LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Hải Phòng, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, tôi đã hoàn thành chư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm độc lập của bản thân Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn thạc sĩ có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Hải Phòng, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Tác giả
Lê Đình Tài
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Hải Phòng, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, tôi đã hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu Luận văn thạc
sĩ với đề tài “Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 5 qua
hoạt động trải nghiệm”
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường, các bạn đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn tôi cách xử lý thông tin
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Quỳnh Phương đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
Tôi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong và trường nơi tôi đến thực nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu thông tin để phục vụ cho việc viết luận văn thạc sĩ
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Tác giả
Lê Đình Tài
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ Sở LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 16
1.1 Cơ sở lý luận 16
1.1.1 Xâm hại tình dục (XHTD) ở trẻ em 16
1.1.2 Hoạt động trải nghiệm 21
1.1.3 Giáo dục phòng chống XHTD cho học sinh lớp 5 qua HĐTN 25
1.2 Cơ sở thực tiễn 31
1.2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 31
1.2.2 Kết quả khảo sát 34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 49
CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 51
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 51
2.1.1 Đảm bảo sự liên kết giữa các lực lượng giáo dục 51
2.1.2 Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và thực tế 52
2.1.3 Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhận thức và hành vi 53
2.1.4 Phát huy tinh thần tự giáo dục của học sinh 53
Trang 62.2 Một số biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp
5 qua Hoạt động trải nghiệm 53
2.2.1 Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong tổ chức HĐTN cho học sinh lớp 5 nhằm giáo dục phòng chống XHTD 53
2.2.2 Thiết kế một số chủ đề giáo dục phòng chống XHTD cho học sinh lớp 5 trong tiết sinh hoạt tập thể 61
2.2.3 Ứng dụng các thiết bị dạy học số trong tổ chức HĐTN 65
2.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 71
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 72
3.1 Khái quát quá trình thực nghiệm 72
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 72
3.1.2 Đối tượng thực nghiệm 72
3.1.3 Thời gian và tiến trình thực nghiệm 73
3.1.4 Nội dung thực nghiệm 73
3.1.5 Phương pháp đánh giá 79
3.2 Phân tích kết quả thực nghiệm 80
3.2.1 Phân tích kết quả định lượng 80
3.2.2 Phân tích kết quả định tính 91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 95
KẾT LUẬN 96
1 Kết luận 96
2 Khuyến nghị 97
2.1 Đối với nhà trường 97
2.2 Đối với giáo viên 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 1
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
ADHD Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
1.1 Số lượng khách thể khảo sát tại một số trường Tiểu học ở
1.2 Xếp loại nhận thức và kĩ năng phòng chống XHTD của
1.5 Quan điểm của phụ huynh về hậu quả của XHTD ở trẻ em 41
1.6 Nội dung giáo dục phòng chống XHTD trẻ em cho học
XHTD ở học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
trước khi thực nghiệm
83
Trang 93.4 Nhận thức và kĩ năng phòng chống XHTD ở trẻ em của
3.5
Phổ điểm đánh giá mức độ nhận thức và kĩ năng phòng
chống XHTD ở học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1.1 Phân bố điểm của học sinh lớp 5 về nhận thức và kĩ năng
1.4 Quan điểm của giáo viên về mức độ cần thiết của giáo dục
phòng chống XHTD trẻ em cho học sinh lớp 5 qua HĐTN 43
1.5
Quan điểm của giáo về thời lượng và mức độ tổ chức
giáo dục phòng chống XHTD trẻ em cho học sinh lớp 5
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1 Thiết bị dạy học số trong giáo dục phòng chống XHTD
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là đối tượng cần được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đặc biệt của không chỉ gia đình, nhà trường mà còn toàn xã hội Trẻ em, đặc biệt là ở độ tuổi tiểu học là đối tượng đang hình thành
và phát triển mọi mặt về tâm lý, sinh lý, trí tuệ, để học sinh tiểu học được phát triển toàn diện và lành mạnh đòi hỏi một môi trường an toàn Tuy nhiên, cũng chính vì đây là đối tượng đang trong độ tuổi phát triển nên cũng được xem là nhóm yếu thế trong xã hội Trên thực tế, ở độ tuổi này, trẻ chưa nhận thức được đâu là những hành vi xâm hại tình dục, đồng thời, thể lực để tự vệ trước các tình huống rủi ro cũng không đủ [4] Cách tốt nhất để giúp học sinh tiểu học tránh được các tình huống rủi ro liên quan đến xâm hại tình dục là cung cấp những tri thức cơ bản về quyền trẻ em, giới tính và đặc biệt là các kĩ năng phản ứng trước tình huống bị xâm hại [5] Trong khi đó, giáo dục phòng chống
XHTD là một trong những nhiệm vụ và thế mạnh của HĐTN Trong “Chương
trình giáo dục phổ thông: Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định một trong các yêu cầu cần
đạt của HĐTN chương trình lớp 4 là giúp học sinh nhận biết được nguy cơ bị xâm hại và thực hiện được những hành động để phòng tránh xâm hại Ở chương trình lớp 5, chủ đề giáo dục phòng tránh XHTD được lồng ghép vào môn Khoa học Trong HĐTN, học sinh sẽ được chủ động giải quyết các tình huống dựa trên kinh nghiệm của bản thân cũng như dưới sự hướng dẫn của giáo viên, do đó, đây có thể xem là một hướng tiếp cận hiệu quả và phù hợp với định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo [2]
1.2 Nhận diện được vấn đề này, nhà nước đã có những chủ trương liên quan đến bảo vệ trẻ em nhưng trên thực tế, tỷ lệ trẻ bị xâm hại lại đang có dấu hiện gia tăng Trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, có tới sáu mục tiêu hướng đến việc nâng cao chất lượng sống và đảm bảo quyền lợi cho trẻ em Ở
Trang 13nước ta, từ năm 2010, Nhà nước đã ban hành các thông tư, luật, nghị định nhằm bảo vệ trẻ em và xây dựng môi trường phát triển an toàn cho trẻ ví dụ như luật trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP, Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020, Công văn số 1191/LĐTBXH-TE ngày 19/04/2022 Tuy nhiên, mặc dù đã có những biện pháp cứng rắn nhưng thời gian gần đây vẫn có hàng loạt các vụ xâm hại tình dục trẻ em xuất hiện và gây ra nhiều bức xúc trong gia đình, nhà trường Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, chi
từ tháng 06/2019 đến 06/2021, cả nước đã ghi nhận hơn 4000 trẻ bị xâm hại Vẫn chưa dừng lại ở đó, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em đã tiếp nhận hơn 202.000 thông tin về các vụ xâm hại trẻ em, bao gồm cả các trường hợp bị bạo lực, xâm hại tình dục, bắt cóc, mất tích, và bị bỏ rơi, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó có trong đó có 147 trẻ bị xâm hại [30]
