I -- GIỚI THIỆU CHUNGTrong những năm gần đây ngành thi công cầu ở Việt nam đã có những chuyển biến đáng kể trong việc đầu tư vào công nghệ thicông, một trong những công nghệ đó là “Công
Trang 1CÔNG TY CẦU 12
***
CÔNG NGHỆ THI CÔNG DẦM HỘP LIÊN TỤC B.T.C.T.D.Ư.L BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC HẪNG CÂN BẰNG
(CẦU CẨM LỆ)
Biên soạn : Phạm Xuân Thuỷ Hiệu đính : Phạm Hoàng Hải
Hà nội, 2001
Trang 2I GIỚI THIỆU CHUNG 2
II CÔNG NGHỆ THI CÔNG 4
2.1 THI CÔNG KHỐI ĐỈNH TRỤ 4
(a) Lắp đặt thanh ứng suất 32 6
2.2 THI CÔNG CÁC KHỐI CỦA DẦM HẪNG 18
2.2.1 Lắp ráp xe đúc 18
2.2.2 Chỉnh xe đúc 23
2.2.3 Chỉnh cao độ ván khuôn 24
2.2.4 Đặt ván khuôn đầu đốc (ván khuôn đầu các khối): 25
2.2.5 Buộc cốt thép và ống ghen tạo lỗ: 25
2.2.6 Đổ bê tông 26
2.2.7 Luồn cáp 27
2.2.8 Căng cáp 29
2.2.9 Bơm vữa 33
2.2.10 Di chuyển xe đúc 36
2.2.11 Thi công các khối tiếp theo của dầm hẫng 38
2.3 THI CÔNG ĐOẠN DẦM ĐÚC TRÊN ĐÀ GIÁO 38
2.3.1 Lắp đặt đà giáo thi công và thử tải 38
2.3.2 Phân đợt đổ bê tông 38
2.3.3 Đặt gối 39
2.3.4 Lắp đặt ván khuôn đáy, ván khuôn thành, ván khuôn đầu đốc, ván khuôn hộc neo (mố neo) buộc cốt thép và đổ bê tông đợt 1 39
2.3.5 Lắp ván khuôn nóc, ván khuôn nóc thànhngoài, buộc cốt thép và đổ bê tông đợt hai 40
2.4 THI CÔNG KHỐI HỢP LONG 40
PHẦN III AN TOÀN LAO ĐỘNG 46
3.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG KHI LẮP, VẬN HÀNH VÀ THÁO XE ĐÚC 46
3.2 AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG KHI ĐỔ BÊ TÔNG 46
3.3 AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG KHI CĂNG KÉO DỰ ỨNG LỰC 47
CÁC SAI SỐ CHO PHÉP 48
PHỤ LỤC 1 KÉO THỬ THANH ỨNG SUẤT 49
PHỤ LỤC 2 TÍNH TOÁN CAO ĐỘ THI CÔNG TẠI MỘT MẶT CẮT 51
1 Cao độ thi công tại một mặt cắt 51
2 Biến dạng xe đúc 51
BẢNG CAO ĐỘ THI CÔNG DẦM LIÊN TỤC 52
PHỤ LỤC 3 ĐO VÀ TÍNH TOÁN ĐỘ DÃN DÀI THỰC TẾ CỦA BÓ CÁP 53
1 Tính toán độ dãn dài có thể thay đổi 53
3 Sai số phần trăm 53
4 Phương pháp đo 54
CÔNG TRÌNH: 55
Trang 3I GIỚI THIỆU CHUNG
Trong những năm gần đây ngành thi công cầu ở Việt nam đã
có những chuyển biến đáng kể trong việc đầu tư vào công nghệ thicông, một trong những công nghệ đó là “Công nghệ thi công dầmhộp liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực bằng phương pháp đúchẫng cân bằng” (gọi tắt là công nghệ đúc hẫng) áp dụng cho thicông kết cấu nhịp bằng BTCT DƯL của các cầu liên tục khẩu độ lớn.Lần đầu tiên công nghệ này được áp dụng tại công trình cầu Phúlương (trên Quốc lộ 5), công ty Cầu 12 đã nhập và tiếp nhậnchuyển giao hoàn chỉnh, trực tiếp công nghệ đúc hẫng cùng toàn bộthiết bị xe đúc đi kèm từ hãng VSL (Thụy Sỹ) Công nghệ đúc hẫngnày đã được cán bộ, công nhân, các kỹ sư của Công ty cầu 12 tiếpnhận nghiêm túc và sử dụng thành thạo trên công trình cầu Phúlương, sau đó lẫn lượt được áp dụng trên các công trình: cầu TiênCựu (Hải phòng), cầu Lạc Quần (Nam định), cầu Hoà Bình ( thị xãHoà bình), cầu Bợ (Tuyên Quang), cầu An Dương II (Hải Phòng),cầu Bắc Giang, cầu Đuống mới, cầu Quán Hầu (Quảng Bình) thànhcông tốt đẹp, được các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá rất cao
về chất lượng của công trình và hiện nay đang thi triển khai thicông ở: cầu Tân Yên (Tuyên Quang), cầu Trần Phú (Nha trang), cầuNguyễn Tri Phương và Chánh Hưng (TP Hồ Chí Minh), cầu Tân Đệ(Thái Bình)
Đặc biệt trong quá trình thi công, căn cứ vào công nghệ đúchẫng đã có và kinh nghiệm của chính mình, Công ty cầu 12 đã tựnghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công xe đúc hẫng - một thiết
bị chủ yếu, quan trọng của công nghệ đúc hẫng Loại xe đúc này đã
