Tsecnưxepxki hướng mỹ học vào cuộc đấu tranh của nhân dân, Biêlinxki quan niệm về đối tượng mỹ học thống nhất với Tsecnưxepxki, nhưng việc mở rộng đối tượng của mỹ học sang cả lĩnh vực "
Trang 2chủ biên: ĐÔ VĂN KHANG
Tiên sĩ Khoa học Mỹ học - Tiên sĩ Ngữ Van
MY HOC
ĐẠI CƯƠNG
(Tái bản có sửa chữa)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 3Nhóm biên soạn:
TSKH Đỗ Văn Khang (chủ biên)
PGS.TS Nguyễn Văn Huyên
TS Phạm Thế Hùng
Th.S Đỗ Thị Minh Thảo
Chịu trách nhiệm xuất bản
Giảm đốc: NGUYÊN VĂN THỎA
EN THIEN GIAP
Tong bién tap: NC
Biên tập oà sửa bản in: PHAM NGOC TRAM
Trình bay bìa: VAN SANG
MY HOC DAI CUONG
Ma s6: 02 198 DL 2002
In 1000 cuén tai Nha in Đại học Quốc gia
Số xuất ban: 2/ 1247/ CXB S6 trich ngang 293 KH/XB
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2002
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Từ các chương trình được soạn thảo công phú của gần ba mươi trưởng đại học, một số giáo sự có kinh nghiệm về xây dựng chương tr-h đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo mời xây dựng Bộ chương trình Đại học đại cương dùng cho các năm đầu ở bậc đại học
Bo chương trình néu trên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo bạn hành dưới đạng Bộ chương trình mẫu (theo quyết định 3244/GD-
Đ ngày 12 tháng 9 năm 1995 và đang được các trường Đại học và Cáo đăng áp dụng Đây là chuẩn mực tối thiểu vẻ phần kiến thức nẻ: tàng của bậc đại học để các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng apdung nhậm nâng đân mặt bảng kiến thức bậc đại học nước ta
ngìng tắm với các nước trong khu vực và trên thế giới Mong mỏi
chíng của người học
à người đạy là có được sách giáo khoa phù
hợ với Bộ chương trình này do những chuyên gia có kinh nghiệm
bien soan
Đặp ứng nguyện vọng trên, Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiết vẻ Giáo dục Đại học đã mời Tiến sĩ Khoa học Mỹ học Đỗ Văn Khing chủ biên cuốn Đại cương Mỹ học phục vụ cho chương trình
Đụ học đại cương
Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu về Giáo dục Đại học trân trọig giới thiệu với bạn đọc và mong nhận được sự góp ý để cuốn Sách ngày càng hoàn thiện
Ban chủ nhiệm chương trình giáo trình Đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 5con người nàng lực sáng tạo ra nhiều của cải vật chất và tỉnh thần cho
xã hội "Mới tỉnh” thuộc các khoa học giúp cho mỗi người năng lực tự điệu chỉnh bản thân mình từ bên trong theo hướng nhân vàn mà Xôkrát cho là "Hãy tự biết mình”; còn Arixtốt cho là “Tự hồi tâm” (Catharsis)
“Nói sinh" là thuộc các khoa học cung cấp cho
Mỹ học là mot khoa hoc "Noi tink"; mot Khoa học kích thích sáng,
tạo; phát triển ở mỗi con người một tài năng còn đang ấp ủ Nghệ thuật
là một bô phận của mỹ học; do đó mỹ học còn đem lại những hiểu biết cân thiết về các loại hình, loại thể cũng như những thành tựu của nghệ
thuật nhân loại và dân tộc, từ đó nâng cao năng lực cảm thụ và sáng
tạo thẩm mỹ của môi người
Mỹ học còn giúp cho con người biết cách sống và sáng tạo theo quy luật cái đẹp; biết xác định cho mình một lý tưởng tiên tiến, biết cách phân biệt thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh và thị hiếu tầm thường, lạc hậu; qua đó để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, luôn hướng theo con dường Chân - Thiện - Mỹ
Mỹ học còn là đạo đức học của ngày nay Bởi lẽ, khi con người
biết tự nguyện sống và hoạt động theo quy luật cái Dep thì cái Thiện
đã mang một ý nghĩa mới tự nguyện, VÔ tư, cao cả
Cuốn Afÿ học đại cương tái bản lần này được sửa chữa nhằm tảng thêm chất lượng theo xu hướng hiện đại của mỹ học, nhưng vấn đảm
bảo tính cơ bản của công trình
Trang 6Sách được sự cộng tác của PGS.TS Nguyễn Văn Huyền (viết
chung chương cái Đẹp với TSKH D6 Van Khang); TS Pham The
Hùng viết phần 1/ Chủ thể sáng tao và 3/ Chủ thể định hướng thẩm
mỹ, (còn ở chương 6 Phần Bản chất và cấu trúc của chủ thể thẩm
mỹ viết chung với TSKH Đỗ Văn Khang, Th.S Đô Thị Minh Thảo viết hai chương 9 và 10) Các phần còn lại do TSKH Đỗ Văn
Khang viết
Các tác giả rất cảm ơn, mong nhận được những đóng góp quý giá về khoa học của các nhà chuyên môn; của bạn bè xa gần; đặc biệt là các em sinh viên Đại học và Cao đẳng cả nước - Những người quan tâm và yêu mến giáo trình này
Thay mặt nhóm biên soạn
TSKH Đỗ Văn Khang
Trang 7Phản thứ nhất
CHUONG |
BAN CHAT CUA MY HOC
1 NHUNG KHAM PHA BAN DAU
Chưa có một khoa học nào ẩn mình như mỹ học Mỹ học
tồn tại từ lâu, từ thế kỷ VIII trước công nguyên, song lúc đó
Mỹ học vẫn chỉ là một bộ phận của triết học, chỉ được coi là
phần "kiêm nhiệt của các nhà triết học Do đời sống bên
trong con người ngày càng được coi trọng, văn học, nghệ
thuật cũng phát triển theo, mỹ học dần dần được chú ý
Người đầu tiên chú ý đến đối tượng của mỹ học là
Aritxtốt (384-399 tr CN) Trong cuốn Thỉ Pháp (bàn về phép làm thơ), Aritxtốt cho rằng mỹ học là triết học nghiên cứu nghệ thuật, cụ thể hơn : đó là triết học nghiên cứu các luật lệ sáng tạo nghệ thuật Như vậy, với Aritxtốt, mỹ học vẫn chưa
là một khoa học độc lập,
Năm 1735 trong bài "Những suy xét uễ triết học có quan
hệ tới tiệc xây dựng thơ ca" Baumgaeten - một giáo sư người Đức đã đưa ra quan niệm về khoa học mỹ học Ông cho rằng:
mỹ học là khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu những đặc điểm của con đường nhận thức thế giới bằng cảm xúc, để phân biệt với con đường nhận thức lý tính của triết học và các khoa học
Trang 8khác (Năm 1750, ông cho xuất ban cudn My hoc tap 1, nam
1758 6ng cho in tiép My hoc tap 2)
Từ sau, Baumgacten, mỹ học trở thành một khoa học độc lập và phát triển lên mãi :
- Cuéi thé ky XVIII, Immanuyen Kant cho rang: déi
tượng của mỹ học là "thị hiếu thẩm mỹ", rộng hơn là lĩnh vực
của "sự phán đoán về thị hiếu thẩm mỹ" Như vậy, Kant biến
đối tượng mỹ học thành cái chủ quan, chứ không phải cái khách quan
- Với một cái nhìn hợp lý hơn, Hêghen đầu thế kỷ XIX cho rằng: đối tượng của mỹ học là cái đẹp, cụ thể hơn là
"vương quốc bao la của cái đẹp" Song ở Hêghen, cái đẹp chủ yếu được quan niệm là nghệ thuật Ông không phủ nhận cái đẹp trong cuộc sống, nhưng ông coi thường nó, cho nó là
không đây đủ, đơn giản và nhàm chán
- Quan niệm về đối tượng mỹ học của các nhà dân chủ
Nga là đối lập với Hêghen Tsecnưxepxki coi đối tượng
của mỹ học là "quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với
hiện thực" Dựa trên quan điểm "cái đẹp là cuộc sống” Tsecnưxepxki hướng mỹ học vào cuộc đấu tranh của
nhân dân, Biêlinxki quan niệm về đối tượng mỹ học thống
nhất với Tsecnưxepxki, nhưng việc mở rộng đối tượng của
mỹ học sang cả lĩnh vực "lý tưởng thẩm mỹ" của ông là một
sự cần thiết, nó chính là quan điểm làm cho mỹ học không
tách rời nghệ thuậtˆmà gắn bó với nghệ thuật hơn
Về đối tượng của mỹ học, còn cổ nhiều ý kiến hết sức độc đáo, tỉnh tế nhưng cũng rất khoa học, đó là ý kiến của nhà văn Gôgôn trong bài "Đáđu là thực chất uà đâu là đặc
điểm của thi ca Nga" 1846, viết để nhận xét đối tượng của
Trang 9thơ trong thở Puskin Gôgôn cho rằng: "Tất cả đều là đối
tượng của thi ca, và chẳng có gì là riêng biệt cả Sự suy tư
lang đi trước vô số các sựf v
, cái gì làm Puskin ngạc nhiên,
và trước cái gì ông không dừng lại? Từ rặng núi Kápca mây phủ và Cherkét đẹp như tranh, đến xóm nghèo phương Bắc với tiếng đàn balalaie: điệu nhảy Tòrêpắc bên quán rượu -
khấp nơi mọi chốn: ở dạ hội khiêu vũ trong túp lều vắng giữa thảo nguyên, trên chiếc xe ngựa đường trường, tất cả đều trở thành đối tượng của ông Ông có nhận xét trước tat thay
