Sơ lược về tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay...7 2.1 Mức độ của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay...7 2.2 Ảnh hưởng của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay...8 2.3 Quá trình thực hiện phòn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
BÀI TẬP GIỮA KỲ HỌC PHẦN: CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI THẾ GIỚI
HIỆN ĐẠI
ĐỀ TÀI: PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM VÀ KINH
NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Văn việt
Sinh viên thực hiện: Bùi Nguyễn Bảo Tâm - 225604008
Võ Thị Bích Chăm - 2256040011 Phan Thị Hồng Loan - 1956040072
Lê Thị Thúy Hằng – 1356040019
Lớp: 22604 – K48
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6, 2024
MỤC LỤC
I Giới thiệu về tham nhũng 1
1 Định nghĩa tham nhũng 1
2 Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng 1
3 Nhận diện tham nhũng 3
4 Hệ lụy của tham nhũng 5
II Phòng chống tham nhũng và quá trình thực hiện công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta hiện nay 6
1 Tầm quan trọng của phòng chống tham nhũng 6
2 Sơ lược về tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay 7
2.1 Mức độ của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 7
2.2 Ảnh hưởng của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 8
2.3 Quá trình thực hiện phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước 9 2.4 Phương hướng và giải pháp của Đảng, nhà nước ta trong công cuộc chống tham nhũng hiện nay 12
III Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng từ các quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 15
1 Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng từ các quốc gia 15
a Singapore: Hệ thống pháp luật nghiêm khắc và quản lý minh bạch 15
b Thụy Điển: Tăng cường tính minh bạch và giám sát công khai 16
c Trung Quốc: Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” 16
2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 17
IV Kết luận 19
V Tài liệu tham khảo 20
Trang 3I Giới thiệu về tham nhũng
1 Định nghĩa tham nhũng
Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003: “Tham nhũng
là sự lợi dụng quyền lực của nhà nước để trục lợi riêng” Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam đã xác định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” Như vậy, về bản chất, nói một cách nôm na, dễ hiểu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy thì tham nhũng là hành vi “ăn cắp của công làm của tư”.
Điều 1 trong Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26-2-1998 ghi rõ: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn
để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức ”
Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành
vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.
Còn theo Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International), tham nhũng
hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng nhưng có thể hiểu là thamnhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng quyền, lộng hành,sách nhiễu gây khó khăn cho người khác, dùng quyền lực để mưu lợi cá nhân, baoche cho hành vi vi phạm pháp luật, dùng tiền thao túng quyền lực, chiếm đoạtquyền lực,…
2 Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng
Về nguyên nhân chủ quan:
Trang 4Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham của con
người
Thứ hai là do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của một bộ
phận, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay
Thứ ba là do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh; do giáo dục,
do cơ chế và do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy thoái, thahóa
Thứ tư là do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ phận
người dân còn yếu kém
Thứ năm và cũng là nguyên nhân quan trọng, dễ dẫn đến tham nhũng nhất đó chính
là sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch, cơ chế “xin - cho” còn tồntại
Thứ sáu, một nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm đó là tư duy chính trị của
một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phảng phất tư duy “truyền thống”, phong kiến,manh mún, chắp vá, thiếu tính hệ thống dẫn đến thiếu mạnh dạn và quyết tâmtrong việc thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy chính trị
Về nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất là việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa triệt để,
không theo kịp được trình độ phát triển của hoạt động thực tiễn.
Thứ hai là do hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ, chưa thỏa
đáng và nhất quán; trong xử lý, chế tài chưa nghiêm minh, pháp luật còn nhiều kẽ
hở, cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém
Thứ ba là do những bất cập trong triết lý về giáo dục,
Trang 5Thứ tư là do sự quản lý, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo, yếu kém của Nhà nước; xử lý
qua loa, chỉ mang tính “hình thức”
Thứ năm là do việc thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng của nước ta
chưa hiệu quả, đồng bộ, chưa đáp ứng được thực trạng tham nhũng hiện nay
Thứ sáu là do mặt trái (bản chất) của nền kinh tế thị trường và sự phân cực giữa
các giai tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc làm cho các giá trị đạo đức bị đảo lộn
3 Nhận diện tham nhũng
Nhận diện tham nhũng ở Việt Nam cho thấy những biểu hiện phức tạp đặc thù của
nó là đa dạng, muôn vẻ sắc thái, loại hình, mức độ, cũng như hậu quả
Trước hết, cần phải nhận rõ ai tham nhũng và ở những lĩnh vực nào có khả năngxảy ra tham nhũng?
Hiển nhiên là, dân không thể tham nhũng, xét về mặt nguyên tắc Thường thấytham nhũng xảy ra ở những người có quyền chức, dù to hay nhỏ.