và đang tham gia vào thi công tại các cầu: An Dương II, Lạc Quần,Hoà Bình, Tân Yên, Trân Phú và đã chứng tỏ tính năng khôngthua kém loại xe đúc đã nhập của VSL
Cầu Cẩm Lệ là một cầu lớn tại Km 0 + 715.15 tuyến Cẩm Lệ Miếu Bông nối QL I và QL 14B Cầu bắc qua sông cẩm Lệ thuộc địa
Trang 4-phận huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng Kết cấu nhịp bằng BTCT DƯL
bố trí theo sơ đồ : 42m + 5 x 63m + 42m = 399m Mặt cắt ngangdạng hộp thành xiên với chiều cao thay đổi từ 1.8 đến 3.8m Độxiên của thành hộp là 10/1
Căn cứ vào yêu cầu của tiến độ thi công, kế hoạch cân đốithiết bị của mình, Công ty Cầu 12 dự kiến sẽ đưa cả hai loại xe đúccủa VSL và tự chế tạo của mình vào tham gia thi công kết cấu nhịpcầu Cẩm Lệ
Trang 5II CÔNG NGHỆ THI CÔNG
Trình tự thi công các khối của dầm hộp liên tục bằng xe đúchẫng đối xứng qua tim trụ :
Thi công các khối của dầm hẫng
Thi công đoạn dầm trên đà giáo
Thi công khối hợp long
2.1 THI CÔNG KHỐI ĐỈNH TRỤ
Khối đỉnh trụ (hình 1)là khối lớn nhất trong dầm nằm trênđỉnh của thân trụ Để giữ ổn định của dầm hẫng trong qúa trình đúchẫng, người ta dùng các thanh ứng suất 32 neo khối đỉnh trụ
Trang 6xuống thân trụ Đối với các trụ T2, T3, T5, T6 và T7 người ta còndùng các khối kê tạm bằng BTCT để kê đỡ khối đỉnh trụ Sau khihợp long các nhịp dầm hẫng, các thanh ứng suất này và các khối bêtông kê tạm sẽ được tháo ra và gối cầu bắt đầu chịu lực.
Khối đỉnh trụ được đúc trên đà giáo (hình 2) Đà giáo để thicông các khối này cấu tạo từ thép hình và được lắp đặt từ khi thicông trụ Cấu tạo của đà giáo có thiết kế riêng
Hình 1 Sơ họa khối đỉnh trụ
Hình 2 Bố trí chung đà giáo thi công khối đỉnh trụ
Công việc đổ bê tông cho khối đỉnh trụ được chia làm 2 đợt (hình3):
Đợt 1: đổ bê tông cho bản đáy
Trang 7 Đợt 2: đổ bê tông tường ngăn
Đợt 3: đổ bê tông tường ngoài và bản mặt
Hình 3 Phân đợt đổ bê tông cho khối đỉnh trụ
(a) Lắp đặt thanh ứng suất 32
Thanh ứng suất 32 là thanh thép dự ứng lực, chúng làmnhiệm vụ neo khối đỉnh trụ xuống thân trụ để giữ ổn định cho dầmhẫng trong qúa trình đúc hẫng nên chúng được lắp đặt từ khi thicông thân trụ
Các chỉ tiêu kỹ thuật của thanh ứng suất 32:
đường kính danh định : 32 mm
Diện tích thực tế: 804 mm2
Cường độ chịu kéo: 1080 Mpa
Khả năng chịu kéo tới hạn: 868 KN
Lực kéo khai thác: 607.6 KN
Đi kèm đồng bộ với thanh ứng suất 32 còn có:
bản đệm thép kích thước: 150x180x50mm hoặc150x150x50mm
Trang 8 vòng đệm phẳng hoặc vòng đệm hình cầu
đai ốc hãm
cút nối thanh ứng suất
Khi sử dụng thanh ứng suất, cần chú ý những điểm sau đây:
không được hàn
không được để chạm vào dây mát của máy hàn
không được uốn cong thanh
không va chạm mạnh vào thanh vì có thể làm cho thanh bịnứt hoặc vỡ ren, hoặc làm thay đổi trạng thái ứng suất củathanh
không được dùng thanh ứng suất làm kết cấu chịu nén
Tất cả các thanh ứng suất trước khi đưa vào sử dụng phảiđược kéo thử trên giá tại hiện trường tới lực kéo bằng 60% khảnăng chịu lực tới hạn theo trình tự được quy định (xem phụ lục1).Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được sử dụng thanh ứngsuất quá 80% khả năng chịu lực tới hạn Trình tự lắp đặt thanh ứngsuất như sau:
Bước 1: Lắp đặt thanh ứng suất dài 4 m và 2 m(hoặc chiều dài có
quy định cụ thể trong bản vẽ mà kỹ sư thiết kế chỉ rõ) nằm trongthân trụ Cần chú ý rằng cao độ đỉnh các thanh ứng suất phải thấphơn cao độ đỉnh của thân trụ để sau này chúng không cản trở việctháo gối tạm Chi tiết của việc bố trí thanh ứng suất xem bản vẽ số
17 trong tập Bản vẽ thi công