- Mỹ học cũng như thì ca, có quan hệ với tất cả các chiều
của cuộc sống dù ở một vật "vô cùng nhỏ bé" đến cái "hết sức
vi đại"
- Tuy lấy toàn bộ cuộc sống làm co sd quan sát, những điểu mà mỹ học cũng như thi ca quan tâm hơn hết 1a cai “tia lửa điện thị ca" của cái "ngọn lửa thì ca vốn có trong bất kỳ công trình nào của thượng đi
- Trong khi hướng đến "ngọn lửa thi ca vốn có trong bất
kỳ công trình nào của thượng đế", mỹ học hướng đến "trước tất thảy những gì có ở bên trong con người"
Trên toàn bộ các gợi ý đó của Gôgôn, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu đối tượng của mỹ học
Trang 10H ĐỐI TƯỢNG CUA MY HOC THEO QUAN ĐIỂM
MAC - LENIN
Điều đầu tiên cần chú ý, mỹ học cũng như các khoa học
khác, đều cùng hướng vào tự nhiên, xã hội, con người để khai
thác đối tượng của mình Do đó, vấn để quan trọng đối với
công việc xác định đối tượng của một khoa học là phải vạch
ra lĩnh vực họat động riêng của nó, mà một khoa học lạ thường quan tâm tới vài ba lĩnh vực họat động trở lên Vì thế
để xác định đối tượng của một khoa học, sau khi đã vạch ra
lĩnh vực riêng của khoa học này, người ta còn phải vạch ra cái "trường" họat động có ý nghĩa nhất của nó Muốn xác định "trường", người ta đặt các lĩnh vực riêng của khoa học
này vào mối tương quan giao nhau, để rút ra những quy luật
cơ bản mà khoa học quan tâm, nghiên cứu Đấy chính là đôi
tượng của khoa học đó
mỹ học không phải là tất cả Mỹ học tuy nhằm vào khách thê
thẩm mỹ, nhưng không "ôm đồm" tất cả Khách thể thẩm my
là rất rộng Tất cả các hiện tượng thẩm mỹ khách quan đều
liên quan đến mỹ học: trăng và sao, ánh sáng và bóng tối, chim và hoa, biển và mặt trời Mỹ học không có nhiệm vụ đối với các hiện tượng chỉ là hiện tượng mà không mang bản chất thẩm mỹ, không phản ánh quy mô phổ quát của đời
sống thẩm mỹ của cái đẹp
Tương tự như thế, ở lĩnh vực chủ thể thẩm mỹ, mỹ học không có tham vọng giải quyết tất cả các vấn để thuộc cảm
xúc, tình cảm thị hiếu của mỗi cá nhân Nhưng những quy
luật cơ bản của cảm xúc thẩm mỹ, của tình cảm thẩm mỹ,
10
Trang 11cua thị hiểu thâm my cùng như lý tưởng thẩm mỹ trong
quan hệ hữu cơ với quy luật phổ quát của cái dep lại là cái có
ý nghĩa đôi với mỹ học
Với nghệ thuật cũng vậy : nghiêm túc mà xét, thì mọi vấn
để của nghệ thuật đều là vấn để của mỹ học Nhưng thái độ
của mỹ học đổi với nghệ thuật lại chỉ là vấn để có tính
phương pháp luận Nghĩa là mỹ học cố gắng vạch ra những
khoa học nói trên với mỹ học Mối quan hệ giữa mỹ học
cúc khoa học đó là mối quan hệ giữa khoa học lý thuyết tổng
quát và khoa học cụ thể của ngành Nghĩa là mỗi khi cần
khái quát rộng ra, các khoa học cụ thể của ngành lại viện đến mỹ học
Từ những phân tích trên, rõ ràng chúng ta đã xác định
được không chỉ các lĩnh vực mỹ học nhằm vào, mà còn xác
định được chức năng, nhiệm vụ, cùng như "trường" họat động có ý nghĩa nhất của mỹ học
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa về
đối tượng của mỹ học :
11
Trang 12Đổi tượng mỹ học là toàn bộ những hiện tượng đạc biệt, những quy luật cơ bản uà phổ biến nhất của dời sống thẩm
mỹ (khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ uà nghệ thuật) Trong đó cái đẹp là phạm trù cơ bản va trung tâm, hình tượng là tiếng nói đặc trưng, nghệ thuật là đỉnh cao của những thành tựu sáng tạo thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ là
điểm tựa của sáng tạo uà thưởng thức nghệ thuật
Như vậy, mô hình mối quan hệ của đời sống thẩm mỹ và
của đôi tượng mỹ học là:
Ill, MOL QUAN HE CUA MY HOC VOL CAC KHOA
HOC KHAC
1 Với triết học
Nếu so sánh mối quan hệ giữa triết học và mỹ học thì
triết học là khoa học phương pháp luận của mỹ học Tính
12
Trang 13phương pháp luận của triết học ảnh hưởng tới mỹ học
trên 3 phương diện chủ vếu: Bản thể luận, nhận thức luận
và lịch sử
a Về mặt bản thê luận
Nhờ cơ sở triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mỹ học coi các quy luật cơ bản và phổ biến của đời sống thẩm mỹ không phải là các quy luật trừu tượng, chỉ có trong tư duy,
mà các quy luật có tính bản thể, tính cơ chất, nằm ngay
trong bản chất của sự vật Ngay thực thể "Người" là một
thực thể phức tạp nhất, thì như Mác đã nói: cơ chất của con
người là cơ chất ứng với nhiệm vụ sáng tạo cái đẹp Đôi tai con người phải cấu tạo hợp lý như cái bình chứa âm thanh
để tiếp nhận âm nhạc Đôi mắt con người cấu tạo như một máy ảnh diệu kỳ có thể điều hòa ánh sáng, phân biệt màu sắc của các tác phẩm hội họa "6m lại, những giác quan có
thổ cảm thấy những sự thưởng thức của con người oà khẳng
định mình như là mạnh bản chất con người” (C.Mác:
Bản thảo bình tế - triết học 1844, trong những tác phẩm đầu
Cũng đã tồn tại một loại ý kiến định bỏ qua mặt bản thể
e hiện tượng thẩm mỹ và quy luật thẩm mỹ Các nhà
mỹ học này khi thì coi mỹ học là một "khoa học nghiên cứu các môi quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực" đã
không lý giải đầy đủ và bỏ qua tính thứ nhất triết học của đời sống thẩm mỹ Hơn nữa, khi xác định thế nào là "quan
hệ" và cho đù "quan hệ" được chỉ định ra một cách đúng đắn
là sự ràng buộc, sự phụ thuộc, sự tác động, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa biện tượng này với hiện tượng khác, giữa chủ thể và đối tượng thì quan hệ vẫn không bao chứa toàn bộ bản
thân khách thể và do đó cũng không phải là toàn bộ bản
của
13
Trang 14thân của chủ thể Bằng phương pháp khoa học, chúng ta
thấy "quan hệ" không chỉ là một hiện tượng "đứng giữa" khách thể và chủ thể Nếu biểu hiện khách thể là K và chủ thể là € chúng ta thấy rõ mối quan hệ thẩm mỹ chưa bao
Tính chất của các mổi quan hệ là do bản chất của mỗi sự
vật tham dự quyết định (ở đây có thể thấy
quan hệ cụ thể, K và € lại trao đổi với nhau một bản chất cụ
thể) Thí dụ: trong mối quan hệ sáng tác và thưởng thức,
, trong mỗi mối
chúng ta thấy, với những người câm, điếc là không có quan
hệ sáng tác và thưởng thức âm nhạc, nhưng họ lại thích quan hệ với sáng tác và thưởng thức nghệ thuật sân khấu,
điện ảnh, văn học Còn với những người không có khuyết tật
nào, nhưng lại không có khả năng thưởng thức nhạc cổ điển,
thì nhạc giao hưởng chỉ là một mớ âm thanh ẩm 1, vô vị
Một bức tranh được gắn là sơn mài mà không có chất liệu
gỗ và sơn, đồng thời không được làm theo quy trình quét sơn,
vẽ sơn, ủ sơn và mài nhẫn của sơn mài sẽ
hệ thẩm mỹ nào với thứ "tranh sơn mài
không có một quan
y cả
Một cuốn sách được để là "tiểu thuyết" mà cốt truyện
mỏng manh, sự việc đơn giản, nhân vật lèo tèo, thì chẳng có
ai dùng quan hệ thưởng thức tiểu thuyế với cuốn sách đó
14
Trang 15Như vậy, nhờ chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta thấy rõ mạt bản thẻ của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan
và các quy luật thâm mỹ khách quan
b Về mặt nhận thức luận
Mỹ học đưa vào phản ánh luận của Lênin khẳng định: ý thức thẩm mỹ chỉ là sự phản ánh các hiện tượng, các quy
luật thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ là "hình ảnh chủ quan của
thể giới khách quan" Thông qua cảm xúc thẩm mỹ, biểu tượng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, thông qua nghệ thuật, con người có thể nhận thức được thế giới bằng con đường
nhân thức thẩm mỹ
So với nhận thức nói chung, nhận thức thẩm mỹ là có
tính đặc thù Nhận thức bằng con đường của khoa học tự
nhiên có thể bỏ qua tính chất cảm quan, toàn vẹn của sự vat.’