1.3 Mặc dù thực trạng về xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng, nhưng hiệu quả giáo dục và thực hành kĩ năng phòng chống XHTD trẻ em lại còn rất thấp Theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, học sinh được trang bị các kiến thức, kĩ năng về tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bị bắt nạt từ lớp 1 và phòng chống xâm hại ở lớp 4 [2] Việc giáo dục kĩ năng này giúp mỗi học sinh có năng lực đưa ra lựa chọn và quyết định giải pháp khi bị xâm hại, nhưng theo chương trình hiện nay, phải đến lớp 5, HS mới được học về cơ thể người và các cơ quan sinh dục như trứng, tinh trùng, bào thai, … trong khi việc giáo dục phòng chống XHTD lại được đề cập trong chương trình lớp 4 Thực tế cũng cho thấy học sinh sau khi được giáo dục kĩ năng vẫn chưa hình thành được các hành vi tự bảo vệ, phòng chống XHTD cần thiết để ứng phó với các tình huống rủi ro Nguyên nhân của việc này có thể là
do chương trình môn học mới được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2020, nhiều thầy cô còn rất lúng túng trong việc tổ chức thực hiện, triển khai, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao Đồng thời, không ít giáo viên tỏ ra e ngại, lúng túng và lảng tránh vấn đề này vì cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm Do đó, để
Trang 14cải thiện thực trạng này, cần có những nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp thực hiện giáo dục tự bảo vệ bản thân cho HS, đặc biệt là HS lớp 5 qua HĐTN
1.4 Học sinh lớp 5 là những học sinh đang tuổi dậy thì, đang dần hoàn thiện về cơ thể (sinh lý) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lý) Ở lứa tuổi này, nhu cầu về phát triển bản thân rất mạnh mẽ nhưng khả năng lại hạn chế Các
em chưa có đủ kiến thức, kĩ năng để tự bảo vệ bản thân một cách an toàn và khỏe mạnh Sự hướng dẫn và giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, cũng như gia đình và xã hội là vô cùng cần thiết cho sự trưởng thành của trẻ Tâm hồn các em còn hồn nhiên, trong sáng, dễ tin người nên các em chưa có khả năng lường trước được những điều không hay sẽ xảy đến với mình, dẫn đến đối mặt với tình huống nguy hiểm, khó lường Do đó, việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại, đặc biệt là kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục là vô cùng cần thiết, giúp các em nhận thức được tầm quan trọng và có ứng
xử phù hợp, tránh được nguy hiểm Khi được trang bị các kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục, học sinh sẽ được đảm bảo về nhu cầu an toàn, ổn định về mặt tâm lý, có cơ hội giáo dục kịp thời đầy đủ, đúng hướng, tránh được những điều đáng tiếc xảy ra
Với các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 5 qua hoạt động trải nghiệm” với mục tiêu đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 5 thông qua Hoạt động trải nghiệm, nhằm giúp học sinh ứng phó tích cực với xâm hại tình dục
2 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
2.1 Nghiên cứu về giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em
Xâm hại tình dục ở trẻ em là một vấn nạn trên toàn thế giới, việc trẻ bị xâm hại tình dục có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về tâm lý lẫn sinh lý ở trẻ Rất nhiều các công trình đã được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng, tìm kiếm nguyên nhân cũng như đề xuất các biện pháp quyết tình trạng này
Trang 15Công trình “Sự xấu hổ tiềm ẩn của nhà thờ: Lạm dụng tình dục trẻ em và
nhà thờ” của Ron O’Grady là một cuốn sách tập hợp những câu chuyện về các
đứa trẻ nghèo, bị lừa đảo và bán vào các tổ chức mại dâm, trong đó cũng công
bố hàng nghìn trẻ em ở châu Á là nạn nhân của lạm dụng tình dục, đặc biệt là các trẻ em nữ [26]
Năm 2009, David Finkelhor đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xem xét các sáng kiến nhằm ngăn chặn XHTD ở trẻ em, trong đó, tác giả tập trung vào hai chiến lược chính là quản lý tội phạm tình dục trẻ em và giáo dục tại trường học Các hướng đi này nhận được sự chấp thuận của công chúng và các nhà hoạch định chính sách đương thường nhưng không có bằng chứng về tính hiệu quả của chúng Bên cạnh đó, đối tượng tấn công, XHTD trẻ em có thể là người
lạ, những kẻ ấu dâm và thậm chí là trẻ chưa thành niên, do đó, các biện pháp này có những lỗ hổng Do đó, Finkelhor đã đề nghị sử dụng các nguồn lực hành pháp để bắt những kẻ phạm tội mà chưa bị phát hiện và khoanh vùng những đối tượng có nguy cơ cao nhất Đồng thời, các chương trình giáo dục ở trường nên hướng dẫn trẻ các kĩ năng đối phó như xác định tình huống nguy hiểm, từ chối cách tiếp cận của kẻ xâm hại, huy động sự giúp đỡ, … [18]
Trong cuốn “Giáo trình về lạm dụng tình dục trẻ em: Nhận định, đánh
giá và điều trị”, Kathleen đã nhận định, những người bị lạm dụng tình dục khi
còn là trẻ nhỏ thường có những bất ổn cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí nhiều người trong số họ còn mắc một số bệnh hiểm nghèo và nguy hiểm đến tính mạng Theo thống kê, việc bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của phụ nữ lên gấp 9 lần Ngoài ra, những người từng bị lạm dụng tình dục còn có những Trải nghiệm tuổi thơ bất lợi (Adverse Childhood Experiences- ACE), từ đó dễ gây ra các lệch lạc về phát triển tâm thần sau này Các trải nghiệm này có thể dẫn đến các rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), rối loạn giấc ngủ cũng như hình thành các thói quen xấu về sau Cụ thể, có khoảng 53% người bị lạm dụng tình dục báo cáo rằng họ không thể ngủ được vào ban đêm Bà cho rằng hiện tượng này là do sự
Trang 16khủng hoảng và tăng mức độ đề phòng quá mức sau khi bị lạm dụng tình dục, gây ra những bất ổn về tâm lý, khó đi vào giấc ngủ hơn Chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nó làm giảm khả năng miễn dịch, trao đổi chất và nội tiết thần kinh, và làm tăng nguy cơ tử vong Việc bị xâm hại tình dục cũng làm tăng nguy cơ hình thành các thói quen xấu như hút thuốc, rối loạn ăn uống, lạm dụng chất kích thích và thực hành tình dục không an toàn [22]
Trong một nghiên cứu có tính tổng hợp năm 2004, Johnson đã tổng kết
21 hậu quả về cả tâm lý lẫn sinh lý ở trẻ sau khi bị xâm hại Đầu tiên là về tâm
lý, việc xâm hại trẻ em có thể gây ra những tác động tiêu cực trong phát triển tâm lý của trẻ cả về ngắn hạn lẫn dài hạn Các hậu quả tâm lý ngắn hạn có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ bị xâm hại là trầm cảm rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, cản trở nâng cao chất lượng cuộc sống, rối loạn căng thẳng sau chấn thương Về dài hạn, việc bị xâm hại từ nhỏ khiến trẻ quen dần với hành vi lạm dụng và dễ dẫn đến hành vi lạm dụng và xâm hại thể chất hoặc tình dục người khác Đồng thời, trẻ bị XHTD có tỷ lệ cao phát triển các tâm lý tiêu cực với hai thái cực rõ ràng, hoặc trẻ sẽ phát triển trạng thái tâm lý bi quan, tuyệt vọng, dẫn đến bỏ nhà, tự tử, trường hợp thứ hai, trẻ dễ phát sinh xu hướng bạo lực, gây thù địch với những người xung quanh Bên cạnh tâm lý, theo tác giả, việc bị xâm hại cũng gây ra những rối loạn về nhận thức Biểu hiện cơ bản nhất của rối loạn nhận thức là lơ đễnh, mất khả năng tập trung, từ đó học lực giảm sút Ngoài ra, một số trẻ bị XHTD cũng hình thành các suy nghĩ hoang tưởng [21]
Năm 2014, Murray và cộng sự đã tổng kết các vấn đề liên quan đến XHTD ở trẻ em Trước hết, ông cho rằng XHTD là một vấn đề toàn cầu và thường được bao che bởi các lầm tưởng, định kiến xã hội, và có tỷ lệ xuất hiện tăng dần theo thời gian Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa và hiện đại hóa không những không làm giảm mà còn làm gia tăng những thách thức trong phòng chống XHTD ở trẻ em Để hỗ trợ trẻ em sau khi bị XHTD, rất nhiều liệu pháp tâm lý đã được đề xuất và một số đã được chứng minh là có hiệu quả tích cực trong điều trị, một loạt các triệu chứng được thuyên giảm như PTSD, rối loạn lo âu cũng như các
Trang 17vấn đề về hành vi Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến việc giúp trẻ em vượt qua rào cản tâm lý để trở lại với cuộc sống bình thường [25]