Cần đặc biệt lưu ý hiện tượng “đề xe” của cút nối khi nối đoạnthanh nằm trong khối K0 với đoạn dưới Đề phòng hiện tượng này,đầu dưới của cút nối phải được cố định bằng các dây buộc 2mmbuộc chặt xung quanh thanh, bên ngoài được cuốn băng dính saocho khi lắp thanh này, cút nối phải cố định không được xoay
Bước 2: Lắp đặt ống ghen cho đoạn thanh dưới và thanh trên
Ống ghen có nhiệm vụ bảo vệ thanh ứng suất trong quá trình
đổ bê tông, không cho vữa bê tông tiếp xúc với thanh ứng suất Đểlàm được việc đó, ống ghen phải đảm bảo độ kín khít
Trang 9Để cố định vị trí ống ghen theo phương thẳng đứng (độnghiêng không vượt quá 10/00), cần phải bố trí các lưới thép 12,theo chiều cao cứ 0,5m bố trí một lưới Các lưới thép này kẹp chặtvào ống ghen và được cố định vị trí vào cốt thép của kết cấu.
Phần tiếp xúc của ống ghen với bản đệm (đáy ống ghen) vàxung quanh lỗ bơm vữa phải được cuốn băng dính bọc kín Băngdính dùng loại băng dính rộng bản
Bước 3: Lắp đặt đoạn thanh nằm trong khối đỉnh trụ.
Các đoạn thanh nằm trong khối đỉnh trụ sẽ được nối với cácđoạn thanh nằm trong thân trụ Công việc này chỉ tiến hành khi bắtđầu thi công khối đỉnh trụ Vì thời gian từ lúc thi công xong trụ đếnkhi bắt đầu thi công khối đỉnh trụ khá dài nên việc kiểm tra lại vị trícủa cút nối đã đặt ở đỉnh thanh ứng suất nằm trong thân trụ là hếtsức cần thiết Có ba điểm chính cần kiểm tra:
Cút nối phải được liên kết với thanh ứng suất bằng 1/2chiều dài của nó
Kiểm tra mức đổ rỉ của gen Các rỉ sắt phải được loại bỏhết, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp thanhứng suất trên được dễ dàng
kiểm tra dây buộc để chống cút nối bị xoay, dây dùng loạidây thép 2mm và được buộc vào thanh ứng suất tại đáyống nối
Đoạn thanh ứng suất nằm trong khối đỉnh trụ được quấn chặtxung quanh bằng một sợi dây thép buộc 2mm tại vị trí cách đầuthanh một đoạn bằng 1/2 chiều dài cút nối, đầu thanh này sẽ đượcxoay vào trong cút nối để nối liền với các thanh nằm trong thân trụ.Điều quan trọng nhất là mối nối phải đảm bảo nằm ở chính giữa cútnối
Phía đỉnh của thanh ứng suất phải có giá đỡ để giữ ổn định.Các giá đỡ có thể được cố định chặt vào ván khuôn thành ngoài củakhối đỉnh trụ Ống ghen được lắp đặt sau khi đã lắp và ổn định vị trícho thanh ứng suất Phần tiếp xúc giữa ống ghen và khối kê tạm
Trang 10được quấn kín bằng băng dính Đỉnh của ống ghen phải được đậykín để tránh cho bê tông rơi vào trong lúc đổ bê tông Để giữ choống ghen thẳng đứng theo yêu cầu, dùng các lưới thép 12 kẹpchặt vào thành ống, theo chiều cao cứ 0,5m bố trí một lưới Các lướinày được liên kết vào cốt thép của khối đỉnh trụ
Hình 4 Mối nối thanh ứng suất
Hình 5 Định vị ống ghen thanh ứng suất
Trang 11(b) Lắp đặt các khối bê tông kê tạm (gối kê tạm)
Cùng với thanh ứng suất, các khối bê tông kê tạm làm nhiệm
vụ giữ ổn định cho dầm hẫng trong qúa trình đúc hẫng (Trừ các trụkiểu khung) Chúng sẽ được tháo ra khi tiến trình đúc hẫng đã hoànthành
Các khối bê tông kê tạm là cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn.Phần tiếp xúc giữa mặt đáy của khối kê tạm với đỉnh trụ là một lớpvữa xi măng cát dầy tối thiểu 3cm Lớp vữa này chính là chỗ để saunày khoan phá tháo các khối bê tông kê tạm Mặt trên của các khối
kê tạm được phủ một lớp vải nhựa cứng dầy 1mm ngăn cách với bêtông của khối đỉnh trụ
Khi đúc các khối bê tông kê tạm cần chú ý đến vị trí các lỗ chothanh ứng suất xuyên qua Vị trí của các lỗ đó phải trùng với vị trícác lỗ đã được bố trí trong trụ
Trình tự lắp đặt các khối bê tông kê tạm qua các bước nhưsau:
Trang 12Bước 1: Định vị
Căn cứ vào tim dọc và tìm ngang cầu để xác định vị trí Cao
độ của các khối kê tạm cho phép sai số tối đa 5mm Mỗi khối kêtạm được đặt trên 4 chiếc nêm gỗ nhỏ để điều chỉnh cao độ và đểtạo khe hở cho lớp vữa dày tối thiểu 3cm dưới đáy của chúng