Nhận thức thẩm mỹ bắt buộc phải tôn trọng tính sinh động,
cảm quan, toàn vẹn, tính nhiều tầng, nhiều lớp, phong phú
va da dạng của sự vật Nhận thức khác có thể chỉ bằng khái
niệm lôgie, nhận thức thẩm mỹ là nhận thức thông qua các
hình tượng cụ thể cảm xúc
Nhận thức thẩm mỹ cũng như mọi nhận thức khác, đều
dựa trên tiêu chuẩn của thực tiễn, thực tiễn không chỉ gợi ý
cho nhận thức thẩm mỹ mà còn định hướng họat động của
nó, là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá nó
Nhờ họat động thực tiễn vật chất và xã hội, con người còn sáng tạo thêm nhiều hình thức thẩm mỹ, nhiều loại hình,
loại thể nghệ thuật mới như: điện ảnh, vô tuyến truyền hình
(trong đó hình thành nhu cầu xem điện ảnh, xem tỉ vi, nhu
cầu cần có loại phim chiếu rạp và phim băng hình)
15
Trang 16c Về mặt lịch sử
Ngoài chủ nghĩa duy vật biện chứng, mỹ học còn dựa
trên những nguyên lý cơ bản của duy vật lịch sử để xem xét
bản chất xã hội của đời sống thẩm mỹ Bởi vì, nếu không dựa
vào các quan điểm lịch sử không thể nào thấu hiểu các quy luật phát sinh, hình thành và phát triển mỹ học, sẽ không
thể lập được các tiêu chí để đánh giá tính tích cực và tính lạc
hậu của trào lưu mỹ học
Không có phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, mỹ học sẽ không thể giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Chân-Thiện-Mỹ Bởi lẽ, cái đẹp bao giờ cũng bắt nguồn
từ cái đúng, cái tốt nên cái đẹp bao giờ cũng có tác dụng định hướng lịch sử con người
Như vậy, trên những phương diện đã bàn, nếu mỹ học không lấy triết học làm cơ sở phương pháp luận của mình,
mỹ học rất dễ xa vời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác, và rất dễ trở thành bất lực trước những vấn đề gay gắt đang đặt ra trong đời sống thẩm mỹ, đời sống nghệ thuật
2 Mối liên hệ của mỹ học với đạo đức học
Một trong những hệ tiêu chí để đánh giá cái đẹp là Chân-
Thiện-Mỹ Như vậy mỹ học không chỉ có quan hệ với khoa
học (chân lý) mà còn có quan hệ chặt chẽ với đạo đức (cái
Thiện) Mối quan hệ giữa mỹ học và đạo đức học không chỉ là mối quan hệ tương tác, mà còn là mối quan hệ chuyển hóa
Gorơki đã dự báo: "Mỹ học là đạo đức của ngày mai" Như
vậy, trong tương lai cuộc sống con người càng hoàn thiện thì đạo đức cao nhất sẽ là "sống đẹp" về mọi phương diện: ứng
xử, lương tâm, danh dự, trách nhiệm, nghĩa vụ
16
Trang 17Rõ ràng các phạm trù đạo đức, đều gắn với phạm trù cái
đẹp Mục đích của đạo đức học là bồi đắp con người hoàn
thiện các quan hệ xã hội mang tính văn hóa cao - nền văn hóa xây dựng trên cơ sở tình thương đồng bào, đồng loại
Mục đích của mỹ học cũng nhằm hoàn thiện con người ở
phương diện nhân văn: sống và sáng tạo theo quy luật cái đẹp, chỗ gặp nhau của đạo đức và mỹ học là cùng hoàn thiện
bản ch: n người, chỗ khác nhau là mỹ học lấy cuộc đấu
tranh vì cái đẹp toàn thiện, toàn mỹ, làm trung tâm, thì đạo đức lấy cuộc đấu tranh chống lại cái ác để nâng đỡ cái thiện làm hạt nhân cơ bản
3 Mới quan hệ của mỹ học và tâm lý học
Mọi nghệ thuật đều là "khoa nhân học" Trong khi đó, mỹ học là khoa học phương pháp luận của nghệ thuật thì mỹ học
cũng là "khoa nhân học" Đáng chú ý ở chỗ, là hành động của
con người bao gồm hai lĩnh vực cơ bản : hành động sinh lý và hành động tâm lý Mỹ học không bỏ qua hành động sinh lý của con người, nhưng trách nhiệm chính của nó là nghiên
cứu "cái đẹp - tâm lý học" Chắc chắn các cảm giác, biểu
tượng, thị hiếu, lý tưởng, tình cảm không có cái nào hoàn toàn chỉ là sinh học Sống trong xã hội, mọi cảm giác, tri
giác, biểu tượng, thị hiếu, tình cảm đều gắn với vui, buồn,
giận, hờn, thích, chán, hào hứng, phấn khởi; thế có nghĩa nó
trở thành thế giới tỉnh thần - tình cảm bên trong, có sức sống rung động mãnh liệt, như vậy nó đã kéo tâm lý học vào lĩnh vực tâm lý thẩm mỹ
4 Mới quan hệ của mỹ học với nghệ thuật học
Nếu triết học là cơ sở phương pháp luận của mỹ học, thì
đến lượt nó, mỹ học trở thành phương pháp luận của các khoa học nghiên cứu nghệ thuật
‹- LCÍ6Ép
Trang 18Mô hình biểu hiện mối quan hệ của mỹ học uới nghệ thuật
Hình 3
Nghệ thuật học ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó chỉ
tất cả các khoa học cụ thể nghiên cứu các ngành nghệ thuật
cụ thể Trong đó có : khoa văn học, khoa nghệ thuật tạo hình, khoa nghệ thuật sân khấu
Tính phương pháp luận của mỹ học với nghệ thuật học
thể hiện ở chỗ, mỗi vấn đề có tính khái quát của nghệ thuật
học đều cần đến vai trò của mỹ học Có thể dẫn ra dây rất
nhiều bằng chứng để làm rõ mối quan hệ này Thí dụ những
vấn để như: phương pháp sáng tác, điển hình hóa nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật là phải nhờ mỹ học gi
quyết vấn đề: "thế nào là vấn đề phương pháp sáng tác" trước
đã Tương tự như vậy, mỹ học sẽ giải quyết trước thế nào là
"điển hình nghệ thuật", thế nào là "hình tượng nghệ thuật" Trên cơ sở đó khoa văn học mới xem xét vấn đề "điển hình
hóa trong văn học", khoa nghệ thuật tạo hình mới xem xét vấn đề "điển hình hóa trong nghệ thuật tạo hình"
18
Trang 19Đương nhiên, mối quan hệ giữa mỹ học và nghệ thuật
học không chỉ là quan hệ xuôi, mà còn là quan hệ ngược lại
Nhờ những tài liệu của nghệ thuật học (của lịch sử nghệ thuật, của phê bình nghệ thuật) những khái quát của mỹ học mới có giá trị Việc vận dụng có kết quả các tiêu chí mỹ học của các ngành nghệ thuật học trong thực tiễn, trở thành chân lý quan trọng của mỹ học
lý luận nghệ thuật, sẽ
¡ một cách khác, không có hông có lịch sử nghệ thuật Và không
có lịch sử nghệ thuật, càng không có lý luận nghệ thuật
IV BAN CHAT CUA MY HOC ĐƯỢC THE HIEN TRONG
CẤU TRÚC CỦA ĐỜI SỐNG THẤM MỸ
Sau khi đã xác định đối tượng của mỹ học, chúng ta cần
đi sâu vào vấn đề "thế nào là đời sống thẩm mỹ" Để làm rõ
vấn để này chúng ta phải trả lời hàng loạt các câu hỏi : "mối quan hệ của đời sống thẩm mỹ với đời sống con người ra sao?" các dạng thức của đời sống thẩm mỹ biểu hiện quá