Một câu hỏi được đặt ra là liệu có phương pháp nào điều trị tâm lý cho
trẻ bị XHTD và phương pháp này có hiệu quả hay không? Trong cuốn “Tiến
bộ hàng năm về tâm thần và phát triển trẻ em 2000-2001”, tác giả Karen cho
rằng, không chỉ riêng việc điều trị, bản thân việc xác định các triệu chứng và đánh giá tình trạng bệnh có thể có của trẻ bị XHTD gặp nhiều khó khăn vì trẻ
em chưa phát triển hoàn thiện về nhận thức, tâm lý, khả năng ngôn ngữ nên các chuyên gia chăm sóc sức khỏe không thể nắm được hoàn chỉnh điều gì đang xảy ra đối với nhận thức và phát triển tâm lý của trẻ Một hướng tiếp cận khác
là giao tiếp với trẻ thông qua phụ huynh nhưng hướng đi này cũng không được
đề cao vì nguồn thông tin từ bố mẹ có thể không phản ánh đúng những gì trẻ suy nghĩ, từ đó gây ra sự xung đột về các luồng thông tin Trong trường hợp bị XHTD, việc điều trị của trẻ cũng không đi theo cách thông thường, các đối tượng điều trị này rất khác biệt về độ tuổi, thói quen, tính cách, từ rất khó để xây dựng một liệu trình điều trị tâm lý tiêu chuẩn, thay vào đó, các bác sĩ phải tùy vào tình hình cụ thể của từng trẻ để xây dựng một phác đồ điều trị riêng Với việc không có phác đồ điều trị cơ bản cũng như phương pháp chẩn đoán, hiển nhiên các kết quả của việc điều trị cũng không rõ ràng Trong 100 trẻ được điều trị thì chỉ có một số ít ca ghi nhận hiệu quả, còn lại nhiều trẻ không đáp ứng với liệu trình [24]
Năm 2006, Pifalo đã đưa ra một liệu trình điều trị mới cho trẻ sau khi bị XHTD Liệu trình này là sự kết hợp giữa liệu pháp nghệ thuật, liệu pháp nhận thức và quy trình nhóm Kết quả thực nghiệm cho thấy, bằng liệu trình này, một số triệu chứng cơ bản của trẻ đã có dấu hiệu thuyên giảm ví dụ như lo lắng, trầm cảm, giận dữ, căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lưỡng cực Ngoài ra, các bất thường về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi cũng có những thay đổi tích cực Tác giả cho rằng, điều mang lại thành công cho liệu trình này là những thay đổi trong thang đo lâm sàng để phù hợp với độ tuổi và giai đoạn
Trang 18phát triển của bệnh nhân Tuy nhiên, kết quả thực tế cho thấy, việc điều trị này chỉ phù hợp với một số trẻ có biểu hiện căng thẳng sau chấn thương và bất thường về tâm lý tình dục, còn đối với những trẻ có biểu hiện như gây gổ, ưa bạo lực, suy nghĩ tiêu cực, xu hướng tự tử, sợ bị tấn công, … không có dấu hiệu thay đổi, thậm chí, đối với một số trẻ có xu hướng bạo lực, kết quả đánh giá còn ghi nhận tình trạng tồi tệ hơn [27]
Một nỗ lực khác trong việc tìm kiếm liệu pháp điều trị là của Gaskill và
cộng sự Trong cuốn “Giáo trình về lạm dụng tình dục trẻ em: Nhận dạng,
đánh giá và điều trị”, tác giả cho rằng để có thể trị liệu cho trẻ em sau khi bị
XHTD, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần có cái nhìn sâu sắc, sự hiểu biết, chấp nhận và nắm được diễn trình cảm xúc của trẻ, từ đó mới xác định được trạng thái bất thường về tâm lý mà trẻ đang mắc phải cũng như đưa ra các liệu trình chăm sóc và điều trị phù hợp Trẻ em sau khi bị XHTD thường có các triệu chứng như sợ hãi, lo lắng, hiếu động, tăng động, rối loạn giấc ngủ và một
số bất thường sinh lý như tăng nhịp tim, huyết áp, rối loạn hơi thở Rất nhiều chuyên gia cho rằng đây chỉ là các bất ổn tâm lý tạm thời nhưng Gaskill lại cho rằng, việc điều trị dứt điểm các triệu chứng cơ bản này sẽ giúp mở đường để giải quyết các vấn đề về nhận thức cao hơn, liên quan đến não và phát triển não Bên cạnh đó, việc tạo ra môi trường lành mạnh và yên tĩnh sẽ giúp thiết lập cảm giác an toàn của trẻ, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và tăng tốc độ hồi phục Từ quan điểm trên, tác giả đã đề ra một số mô hình điều trị cho trẻ em sau khi bị XHTD Một trong các mô hình điều trị cơ bản nhất là mô hình điều trị theo trình tự thần kinh (Neurosequential Model of Therapeutics (NMT)) Đây không phải là một mô hình điều trị cụ thể, nó nhấn mạnh vào việc can thiệp và khắc phục phải tuân theo giai đoạn phát chức năng não bộ của trẻ Để làm được việc này, trước hết phải đánh giá cụ thể các các bất ổn về tâm lý và
dự đoán vùng não nào đã bị ảnh hưởng, sau đó, xác định hướng điều trị và khắc phục, và cuối cùng là điều chỉnh liệu pháp để đáp ứng với từng đối tượng bệnh nhân Việc điều trị thành công hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào kết quả
Trang 19đánh giá và xác định bất thường trong giai đoạn phát triển não bộ và sự kết hợp đúng đắn giữa các can thiệp tâm lý và dược lý [19] Mặc dù vậy, có thể thấy rằng việc điều trị tâm lý cho trẻ em sau khi bị XHTD là rất khó khăn và phức tạp, thậm chí không có một mô hình điều trị cơ bản nào đảm bảo được thành công
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về lạm dụng tình dục ở trẻ
em Ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Hiệp Thương và cộng sự năm 2019 đã
đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố liên quan đến lạm dụng tình dục ở trẻ em khu vực Bắc Cạn và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề này Cụ thể, từ 15 cuộc phỏng vấn chuyên sâu, rất nhiều người dân, thậm chí là giáo viên và cán bộ địa phương chưa có nhận thức đúng về lạm dụng tình dục ở trẻ em Họ cho rằng chỉ khi trẻ bị cưỡng bức tham gia hoạt động tình dục thì mới được xem là bị XHTD, trong khi những hành vi lạm dụng không tiếp xúc là bình thường Hầu hết cha mẹ còn cho rằng XHTD ở trẻ em là trường hợp hiếm gặp và con họ khó
có thể bị lạm dụng và không cần thiết phải trang bị các kiến thức để đối phó Nguyên nhân của việc XHTD ở trẻ em thường là do nhu cầu tình dục hoặc do các mục đích thương mại, tài chính của người trưởng thành Đồng thời, cha mẹ, giáo viên và những người xung quanh chưa hướng dẫn trẻ các kĩ năng đối phó, khả năng nhận biết XHTD Các yếu tố rủi ro liên quan đến XHTD ở trẻ em cũng được các tác giả phân thành ba nhóm là môi trường gia đình, sự kiện trong đời và sức khỏe tinh thần Trẻ em sinh ra trong gia đình có người nghiện rượu hoặc thường xuyên xung đột có nguy cơ bị XHTD và xâm hại thể chất cao hơn Đồng thời, hoàn cảnh gia đình nghèo và cha mẹ sử dụng chất kích thích cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị XHTD ở trẻ Khi cha mẹ ra ngoài
vì nhiều lý do như uống rượu, kiếm tiền, các đối tượng xấu đã quan sát thấy và lợi dụng cơ hội XHTD các em Bên cạnh đó, gia đình nghèo đói khiến trẻ phải
bỏ học và rời khỏi nhà để đi làm kiếm tiền cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị XHTD Từ các yếu tố này, tác giả cho rằng việc thiếu sự giám sát và hướng dẫn của cha mẹ và người lớn, đồng thời, chính bản thân người trưởng thành cũng chưa nhận thức đúng về XHTD ở trẻ em [12]
Trang 20Ở một hướng tiếp cận khác, tác giả Nguyễn Minh Giang và Huỳnh Thị Kim Đậu đã đề xuất phương pháp giáo dục phòng chống XHTD ở trẻ em theo định hướng tìm tòi và khám phá Phương pháp dạy học tìm tòi-khám phá là một chuỗi các hoạt động được vận hành linh hoạt tùy thuộc vào mức độ nhận thức và năng lực của học sinh Phương pháp này dựa trên lý thuyết kiến tạo trong giáo dục, theo đó, học sinh tự tạo ra những gì mình cần, tự tổ chức và đúc kết kiến thức Theo một số tác giả, phương pháp này có thể được thực hiện theo
6 bước và áp dụng được trong nhiều chủ đề, môn học khác nhau, trong đó có HĐTN Cụ thể, các bước như sau: (1) Khai thác kinh nghiệm của học sinh, (2) Định hướng tìm tói-khám phá, (3) Quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ học sinh tìm tòi- khám phá, (4) Hướng dẫn, hỗ trợ học sinh rút ra kết luận, (5) Tổ chức cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức, và (6) Đánh giá kết quả hoạt động [4]