Vị trí và cao độ của các khối kê tạm có ảnh hưởng đến việclắp đặt ván khuôn của khối đỉnh trụ, do đó cần hết sức chú ý, đặcbiệt là kích thước theo chiều ngang cầu
Bước 2: Trộn và nhét vữa vào khe hở giữa đáy khối kê tạm và
đỉnh thân trụ
Vữa dùng để nhét vào khe hở là loại vữa khô mác cao, thànhphần gồm xi măng, cát và nước Tuỳ thuộc vào loại xi măng, cát màthiết kế cấp phối vữa cho phù hợp, trước khi sử dụng vữa phải thínghiệm đạt các yêu cầu kỹ thuật
Xi măng dùng để trộn vữa phải là loại xi măng mới, cát phảikhô và được sàng loại bỏ hết các hạt to lẫn trong cát và được cântrước chính xác trọng lượng tương ứng với trọng lượng của một bao
xi măng Vữa được trộn theo trình tự sau: đầu tiên trộn xi măng vàcát với nhau thật đều, sau đó dùng ống nghiệm đo nước và đổ dầnvào hỗn hợp cát-xi măng và tiếp tục trộn Quan sát bằng mắt nếuthấy vữa có màu sắc đồng đều là được Có thể kiểm tra vữa bằngcách dùng tay nắm một ít vữa trong lòng bàn tay sau đó mở tay ranếu nắm vữa không bị vỡ là được
Cạnh miệng của khe hở để nhét vữa nên đặt một tấm tôn làmmáng Dùng các xô nhỏ vận chuyển vữa đổ vào máng, sau đó dùngcác thanh tre tiết diện 4x1,5cm dài khoảng 1m đẩy vữa vào trongkhe theo trình tự từ vị trí xa nhất (mép phía bên kia của khối kêtạm) đến vị trí gần nhất Trong lúc đẩy vữa cần chú ý không đượcchọc vào trong ống gen làm vỡ ống, tránh hiện tượng vữa rơi vàotrong ống Khi lượng vữa đã đủ lấp đầy khe hở, dùng búa và nêm
gỗ đóng chèn chặt xung quanh khối kê tạm
Công tác bảo dưỡng sau khi hoàn thành công việc chèn vữa làcần thiết Dùng các bao tải ẩm phủ phía ngoài khe hở trong thời
Trang 13gian 7 ngày Khi các bao tải đó khô lại đem nhúng vào nước sạch,vắt kiệt nước rồi mới phủ vào mặt vữa
Hình 6 Phương pháp nhồi vữa cho gối kê tạm
(c) Phương pháp lắp đặt gối chính
Gối chính là một bộ phận quan trọng của cầu làm nhiệm vụtruyền tải trọng từ kết cấu nhịp xuống mố trụ Trong công nghệ đúchẫng, gối chính chỉ chịu lực sau khi đã tháo xong gối kê tạm Gốichính dùng cho cầu Cẩm Lệ là loại gối Glacier Cấu tạo của gối gồm
có hai bộ phận chính thớt trên, thớt dưới Ngoài ra còn các chânneo (socket) làm nhiệm vụ neo các thớt gối vào đỉnh trụ và đáydầm Có hai loại gối:
+ Gối cố định: Hầu như không có bất kỳ sự dịch chuyển tươngđối nào giữa hai thớt gối
+ Gối di động:Thớt trên của gối có thể chuyển động (trượt)theo một hoặc cả hai hướng (gọi là gối di động) Trình tự lắp đặt gốiqua các bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh, đục nhám bề mặt trụ và các lỗ chân neo trong trụ
Trang 14Trong bước này, bề mặt trụ và các lỗ chân neo của thớt dướitrong trụ phải được tạo nhám, dùng bàn chải cọ rửa để boại bỏ hếtbùn đất, các chất bẩn trên bề mặt và trong các lỗ chân neo Côngviệc tạo nhám phải làm trên diện tích 100% bề mặt, sau đó phảilàm sạch bề mặt
Bước 2: Lắp đặt gối
Về nguyên tắc gối chính không tham gia chịu lực trong suốtquá trình thi công đúc hẫng và chỉ bắt đầu làm việc sau khi phá bỏgối kê tạm Việc lắp đặt gối phải tuân theo bản vẽ thiết kế theotrình tự sau:
Xác định tim dọc và tim ngang của trụ
Lắp đặt thớt dưới của gối: Căn cứ vào bản vẽ do kỹ sưthiết kế bố trí mà xác định hướng của thớt gối Xác địnhtim dọc và tim ngang của thớt gối Đặt thớt dưới của gốingồi trên 4 chiếc nêm thép để điều chỉnh cao độ sao chotim ngang thớt gối trùng với tim ngang trụ và tim dọc của
nó song song và cách tim dọc cầu một khoảng theo đúngbản vẽ thiết kế Dùng máy thuỷ bình kiểm tra cao độ