trình hình thành, tổn tại và phát triển của nó như thế
nào ?",
Trước hết chúng ta thấy, nếu bổ dọc đời sống con người bằng một lát cắt tưởng tượng, chúng ta cũng dễ nhận ra hai
phần rất quan trọng: đời sống vật chất và đời sống tỉnh thần
Nhưng nếu chúng ta tiến hành một lát cắt ngang, chúng ta
thấy bể ngang của lát cắt chính là đời sống thẩm mỹ Như
vậy đời sống thẩm mỹ thẩm thấu vào trong tất cả các chiều
của đời sống, vì bản chất con người là sáng tạo theo quy luật của cái đẹp
19
Trang 20Nhờ cách xác định đời sống thẩm mỹ theo kiểu đó, chúng
ta thấy nó có cấu trúc sau đây :
Trang 21Đương nhiên, cấu trúc trên, mới là dạng phổ quát của
khách thể thẩm mỹ, nếu đi sâu hơn chúng ta có thể còn vạch
ra mặt phát sinh của từng bình diện một Ví dụ :
- Về cái đẹp, chúng ta còn có cái xinh xắn, cái hài hòa, cái
ưu nhã, cái tích cực, cái tiến bộ, cái hoàn thiện
- Về cái xấu, chúng ta còn có thể kể đến cái lập dị, cái thô
kệch, cái lạc hậu, cái phần động
- Về cái bi kịch, chúng ta có thể còn phải đề cập đến cái bi kịch lịch sử, bi kịch của lầm lẫn, bi kịch của số phận, bí kịch của sự ngu dốt
Trang 22Đây cũng chỉ là dạng phổ quát của chủ thể thẩm my Chi tiết của nó sẽ được nghiên cứu lần lượt ở các chương sau
3 Cấu trúc của nghệ thuật
Do cấu trúc đó, chúng ta phải lần lượt nghiên cứu ba phần
quan trọng tạo nên mỹ học là: phần khách thể thẩm mỹ,
phần chủ thể thẩm mỹ và phần nghệ thuật
2
Trang 23Phần thứ hai
KHACH THỂ THẤM MỸ
CHƯƠNG 2
BẢN CHẤT CÁI ĐẸP
1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁI ĐẸP
Chương trên chúng ta đã xác định cái đẹp là phạm trù cơ
bản, trung tâm của mỹ học Do đó, việc vạch ra toàn bộ bản chất của cái đẹp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc
tiếp tục nghiên cứu các quy luật khác của đời sống thẩm mỹ
Cái đẹp không chỉ là thước đo họat động của con người
mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất người Mác viết: "Sức uật chỉ nhào nan vat chat theo thước đo uà như cầu giống
loài nó, còn con người thì có thể áp dụng thước đo thích dụng cho mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn uật chất
theo quy luật của cái đẹp" (C.Mác Ănghen Tuyển tap, T.1,
Nxb Sự thật, Hà Nội 1980, tr.119)
Như vậy, cái đẹp gắn bó uới bản chất sáng tạo của con
người, gản uới quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ của con người, gắn với sự tự sản sinh ra chính con người
2
Trang 24Nhờ quá trình lao động cải tạo tự nhiên và cải tạo bản thân, con người dần dần phát hiện và nhận thức ra quy luật phổ biến của cái đẹp Khi con người biết so sánh, đối chiếu
với cái gọi là "xấu" thì lúc đó họ cũng đồng thời nhận thức ra
và đã dùng từ "cái đẹp" để chỉ bất cứ cái gì dấy lên ở con
người những cảm xúc, cảm hứng tốt lành Người ta coi cái đẹp gắn liền với sự tiến bộ, sự phát triển, với những yếu tố
cách mạng và gắn với chủ nghĩa nhân văn Từ đó cái đẹp được coi như một tiêu chuẩn quan trọng nhất và phổ biến
nhất của sự đánh giá cuộc sống con người
Xét về mặt lịch sử, từ xưa đến nay, quan niệm về cái đẹp được các nhà mỹ học bàn luận rất nhiều, song chưa đi đến một quan điểm thống nhất Các nhà mỹ học đã xuất phát từ
cơ sở triết học khác nhau về cái đẹp Đó là quan điểm duy vật
hay duy tâm, trong đó còn thể hiện rõ quan điểm duy vật
biện chứng hay duy vật máy móc, duy tâm chủ quan, hoặc duy tâm khách quan
Quá trình tìm tòi về cái đẹp, tựu trung thường xoay
quanh hai câu hỏi cơ bản: Cái đẹp là gì? và Cái gì đẹp? Hai câu hỏi đó tưởng như đơn giản nhưng các nhà mỹ học không
dễ trả lời
1 Các nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại
Là những người đầu tiên trong số những người muốn lý giải một cách khoa học vấn đề này Nhìn chung họ là những người muốn giải thích cái đẹp trên quan điểm vũ trụ luận Nghĩa là, khi tìm các thuộc tính các phẩm chất cơ bản của
cái đẹp, họ đã biết dựa vào những đặc tính tự nhiên của sự
vật để vạch ra những thuộc tính và những phẩm chất cái
đẹp Các nhà mỹ học duy vật đầu tiên như Đêmôcơrit và
24
Trang 25\ritstét déu cho rang, cai dep có các thuộc tính như: sự cân
xứng, sự hài hòa, trật tự, số lượng, chất lượng Còn các nhà
mỹ học duy tâm lại tìm cách phủ nhận tính khách quan
mang tính vật chất của cái đẹp, Platông chẳng hạn, một mặt
ong cũng thừa nhận cái đẹp là sự bài hòa, cân xứng, hoàn thiện, hoàn mỹ, nhưng mặt khác lại cho rằng cái đẹp không gắn với sự vật mà ta thường thấy Theo ông, cái đẹp chỉ tồn tại ở trên thượng giới, khi chúng ta "bước theo thần Duypite trong tiếng nhạc hòa tấu của thiên đình", lúc đó cái đẹp "ánh
lên" như một thực thể Còn cái mà chúng ta gọi là đẹp ở hạ
giới chỉ là "cái bóng" của một "ý niệm" đẹp chiếu rọi từ thiên đình xuống
2 Thoi Trung co Phong kien
Xuất phát từ triết học khác kỷ giả dối; xuất phát từ sự
phân chia thế giới thành cõi trần - cõi khổ, và cõi tiên - cði
sướng, mỹ học Trung cổ phong kiến Phương Tây cho rằng:
"Cuộc đời chỉ là ngọn nến leo lét trước cơn gió mạnh", "la con thuyền mỏng manh trước cơn sóng đữ", nên cuộc đời không
có cái đẹp Chỉ có trên vườn "địa đàng" của Chúa Trời mới tràn ngập cây "hằng sinh", "hằng sống", mới là nơi hạnh phúc vĩnh hằng Họ khuyên con người "cam phận" kiếp sống tôi đòi "nếu có kẻ tát con vào má trái, con hãy chìa má phải ra", Họ khuyên con người sớm tối cầu kinh sám hối để một ngày mai rũ sạch bụi trần, chết đi được về cực lạc của Chúa
Như vậy thời Trung cổ, cái đẹp bị kéo lên chín tầng mây
3 Thời Phục hưng
Khi con người biết chế ra máy hơi nước và xếp cối xay gió vào viện bảo tàng, con người bất chợt nhận ra mọi triết lý khác kỷ chỉ là sự lừa dối, là "món hàng của những tên bịp
25
Trang 26bgm" (Leonardo da Vinci) Ho déng léng đòi xem xét lại nhiều giá trị, trong đó có giá trị của cái đẹp Bằng cuộc sống thực tế, bằng nhiều thành tựu của khoa học thực nghiệm, dù