Từ các nghiên cứu trên, có thấy XHTD ở trẻ em luôn là một chủ đề nóng
và được đưa ra tranh luận không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới Rất nhiều công trình đã được thực hiện để đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cho vấn đề này
2.2 Nghiên cứu về giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học
Không chỉ nghiên cứu về XHTD ở trẻ em nói chung, đối tượng học sinh tiểu học cũng được rất nhiều nghiên cứu chú tâm, đặc biệt là các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Kĩ năng phòng ngừa xâm hại tình dục của học sinh tiểu
học tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trịnh Thị
Nguyệt được thực hiện năm 2018 đã khảo sát 510 học sinh lớp 4 và 5 tại một
số trường tiểu học ở Đà Nẵng nhằm đánh giá kĩ năng phòng ngừa XHTD của các em Các tác giả nhận thấy đa phần học sinh ở hai khối lớp này đều đã nhận diện được đâu là dấu hiệu của XHTD (86.9% học sinh được khảo sát) và nhiều
em còn biết được hậu quả của XHTD đối với bản thân (65.4%) Tuy nhiên, học sinh chỉ dừng lại ở việc nhận diện rủi ro mà chưa nắm được các kĩ năng ứng
Trang 21phó khi bản thân rơi vào tình huống nguy hiểm, cụ thể, chỉ có 39.2% học sinh đưa ra được cách ứng phó, phần còn lại đều tỏ ra lúng túng hoặc không biết xử
lý khi gặp tình huống như vậy [6]
Thực trạng này không chỉ diễn ra ở Đà Nẵng mà còn ở thành phố Hồ Chí Minh Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Vân và Lê Thị Linh Trang năm 2018 trên 559 học sinh lớp 4 tại thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy, đa
số học sinh đều có khả năng nhận diện được biểu hiện của hành vi XHTD đối với trẻ em, tuy nhiên, rất ít em có khả năng đưa ra các biện pháp đối phó với các tình huống như vậy hoặc mức độ ứng xử qua các tình huống giả định chỉ đạt mức độ trung bình [15] Không chỉ với học sinh, cũng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tá giả Nguyễn Thị Mai và Nguyễn Bá Phu đã khảo sát 13 cán bộ quản lý và 90 giáo viên tại 10 trường tiểu học trên địa bàn Quận 8 Kết quả cuộc khảo sát cho thấy các cán bộ và giáo viên trong nhà trường đã nắm rất tốt các kiến thức về phòng chống XHTD ở học sinh tiểu học đồng thời có công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tốt Tuy nhiên, trên thực tế, kế hoạch cũng như phương pháp thực hiện vẫn chưa đạt được hiệu quả vì học sinh chưa
có sự đồng đều trong nhận thức về XHTD Cũng theo hai tác giả này, nguyên nhân của tình trạng này là do việc xây dựng kế hoạch chưa có sự đồng bộ và tính khả thi chưa cao, bên cạnh đó, khi tổ chức thực hiện, nhiều giáo viên và cán bộ còn tỏ ra lúng túng khi nói về chủ đề này, công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch cũng chưa có sự thường xuyên và chặt chẽ [11]
Tương tự như vậy, đối với tỉnh Phú Thọ, hai tác giả Bùi Thị Loan và Đinh Thị Hường đã tiến hành không chỉ trên 133 học sinh lớp 4 mà còn trên 44 giáo viên tiểu học Kết quả cho thấy đa số học sinh cho rằng việc phát triển kĩ năng phòng chống XHTD ở trẻ em là bình thường (60%) hoặc thậm chí là không quan trọng (33%) Chình vì vậy, khả năng nhận diện tình huống rủi ro
và dễ bị XHTD của các em còn rất yếu, các em chưa có sự đề phòng ở những khu vực có tính rủi ro cao như không gian công cộng, khu vực nhà vệ sinh ở trường học, nhà vệ sinh công cộng, trên các không gian công cộng, … Trong
Trang 22khi đó, các giáo viên ở đây lại nhận thức được tính quan trọng của các hành vi này và thậm chí xác định được những khu vực nào là nguy hiểm và có nguy cơ xảy ra XHTD ở trẻ em cao Tuy nhiên, rõ ràng là người lớn chưa có các biện pháp thích hợp để truyền tải các kiến thức và kĩ năng này cho học sinh, khiến cho các em không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề [10]
Năm 2018, hai tác giả Lê Thị Phương Hoa, Nguyễn Phương Anh đã khảo sát về thực trạng sử dụng kĩ năng ứng phó với nguy cơ XHTD của học sinh tiểu học tỉnh Thái Nguyên Thông qua khảo sát 220 học sinh ở ba trường tiểu học là La Hiên, Đội Cấn và trường giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi, nhóm tác giả đã ghi nhận sự chênh lệch rõ rệt về khả năng nhân thức của học sinh tiểu học về XHTD Mặc dù mức độ nhận thức của đa số học sinh đều chỉ dừng ở ngưỡng trung bình nhưng học sinh trường La Hiên lại có điểm số thấp hơn rõ rệt so với các trường còn lại Nguyên nhân của việc này là do sự khác biệt về mức sinh sống và khả năng tiếp cận thông tin Tuy nhiên, cũng tương tự như các nghiên cứu ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, các học sinh ở Thái Nguyên cũng chỉ có nhận thức về XHTD mà chưa biết cách đối phó khi gặp tình huống này Cụ thể, rất nhiều học sinh cho rằng mình sẽ sợ hãi, khóc lóc và van xin đối tượng lạm dụng và có rất ít học sinh biết sử dụng các kĩ năng khác
để ứng phó Từ việc xác định được nguyên nhân cũng như thực trạng của vấn
đề, hai tác giả đã trình bày một số biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng phó cho học sinh tiểu học ở Thái Nguyên Trước hết, nhà trường cần tuyên truyền trực tiếp cho học sinh, Hoạt động này có thể được tổ chức trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp hoặc lồng ghép vào các giờ học, nội dung của các bài tuyên truyền chủ yếu cung cấp kiến thức cho học sinh về cách nhận diện các tình huống dễ bị XHTD cũng như xác định đối tượng nguy hiểm Bên cạnh đó, việc hướng dẫn cho phụ huynh cách thức để bảo vệ, chăm sóc và theo dõi học sinh khi ở nhà cũng là yếu tố rất quan trọng Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn con mình biết rằng không phải ai cũng tốt và cần đề phòng người lạ và cách quan sát những điểm khác thường ở trẻ Không chỉ dừng lại ở phụ huynh và học sinh, nhà
Trang 23trường cần tích cực tuyên truyền về đấu tranh phòng chống XHTD ở trẻ em ra
xã hội Các tác giả cho rằng việc học sinh và phụ huynh chủ động phòng chống
là không đủ, việc bảo vệ học sinh khỏi XHTD là trách nhiệm của toàn xã hội, những người xung quanh phải là những hàng rào bảo vệ trẻ khỏi những đối tượng nguy hiểm [7]
Bên cạnh các nghiên cứu đánh giá thực trạng, một số nghiên cứu cũng đã
đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống XHTD ở học sinh tiểu học Hai tác giả Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Thị Trâm Anh cho rằng nên lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng nhận diện nguy cơ XHTD vào trong hệ thống bài để giúp học sinh vừa tiếp thu kiến thức đồng thời vẫn có những tình huống giả định để rèn luyện khả năng nhận diện đối tượng, hoàn cảnh không gian, thời gian có thể xảy ra XHTD cũng như các kĩ năng ứng phó cơ bản Phương pháp này có ưu điểm là có thể sử dụng linh hoạt thông qua các hình thức như làm việc nhóm, thuyết trình, thực hành, diễn tập nhập vai, … và có thể được tổ chức ngay trong giờ học hoặc trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa tại lớp hoặc ngoài giờ Đồng thời, hai tác giả cũng đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá các kĩ năng thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm [9]
Từ các nghiên cứu trên, có thể thấy các nghiên cứu về XDTH ở học sinh tiểu học ở Việt Nam có sự đa dạng về hướng nghiên cứu cũng như khu vực nghiên cứu Các nghiên cứu đã không chỉ chỉ ra thực trạng nhận thức về phòng chống XHTD của học sinh mà còn ở phụ huynh và giáo viên trong các trường tiểu học Kết quả nhìn chung cho thấy đa số học sinh, giáo viên và phụ huynh đều có những nhận thức tích cực về phòng chống XHTD ở trẻ em, ở nhiều tỉnh, học sinh còn có kiến thức tốt về phòng chống XHTD ở trẻ em Tuy nhiên, một thực trạng chung có thể ghi nhận ở các tỉnh thành đó là học sinh mặc dù được trang bị kiến thức và có nhận thức tốt nhưng lại thiếu kĩ năng ứng phó khi gặp tình huống nguy hiểm, có nguy cơ cao bị XHTD Bên cạnh đó, các kiến thức