Lắp đặt thớt trên của gối: Thớt trên và thớt dưới liên kếtvới nhau bằng 4 bu-lông ở 4 góc Trước khi đặt thớt trên,cần xác định chính xác hướng chuyển vị của thớt gối Trênmặt của thớt trên có ghi các giá trị chuyển vị của thớt gốitheo một hoặc hai hướng (hướng dọc và hướng ngangcầu) Vấn đề này có liên quan đến chuyển vị của gối khicăng kéo toàn bộ cáp đáy cũng như khi cầu đưa vào khaithác
Xiết chặt 4 con bu-lông liên kết hai thớt gối và kiểm tra cao
độ cuối cùng tại thớt trên của gối
Tháo hai con bu-lông gần tim dọc cầu
Trang 15Hình 7 Cấu tạo gối cầu
Các chú ý khi lắp đặt gối chính:
Các lỗ chờ của chân neo thớt dưới khi thi công nên đặt các ốngbơm vữa để tiện lợi cho công tác vệ sinh lỗ và bơm vữa sau này
Trang 16 Các bu-lông liên kết giữa chân neo với các thớt gối phải xiết chặt
đủ lực yêu cầu
Các nêm thép đỡ thớt dưới không nên đặt song song với tim dọccầu vì nó sẽ cản trở việc bơm vữa lấp đầy hố neo và khe hở giữathớt gối với trụ sau này
Ván khuôn bao quanh thớt dưới gối cho công tác bơm vữa saunày phải cao hơn mặt dưới của thớt dưới gối tối thiểu 5mm Lớpvữa xi măng làm kín chân ván khuôn trát ở 3 mặt: mặt trong vàhai mặt bên, riêng mặt ngoài để trống Điều này sẽ thuận tiệncho công tác vệ sinh lại gối trước khi bơm vữa
Trước khi lắp gối phải xem xét kỹ với sự có mặt của kỹ sư tư vấngiám sát hiện trường:
Cao độ tim hai gối trên trụ chênh lệch trong phạm vi cho phép.Gối không bị nghiêng lệch , theo mỗi phương độ nghiêng khôngquá vượt qúa phạm vi cho phép của quy trình thiết kế, khi đặtgối phải đặt đúng chủng loại và phải đặt đúng hướng chuyển vịcủa gối
(d) Phương pháp lắp đặt ván khuôn đáy, ván khuôn thành ngoài,ván khuôn đầu bản đáy và đổ bê tông đợt một:
Các ván khuôn để thi công khối đỉnh trụ được đặt trên đà giáo
đã được xây dựng từ khi thi công trụ Việc đặt ván khuôn đáy đượcthực hiện bằng cẩu và pa-lăng xích treo vào 4 góc Các pa-lăng xíchnày làm nhiệm vụ chỉnh cao độ ván khuôn đáy một cách tương đối.Khi ván khuôn đáy đã sơ bộ ổn định vị trí trên các nêm gỗ, để điềuchỉnh chính xác cao độ cũng như tim dọc, tim ngang của nó phảidùng kích Ván khuôn đáy được cố định vị trí bằng các thanh thépgóc hàn chống giữa đỉnh của đà giáo với đaý của nó
Khi đặt các tấm ván khuôn thành ngoài, phải đảm bảo đượckích thước hình học của khối đỉnh trụ Các tấm ván khuôn thànhngoài cũng được cố định vị trí xuống đà giáo Trên đỉnh của chúngđược bố trí các giá đỡ thanh ứng suất của khối đỉnh trụ
Trang 17Việc lắp đặt cốt thép sẽ được tiến hành sau khi đã nghiệm thucao độ và vị trí của ván khuôn.
Công việc đổ bê tông nên tiến hành theo trình tự từ tim ngangcủa khối đỉnh trụ ra hai phía Tuỳ thuộc vào tính chất của bê tông,loại phụ gia sử dụng, nhiệt độ thi công mà tính toán khả năng cungcấp bê tông cho phù hợp, tránh tình trạng thời gian đổ giữa các lớpquá dài Nói chung, thời gian cho một lần đổ bê tông không vượtqúa thời gian cung cấp bê tông của máy trộn bê tông hiện có Côngtác đầm bê tông cần chú ý ở những nơi có bố trí cốt thép dày đặc
Hình 8 Bố trí ván khuôn cho khối đỉnh trụ
Bảo dưỡng bê tông: Công tác bảo dưỡng bê tông được bắtđầu từ lúc nước dư trên bề mặt bê tông đã bay hơi hết (thôngthường về mùa hè sau khi đổ bê tông 3 đến 4 tiếng, mùa đông từ 4đến 6 tiếng,thời gian bảo dưỡng liên tục trong 7 ngày
(e) Phương pháp lắp đặt ván khuôn cửa sổ, ván khuôn tường ngăn
và đổ bê tông đợt 2
Các cửa sổ là các lỗ vĩnh cửu được bố trí trong các khối đỉnhtrụ để đi lại, vận chuyển vật tư thiết bị hoặc neo các kết cấu thicông Ván khuôn cho cửa sổ và ván khuôn tường ngăn có thể đượclàm bằng gỗ hoặc bằng thép Thông thường chúng được làm bằng
Trang 18gỗ với các khung xương được cấu tạo hợp lý đảm bảo cho công táctháo ván khuôn được dễ dàng.
