1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Đại từ nhân xưng trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật Ánh (trên bình diện ngữ nghĩa học)

29 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đại Từ Nhân Xưng Trong Tác Phẩm Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh Của Nguyễn Nhật Ánh (Trên Bình Diện Ngữ Nghĩa Học)
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Giảng Viên Hoàng Thị Hồng Trang
Trường học Đại Học Sư Phạm TP.HCM
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 61,64 KB

Nội dung

Tiểu kết ...10 Chương 2: ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP GIỮA CÁC NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA HỌC...11 2.1... Vì thế, chọn lựa nghiên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN

Người hướng dẫn khoa học:

GIẢNG VIÊN HOÀNG THỊ HỒNG TRANG

TP.HCM, 2023

Trang 3

Dù đã cố gắng nghiên cứu và hoàn thành đề tài một cách chỉn chu nhất nhưng do khảnăng còn hạn chế nên tiểu luận của nhóm chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót.Nhóm 2 rất mong nhận được đóng góp ý kiến từ cô để đề tài nghiên cứu của chúng em đượchoàn thiện hơn.

Nhóm 2 chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Vấn đề nghiên cứu 2

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 2

2.2 Giả thiết nghiên cứu 3

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Khách thể nghiên cứu 3

4 Giải pháp thay thế 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Cấu trúc tiểu luận 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Lý thuyết về xưng hô và từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt 6

1.2 Lý thuyết về bình diện ngữ nghĩa học 7

1.3 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh 8

1.3.1 Cuộc đời của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 8

1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của tác giả 9

Trang 5

1.3.3 Đề tài, chủ đề và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn 9

1.4 Tiểu kết 10

Chương 2: ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP GIỮA CÁC NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA HỌC 11

2.1 Kết quả thống kê, phân loại 11

2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ xưng hô là đại từ 12

2.2.1 Nghĩa miêu tả 12

2.2.2 Nghĩa tình thái 15

2.2.2.1 Đại từ nhân xưng mang sắc thái tôn trọng, kính trọng 15

2.2.2.2 Đại từ nhân xưng mang sắc thái tôn trọng, kính trọng 16

2.2.2.3 Đại từ nhân xưng mang sắc thái thân mật, suồng sã 16

2.3 Tiểu kết 17

KẾT LUẬN 18

NGỮ LIỆU KHẢO SÁT 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1.1 Hệ thống từ xưng hô chuyên dụng 12

Bảng 2.1.2 Hệ thống từ xưng hô chuyên dụng trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên

cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh 13

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người Tùy vào tình huốngđối thoại mà người nói sẽ lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp nhằm thể hiện ý đồ và chiếnlược của mình với người nghe Có thể thấy, từ xưng hô đóng vai trò quan trọng trong việcgiúp các vai giao tiếp bộc lộ các sắc thái, tình cảm của đối tượng giao tiếp Đặc biệt, lớp từnày khi xuất hiện trong tác phẩm văn học lại góp phần giúp các nhân vật giao tiếp tự bộc lộnhận thức, tư tưởng tình cảm và thể hiện vị thế giao tiếp với bên tham gia giao tiếp Nghiêncứu về từ ngữ xưng hô nói chung hay đại từ nhân xưng nói riêng là vấn đề được các nhà Việtngữ học quan tâm, chú ý Vì thế, chọn lựa nghiên cứu về đại từ nhân xưng trên bình diệnngữ nghĩa học của nhóm tác giả chúng tôi là điều cấp thiết trong việc tìm hiểu về văn hóa vàcách ứng xử của người Việt khi tham gia vào giao tiếp Từ đó, chúng ta cũng có thể thấyđược sự phong phú và tiềm tàng của đại từ nhân xưng về giá trị ngữ nghĩa

1.2 Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn lưu giữ kỷ niệm của tuổi thơ Tác giả bước vàolàng văn học Việt Nam khi văn học thiếu nhi đang đòi hỏi phải đổi mới về cả nội dung lẫnhình thức nhưng vẫn tạo được sức hút nổi bật cho mình nhờ vào phong cách nghệ thuật độcđáo Nhà văn xứ Quảng đã tinh tế trong việc sử dụng từ xưng hô để tái hiện thế giới trẻ thơ

và tài tình trong cách nắm bắt tâm lý của giới trẻ cũng như những vấn đề nhạy cảm trong độtuổi mới lớn của chúng Có thể nói, đại từ nhân xưng đã góp phần quan trọng vào việc thểhiện phong cách ngôn ngữ và nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