về phòng chống XHTD lại chủ yếu được lồng ghép vào trong các bài học cũng như trong các giờ chào cờ hoặc sinh hoạt lớp mà chưa có sự đi sâu vào giáo
Trang 24dục cũng như có phương pháp hướng dẫn rõ ràng Chình vì vậy, nhiều nghiên cứu đã có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao kĩ năng phòng chống XHTD ở học sinh tiểu học
3 Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống xâm hại tình dục trẻ em cho HS lớp 5, góp phần bảo vệ an toàn bản thân
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 5 qua hoạt động trải nghiệm
- Đánh giá thực trạng giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 5 qua hoạt động trải nghiệm ở một số trường Tiểu học trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm kiểm chứng các biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động trải nghiệm mà luận văn đã đề xuất
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 5 qua hoạt động trải nghiệm
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát:
+ 90 HS lớp 5 Trường Tiểu học Lê Thiện, xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Trang 25+ 85 HS lớp 5 Trường Tiểu học An Hưng, xã An Hưng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
+ 75 HS lớp 5 Trường Tiểu học Tân Tiến, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
+ 25 giáo viên và 30 phụ huynh học sinh có con theo học lớp 5 tại một
số trường tiểu học nói trên
- Thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại Trường Tiểu học Lê Thiện,
xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2021 đến tháng 9/2022
4.3 Giả thuyết khoa học
- Học sinh lớp 5 đã có những nhận thức cơ bản nhưng chưa được trang bị các kĩ năng cần thiết về phòng chống XHTD trẻ em
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết; phân loại -
hệ thống hóa lý thuyết và mô hình hóa 1 số quan điểm lý luận nhằm xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài khảo sát thực trạng giáo dục phòng chống XHTD cho học sinh lớp 5 qua Hoạt động trải nghiệm trên các nhóm đối tượng là HS lớp 5, phụ huynh học sinh, GV tiểu học bằng phiếu hỏi
- Phương pháp quan sát: Việc đánh giá khả năng phòng chống XHTD của HS được thực hiện bằng phương pháp quan sát hoạt động học tập của trẻ trong các giờ Hoạt động trải nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm có đối chứng được
sử dụng nhằm kiểm chứng một số biện pháp đã đề xuất
5.3 Phương pháp thống kê để xử lí số liệu thu được trong đề tài, phục
vụ phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn
Trang 266 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục phòng chống XHTD cho học sinh lớp 5 qua HĐTN
Chương 2 Biện pháp giáo dục phòng chống XHTD cho học sinh lớp 5 qua HĐTN
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 27CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
* Khái niệm xâm hại trẻ em
Từ khái niệm về trẻ em, có thể mở rộng ra, mọi hình thức ngược đãi cả
về thể chất lẫn tinh thần, bao gồm cả xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lộc gây
ra những tổn thương về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển và phẩm giá đối với trẻ em đều được coi là xâm hại trẻ em Dưới góc độ pháp lý, ở Việt Nam, hành vi xâm hại trẻ em là gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh
dự, và nhân phẩm của trẻ thông qua các hình thức bạo lực, bóc lột, XHTD, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em cũng như nhiều hình thức gây tổn thương khác [14]
Từ khái niệm này, có thể thấy pháp luật của Việt Nam đã chỉ rõ các hành vi được xem là xâm hại trẻ em như sau:
Trang 2816 tuổi, tội giao cáo hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội dâm ô với người dưới 16 tuổi, và tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Trong đó, hành vi XHTD với học sinh lớp 5 được xét vào một trong hai tội là dâm ô hoặc hiếp dâm với người dưới 16 tuổi và có thể bị phạt từ từ 20 năm đến tử hình [13]
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu xâm hại trẻ em là hành vi sử dụng
quyền lực, lòng tin để gây ra các tổn thương về tinh thần, thể chất, khả năng phát triển và phẩm giá của trẻ em hay người dưới 16 tuổi
* Khái niệm XHTD trẻ em
Theo nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTD về hướng dẫn xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, cụm từ “xâm hại tình dục trẻ em” hay “xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi” được hiểu là hành vi sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng lòng tin để lôi kéo, dụ dỗ, xúi bẩy hoặc ép buộc trẻ thực hiện một số hành vi mang tính tình dục và không phù hợp với lứa tuổi, các hành vi này bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, và dâm ô với trẻ em hoặc sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm
Tuy nhiên, cần hiểu rõ khái niệm XHTD này theo nghĩa rộng, trong đó, bao gồm cả các hành vi không gây các tổn thương về thân thể như sờ mó bộ phận sinh dục, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, … mà cả các hành vi không tiếp xúc cơ thể như nhìn vào chỗ kín (thị dâm), nói chuyện về các vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục (khẩu dâm) trước mặt trẻ em mà không có sự cho phép của gia đình, nhà trường vẫn được xem là XHTD
Trang 29Như vậy, trong khuôn khổ luận văn này, XHTD trẻ em được xem là tất
cả các hành vi lợi dụng quyền lực hoặc lòng tin của người khác để thực hiện các hành vi tình dục với trẻ em, các hành vi này bao gồm cả việc XHTD trực tiếp thân thể hoặc XHTD về tinh thần của trẻ
1.1.1.2 Nguyên nhân XHTD trẻ em
Nguyên nhân XHTD trẻ em xuất phát từ phía nhà trường, gia đình và xã hội Nhà trường, hay chương trình giáo dục hiện nay chưa trang bị các kiến thức và kĩ năng cần thiết để phòng chống XHTD cũng như đối phó khi rơi vào tình huống nguy hiểm, có nguy cơ bị XHTD cho học sinh lớp 5 Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, các nội dung về phòng chống XHTD trẻ em và các nội dung liên quan đã được trình bày trong môn hoạt động trải nghiệm lớp
4 và khoa học lớp 5, tuy nhiên, các nội dung này chủ yếu chỉ trang bị các kiến thức về phòng chống XHTD mà chưa chú trọng phát triển nhận thức và kĩ năng phòng chống XHTD cho học sinh Đối với chương trình HĐTN lớp 4, học sinh được học các kĩ năng phòng chống xâm hại nói chung mà không chú trọng đến phần XHTD do bản thân các em chưa được học các kiến thức về sinh lý, nhận biết các bộ phận nhạy cảm, riêng tư trên cơ thể Lên lớp 5, chương trình giáo dục phòng chống XHTD được lồng ghép vào chương trình môn khoa học nhưng giáo viên chủ yếu chỉ hướng dẫn học sinh nhận diện các tình huống nguy hiểm chứ không hướng dẫn các kĩ năng phòng chống XHTD trẻ em cũng như kĩ năng đối phó khi rơi vào tình huống nguy hiểm, có nguy cơ bị XHTD Chính sự bất cập trong chương trình này đã khiến học sinh chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức và kĩ năng cần thiết về phòng chống XHTD trẻ em [32]
Về phía gia đình và xã hội, người lớn chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình Theo luật pháp hiện hành, cha mẹ khi con ra, không chỉ có trách nhiệm nuôi dưỡng mà còn có nghĩa vụ bảo vệ giáo dục trẻ, nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp thì chính bố mẹ lại là đối tượng XHTD trẻ em hoặc cấu kết XHTD trẻ em Ngoài ra, việc bố mẹ quá tập trung vào các công việc bên ngoài mà xao nhãng con cái cũng là hành vi tạo điều kiện để các đối tượng xấu có cơ hội để