Trước khi lắp ván khuôn, cốt thép của đợt 2 cho vách ngăn và
vị trí của thanh ứng suất phải được đặt và nghiệm thu hoàn chỉnh
Trình tự đặt ván khuôn như sau: trước hết lắp các ván khuôncửa sổ, sau đó lắp các ván khuôn lõi Các ván khuôn lõi được cốđịnh vị trí bằng các thanh chống và các thanh thép xuyên táo Vánkhuôn đầu đốc ngăn cách bê tông giữa đợt 2 và đợt 3 được lắp đặtsau cùng Cần bố trí các hộc chống cắt tại mối nối thi công giữa bêtông của hai đợt 2 và 3 Công tác nghiệm thu kích thước hình họccủa ván khuôn cho đợt đổ bê tông thứ 2 sẽ được tiến hành trướckhi đổ bê tông Vì chiều cao của bê tông rơi không lớn hơn 1,5mnên bê tông được đổ vào vị trí bằng các ống vòi voi và phễu
Bảo dưỡng bê tông: giống phần trước
(f) Phương pháp lắp đặt khuôn lõi và đổ bê tông đợt 3
Ván khuôn lõi được chia thành mảnh để tiện lắp ráp và điềuchỉnh cao độ Khi lắp ráp nên dùng các pa-lăng xích kết hợp với cáccẩu để điều chỉnh sơ bộ, sau đó dùng kích để điều chỉnh chính xác.Ván khuôn phải đặt trên các nêm gỗ có chiều cao tối thiểu 100mm,cạnh các nêm gỗ đều có các thanh thép hàn chống giữ cố định Việc
bố trí vị trí nêm đỡ ở bên dưới phải thích hợp cho công việc tháován khuôn
Công tác cốt thép sẽ được tiến hành sau khi đã nghiệm thuxong ván khuôn
Khi lắp đặt các ống ghen tạo lỗ cho các bó cáp cần phải đảmbảo chúng nằm đúng vị trí Để đơn giản có thể dùng một sợi dâycăng qua hai vị trí đầu của ống ghen để điều chỉnh vị trí ống theophương dọc Cao độ của ống ghen ở hai đầu được kiểm tra bằngmáy cao độ, các vị trí khác được đo bằng thước với vị trí chuẩn làsợi dây thép 1 căng qua hai đầu ống ghen
Ống ghen được cố định vị trí bằng dây thép 6 quàng qua ống
và cuốn vào cốt thép thường Khoảng cách giữa các mối buộc 6 là
Trang 191m/cái Trong lòng các ống ghen đều đặt các ống nhựa PVC 76chống hiện tượng vữa bê tông chảy vào trong ống.
Bảo dưỡng bê tông như các phần trước
(h) Phương pháp căng cáp dự ứng lực, căng thanh ứng suất
Chỉ tiến hành căng dự ứng lực khi bê tông đạt cường độ đạtyêu cầu của đồ án thiết kế Trước khi căng cáp dự ứng lực cho khốiđỉnh trụ, các ván khuôn thành ngoài, thành trong và ván khuôn nócphải tách rời khỏi bề mặt bê tông Riêng ván khuôn đáy chỉ đượctháo ra sau khi đã căng xong cáp (chi tiết về phương pháp luồn vàcăng cáp sẽ được trình bày ở mục 2.2.7 và 2.2.8)
Các thanh ứng suất giữ ổn định trong qúa trình đúc hẫng,được căng theo từng cấp và đối xứng đến lực yêu cầu
2.2 THI CÔNG CÁC KHỐI CỦA DẦM HẪNG
Trừ khối đỉnh trụ được đúc trên đà giáo, các khối còn lại củadầm hẫng được đúc hẫng đối xứng trên xe đúc theo các bước sauđây:
2.2.1 Lắp ráp xe đúc
Trước khi lắp ráp xe đúc, toàn bộ việc gia công ván khuôn của
xe đã được hoàn thiện Chỉ được lắp ráp xe đúc lên khối đỉnh trụsau khi đã căng cáp DƯL và thanh ứng suất của khối đỉnh trụ Trình
tự lắp ráp xe đúc như sau:
Bước 1: công tác chuẩn bị
Kiểm tra toàn bộ vị trí các lỗ chờ bố trí ở bản đáy và bản mặttheo bản vẽ
Để lắp các bộ phận của xe đúc cần dùng một cần cẩu có sứcnâng khoảng 25 tấn với chiều cao nâng 16m là đạt yêu cầu
Xác định tim dọc, tim ngang cầu tại khối đỉnh trụ
Chuẩn bị các nêm gỗ theo các loại để kê dầm ray và đặt ở bảnđệm của thanh ứng suất
Trang 20Chuẩn bị 4 pa-lăng xích từ 0,51.5T và 4 pa-lăng xích từ1015T.