Dân chúng số đông là đối tượng bị tổn hại bởi tham nhũng đồng thời không ítngười dân bị cuốn vào hành vi cấu thành tham nhũng một cách không tự giác Vìnhiều lẽ, họ trở thành kẻ tiếp tay cho tham nhũng, dung dưỡng cho tham nhũng,cho dù không cố ý Đây vừa là hạn chế về ý thức và trình độ của dân, vừa là sự yếukém của luật pháp, của quản lý Nhà nước, vừa là những kẽ hở trong chính sách và
cơ chế, trong pháp luật, dẫn tới những hành vi "cố ý làm trái"
Tham nhũng biểu hiện qua các hình thức:
Tham nhũng về kinh tế: Đây là dạng tham nhũng rất phổ biến diễn ra mọi ngõ
ngách của đời sống xã hội, từ quan chức cấp cao đến cấp thấp Nhưng dễ nhận biết,
họ dùng chức vụ và quyền hạn được giao, hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn
để thu về tiền bạc, vật chất… Dạng này thể hiện từ tham nhũng vặt, nhận phong bì,đến tham nhũng lớn, nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng, biệt thự, đất đai, ô tô…
Trang 6Tham nhũng quyền lực: Là dạng tham nhũng mà người có chức vụ, quyền hạn,
lợi dụng vị thế để đưa những người thân tín, họ hàng, cánh hẩu và người đút lót hối
lộ vào giữ những chức vụ, vị trí quan trọng trong bộ máy của các cơ quan đảng,nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm vụ lợi Đây là dạng tham nhũng rấtnguy hiểm và khó phát hiện Khi họ sắp xếp người không có đạo đức, năng lựcchuyên môn vào những vị trí quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà cảlâu dài, ảnh hưởng cả thế hệ mà khó khắc phục hậu quả
Tham nhũng chính trị: Là dạng tham nhũng của người có quyền lực tác động vào
các quyết định về cơ chế, chính sách, những quyết định lớn của Đảng và Nhà nướcnhằm thu lợi cho bản thân, gia đình, hoặc một nhóm người Họ có thể cấu kết vớingười cùng có quyền lực để thay đổi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nướcnhằm mưu cầu lợi ích cho ngành, địa phương, đơn vị mình hoặc nhóm người cócùng lợi ích Như việc ra các quy định về chính sách thuế, tiền lương, tiêu chuẩn
bổ nhiệm, hưu trí, hoặc ra các quyết định đầu tư dự án lớn: xây dựng sân bay, cảngbiển, khu đô thị, …
Tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về các hành vi thamnhũng bao gồm:
Những hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước
Những hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền
hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
Tham ô tài sản;
Nhận hối lộ;
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
Trang 7 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc địa phương vì vụ lợi;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì
vụ lợi;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật
vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra,kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước
Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ,quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện baogồm:
Trang 84 Hệ lụy của tham nhũng
Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vữngcủa đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tế chậmphát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn nềnkinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói ngày càng trầmtrọng Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước,làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thùđịch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh
Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trởnên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan, từ tài nguyên môitrường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểmsát, tòa án,… Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị với quy mô các vụ án ngàycàng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngàycàng tinh vi
II Phòng chống tham nhũng và quá trình thực hiện công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta hiện nay
Nếu chỉ phòng, chống tham nhũng về tiền bạc, tài sản thôi thì chưa đủ, mà nguyhại hơn là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống Đây mới là cái gốccủa tham nhũng; không suy thoái, hư hỏng thì làm gì dẫn đến tham nhũng? Tiềnbạc, tài sản có thể còn thu hồi được, nhưng nếu suy thoái về đạo đức, tư tưởng làmất tất cả Vì vậy, phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức,viên chức, tức là trị tận gốc của tham nhũng
1 Tầm quan trọng của phòng chống tham nhũng
Dân ta quan niệm: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng cháy hơn chữa cháy” Vìvậy, trước hết đấu tranh chống tham nhũng phải bắt đầu từ phòng ngừa thamnhũng Tác dụng của phòng ngừa tham nhũng có ý nghĩa sau:
Trang 9Một là, các biện pháp phòng ngừa được thực hiện một cách thường xuyên sẽ có tác
dụng rộng khắp, có tính lan tỏa đến từng đối tượng, ngăn ngừa mầm mống hành vitham nhũng
Hai là, phòng ngừa tham nhũng sẽ làm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và chính trị
hơn là để tham nhũng xảy ra
Ba là, bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, bộ máy nhà nước pháp quyền
cũng đồng thời phải hoàn thiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng
2 Sơ lược về tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay
2.1 Mức độ của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đạt đượcnhững kết quả nhất định, trong đó, hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũngngày càng được hoàn thiện
Theo Báo cáo do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố đầu năm 2023, Việt Nam là
1 trong 6 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiến bộ nổi trội về phòng,chống tham nhũng, tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổđược khảo sát, từ xếp thứ 87 (năm 2021) lên xếp thứ 77 (năm 2022), tăng hơn 30bậc trong 10 năm Điều này cho thấy nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong phòng,chống tham nhũng đã được ghi nhận
Trang 102.2 Ảnh hưởng của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Kinh tế
Thiệt hại ngân sách: Tham nhũng gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước,
ước tính khoảng 10-20% tổng chi ngân sách hàng năm, tương đương từ50.000 đến 100.000 tỷ đồng Điều này dẫn đến việc giảm nguồn lực cho các
dự án phát triển hạ tầng và các chương trình xã hội
Giảm đầu tư nước ngoài: Theo Ngân hàng Thế giới, tham nhũng có thể
làm giảm khoảng 2% GDP hàng năm, tương đương khoảng 10 tỷ USD, ảnhhưởng nghiêm trọng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài
Y tế
Chất lượng dịch vụ: Theo Thanh tra Chính phủ, khoảng 30% tổng số tiền
mua sắm thiết bị y tế có dấu hiệu tham nhũng hoặc lạm dụng Điều này dẫnđến việc bệnh viện không có đủ thiết bị chất lượng, ảnh hưởng đến khả năngchăm sóc sức khỏe của người dân
Trang 11 Thiệt hại tài chính: Nhiều dự án y tế đã bị thổi phồng giá trị, khiến ngân
sách y tế bị tổn hại nghiêm trọng
Giáo dục
Gian lận trong tuyển sinh và cấp phát học bổng: Tham nhũng trong tuyển
sinh đã dẫn đến việc không công bằng trong cơ hội học tập, khi mà nhữnghọc sinh không đủ điều kiện vẫn có thể vào học nhờ hối lộ
Giảm chất lượng giáo dục: Khoảng 40% giáo viên được khảo sát cho biết
có tình trạng "chạy trường" hoặc "chạy lớp", làm giảm chất lượng giảng dạy
Xây dựng
Thiệt hại trong các dự án xây dựng: Nhiều dự án lớn như sân bay, đường
cao tốc bị phát hiện các hành vi gian lận trong đấu thầu và hối lộ, dẫn đếnviệc thổi phồng chi phí xây dựng lên đến hàng trăm tỷ đồng
Chất lượng công trình: Tham nhũng làm giảm chất lượng các công trình
xây dựng, với khoảng 25% dự án không đạt yêu cầu về chất lượng, gây nguyhiểm cho người dân
Chính trị và xã hội
Mất niềm tin của người dân: Khoảng 70% người dân không tin rằng chính
phủ có thể giải quyết vấn nạn tham nhũng, dẫn đến sự mất lòng tin vào các
cơ quan nhà nước
Văn hóa tham nhũng: Một nghiên cứu cho thấy khoảng 45% cán bộ công
chức cho rằng hành vi tham nhũng là "bình thường", cho thấy sự chấp nhậntham nhũng đang trở thành vấn đề văn hóa trong xã hội
2.3 Quá trình thực hiện phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước
Từ năm 2012 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các
cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương đã ban hành hơn 250 văn bản về xâydựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó nhiều chủ
Trang 12tình, đánh giá cao, triển khai thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống, tạo chuyểnbiến rõ rệt', như:
Quy định về phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ
Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trước hết là ủyviên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, người đứng đầucác cấp, các ngành
Quy định về kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
Quy định về công tác cán bộ, miễn nhiệm, từ chức
Quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và một số lĩnh vựctrọng yếu khác;
Quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của Ban Chỉ đạo và các cơ quan cóchức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Quy định về cơ chế chỉ đạo phối hợp trong hoạt động kiểm tra, giám sát,thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
Quy định về phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng
Quy định về bảo vệ người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực,v.v Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổsung 4 tội danh về tham nhũng đối với khu vực ngoài nhà nước; Luật phòng,chống tham nhũng năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) dành một chươngriêng về hoạt động phòng, chống tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước;v.v
Thành tựu:
Thứ nhất, sự nhận thức về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của cán bộ,
đảng viên và nhân dân tiếp tục nâng cao; sự đồng thuận, ủng hộ công tác phòng,chống tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục được nânglên
Thứ hai, Đảng và Nhà nước đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quan
trọng trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, như:
(1) Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyếtliệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng,khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng,
"không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịusức ép của bất kỳ cá nhân nào";