động đến hành vi mua hàng gồm: Văn hóa, Xã hội, Cá nhân, Tâm lý
Bảng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng SpayLater
1 Văn hóa
Văn hóa
Các yếu tố cơ bản của một nền văn hóa là giá trị, ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục tập quán, sẽ ảnh hưởng đến cách một người nhìn nhận thế giới và hành vi tiêu dùng
Văn hóa
đặc thù
Văn hóa của một cộng đồng chứa đựng nhiều nhóm nhỏ hơn gọi là văn hóa đặc thù Văn hóa đặc thù được chia thành nhiều nhóm nhỏ cơ bản: dân tộc, vùng địa lý, tôn giáo,
Tầng lớp
xã hội
Tầng lớp xã hội tập hợp nhóm người tương đối ổn định trong một khuôn khổ xã hội Sự hình thành tầng lớp phụ thuộc vào của cải, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội,
2 Xã hội
Gia đình
Có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng của mỗi cá nhân, gia đình là chủ thể sẽ quyết định số lượng, cơ cấu hàng hóa trên thị trường
Địa vị xã
hội
Mỗi người đều có một vai trò khi tham gia vào các nhóm, tổ chức, cộng đồng, vị trí của mỗi người sẽ phản ánh địa vị của họ
Tuổi Ở những độ tuổi khác nhau, xu hướng tiêu dùng của cá nhân cũng khác nhau
Trang 83 Cá nhân
Nghề nghiệp
Trình độ học vấn, nghề nghiệp khác nhau sẽ tạo ra xu hướng tiêu dùng khác nhau
Điều kiện
kinh tế
Phụ thuộc khả năng tài chính và giá cả hàng hóa, được thể hiện qua thu nhập cá nhân, tài sản tích tụ, khả năng vay nợ, Phong
cách sống
Phụ thuộc vào tính cách mỗi cá nhân, biểu hiện ở các hoạt động và quan điểm trong cuộc sống
Động cơ
Nhu cầu là nguồn gốc của động cơ, mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau, khi sức ép của nhu cầu đủ lớn nó sẽ tạo thành động lực để thúc đẩy hành vi tiêu dùng
4 Tâm lý
Nhận thức
Sau khi có động cơ sẽ dẫn đến hành động và nhận thức sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cá nhân chọn lọc và đưa ra quyết định tiêu dùng
Niềm tin,
quan điểm
Được tạo ra từ hành động, học hỏi và kinh nghiệm trải qua, nếu không có niềm tin người tiêu dùng sẽ không lựa chọn Kiến thức
Hành vi của con người thay đổi do những trải nghiệm có được
từ cuộc sống, giúp người tiêu dùng có cái nhìn tổng quát hơn
về tiêu dùng
CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu
1 Thiết kế bảng câu hỏi
Cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi được thực hiện trực tuyến ở TP.HCM và những người trả lời được chọn ngẫu nhiên Để đánh giá mức độ hoàn chỉnh của bảng câu hỏi, cuộc khảo sát sơ
Trang 9Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Bảng câu hỏi gồm hai phần: a) Đặc điểm cá nhân của người trả lời
b) Xem xét mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu
Tổng cộng 200 bảng khảo sát là mục tiêu thu thập dữ liệu Cuối cùng tổng hợp biểu mẫu, tiến hành loại những biểu mẫu chứa dữ liệu không hiệu quả và sử dụng những biểu mẫu còn lại
để phân tích dữ liệu
3 Thang đo, tiêu chuẩn đánh giá
Các mục câu hỏi được lấy từ các nghiên cứu trước và điều chỉnh dựa trên sự liên kết với bài Tất cả các câu hỏi, các mục được đo lường theo thang đo thích 5 điểm (1 là rất không đồng
ý, 2 là không đồng ý, 3 là bình thường, 4 là đồng ý và 5 rất đồng ý) Bảng câu hỏi sẽ dựa theo 4 yếu tố lớn: Văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý
4 Giả thuyết nghiên cứu
H1: Yếu tố văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng SPayLater của sinh viên TP.HCM
H2:Yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng SPayLater của sinh viên TP.HCM
H3: Yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng SPayLater của sinh viên TP.HCM
H4: Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng SPayLater của sinh viên TP.HCM
Trang 10PHIẾU KHẢO SÁT:
Phần 1: Thông tin người trả lời:
Phần 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng SPayLater của sinh viên TP.HCM:
đồng ý
Không đồng ý
Bình
Rất đồng ý
Giới tính của bạn?
NamNữ
Năm học tập của bạn?
Năm 1Năm 2 Năm 3 Năm 4Khác
Thu nhập hiện tại của bạn?
< 3 triệu 3-7 triệu7-10 triệu > 10 triệu
Bạn có thường xuyên mua sắm qua nền tảng Shopee không?
CóKhông
Bạn thường sử dụng phương thức thanh toán nào trên Shopee?
Ví ShopeepaySPayLaterThanh toán khi nhận hàng
Bạn có thường xuyên sử dụng SPayLater để thanh toán trên Shopee không?