Bước 2: Lắp đặt dầm ray (hình 9)
Dùng cần cẩu đặt dầm ray vào vị trí của nó và cố định xuốngmặt cầu bằng các dầm ngang và thanh ứng suất Các đai ốc củathanh ứng suất chỉ cần xiết chặt là đủ Các nêm gỗ ở đáy dầm ray
có tác dụng triệt tiêu độ dốc ngang cầu đảm bảo cho dầm ray ở vịtrí thẳng đứng
Hình 9 Lắp đặt dầm ray
Bước 3: Lắp đặt bộ di chuyển
Đối với xe đúc kiểu VSL: Lắp đặt các dầm ngang phía trước vàphía sau lên đỉnh dầm ray chú ý đặt bản đệm trượt bằng polime chodầm ngang phía trước Gông các dầm ngang phía sau xuống mặtcầu và xiết chặt đai ốc (hình 10)
Đối với xe đúc của Cầu 12 tự chế tạo: Lắp đặt bộ chân chạyphía trước và phía sau lên trên dầm ray, bộ chạy phải được kê giữchắc chắn
Trang 22Hình 11 Lắp đặt các giàn chính
Lắp đặt giàn liên kết ngang phía sau vào các giàn chính (hình12) Sau đó lắp đặt giàn trước và liên kết chúng với giàn chính Cácthanh ứng suất để treo ván khuôn nóc thành ngoài và ván khuônnóc vào giàn liên kết ngang phía trước được lắp vào vị trí Đặt cácthanh ứng suất giằng chéo trên đỉnh của giàn chính và xiết chặt đai
ốc Tháo các pa-lăng xích hoặc pa-lăng cáp giữ ổn định cho giànchính (hình 13)
Trang 23Hình 12 Lắp giàn liên kết ngang phía sau
Hình 13 Lắp giàn liên kết ngang phía trước
Bước 5: Lắp ván khuôn
Ván khuôn nóc thành ngoài được lắp cùng với dầm lăn và dầmngang đỡ dầm lăn ngoài Các thanh ứng suất có nhiệm vụ treo ván
Trang 24khuôn nóc thành ngoài vào giàn ngang phía trước và mặt cầu Lắpcác khung đỡ ổ trượt của dầm trượt phía ngoài.
Đối với ván khuôn nóc, trước tiên phải lắp các khung đã có ổtrượt, các dầm đỡ ván khuôn nóc, sau đó mới đặt ván khuôn nócvào vị trí
Ván khuôn thành trong và ván khuôn thành ngoài được lắpvào vị trí và liên kết với ván khuôn nóc và ván khuôn nóc thànhngoài
Ván khuôn đáy và sàn đáy có trọng lượng lớn nhất trong sốcác tấm ván khuôn của xe đúc Chúng được lắp ráp trên mặt đấthoặc trên hệ nổi Nếu lắp trên mặt đất thì vị trí lắp phải đặt ở ngangbên dưới xe đúc, còn nếu lắp ở trên hệ nổi thì có thể lắp ở bênngoài sau đó vận chuyển đến vị trí Dùng 4 pa-lăng xích một đầutreo ở dầm trượt ngoài của ván khuôn nóc thành ngoài , đầu còn lạitreo vào ván khuôn đáy, đồng thời kéo 4 pa-lăng xích đưa vánkhuôn đáy vào vị trí cuối cùng Các thanh ứng suất được dùng đểtreo ván khuôn đáy vào bản đáy của khối đỉnh trụ và vào giànngang phía trước của xe đúc Đặc biệt chú ý mối nối giữa các thanhứng suất Mối nối này phải đảm bảo yêu cầu giống như mối nối cácthanh ứng suất dùng trong thân trụ và trong khối đỉnh trụ (đã trìnhbày chi tiết trong bước 3, mục 2.1)
2.2.2 Chỉnh xe đúc
Trước khi chỉnh xe đúc phải kiểm tra vị trí của nó đúng ở vị trí
để đổ bê tông
Có hai yêu cầu chính trong việc chỉnh xe đúc:
Tim dọc của xe phải trùng với tim dọc của hộp dầm
Tim chân trước của xe cách mép ngoài khối đúc khoảng50cm (tuỳ theo bản vẽ tổ chức thi công)
Đối với việc điều chỉnh tim dọc có thể lấy một điểm chia đôidầm treo ván khuôn đáy tại giàn trước của xe đúc làm mốc để chỉnhtim dọc xe Để điều chỉnh vị trí chân trước có thể dùng các pa-lăng
Trang 25xích để kéo Đối với xe đúc VSL còn điều chỉnh hai kích ở chân trướccủa xe để xe đúc ở vị trí nằm ngang.