phải lên dàn hỏa thiêu như Brunô, họ vẫn không hề sợ, và
còn lớn tiếng nói rằng: "Trái Đất tròn", "con người do tự nhiên sinh ra" Ông Ađam không phải là vật phẩm của lòng
nhân từ được Đức Chúa Trời véo ra từ phần thừa của đất, và
bà Eva lại càng không phải là mẩu xương sườn của ông Adam do Ditc Chúa Trời rút ra phù phép tạo nên Nghĩ vậy,
họ bèn rủ nhau treo lên thánh đường tháo các bức tranh cổ
có bộ mặt khắc khổ, để treo vào đó những bức tranh lồ lộ
những cảm xúc say mê vẻ đẹp của cuộc sống đến ngây ngất
cả các vị tu hành Họ còn dám nói chuyện những chàng trai
và những cô gái dưới trần gian đùa vui giữa ngày xuân ngay trên vườn Chúa Và chẳng nể vì một ai, họ còn để các bạn trẻ ấy hái những "trái cấm" nơi vườn "Địa Đàng" của Chúa
để chia nhau vị ngọt cuộc đời (tác phẩm Mua xudn cia
khoáng đầy tính nhân văn thời Phục hưng lại, và kêu gọi
mọi người hãy tuân thủ vẻ đẹp có tính chuẩn mực khắt khe của Hàn Lâm viện của Boalô Nếu vẻ đẹp của Phục hưng đã
để cao khát vọng của con người, thì thời Cổ điển đòi hỏi phải đẹp tình cảm để đề cao nghĩa vụ phục vụ quốc gia Nhưng ý
26
Trang 27muốn chủ quan không đánh đổ được thực tại khách quan: Hai kẻ đối địch bắt tay nhau cũng chỉ tạm thời Ngay cả khi cần để cao quyền lực của nhà nước phong kiến tập quyền, giai cấp tư sản vẫn ngấm ngầm tìm cách thanh toán giai cấp phong kiến Do đó, vẻ đẹp của tình cảm và ước vọng tư bản vẫn cứ lấn lướt vẻ đẹp của nghĩa vụ kiểu phong kiến lỗi thời Vậy nên, nhà viết kịch nổi tiếng thời này là Coocnây đã
để cho Simen yêu say đắm Rôdringơ, mặc dù về nghĩa vụ,
Rôdringo đã giết mất cha nàng
5 Thoi Khai sang
Qua gần một thế kỷ hòa hoãn, giai cấp tư sản sau khi đã tích luỹ đủ lực lượng, liền quyết định làm cách mạng lật
nhào ngôi vua, giành quyền thống trị Xuất phát từ cuộc đấu tranh chống chuyên chế, các nhà mỹ học Khai sáng cũng tìm cách đối lập lại quan niệm về cái đẹp của thời Cổ điển Nếu các nhà mỹ học Cổ điển không đám công khai thừa nhận cái đẹp của toàn bộ tự nhiên, thì các nhà mỹ học Khai
sáng lại cho rằng vẻ đẹp trong sáng đầy hòa diệu, hồn nhiên
là vẻ đẹp lý tưởng của con người Về điểm này, Điđorô viết:
"Chỉ những cái đẹp nào dựa trên sự liên hệ uới những tạo uật
của thiên nhiên thì mới sống lâu”
Như vậy, xuất phát từ quan điểm duy vật tiến bộ, các nhà mỹ học Khai sáng, đặc biệt là Điđorô, đã thừa nhận mọi
cảm xúc, trong đó có cảm xúc về cái đẹp đều có mối quan hệ
với ngoại giới Nhưng nếu chỉ có vậy, các nhà Khai sáng sẽ
chẳng tiến xa hơn các nhà Phục hưng Bước tiến rõ rệt của
các nhà mỹ học Khai sáng là đề xuất quan niệm về mối quan
hệ đẹp cụ thể Cái chân lý cụ thể của Điđơrô tỏ ra là đúng
khi ông nói: "Mếu chúng ta xét những mối quan hệ trong nếp
sống, chúng ta sẽ thấy uẻ đẹp đức hạnh Nhưng khi chúng ta
27
Trang 28xem xét những quan hệ trong tác phẩm uăn học tà nghệ thuật, chúng ta sẽ tim thdy cái đẹp thẩm mỹ Song nếu chúng
ta định xem xét quan hệ giữa cái đẹp của tự nhiên tà 0ẻ đẹp
của chính nó được phản ánh uào trong nghệ thuật, thì chúng
ta sẽ tìm thấy uẻ đẹp do sự bắt chước khéo léo đem lạt" Ö
đây, chúng ta thấy các nhà mỹ học Khai sáng dòi hỏi: muốn
đánh giá cái đẹp, phải xem xét nó trong từng mỗi quan hệ cụ thể
Từ những bước tiến quan trọng đó, mỹ học Khai sáng còn
cố gắng tìm tòi đặc trưng của quá trình cảm thụ cái đẹp, Điđơrô đã có công phân biệt hai lĩnh vực nhận thức: Nhận
thức lý tính và nhận thức tình cảm Ông cho rằng, cái đẹp là
lĩnh vực tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ là bước đầu của nhận
thức thẩm mỹ
Tuy cố gắng đào sâu đặc trưng của nhận thức thẩm mỹ
nhưng không vì thế mà các nhà mỹ học Khai sáng bị rơi vào
sự đối lập giữa mặt thẩm mỹ và mặt chính trị Bởi vì mục
tiêu quan trọng nhất của mỹ học Khai sáng vẫn là mục tiêu
thế tục Lý tưởng cao quý nhất của Didoré là lý tưởng về một nền nghệ thuật cộng hòa, dân chủ Ông viết : "Nước cộng hòa
là nhà nước của sự bình đẳng Phong thái của người cộng
hòa sẽ cao quý, đây tự hào Còn dưới ách chuyên chế thì bản thân cái đẹp cũng mang tính chất nô lệ” (Điddrô: Ban vé nghệ thuật T1, M tr.79)
Hạn chế quan trọng của các nhà mỹ học Khai sáng là ở
chất siêu hình của các luận điểm Bởi vì các nhà mỹ học Khai
sáng chưa vạch ra được bản chất duy nhất của cái đẹp ngay trong các hình thái biểu hiện đa dạng của nó
28
Trang 296 Quan điểm về cái đẹp của các nhà mỹ học Cổ điển Đức
(giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)
Càng về cuối thế kỷ XVII, mỹ học càng xa rời lý tưởng
nhân văn Phục Hưng, càng tách khỏi lý tưởng duy vật chiến
đấu thời Khai sáng Lỗi đó không hoàn toàn do các nhà mỹ
học, mà có vấn đề của thời đại Đó là vì, sau khi đã chém đầu
Louis thứ XVI vào ngày 31/1/1793, không phải bằng đại đao,
mà bằng kiểu công nghiệp tư sản, nghĩa là bằng máy chém,
giai cấp tư sản bèn quay ra phản bội tất cả, phản bội chính lý
tưởng "Tự do-Bình đẳng-Bác ái", những tư tưởng mà chính
nó đưa ra hồi cách mạng văn hóa 1789 Tình hình đó làm cho nhiều người "vỡ mộng", tâm lý chán ngán thâm thù xã hội tư sản dần dần trở thành phổ biến và xã
này, đã tạo ra
những xu hướng mỹ học mới với các quan điểm về cái đẹp đối
chọi với nhau, trong đó có hai quan điểm của hai nhà mỹ học tiêu biểu là I.Kant và F Hêghen
I.Kant (1724-1804) là người đề xuất tư tưởng mỹ học của
¡ tôi Chính vì vậy mà ông đã không thừa nhận cái đẹp ách quan Mọi vẻ đẹp, theo ông chỉ là do sự định giá chủ
an Trong tác phẩm "Phê phán năng lực phán đoán" ông
viết: "Không có khoa học ái đẹp, chỉ có sự phán đoán uề
cái đẹp mà thôi", “Không có khoa học uê nghệ thuật, chỉ có sự phán đoán uê nghệ thuật mà thôi” Ông tuyệt đối hóa quan
hệ của cái đẹp chủ quan Từ đó ông đi tới một ý tưởng cho rằng "uẻ đẹp không có ở đôi má hông của cô thiếu nữ, mà
trong con mắt của ke si tinh”
Đối lập gay gất giữa chân lý đời sống và chân lý nghệ
thuật, Kant đòi đành một vương quốc "tự do" tuyệt đối cho