Trang 30xâm hại Trách nhiệm bảo vệ trẻ không chỉ dừng lại ở bố mẹ mà ông bào, anh chị, họ hàng cũng có nghĩa vụ này, tuy nhiên, những người này cũng thường xuyên không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, dẫn đến việc học sinh bị rơi vào các tình huống nguy hiểm [31] Thứ hai, hoàn cảnh gia đình bất lợi cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị XHTD Gia đình hoàn cảnh khó khăn, tù tội, bố mẹ không được giáo dục khiến nhận thức của họ về trách nhiệm bảo vệ con cái cũng bị hạn chế Ngoài ra, cũng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bản thân học sinh cũng là nạn nhân của sự phân biệt đối xử, bắt nạt, bạo hành và XHTD Theo thống kê, phần lớn trẻ bị XHTD sinh ra trong gia đình nghèo, khó khăn, cha mẹ không có khả năng bảo vệ hoặc sống trong khu vực có trình độ dân trí thấp, kinh tế không phát triển Dó đó, không chỉ ở Việt Nam, mà nhiều tác giả nước ngoài cũng cho rằng việc phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng trầm trọng cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ XHTD ở trẻ
em ngày một tăng cao [25] Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của bảo
vệ trẻ em khỏi XHTD chưa được hiệu quả Nhận thức của cha mẹ học sinh về vấn đề này chưa cao, nhiều phụ huynh còn cảm thấy đây là một chủ đề nhạy cảm và xem việc này là nhiệm vụ của nhà trường Do đó, thông thường, trong nhiều trường hợp, trẻ bị XHTD trong thời gian dài thì bố mẹ mới phát hiện và nhờ các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý Thậm chí, nhiều phụ huynh sau khi phát hiện con mình bị XHTD lại không muốn đưa ra cơ quan chức năng vì
sự gia đình bị ảnh hưởng [31]
1.1.1.3 Hậu quả của XHTD trẻ em
Như đã trình bày ở trên, học sinh lớp 5 là đối tượng đang hoàn thiện về tâm lý, sinh lý, thể chất và trí tuệ, tất cả các hình thức XHTD trẻ em đều có liên quan đến sự phát triển bất thường ở trẻ sau này Trong đó, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề sau khi XHTD lại là bản thân các em Về mặt hành vi Trẻ em bị XHTD có xu hướng thể hiện hành vi tình dục sớm hơn bình thường Điều đáng
lo ngại ở đây là trẻ sau khi bị XHTD có các bất thường về tần suất hành vi và thái độ của trẻ khi tham gia vào hành vi hoặc tiếp tục hành vi sau khi được yêu
Trang 31cầu dừng lại Đồng thời, nhiều hành vi tình dục này không phù hợp với lứa tuổi cũng như sự hiểu biết của trẻ, dẫn đến các lệch lạc về nhận thức tình dục Ngoài các lệch lạc trong phát triển hành vi tình dục, nhiều hành vi khác của trẻ
bị XHTD cũng xuất hiện bất thường Một số học sinh có các triệu chứng của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) sau khi bị XHTD Các triệu chứng này là kết quả của các tổn thương tinh thần của trẻ sau cú sốc về XHTD, các triệu chứng có thể phát triển thành rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) hoặc rối loạn lo âu Nhiều công trình đã báo cáo, các bé gái thường có
tỷ lệ mắc ADHD cao hơn các bé trai sau khi bị XHTD Bên cạnh các biểu hiện bất thường trên, trẻ em bị XHTD có dấu hiệu phát triển các hành vi bạo lực, đặc biệt là nam giới ở tuổi vị thành niên, các hành vi bạo lực bao gồm sử dụng
vũ khí, đánh nhau, hay bị kích động, gây gổ, … Các hành vi này được xem như một biện pháp đối phó có tính hướng ngoại của trẻ để giải quyết các căng thẳng sau khi bị XHTD Trẻ bị XHTD thậm chí còn có các chấn thương tâm lý nghiêm trọng PTSD là một trong các chấn thương phổ biến nhất của trẻ bị XHTD, và có thể ảnh hưởng đến tuổi vị thành niên, thành niên, và trưởng thành Các chấn thương này xuất hiện là do sau khi bị XHTD, các hình ảnh và
ký ức xấu đó không dễ dàng bị lãng quên mà sẽ bị tiềm thức của trẻ ghi lại và phản ánh vào trong các giấc mơ hoặc thậm chí là trong các sinh hoạt thường ngày, các kí ức đó lặp lại nhiều lần khiến các tổn thương tâm lý tích tụ và phát triển thành bệnh Hội chứng PTSD có các biểu hiện như khó ngủ, tức giận, cáu kỉnh, khó tập trung, tăng động Điểm nguy hiểm của các chấn thương tâm lý là chúng không bộc phát ngay sau khi bị XHTD mà sẽ thể hiện sau đó rất lâu Trầm cảm cũng là một chấn thương tâm lý thường xuất hiện ở trẻ sau khi bị XHTD Cả bé trai và gái đều có nguy cơ bị trầm cảm sau khi bị XHTD, thậm chí nguy cơ này còn tiếp tục đến tuổi trưởng thành Một số nghiên cứu đã chứng minh XHTD có thể thay đổi biểu hiện lâm sàng của trầm cảm và làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh Khi đã phát triển trầm cảm tới giai đoạn muộn, trẻ sẽ hình thành các tư tưởng tiêu cực, đặc biệt là tự tử [20]
Trang 32Không chỉ đối với trẻ, gia đình trẻ bị XHTD cũng phải chịu những tổn thất nghiêm trọng Bản thân cha mẹ của trẻ sẽ có cảm giác đau đớn, buồn bã và căng thẳng Bên cạnh đó, sự chú ý của dư luận xã hội càng dễ khiến bố mẹ cảm thấy mình bị coi thường, khinh miệt, trong nhiều trường hợp, không chỉ các trẻ bị XHTD mà anh chị của trẻ cũng đồng thời là nạn nhân gián tiếp của hành vi này
Như vậy, học sinh lớp 5 là độ tuổi nhạy cảm do bản thân trẻ đang phát triển hoàn thiện cả về thể chất, sinh lý, nhận thức và trí tuệ, việc trẻ bị XHTD trong giai đoạn này sẽ gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tới sự phát triển của các em sau này cũng như dễ có nguy cơ phát triển các tình trạng bệnh
lý Ngoài ra, gia đình của trẻ bị XHTD cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng từ việc làm này Từ các hậu quả này, có thể thấy việc giáo dục kĩ năng phòng chống XHTD cho trẻ em, đặc biệt là học sinh lớp 5 là thực sự cần thiết, đảm bảo cho
sự phát triển ổn định và thuận lợi của các em
1.1.2 Hoạt động trải nghiệm
1.1.2.1 Khái niệm Hoạt động trải nghiệm (HĐTN)
* Khái niệm trải nghiệm
Trải nghiệm là một thuật ngữ có nghĩa rộng và được giải thích theo nhiều ý nghĩa khác nhau Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, thuật ngữ này được hiểu là bất cứ trạng thái cảm xúc nào mà chủ thể, mà ở đây là con người,
đã trải qua, cảm nhận được ghi nhớ dưới hình thức tri thức, ý thức, … Hay nói cách khác, trải nghiệm là hoạt động tiếp nhận kinh nghiệm để đưa ra bình luận, nhận định, từ đó đúc kết các điểm tích cực và tiêu cực
Ở một khía cạnh khác, Dewey lại cho rằng trải nghiệm là sự tương tác của con người với thế giới, nó bao hàm tất cả các khía cạnh của con người như
sự tồn tại, bản thể của con người trong thế giới, và xem kinh nghiệm là một khía cạnh trung tâm, cốt lõi của sự tương tác [17] Tuy nhiên, chính vi trải nghiệm lấy kinh nghiệm làm cốt lõi nên đôi khi nó sẽ bị hạn chế bởi ý thức, tri giác, cảm giác của chủ thể về thế giới Đồng thời, kinh nghiệm của con người cũng lại xuất phát từ các hoạt động có ý thức và không ý thức, ví dụ như trong
Trang 33mơ Do đó, để tránh sự nhầm lẫn giữa các loại kinh nghiệm, nhiều tác giả đều thống nhất rằng trải nghiệm là thuật ngữ không đề cập đến một quá trình có ý thức mà là kết quả của quá trình hoạt động có ý thức của con người [16]
Từ các quan điểm trên, khái niệm trải nghiệm được hiểu là một hoạt
động của con người và trong đó, con người đóng vai trò là chủ thể, trực tiếp tham gia và trải qua các hoạt động, thông qua các hoạt động này, chủ thể đưa
ra những nhận định của mình về thế giới xung quanh Các nhận định này là do
tự bản thân chủ thể đưa ra nên nó mang tính cá nhân và có thể là tích cực hoặc tiêu cực về đối tượng trải nghiệm
* Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu Ý tưởng về hoạt động giáo dục này đã sớm xuất hiện từ thời cổ đại và được phát triển thành một tư tưởng giáo dục chính thống khi có sự ủng hộ của các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý, giáo dục John Dewey đề xuất mô hình cho trẻ