CóKhông
Trang 11SPayLater vào các
ngày sale lớn
trong tháng
1.3
Tôi có xu hướng
sử dụng
SPayLater vào
các ngày lễ, dịp
quan trọng để
mua
nhiều mặt hàng
1.4
Tôi sử dụng
SPayLater mua
những mặt hàng
theo xu hướng của
giới trẻ
2.1
Gia đình tôi
thường xuyên sử
dụng SPayLater
thay cho các
phương thức khác
để thanh toán
2.2
Gia đình tôi tin
tưởng cao khi sử
dụng SpayLater
2.3
Tôi thường tham
khảo ý kiến của
gia đình trước khi
sử dụng
SPayLater
2.4 Tôi sử dụng
Trang 12người trong câu
lạc bộ, hội nhóm ở
trường sử dụng
2.5
Tôi sẽ giới thiệu
SPayLater đến
bạn bè
2.6
Tôi sử dụng
SPayLater dựa
theo review,
quảng cáo từ
KOLs,
Influencers, …
3.1
Xu hướng mua
hàng trước trả tiền
sau đang dần phổ
biến
3.2
Tôi sử dụng
SPayLater vì
muốn trải nghiệm
phương thức
thanh toán mới
3.3
Chiến lược tiếp thị
của SPayLater hấp
dẫn người có
Trang 13SPayLater hấp
dẫn đối với tôi
4.2
Nhu cầu tiêu dùng
thúc đẩy mạnh mẽ
tới việc lựa chọn
SPayLater làm
phương thức
thanh toán cuối
cùng
4.3
Nhu cầu mua sắm
các sản phẩm giá
thành cao dẫn đến
việc sử dụng
SPayLater trở nên
phổ biến
4.4
Nếu sản phẩm
yêu thích không
nằm trong khả
năng thanh toán
thì tôi sử dụng
SPayLater để có
thể sở hữu sản
phẩm đó ngay
4.5
Khi sử dụng ví
SPayLater tôi nghĩ
nó linh hoạt, hữu
dụng hơn so với
các phương thức
thanh toán khác
4.6 Tôi nghĩ sử dụng
SPayLater là một
Trang 14nhận thức đúng
đắn trong việc
quản lý chi tiêu cá
nhân
4.7
Tôi nhận thấy các
chu kỳ thanh toán
của SPayLater là
phù hợp
4.8
Tôi cảm thấy tin
tưởng vì
SPayLater bảo
mật tốt thông tin
khách hàng
4.9
Tôi cảm thấy tin
tưởng SPayLater
vì là trang thương
mại điện tử lớn
nhất VN
4.10
Tôi cảm thấy
mình sẽ mất ít
tiền hơn khi sử
hữu một sản phẩm
nhờ sử dụng
SPayLater
Trang 15Quy tắc chung: Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,80 là tốt ,Cronbach's alpha ≈ 0,70 đáng xem xét, hoặc Cronbach’s Alpha ≤ 0,5 không được chấp nhận (Hoàng Trọng
& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Mô hình nghiên cứu có 4 biến độc lập với 23 biến quan sát Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2009), cỡ mẫu tối thiếu để nghiên cứu là 23*5=115 Thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá độ tin cậy đạt yêu cầu sẽ được phân tích nhân tố khám phá EFA
để đo lường sự hội tụ và rút gọn biến quan sát trước khi phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được áp dụng để thấy được mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (quyết định sử dụng SPayLater) và các biến độc lập Green (1991)
Trích dẫn
Statista (2023, 12 8) E-commerce market value in Vietnam from 2014 to 2022 with a
forecast for 2023 Retrieved from STATISTA:
https://www.statista.com/statistics/986043/vietnam-ecommerce-market-value-revenue/
Anh Đức (2024, 01 02) SPayLater Shopee là gì? Hướng dẫn cách kích hoạt SpayLater.
Retrieved from VOH Online: https://voh.com.vn/apps/spaylater-shopee-la-gi-
510358.html
Trang 16Phạm Thị Linh (2023, 7 10) Triển vọng thị trường công nghệ tài chính ở Việt Nam Tạp chí Tài
chính Online, 1(2), 47.
Metric (2024, 1 14) Số liệu sàn E-commerce Retrieved from Metric: https://metric.vn/ Metric (2024, 1 14) Báo cáo Phân tích thị trường Retrieved from Metric:
https://metric.vn/analytics
Shopee (2022, 9) [SPayLater] Hướng dẫn thanh toán đơn hàng trên Shopee bằng SPayLater.
Retrieved from Shopee: https://help.shopee.vn/portal/article/89671-[SPayLater]-
H%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-thanh-to%C3%A1n-
%C4%91%C6%A1n-h%C3%A0ng-tr%C3%AAn-Shopee-b%E1%BA%B1ng-SPayLater?previousPage=secondary%20category
Shopee (2022, 9) SPayLater] Tổng hợp về SPayLater Retrieved from Shopee:
https://help.shopee.vn/portal/article/89668-%5BSPayLater%5D%20T%E1%BB%95ng%20h%E1%BB%A3p%20v%E1%BB%81% 20SPayLater
Kotler, P., & Amstrong, G (1996) Principles of Marketing New Jersey: Prentice Hall Asseal, H (1998) Consumer Behavior and Marketing Action 6th edition South Cincinnati Ohio: Western College Publishing
Hoàng Trọng, & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS NXB Hồng Đức
Hair và cộng sự (2009) Multivariate Data Analysis New Jersey: Pearson
Green, S B (1991) How Many Subjects Does It Take to Do a Regression Analysis Multivariate
Behavioral Research, 26(3), 499-510.