nghệ thuật Quan điểm này cũng đã từng thống trị quá trình
29
Trang 30sáng tác của các nhà thơ lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1995-
1945
F Héghen (1770-1831) Cùng xuất phát từ hoàn cảnh xã hội như nhau, do đó F Hêghen cũng coi xã hội tư bản là "một thứ văn xuôi đáng chán" Nhưng Hêghen khác Kant ở chỗ:
nếu Kant quay vào cái tôi chủ quan thì Hêghen đã biết đứng
trên quan điểm lịch sử để giải quyết vấn để cái đẹp
Song quan điểm về cái đẹp của Hêghen vừa có tính nhất
quán lại vừa có tính mâu thuẫn Nhất quán ở chỗ nó duy
tâm, nó không xuất phát từ đời sống cụ thể mà xuất phát từ
tỉnh thần; mâu thuẫn là ở chỗ ông buộc phải thừa nhận quy luật lịch sử khách quan của cái đẹp Mâu thuẫn này bộc lộ rõ
rệt ở chỗ, một mặt Hêghen thừa nhận cái đẹp tổn tại trong
tự nhiên; mặt khác ông lại cho cái đẹp trong tự nhiên là
mờ nhạt, thấp kém vì nó có tính vật chất thô thiển Theo Héghen, cai đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tu
nhiên, vì chỉ ở nghệ thuật cái đẹp mới có tính chất tỉnh thần
Ưu điểm của Hêghen là ở chỗ ông đã cố gắng chứng minh cái đẹp là bản chất của nghệ thuật Thiếu sót của ông là đã coi
thường cái đẹp trong tự nhiên để dành chỗ cho "ý niệm" Tuy
nhiên, ông có ý kiến rất độc đáo khi cho rằng trong thế giới
chân lý (ý niệm tuyệt đối) thì cái đẹp làm cơ sở cho sự phát
triển của tôn giáo và triết học
7 Quan điểm về cái đẹp của các nhà my hoc dân chủ cach mang Nga
Nếu Kant đặt cơ sở cho chủ nghĩa lãng mạn, còn Héghen
đứng trên quan điểm của chủ nghĩa lịch sử mỹ học, thì các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga lại đặt cơ sở cho quan
niệm về cái đẹp của chủ nghĩa hiện thực
Trang 31Trước hết chúng ta thấy, các nhà mỹ học thời nay
Biêlinxki, Tseensepxki, Đôbrôeliubôp đều cho rằng: "cái đẹp
là cuộc sống", "cái đẹp trong nghệ thuật là sự phan ánh cái đẹp ngoài đời” Song không phải bất kỳ cuộc sống nào cũng là đẹp, chỉ có cuộc sông của nhân dân, chỉ có nghệ thuật đấu tranh vì lý tưởng cao quý của hàng triệu người bị áp bức mới
là nghệ thuật đẹp
Các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga đều phản đối cái
đẹp bất động, bất biến và bất tử mà mỹ học duy tâm vẫn
thường để lên hàng đầu Đứng vững trên quan điểm lịch sử,
họ cho rằng: Cái đẹp phụ thuộc vào những điều kiện sinh sống của nhân dân; trong xã hội có giai cấp, cái đẹp là có tính giai cấp rõ rệt
Đi sâu vào lĩnh vực cái đẹp trong nghệ thuật, các nhà mỹ
bọc dân chủ cách mạng Nga đã giải quyết đúng đắn vấn đề
mới quan hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật,
Biêlinxki viết: "Dù một bài thơ có chứa những tư tưởng đẹp
đến mãy đi nữa Nhưng nếu trong nó không có tính thơ, thì
nó cũng chỉ là một dụng ý đẹp đã được thực hiện tdi" Chiu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng mỹ học này, Ì E Rêpin, một họa sĩ lỗi lạc của Nga, tác giả bức sơn đầu nổi tiếng : "Những người Giaporôgid uiết thư cho hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ” cũng đã khang định "ý (ưởng của anh đẹp đề uw, uâng, nhưng anh uẽ tôi, thì anh làm cho người ta ghê sợ va coi rẻ ý tưởng của anh
mà thôi"
Nhu vay, ca my thuật và nghệ thuật hiện thực Nga đều
đánh giá cao vai trò của lý tưởng Song họ đều cho rằng, nếu
lý tưởng ấy kbông được thể hiện bằng một nghệ thuật điêu
luyện thì lý tưởng tốt sẽ không trở thành đẹp đẽ được
31
Trang 32Hạn chế quan trọng của mỹ học dân chủ cách mạng Nga
là ở chỗ còn dừng lại ở "tư tưởng cách mạng nông dân"
(Lênin) và ở chỗ nó mới chỉ đặt cho cái đẹp của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, mà chủ nghĩa hiện thực phê phán
lại chỉ chú trọng phủ định cái mặt nghịch chiều tối tăm của cuộc sống; vì thế, mỹ học này chưa tiếp cận được toàn bộ cái
mới đang đà phát triển; do đó nó chưa tiên đoán được hướng
đi tất yếu của lịch sử
8 Quan niệm về cái đẹp của một số dòng triết học
phương Đông Cổ đại
Văn minh phương Đông với những đặc thù của nó đã
hình thành lên dòng tư tưởng triết học và từ đó, những quan niệm về cái đẹp có nhiều khác biệt với phương Tây
a Quan niệm Nho giáo
Đối với Nho giáo, "Mỹ" gắn với "Thiện" "Tận Thiện, tận
Mỹ" là yêu cầu cao nhất của cái đẹp Tất nhiên, ở mỗi nhà tư tưởng thì yếu tố này trội hơn yếu tố kia Khổng tử quan niệm
"Mỹ" tức là "Thiện" Thiện chủ yếu là sự bình giá có tính
công lợi về mặt vật chất; còn Mỹ thì ngoài tính công lợi ra, nó
còn phải đáp ứng sự hòa hợp giữa nội dung và hình thức Cho nên, khi nói Thiện tức là Mỹ thì đồng thời Khổng Tử đặc
biệt nhấn mạnh sự thống nhất Thiện - nội dung, Mỹ - hình thức trong văn chương - nghệ thuật Đó là biểu hiện giữa
"Đức" và "Văn" Ông viết : "người có đức tất có lời, người có lời tất có đức" (Luận ngữ, Hiện vấn)
Mạnh Tủ, từ góc độ nhân tính, cho rằng cái đẹp có trong
mọi người Miệng người ta đối với mùi vị đều có cái thích giống nhau; tai đối với âm thanh có cái thích giống nhau;
mắt với màu sắc có cái thích giống nhau Vậy thì đến cái tâm
32
Trang 33lại chẳng có chỗ nào giống nhau hay sao? Nhưng theo ông, thói hư trong đời đã làm mất đi sự giống nhau đó Nên ông
quan niệm: "Làm cho day dan gọi là đẹp" (Mạnh Tủ, Tận Tâm) Cái gọi là "Làm cho day đặn" chỉ sự tu dưỡng cái tín, cái thiện, do sự chỉ phối của cái "Khí hạo nhiên", "chí đại cương" phối hợp với nghĩa và đạo Vậy theo Mạnh Tử, cái đẹp thống nhất với cái Thiện, thêm Tín nữa là sự thống nhất Chân - Thiện - Mỹ
Tuân Tử chủ trương tính ác: "Tính người là ác, cái Thiện
ở nó là ngụy" (Tuân Tử tính ác) Ngụy hàm nghĩa quy phạm,
sự tu dưỡng (cái mà ông nói là có thể học mà biết, làm mà
nên) "Tính" là thuộc tiên thiên "Ngụy" là thuộc hậu thiên Tính là khởi thủy Ngụy là văn vẻ phong phú Không có tính thì ngụy không gá vào đâu được (Tuân Tử-Lễ luận) Vậy
theo Tuân Tử, cái đẹp của con người là ở sự tu dưỡng đạo đức, học tập, làm cho tính ác đi vào quỹ đạo của thiện
Cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều thấy cái đẹp gắn liền với
cái Thiện, mà hạt nhân của "Thiện" là "Lễ" và "Nhân" Mục đích của Lễ và Nhân là để thiên hạ đi tới bình trị: thống
nhất, hài hòa, trung dung Từ đó, ở họ có tư tưởng cái đẹp trung hòa trong nghệ thuật Khổng Tủ để xướng cái "thi
giáo": ôn, nhu, đôn, hậu; và "nhạc giáo": quảng, bác, chỉ,
lương Tuân Tử nói: Nhạc để hòa hợp cát đông; Lễ để phân
biệt cái dị, Lễ-Nhạc để thống quản nhân tâm Chính vì thế, Nho giáo không để cao cái đẹp tự nhiên mà để cao cái đẹp
"Khắc uàng uẻ nét, chạm trổ loá mắt" chỉ có cái đẹp tuyệt sảo
này mới thống quản được nhân tâm (Quách Mạt Nhược)
33
Trang 34b Quan niệm của Đạo giáo
Đạo giáo tuyệt đối hóa tư tưởng tương đối phủ nhận sự tổn tại của cái đẹp bình thường Họ chủ trương "cái đại mỹ
"toàn mỹ" tức là cái "Vô ngôn chỉ mỹ", "Vô thanh chỉ mỹ",
"Vô sắc chỉ mỹ" Theo họ, cái đẹp chân chính là "Đạo" Đạo là
"cái đại" tuyệt đối, "cái phác" tuyệt đối; tức là cái bản tính, là
phép tắc tự nhiên của vạn vật Cái "Đạo" nằm trong hình
thái sự vật, không nhìn thấy, sờ thấy "Người theo phép đất, đất theo phép trời, trời theo phép đạo, đạo theo phép của tự
nhiên" (Lão Tử) Trang Tử chủ trương: "Tổn nguyên cái đẹp
của trời đất mà đặt cái lý của sự vật" đều là chỉ cái bản chất
tự nhiên hình thành của trời đất, vạn vật, cái hình thành
bản nhiên, tự tính, tự nhiên của nó Cái gọi là lớn là cái vô
hạn, vô hình, vô thanh, là cảnh giới tối cao của cái Mỹ và cái Thiện, cái gọi là toàn vẹn tức là cái nhất thể hồn nhiên
không thể phân chia Cái đẹp của Đạo chân chính là không
đây, không vơi, không thành, không mất, không có giới hạn
giữa bộ phận và chỉnh thể Còn "Phác" chỉ cái bản nhiên nguyên thủy Cho nên Đạo giáo chủ trương cái đẹp tự nhiên :
"Như hoa phù dung mới nhú" (Quách Mạt Nhược)
c Quan niệm của đạo Phật
Phật giáo hướng con người tới "Niết bàn" siêu thực, cái
"không", cái "trung đạo" không còn giới hạn chủ thể, khách thể Dé là đỉnh cao của cái đẹp, là vanapramita (khí tuệ, bờ bên kia tượng trưng của nó là tòa sen Tư tưởng xuất thế này
đã bị trùm lên quan niệm thẩm mỹ thời cổ đại Trung Quốc
Nó mở một miền đất hư ảo, siêu không gian - thời gian, trở thành nơi ký thác tỉnh thần của nhiều người khổ công đi tìm cõi siêu trần thoát tục
34
Trang 35Nếu Đạo giáo từ trong nhận thức chủ quan hy vọng điều
thực để đi vào chỗ
hư tĩnh, thì Phật giáo lại bằng sự phủ định căn bản hiện thế
hòa những mâu thuẫn trong đời sống h
đi vào "cửa không”, tìm cái đẹp siêu thoát
II XUẤT PHÁT ĐIỂM NGHIÊN CỨU BẢN CHẤT CÁI ĐẸP THEO QUAN DIEM MAC-LENIN
Y nghia cach mang cua my hoc Mac-Lénin la da vach ra ban chất của cai đẹp trong tính biện chứng và lịch sử - xã
hội
Nhưng phải thừa nhận rằng, mỹ học là một bộ phận mà
các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin chưa có điều
kiện hoàn chỉnh mặc dầu rải rác trong các tác phẩm và thư
từ của M.Ănghen-Lênin đã có nhiều lời chỉ dẫn, nhiều luận điểm mỹ học có tính chất then chốt Hơn nữa, vấn đề cái đẹp
vẫn còn là một vấn đề rất phức tạp Các nhà mỹ học mác xít,
khi kế tục sự nghiệp của các vị tiền bối vẫn còn có chỗ khác
nhau, từ đó có thể chia họ thành hai phái khác nhau: phái Duy xã hội và phái Duy tự nhiên
+ Phái Duy xã hội: Các nhà mỹ học này cho rằng mọi
phẩm chất thuộc vô vàn phẩm chất của thế giới quanh ta,
trong đó có phẩm chất của cái đẹp đều bị quy định bởi họat động lao động cải tạo của con người Cái đẹp là một hiện tượng xã hội, nó chỉ hình thành và biến đổi theo các mối
quan hệ xã hội
+ Phái Duy tự nhiên: Các nhà mỹ học của phái này chống
lại quan niệm trên và cho rằng, bản chất các hiện tượng tự nhiên đã chứa đựng những phẩm chất gây được cảm xúc thẩm mỹ ở con người Cái đẹp trong tự nhiên bộc lộ ở tính
35
Trang 36cân xứng, hài hòa, tính nhịp điệu, tính cấu trúc trong không gian và cả quá trình diễn ra trong thời gian
Ý kiến của hai phái trên cũng có những cơ sở đáng tin cậy Tuy vậy, ở họ vẫn còn những thiếu sót quan trọng, đó là tính không toàn diện Họ chưa thấy được mối quan hệ tổng
thể giữa tự nhiên và xã hội với nhu cầu phát huy bản chất
sáng tạo cái đẹp của con người
Để tránh được thiếu sót trên, khi nghiên cứu cái đẹp,
chúng ta phải đặt nó trong mối tương quan giữa các quan hệ khách quan và chủ quan của các hiện tượng, các quy luật
phát sinh, phát triển và biến đổi của chúng với các nhu cầu,
khát vọng tỉnh thần của con người với các quá trình đó Tất
nhiên, còn phải chú ý đến cả thiên hướng cá nhân, thiên
hướng vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện, là đặc điểm rất quan
trọng của thế giới tỉnh thần con người
Như vậy, ngọn nguồn của bản thân vươn tới cái đẹp, sáng
tạo theo quy luật cái đẹp, đầu tiên nằm trong bản chất sinh học, rồi phát triển rộng ra xã hội, trong tiến trình phát triển lịch sử con người Sự nhận thức trên sẽ khắc phục được tính
phiến diện trong xác định bản chất của cái đẹp Bởi như Mác
đã nói : "Con người là tự nhiên có tính chất người" Do đó, khi nghiên cứu cái đẹp, chúng ta phải xem xét trên cả ba phương diện cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong nghệ thuật (với tư cách là một thành tựu cao nhất
của họat động sáng tạo cái đẹp của con người)
Như vậy, mỹ học cần khám phá cái đẹp một cách toàn
diện từ các khía cạnh khách quan-chủ quan, tự nhiên-xã hội, lịch sử cụ thể, vận động-phát triển Dưới đây là quan điểm
về cái đẹp nhìn từ góc độ cơ bản của nó.
Trang 371 Cái đẹp từ góc nhìn bản thể (khách quan)
Cái đẹp có thể là một sự vật, một hiện tượng, một hành
vi, một ý tưởng, một thực thể đơn lẻ hay một quần thể phức
hợp Từ thời cổ đại cho đến hiện đại, các nhà mỹ học đều
khẳng định rằng trong thế giới tự nhiên, xã hội, vật chất, tỉnh thần muôn màu muôn vẻ, có cái đẹp, có cái không đẹp Vậy cái gì quyết định sự vật, hiện tượng, hành vi, ý tưởng là
đẹp hay không đẹp?