em đến trường và làm mọi việc như đang sống trong một cộng đồng, từ đó mang đến những trải nghiệm thực tế, đồng thời, học sinh cũng được hướng dẫn, tăng cường khả năng nhận thức và củng cố kiến thức đã học Triết lý giáo dục của Dewey đã thúc đẩy phong trào giáo dục mới, tạo ra sự phát triển của chương trình “giáo dục trải nghiệm” [17]
Triết lý giáo dục của Dewey đã được các nhà giáo dục sau này kế tục và phát triển Cái tên thứ hai đã đánh dấu mốc phát triển quan trọng của chương trình hoạt động trải nghiệm là Carl Rogers Tương tự như Dewey, ông cho rằng kinh nghiệm là yếu tố cực kỳ quan trọng và làm nền tảng để phát triển các kiến thức sau này Ông đã liệt kê những yếu tố quan trọng cần có của hoạt động trải nghiệm:
- Có sự tham gia của từng cá nhân
- Do người học khởi xướng
- Được đánh giá bởi người học
- Tác động lan tỏa đến người học
Trang 34Đối với Rogers, học tập trải nghiệm tương đương với sự thay đổi và trưởng thành của một cá nhân, và con người đều có thiên hướng học hỏi từ tự nhiên Người giáo viên ở đây có vai trò là tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy việc học tập đó, cụ là thiết lập một môi trường học tập tích cực, làm rõ mục đích của người học, tổ chức và tạo ra các nguồn học tập, cân bằng các yếu tố trí tuệ và cảm xúc trong học tập, chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ với người học [28]
Sau thời kỳ của Dewey, David Kolb đã tổng hợp các tư tưởng về hoạt động trải nghiệm trước đó và tạo thành lý thuyết học tập trải nghiệm Theo đó, ông cho rằng trải nghiệm phải có tính cụ thể, phản ánh từ việc quan sát thế giới,
từ đó hình thành các khái niệm trừu tượng, đồng thời, quá trình trải nghiệm phải đi theo bốn chu trình hay bốn giai đoạn mới đạt được hiệu quả tối đa Chu trình bốn bước của Kobl bao gồm:
- Việc học xuất hiện khi người học có một kinh nghiệm mới hoặc một phương thức giải thích mới cho các kinh nghiệm cũ
- Người học phản ánh trải nghiệm mới để hiểu rõ hơn ý nghĩa của các kinh nghiệm cũ Quá trình này có thể hiểu là việc người học đưa ra cách thức mới để thực hiện, cải thiện kinh nghiệm cũ
- Người học hình thành khái niệm trừu tượng, tự điều chỉnh, cải tiến khái niệm cũ hoặc xây dựng những khái niệm mới dựa trên kinh nghiệm và phản ánh mới
- Khi đã hình thành khái niệm, người học bắt đầu thử nghiệm lại các ý tưởng mới vào tình huống thực tế để đánh giá tính hiệu
Bốn giai đoạn của mô hình Kolb được xem là cơ sở để phát triển mọi quá trình học tập, hoạt động trải nghiệm Người học có thể tự do đi vào hoặc khởi đầu quá trình học nào từ bất cứ bước nào trong bốn bước, và các bước này được thực hiện tuần tự và không dừng lại vì kiến thức, kinh nghiệm mới sẽ liên tục được sinh ra từ các phản ánh, thử nghiệm [23]
Từ các quan điểm trên, trong phạm vi của luận văn này, hoạt động trải
nghiệm được hiểu là một triết lý giảng dạy trong đó các nhà giáo dục tham gia
Trang 35học tập cùng với người học thông qua các trải nghiệm trực tiếp nhằm nâng cao kiến thức, phát triển kĩ năng, làm rõ các kinh nghiệm cũ
1.1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của HĐTN
Từ năm 2018, chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục bắt buộc, và được xem như một môn học trong trường tiểu học Không chỉ với lớp 5 mà đối với cấp tiểu học, đây là một nội dung bắt buộc và phải được dạy tương đương như các môn học truyền thống khác nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra tương ứng với từng lớp Việc dạy và học HĐTN ở trường tiểu học không chỉ có ý nghĩa với học sinh mà còn có những lợi ích cho
cả phụ huynh và giáo viên
Đối với bản thân học sinh, việc tham gia HĐTN khơi gợi sự ham mê và hào hứng của học sinh với việc học Trong hoạt động giáo dục này, học sinh không chỉ ngồi nghe giảng như với các môn học truyền thống, mà trẻ còn được trực tiếp tham gia và các khâu của quá trình học tập từ tiếp nhận vấn đề, phân tích vấn đề, giải quyết vấn đề, trình bày kết quả và đánh giá kết quả Từ việc này, học sinh sẽ tự rút ra những kinh nghiệm, kiến thức mới mẻ cho bản thân
và tìm thấy niềm vui của việc học tập Ngoài ra, trẻ còn được kích thích sáng tạo trong quá trình học Trong HĐTN, giáo viên chỉ đưa ra vấn đề và định hướng giải quyết mà không được can thiệp nhiều và quá trình tìm tòi và giải quyết của học sinh, chính vì vậy, trẻ được tự do hình dung ra nhiều hướng giải quyết, tùy vào năng lực hiện tại của bản thân Chính vì vậy, trẻ được phát huy vai trò cụ thể, sự chủ động và sáng tạo của bản thân trong việc tìm tòi kiến thức mới Không chỉ về kiến thức, HĐTN còn giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng làm việc mà không có ở các môn học khác như làm việc nhóm, lập kế hoạch, trình bày trước đám đông, phân công nhiệm vụ, … Thông qua việc tự học tập, phát hiện kiến thức, trẻ không chỉ được học hỏi mà còn biết tôn trọng, lắng nghe và cầu thị
Đối với giáo viên, việc dạy HĐTN chính là cơ hội cho thầy được cập nhật những phương pháp mới Khác với các môn học truyền thống, giáo viên
Trang 36phải dạy các kiến thức đã có trong sách và phải đảm bảo học sinh nắm được các điểm trọng yếu của chương trình, dạy HĐTN là hoạt động giúp học sinh tự phát hiện kiến thức, do đó giáo viên phải liên tục đổi mới phương pháp dạy để tạo hứng thú cho học sinh cũng như thích ứng với từng đối tượng giảng dạy Bên cạnh đó, trong giờ HĐTN, giáo viên không đơn thuần là đứng trên bục giảng và truyền đạt kiến thức một cáchg thụ động, thay vào đó, thầy cô giáo phải quan sát học sinh và định hướng phát triển cho chúng, mỗi học sinh, mỗi lớp học lại là trải nghiệm quan sát học tập của chính mỗi giáo viên, do đó, khơi dậy tâm huyết với nghề của thầy cô giáo Cũng chính từ việc quan sát sự phát triển, hoạt động của trẻ, cũng như tương tác trực tiếp với học sinh, giáo viên sẽ hiểu học sinh của mình hơn, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh, từ đó đề ra phương hướng phù hợp để học sinh phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân
Cuối cùng, phụ huynh cũng là một đối tượng nhận được lợi ích từ HĐTN Thông qua hoạt động giáo dục này, phụ huynh có thể nhận biết được mức độ tiến bộ trong nhận thức, kĩ năng của con mình Thông qua những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày, phụ huynh có thể quan sát được những thay đổi tích cực, ví dụ trẻ có tính thụ động, ít nói và trầm tính, thì thông qua HĐTN, qua các hoạt động trong môn, học sinh được tự do thể hiện sự sáng tạo cũng như trình bày quan điểm của mình trước đám đông, chính vì vậy mà không còn
sự thụ động và ít nói như trước đây
HĐTN là một hoạt động giáo dục bổ ích và có ý nghĩa không chỉ với bản thân học sinh mà còn với gia đình và thầy cô giáo Hoạt động này giúp học sinh phát triển trí tuệ, khơi gợi hứng thú học tập Đối với thầy cô giáo, đây là cơ hội giúp chính bản thân thầy cô trau dồi các kĩ năng sư phạm cũng như đam mê với nghề Cha mẹ cũng thông qua HĐTN mà thêm hiểu hơn về con mình
1.1.3 Giáo dục phòng chống XHTD cho học sinh lớp 5 qua HĐTN
1.1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5
* Đặc điểm sinh lý của học sinh lớp 5
Trang 37Ở giai đoạn 8-10 tuổi, cơ thể trẻ bắt đầu phát triển hoàn thiện và thay đổi nhanh chóng Nhiều trẻ bắt đầu trải qua những giai đoạn tăng trưởng thể chất đột biến khi lên lớp 5 Các bé gái có xu hướng phát triển nhanh hơn các bé trai Thực tế có thể quan sát được chiều cao của các bé gái trong giai đoạn này thường hơn nhiều các bé trai cùng tuổi Ngược lại, nhiều học sinh nam 10 tuổi lại chỉ bắt đầu một số thay đổi về thể chất Phải đợi đến năm 11-13 tuổi, các bé trai mới bắt đầu thời kỳ phát triển của mình