Khi công việc chỉnh xe đúc đã hoàn thành, dùng kích thôngtâm căng 4 thanh ứng suất neo chân sau xuống mặt cầu với mộtlực 30T cho mỗi thanh
Các điểm cần chú ý khi điều chỉnh xe đúc:
Đối với xe đúc VSL:
Xe đúc phải hoàn toàn tách khỏi dầm ray, chân trước ngồi trênkích chân trước, chân sau ngồi lên các chân chống của dầmngang phía sau Dầm ngang phía trước và guốc trượt của dầmngang phía sau ở trạng thái tự do( không tỳ vào dầm ray)
Sau khi điều chỉnh cao độ, piston của kích chân trước được khoálại bằng vành khoá an toàn Kích chân trước được đặt trên mộtđệm bằng gỗ tứ thiết hoặc bằng thép hình tổ hợp
Đối với xe đúc của Cầu 12 tự chế tạo:
Chân trước phải ngồi trực tiếp lên dầm ray (kích chân trước chỉdùng khi di chuyển xe đúc)
Chân sau tỳ vào mặt dầm ray thông qua một đệm gỗ tứ thiết saocho chân chạy phía sau ở trạng thái tự do( không tỳ vào cánhdầm ray)
Sau khi điều chỉnh, Chân trước xe đúc phải được gông chặtxuống mặt bê tông thông qua một dầm ngang và thanh ứngsuất
Trang 26phía ngoài của ván khuôn đã đạt yêu cầu, xiết chặt đai ốc của haithanh ứng suất phía ngoài, sau đó dùng kích thông tâm loại nhỏcăng hai thanh ứng suất phía trong với một lực 25 T cho mỗi thanh.Cuối cùng kiểm tra lại cao độ tại điểm đã chỉnh.
Chỉnh cao độ ván khuôn nóc thành ngoài và ván khuôn nóc:
về cơ bản giống như chỉnh ván khuôn đáy, chỉ khác có một điểm làlực căng cho các thanh ứng suất neo chúng vào mặt cầu là 10T.Các điểm cần chú ý khi điều chỉnh cao độ ván khuôn:
Các dầm thi công theo công nghệ này trong lúc thi công chúng làdầm hẫng, do ảnh hưởng của nhiệt độ, đặc biệt là vào mùa hè,đầu hẫng bị võng xuống, khi chỉnh cao độ của ván khuôn có thểvào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng khi nghiệm thuthông thường phải tiến hành vào sáng sớm, trước khi có ánhnắng mặt trời ( nhiệt độ môi trường 25OC) , điều đó sẽ loại bỏđược sai số cao độ do nhiệt độ
Để tránh mất vữa bê tông do ván khuôn không kín, tại bề mặttiếp xúc giữa ván khuôn và khối bê tông đã đổ nên đặt một dảixốp ép chặt giữa chúng
2.2.4 Đặt ván khuôn đầu đốc (ván khuôn đầu các khối):
Ván khuôn đầu đốc nên làm bằng gỗ dày 1,5cm với các xươngbằng gỗ dày 3cm được chế tạo sẵn thành từng mảnh được lắp đặtvào vị trí
2.2.5 Buộc cốt thép và ống ghen tạo lỗ:
Cốt thép của khối được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế theotrình tự: bản đáy, hai bên thành, bản mặt Đặc biệt chú ý cốt théptăng cường cục bộ tại các đầu neo
Các ống ghen tạo lỗ được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế
và được nối với đầu chờ của các ống ghen đã đặt trong khối đỉnhtrụ (hoặc khối đã đúc) bằng các ống nối Hai đầu ống nối được cuốnkín xung quanh bằng băng dính rộng bản Các đoạn thép 6 được
Trang 27dùng để cố định ống ghen vào cốt thép thường, chúng được bố trídọc theo các ống ghen theo khoảng cách 1m/cái.
Các ống nhựa PVC 60 được dùng để tạo lỗ chờ cho thanhứng suất của các khối tiếp theo Chân các ống nhựa này được cốđịnh bằng một đoạn gỗ tròn dài khoảng 3cm có đường kính bằngđường kính trong của ống, đỉnh của chúng được cố định bằng cácthanh 6 hàn thành ô vuông buộc vào lưới cốt thép thường Tronglòng ống nhựa đổ đầy cát, trên đỉnh ống buộc kín bằng giấy ximăng chống vữa bê tông rơi vào trong ống
Các bản đệm neo được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế.Trục của bản đệm neo phải trùng với trục của ống ghen và mặt của
nó phải vuông góc với trục của ống ghen ở 1m đầu tiên của ốngghen Các lỗ thoát vữa (hoặc bơm vữa) phải đặt ở phía trên (điểmcao)
Dọc theo mỗi ống ghen nên đặt các ống thăm vữa và đặt ởđiểm cao nhất của ống ghen
2.2.6 Đổ bê tông
Bê tông có thể đổ bằng gầu hoặc bằng máy bơm tuỳ thuộcvào điều kiện công trường Bê tông được đổ 1 lần cho toàn bộ khối,theo mặt cắt ngang được phân thành các lớp như hình 14
Hình 14 Trình tự đổ bê tông