Xuất phát từ góc độ bản thể, tri thức loài người cho thấy,
cái đẹp có được trước hết là do các phẩm chất, các yếu tố kết
cấu khách quan của sự vật, hiện tượng có tính cân đối,
hài hòa, tỷ lệ, nhịp điệu, nhạc điệu đem lại Các yếu tố đó chuyển đổi, thăng giáng theo những số lượng, chất lượng,
kích thước hết sức linh họat theo nhiều điểu kiện như
khoảnh và khắc của không gian-thời gian, gam và nhịp của
màu sắc và âm thanh Cái tạo nên một tỷ lệ vừa phải với -
thính giác, thị giác mà mỹ học thường gọi là "Độ" hay "Thiết
diện vàng", một số do không hề xác định mà lại vô cùng xác
định do sự thẩm định tổng hợp của con người đem lại Nghĩa
là, tuy bối cảnh sự chuyển đổi hết sức tỉnh tế, các yếu tố khách quan với đối tượng mà tạo nên cái gọi là cân đối, tỷ lệ hài hòa ở tai và mắt người cảm thụ gây nên ở người đó một
sự liên kết hài hòa bởi các cảm quan, chủ yếu là thị giác và thính giác, tạo nên sự sảng khoái, gây nên xúc cảm thẩm mỹ
Từ góc độ bản thể, đó là phát hiện các quy luật cái đẹp
2 Đẹp trong quy luật hài hòa
Hài hòa là yếu tố tập trung quan trọng nhất tạo nên cái đẹp mà tất cả các nhà mỹ học trong lịch sử từ xưa đến nay đã thừa nhận Nên ở đây cần đi sâu vào quy luật hài hòa để xác định phẩm chất của cái đẹp
37
Trang 38Nhưng như thế nào là hài hòa? Quan niệm phổ biến nhất
cho rằng, sự hài hòa là sự kết hợp thống nhất cá
muôn hình muôn vẻ theo những tỷ lệ nhất định hết sức uyển chuyển giữa các bộ phận, các mảng khối, số lượng, chất lượng, đây-khuyết, lổi-lõm, thô-nhẫn, dài-ngắn, trong-dục,
nhanh-chậm, thẳng-cong tạo nên một sự vật hoặc hiện
tượng mà khi đầy không thấy thừa, khi khuyết không thấy
thiếu, lượng ở trong chất và chất ở trong lượng
yếu tố
Thế giới bao giờ cũng tạo nên tính muôn hình muôn vẻ
Bản thân thế giới là một sự hài hòa tự nhiên Hài hòa không chỉ được tạo nên ở một sự vật mà còn giữa các sự vật Hài
hòa còn là sự phù hợp trong toàn môi trường vũ trụ Khái niệm hài hòa là thuộc tính của trật tự, của hợp lý
Hài hòa, theo nghĩa là sự tương hợp thống nhất những
yếu tố đa hình, đa dạng; theo một nghĩa khác là sự thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập - đối lập để thống nhất Điều đó liên quan đến các khái niệm trật tự và mất trật tự,
hợp lý và bất hợp lý
Trật tự và mất trật tự là hai trạng thái song hành hoặc là
hai mặt của một vấn đề Trật tự là cái được "sắp xếp" theo
nguyên tắc hài hòa Trật tự và lộn xộn là những thuộc tính
khách quan của vũ trụ Nhiều khi cái được coi là trật tự ở
quan hệ này, lại có thể là lộn xộn trong quan hệ khác Điều
đó diễn ra như là nguyên tắc thừa-thiếu, mềm mại uyển chuyển của quy luật hài hòa, biện chứng giữa cái đẹp và cái xấu cũng là vậy
Khái niệm trật tự còn được thể hiện thông qua khái niệm
đối xứng Cái trật tự đạt đến cao độ và trong mối quan hệ nào đó, nó trở thành đối xứng Đối xứng là nguyên lý cấu trúc rất căn bản và phổ biến của vũ trụ Đối xứng dé tao ra
38
Trang 39thế cân bằng Vì vậy
không phải bất cứ cái đôi xứng nào cũng tạo nên cái hài hòa,
có cái đổi xứng lại trở nên cứng nhắc, sống sượng, thô thiển, mất hài hòa Sự trật tự tối ưu của bất cứ hệ thống hoàn
chỉnh nào cũng thường dẫn tới sự cân bằng tĩnh tại Nên cái
tối ưu luôn phải là tối ưu động
đối xứng để tạo ra cái hài hòa, song
Hài hòa không chỉ là dấu hiệu thuần tuý hình thức, mà
còn là một tiêu chí rất quan trọng của nội dung Sự trật tự
cũng diễn ra ngay trong một sự vật, một hiện tượng Sự cân
đối, tương xứng không chỉ thể hiện trong mối quan hệ muôn
hình vạn trạng với các cái khác, mà còn thể hiện ra ngay trong mỗi sự vật, hiện tượng, cử chỉ, hành vi, lý tưởng con
người
Nhiều cái đẹp khác nhau đứng trong một tổng thể có thể tạo ra quan hệ hài hòa với nhau, tạo nên những dạng đẹp phức hợp Và ngược lại, nhiều khi những cái đẹp riêng lẻ đứng cạnh nhau lại tạo ra sự lộn xộn, sự xung đột, sự mất
hài hòa Nhiều đơn vị kiến trúc đứng riêng lẻ khẳng định
mình như những tuyệt tác, nhưng trong môi trường tổng
thể, chúng lại trở nên rời rạc, chống đối nhau
Các sự vật, hiện tượng là thực sự hài hòa khi các mặt thống nhất và đa dạng tương quan với nhau Nếu trạng thái
đa dạng trội hơn sẽ dẫn đến sự hỗn loạn; nếu sự thống nhất trội hơn, toàn quan hệ sẽ trở nên khô cứng Mối tương quan
"vừa độ" giữa thống nhất và đa dạng sẽ là điều kiện tạo nên
sự hài hòa
3 Đẹp trong chỉnh thể toàn vẹn
Nếu như sự hài hòa có được là nhờ sự hòa hợp nào đó, có
khi chỉ là giữa số lượng, hình dạng, kích thước, của các bộ
39
Trang 40phận và có khi ngay cả sự không cân xứng, không tỷ lệ, được đặt trong một tương quan nào đó, cũng tạo nên cảm giác hài
hòa, thì sự toàn vẹn đòi hỏi một sự cân đổi, tỷ lệ, hòa hợp cả
cái bên ngoài và yếu tố bên trong, giữa lượng và chất, giữa hình thức và nội dung Sự hài hòa có thể chỉ thể hiện một mặt "cấu trúc" của sự vật, hiện tượng riêng lẻ nào đó Còn sự toàn vẹn bao giờ cũng thể hiện sự hòa hợp nhiều mặt, nhiều
chiều của một hay nhiều hệ thống đa dạng
Các sự vật tự nhiên, các hiện tượng đời sống được coi là toàn vẹn có nghĩa là hệ thống các thuộc tính được liên kết với nhau bằng một loạt các quan hệ nhất định Có thể phân loại các hệ thống ấy theo những đặc điểm cơ bản của chúng: thành phần, cơ cấu, tính chất, phẩm chất, tác động qua lại với môi trường, các chức năng
Cái toàn vẹn có thể phân thành: cái toàn vẹn cơ khí (may nước), toàn vẹn vật lý, toàn vẹn hữu cơ (thực vật, động vật);
cơ thể con người (con người với tính cách là cái toàn vẹn sinh
học-xã hội; xã hội với tư cách là cơ thể toàn vẹn thể hiện mức
độ phát triển nhất định), là những dạng cơ bản của các hệ
thống toàn vẹn
Cái toàn vẹn có khi dựa vào liên hệ bề ngoài giữa các bộ
phận là chính Với kiểu toàn vẹn vật lý và hóa học thì sự tác động qua lại giữa các bộ phận trong chính bản thân chúng quy định tính hài hòa của sự vật, hiện tượng; tính toàn vẹn sinh học còn có mức độ tác động qua lại cao hơn giữa các hệ thống với môi trường xung quanh, chúng còn được thể hiện: bằng sự phát triển và tái sinh các cơ thể sống Tính toàn vẹn:
cao nhất là xã hội-con người
Cái đẹp là các thuộc tính thẩm mỹ cao ở các hệ thống
hiện thực, đặc biệt là những thuộc tính của các hệ thống:
40