Về hệ cơ xương, ở tầm tuổi này, xương của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn, vẫn còn nhiều mô sụn và đang trong giai đoạn kéo dài, do đó xương dễ bị gẫy, dập, cong vẹo, … khi phải chịu các va đập mạn ví dụ như tai nạn, bị người khác tấn công Bên cạnh xương, hệ cơ cũng đang trong thời kỳ phát triển mạnh,
do đó, trẻ có hành vi hiếu động hơn bình thường
Đối với hệ thần kinh, đây là giai đoạn trẻ hoàn thiện về mặt chức năng, dẫn đến những biến chuyển lớn về mặt tư duy, nhận thức, trẻ chuyển dần tư duy hành động sang tư duy trừu tượng và bán trừu tượng Do đó, trẻ dễ bị hấp dẫn bởi những thứ mới lạ, không chỉ với những trò chơi trí tuệ, các cuộc thi, mà nhiều trường hợp, do sự tò mò, trẻ đã tự đặt mình vào tình huống nguy hiểm, ví
dụ như mất an toàn khi vui chơi, khi di chuyển, bị kẻ xấu dụ dỗ, và bị xâm hại
* Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 5 [33]
Trẻ em trong giai đoạn 8-10 tuổi đang trong quá trình học hỏi và tăng cường nhận thức Trong thời kỳ này, trẻ sẽ phát triển các kĩ năng tư duy phản biện mới, phát triển năng lực học tập cũng như khả năng xã hội
Về ngôn ngữ, trẻ em trong khoảng 10 tuổi bắt đầu có những suy nghĩ gần như “trưởng thành” và đang trên đỉnh của tuổi vị thành niên Chúng bắt đầu phát triển mạnh kĩ năng tư duy và khả năng nhận thức để thu thập thông tin
và hình thành ý kiến của riêng mình Việc này là bước mở đầu giúp học sinh có khả năng bày tỏ suy nghĩ riêng về các sự kiện, hiện tượng xung quanh Do đó, nhiều trẻ em 10 tuổi có thể tham gia tốt các buổi trò chuyện của gia đình trong các bữa ăn tối hoặc giao lưu được với bạn bè và thầy cô ở trường Đồng thời,
Trang 38do trẻ đã có những suy nghĩ riêng nên chúng có khả năng đóng góp ý kiến, giải pháp và kế hoạch của mình Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ cũng đồng thời phát triển khả năng tự học, tự nhận thức về thế giới xung quanh thông qua các kênh thông tin khác nhau Cũng nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ tạo dựng khả năng sắp xếp thông tin và lý giải các vấn đề Từ đặc điểm phát triển này, trong giờ HĐTN, giáo viên nên tạo điều kiện để học sinh phát huy, nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình thông qua các hoạt động nhập vai, trình bày ý tưởng, …
Khả năng tư duy và học tập cũng được phát triển hoàn thiện ở giai đoạn này Ở lớp 5, trẻ bắt đầu giải quyết được các vấn đề phức tạp hơn về toán, tập đọc và các môn học khác Phụ huynh nên dành thời gian nhiều hơn cho con trong học tập để tạo đà bước sang cấp 2 Bên cạnh đó, với các môn học khác như lịch sử, khoa học, do học sinh đang trong thời kỳ hoàn thiện năng lực tư duy, các khả năng như nghiên cứu, khai thác các nguồn tài nguyên học tập như sách vở, internet, … cũng được trẻ nắm bắt nhanh hơn
Ở giai đoạn từ 6-8 tuổi, mặc gì khả năng ghi nhớ thông tin của trẻ đã hình thành nhưng mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ máy móc Đến giai đoạn 8-
10 tuổi, nhờ sự phát triển của tư duy và nhận thức, trẻ bắt đầu ghi nhớ có ý nghĩa và khả năng ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Tuy nhiên, đây cũng chưa phải giai đoạn hoàn thiện khả năng ghi nhớ Việc ghi nhớ của trẻ em trong giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như khả năng tập trung, độ hấp dẫn của thông tin, tâm lý hay cảm hứng học tập của trẻ Bởi vậy, khi thiết kế HĐTN cũng như trong các môn học khác, giáo viên nên bổ sung các hoạt động
có tính truyền cảm hứng và làm sinh động các thông tin để giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn
Nhờ sự phát triển về nhận thức và lý giải về thế giới, trí tưởng tượng của học sinh lớp 5 cũng đã có sự phát triển phong phú hơn so với các giai đoạn trước Do trẻ đã có năng lực nhận thức, đọc và ngôn ngữ tốt, nên chúng bắt đầu tưởng tượng ra những ý tưởng mới dựa trên các kiến thức cũ Sự tưởng tượng này của trẻ mặc dù vẫn bị chi phối mạnh bởi cảm xúc nhưng đây vẫn được xem
Trang 39là bước khởi đầu quan trọng trong phát triển trí tưởng tượng Đồng thời, giáo viên cũng cần thiết kế HĐTN với các hoạt động khơi gợi sự sáng tạo, tò mò của học sinh, nhằm thúc đẩy các em có động lực tham gia hoạt động
Ngoài các yếu tố về trí tuệ, nhận thức và tâm lý, giai đoạn từ 8-10 tuổi cũng là thời gian trẻ tích cực khám phá cơ thể mình qua các môn thể thao như chạy, đi xe đạp, bơi lội, thể thao Đồng thời, nhiều năng khiếu của học sinh cũng được bộc lộ trong giai đoạn này như nghệ thuật, âm nhạc, thủ công, vẽ tranh, … Đồng thời, chúng cũng bắt đầu nhận thức được các ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng và có tư tưởng thần tượng người nổi tiếng
Bên cạnh các phát triển về nhận thức Ở độ tuổi 10, trẻ cũng đồng thời phát triển hệ thống cảm xúc phức tạp hơn cũng như khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn đầu, trẻ sẽ cần phải có thời gian để giữ cảm xúc của mình trong tầm kiểm soát Bố mẹ có thể quan sát thấy trẻ bắt đầu xử lý các xung đột ở trường và ở nhà tốt, đồng thời, các kĩ năng thương lượng và hòa giải cũng được phát triển
Từ các đặc điểm trên, học sinh lớp 5 là những học sinh đang dần hoàn thiện về cơ thể (sinh lý) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lý) Ở lứa tuổi này, nhu cầu về phát triển bản thân rất mạnh mẽ nhưng khả năng lại hạn chế Các
em chưa có đủ kiến thức, kĩ năng để tự bảo vệ bản thân một cách an toàn và khỏe mạnh Sự hướng dẫn và giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, cũng như gia đình và xã hội là vô cùng cần thiết cho sự trưởng thành của trẻ Tâm hồn các em còn hồn nhiên, trong sáng, dễ tin người nên các em chưa có khả năng lường trước được những điều không hay sẽ xảy đến với mình, dẫn đến đối mặt với tình huống nguy hiểm, khó lường Do đó, việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại, đặc biệt là kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục là vô cùng cần thiết, giúp các em nhận thức được tầm quan trọng và có ứng
xử phù hợp, tránh được nguy hiểm Khi được trang bị các kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục, học sinh sẽ được đảm bảo về nhu cầu an toàn, ổn định về mặt tâm lý, có cơ hội giáo dục kịp thời đầy đủ, đúng hướng, tránh được những điều đáng tiếc xảy ra
Trang 401.1.3.2 Mục tiêu và nội dung giáo dục phòng chống XHTD cho học sinh lớp 5 qua HĐTN
* Mục tiêu giáo dục phòng chống XHTD cho học sinh lớp 5 qua HĐTN
Trong chương trình HĐTN lớp 5, phần giáo dục phòng chống XHTD là một HĐTN trong môn Khoa học và được thiết kế nhằm giúp học sinh:
- Nhận diện được các biểu hiện của XHTD trẻ em, từ đó có cách ứng xử phù hợp với người lạ, tự bảo vệ mình khỏi sự đụng chạm của người khác nếu cảm thấy không thoải mái
- Có các kĩ năng ứng phó một cách tích cực, an toàn và lành mạnh với các nguy cơ bị XHTD
- Biết cách chia sẻ với người đáng tin cậy khi gặp trường hợp XHTD
* Nội dung của giáo dùng phòng chống XHTD cho học sinh lớp 5 qua HĐTN
Chương trình giáo dục phòng chống XHTD cho học sinh lớp 5 qua HĐTN hiện nay thể hiện rõ các nội dung chính như sau:
- Giáo dục học sinh gọi đúng tên vùng nhạy cảm Phụ huynh hoặc giáo viên thường ngại ngần khi gọi thẳng tên các bộ phận sinh dục khi chia sẻ hoặc dạy trẻ về giới tính Điều đó không hẳn đã tốt Sử dụng thuật ngữ thích hợp sẽ giúp bảo vệ các em Trẻ em khi có thể thoải mái nói về cơ thể của mình sẽ nhiều khả năng có thể tiết lộ nếu có điều gì đó đáng lo ngại hay khó chịu đang xảy ra với chúng Khi có thể đặt tên cho “vùng kín” bằng các thuật ngữ chính xác như trong từ điển, trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục có thể nhận được