1.3 Nghiên cứu về đại từ nhân xưng cũng góp phần giúp người đọc hiểu rõ về ngữnghĩa của đại từ nhân xưng Ngày nay, cách chọn lựa từ xưng hô chuyên dụng sao cho phùhợp là sự trăn trở, bối rối của các bên tham gia giao tiếp khi đứng trước nhiều tình huống đốithoại khác nhau Sự bối rối, khó khăn trong việc lựa chọn đại từ khi xưng hô cũng xuất phát

từ việc mọi người chưa thật sự hiểu rõ về ý nghĩa cũng như giá trị của lớp từ này Dẫn đếnviệc nhiều người sử dụng không phù hợp các đại từ nhân xưng trong nhiều tình huống giao

Trang 8

tiếp Với lối viết dân dã, đậm chất miền Nam bộ, Nguyễn Nhật Ánh đã vận dụng khéo léocác từ xưng hô chuyên dụng để làm nổi bật nét tính cách và tâm lý của nhân vật Tùy vào nộidung và mục đích giao tiếp mà các nhân vật cũng thay đổi đại từ nhân xưng để thể hiện sắcthái, tình cảm và vị thế khi giao tiếp Có thể nói, nghiên cứu về đại từ nhân xưng trong tìnhhuống giao tiếp giữa các nhân vật qua tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” củaNguyễn Nhật Ánh cũng góp phần giúp độc giả nhận diện được cách thức sử dụng từ xưng

hô chuyên dụng sao cho hợp lý vào tình huống giao tiếp thực tế

Từ những lý do trên, nhóm tác giả chúng tôi chọn lựa đề tài nghiên cứu: “Đại từ nhânxưng trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh (Trên bình diệnngữ nghĩa học)” để làm rõ nét các sắc thái tình cảm của nhân vật khi tham gia giao tiếp đượcnhà văn thể hiện qua cách thức lựa chọn đại từ nhân xưng trên bình diện ngữ nghĩa học Qua

đó, chúng ta có thể thấy được phong cách ngôn ngữ và phing cách nghệ thuật của NguyễnNhật Ánh

2 Vấn đề nghiên cứu

2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Nhóm tác giả chúng tôi cũng đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cho tiểu luận làm cơ sởcho đề tài:

Một là, bằng cách nào xác định giá trị ngữ nghĩa của đại từ nhân xưng trong tác phẩmTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh

Câu hỏi nghiên cứu trên sẽ được nhóm tác giả chúng tôi làm rõ khi bước vào cácchương 2 của đề tài Chúng tôi đã xác định giá trị ngữ nghĩa của đại từ nhân xưng qua nghĩamiêu tả và nghĩa tình thái trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, đồng thời nhómchúng tôi cũng làm sáng tỏ vai trò của đại từ nhân xưng qua tình huống giao tiếp giữa cácnhân vật nhằm thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật và sáng tác của tác giả

Hai là, làm sao kết hợp các từ xưng hô chuyên dụng với những giá trị ngữ nghĩariêng biệt khi giao tiếp một cách phù hợp

Trang 9

Việc kết hợp từ xưng hô chuyên dụng với những giá trị ngữ nghĩa riêng biệt đòi hỏingười tham gia giao tiếp phải thật sự hiểu rõ về nghĩa của lớp từ này cũng như các sắc tháitình cảm xoay quanh chúng Để làm rõ về vấn đề này, nhóm chúng tôi đã thống kê các đại từnhân xưng có trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” và số lần xuất hiện nhằmgiúp người đọc dễ nắm bắt trong quá trình đọc hiểu và phân tích đề tài Đồng thời, chúng tôicũng cập nhật các ví dụ và đi vào phân tích, miêu tả để người đọc có thể hình dung về cáctình huống giao tiếp khác nhau giữa các nhân vật có xuất hiện đại từ nhân xưng cũng nhưcác sắc thái tình cảm, vị trí và vai giao tiếp giữa người nói và người nghe.

Ba là, đặc trưng và sắc thái biểu cảm của đại từ nhân xưng trong tình huống giao tiếpgiữa các nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh.Chúng tôi sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên ở chương 2, qua nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái củađại từ nhân xưng trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn NguyễnNhật Ánh”

2.2 Giả thiết nghiên cứu

Tiểu luận sẽ làm sáng tỏ giá trị ngữ nghĩa của các từ xưng hô chuyên dụng trong tácphẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh nhằm giúp người đọc hiểu rõ

về đặc trưng và sắc thái tình cảm cũng của lớp từ này cũng như vai vế giữa các nhân vậttrong tình huống giao tiếp

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Cách xưng hô giữa các nhân vật qua tình huống giao tiếp trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là đại từ nhân xưng trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh

4 Giải pháp thay thế

Trang 10

Tiểu luận của nhóm tác giả chúng tôi đi vào bóc tách, phân tích ngữ nghĩa của các đại

từ nhân xưng dựa trên Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê (1968) Từ điển tiếng Việt Nhà xuất

bản Viện ngôn ngữ học Hà Nội) Từ đó, làm sáng tỏ các đặc trưng và sắc thái biểu cảm củalớp từ này trong tình huống giao tiếp giữa các nhân vật qua tác phẩm “Tôi thấy hoa vàngtrên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh

Đồng thời, nhóm tác giả của tiểu luận này cũng thống kê và phân tích các từ xưng hôchuyên dụng trong tình huống giao tiếp trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của NguyễnNhật Ánh nhằm tìm hiểu về cách thức ứng xử và văn hóa giao tiếp của người Việt khi thamgia giao tiếp

5 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận của nhóm tác giả chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để thực hiện đề tài:

5.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Chúng tôi sử dụng phương pháp trên để thống kê số lượng của đại từ nhân xưng cóxuất hiện trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh để phânloại theo các ngôi xưng (ngôi một, ngôi hai, ngôi ba)

5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, nhóm tác giả của tiểu luận này cũng đi vào phân tích

và chỉ ra các đặc điểm ngữ nghĩa của đại từ nhân xưng trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàngtrên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh

6 Cấu trúc tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì tiểu luận có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài

Trang 11

Chương 2: Đại từ nhân xưng trong tình huống giao tiếp giữa các nhân vật trong

tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh trên bình diện ngữ nghĩa học

Chương 1

Trang 12

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Lý thuyết về xưng hô và từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt

Xưng hô là một hành động mà người nói và người nghe thực hiện nhằm để trỏ đốitượng được nhắc đến có trong giao tiếp

Nguyễn Văn Chiến trong bài viết Từ xưng hô tiếng Việt [15] cho rằng: “Xưng hô là

một hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp đòi hỏi người xưng gọi phải có nhữngnăng lực nhất định” Có thể nói, xưng hô là một nhu cầu thiết yếu và từ ngữ xưng hô làphương tiện giúp cộng đồng người thực hiện hành vi ngôn ngữ Xưng hô là một hoạt độngdiễn ra thường xuyên và liên tục trong cuộc đối thoại, được thực hiện giữa người nói vàngười nghe với diễn tiến qua phương tiện hỗ trợ là ngôn ngữ

Trong đó, Xưng là một hành động mà người nói sử dụng nhằm mang người nghehướng vào cuộc trò chuyện

Hô là hành động mà người nói thực hiện để đưa người nghe chú ý vào cuộc đối thoạiđược người nói dùng để chỉ người đối thoại với mình

Ngoài ra, bàn về từ xưng hô, Tác giả Lê Thanh Kim trong Từ xưng hô và cách xưng

hô trong các phương ngữ tiếng Việt (Lê Thanh Kim (2002) Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Viện ngôn ngữ học Hà Nội) đã

chỉ ra rằng: “Từ xưng hô bao gồm những từ dùng để (tự xưng) hoặc để hô (gọi) một ngườinào đó khi người đó ở một ngôi giao tiếp nhất định” [49] Tác giả đã chỉ ra khái niệm về đại

từ nhân xưng cũng như nhận định chung về từ xưng hô

Có thể thấy, các tác giả trên đều chỉ ra đặc điểm của phạm trù xưng hô và từ ngữxưng hô Từ đó, chúng ta nhận thấy được từ xưng hô nói chung và đại từ nhân xưng thườngđược dùng trong đối thoại giữa người nói (ngôi thứ nhất) và người nghe (ngôi thứ hai)

1.2 Lý thuyết về bình diện ngữ nghĩa học

Trang 13

Nghĩa học (semantics) là phương diện của những tín hiệu và hiện thực được nói tớitrong thông điệp hay giữa tín hiệu với vật được quy chiếu trong thông điệp.

Diệp Quang Ban (Diệp Quang Ban (1996) Ngữ pháp tiếng Việt Nxb Giáo dục Hà

Nội) cho rằng: “Nghĩa học là bộ môn nghiên cứu về ý nghĩa và ý nghĩa được hiểu là cái gì ởgiữa các từ, các câu, với cái mà các từ, các câu này diễn tả; nghĩa học cũng là phần nghiêncứu mối quan hệ giữa các câu xét ở mặt âm thanh, và các vật việc, hiện tượng có liên quan

mà các câu biểu hiện” [1]

Tiểu luận của nhóm tác giả chúng tôi sẽ áp dụng lý thuyết nghĩa học của Đỗ HữuChâu để làm rõ nghĩa miêu tả và tình thái của đại từ nhân xưng giữa các nhân vật trong tácphẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, các nhà ngôn ngữ học thường xem xét các yếu tố này khinghiên cứu về thành phần nghĩa của từ:

- Thành phần nghĩa biểu thái (tình thái)

- Thành phần nghĩa biểu vật (miêu tả, sự vật)

- Thành phần nghĩa biểu niệm

- Thành phần nghĩa ngữ pháp

Mỗi thành phần đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nghĩa của từ Trong

đó, nghĩa biểu niệm và nghĩa ngữ pháp là cơ sở để giải thích nghĩa của một từ trong phátngôn Còn nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái là hai thành phần nghĩa cơ bản hình thành nênnghĩa của từ trong quá trình sử dụng của các bên tham gia giao tiếp

1.3 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh

1.3.1 Cuộc đời của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 07/5/1955 tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyệnThăng Bình, Quảng Nam Vùng quê nên thơ với không gian non nước tươi đẹp của làng Đo

Đo luôn là dấu ấn sâu đậm trong lòng tác giả Để chấp bút viết về thế giới tuổi thơ với những

Trang 14

ngôn từ giàu đẹp và trong sáng ấy, Nguyễn Nhật Ánh đã để cho ký ức về thời thơ ấu thổi hồnvào các sáng tác nghệ thuật của mình bằng những rung động hồn nhiên của lứa tuổi học trò,của tuổi thơ quý báu tại vùng quê nghèo nhưng rất đỗi êm đềm Tác giả đã tâm sự rằng: “Tôi

viết về Bình Quế trong Mắt Biếc, Bình Tú trong Đi qua hoa cúc, Bình Trung trong Hạ Đỏ

và Tam kỳ trong Hoa Hồng Xứ Khác” [tr.2].

Nguyễn Nhật Ánh đã từng làm những công việc như dạy văn, viết báo trước khi tácgiả trở thành một nhà văn nổi tiếng Mà sau này, mỗi khi hồi tưởng lại, chúng ta thường haynhớ về một Anh Bồ Câu chuyên gỡ rối tơ lòng cho giới trẻ hay Chu Đình Ngạn với biệt tàibình luận thể thao đầy lôi cuốn, hấp dẫn

Chính sự đam mê và hăng say với văn chương từ thuở thơ ấu đã giúp ông bén duyênvới nghệ thuật Ngay từ nhỏ thuở nhỏ, nhà văn đã giữ cho riêng mình những quan niệm sâusắc về nghệ thuật Điều mà về sau đã chúng ta có thể thấy được qua cách nhà văn luôn đổimới về tư duy ngôn ngữ lẫn kĩ thuật viết, trong việc vận dụng ngôn ngữ của trẻ thơ vào cáctình huống giao tiếp giữa các nhân vật để làm phong phú thêm cho những sáng tác củamình Nguyễn Nhật Ánh đã chia sẻ rằng: “Thuở bé, tôi rất mê đọc sách Tôi bị quyến rũ bởicác tác phẩm của Thạch Lam, Khải Hưng, Tô Hoài, Thế Lữ, đắm chìm trong những trangsách của Edmond de Amicis (Tâm hồn cao thượng), Victor Hugo (Những người khốn khổ),Hector Malot (Không gia đình), và tôi mơ ước sau này mình sẽ trở thành nhà văn Lớn lên, quanhiều khúc quanh của cuộc đời, cuối cùng tôi cũng trở thành nhà văn và sống được bằng chínhcái nghề mình yêu thích từ thuở ấu thơ, đó là hạnh phúc lớn lao đối với tôi” [tr.2]

Đọc trang văn của Nguyễn Nhật Ánh, chúng ta không khỏi rung động trước nhữngcảm nhận tinh tế của nhà văn, qua những chuyển biến tâm lý của lứa tuổi mới lớn khiđang bước từng bước chập chững trong quá trình trải nghiệm cuộc sống với nhiều nỗitrăn trở, bộn bề ẩn sâu bên trong tâm hồn

Lê Minh Quốc trong cuốn sách “Hoàng tử bé trong thế giới của tuổi thơ” có nhận

xét về nhà văn xứ Quảng như sau: “khi viết về kỷ niệm, trang viết của ông được dịpphiêu lãng nhẹ nhàng và giàu cảm xúc như thơ” [69, tr.57] Quả thật, viết về tình yêu đôi

Trang 15

lứa, quê hương, gia đình, tình cảm thầy trò, tình bạn, Nguyễn Nhật Ánh luôn mang vàomột “thế giới tuổi thơ” êm đềm, chân thực đưa người đọc trở về những hồi ức giàu đẹpnhư một màn sương hoài niệm Bằng phương thức dẫn dắt và mở ra câu truyện luôn bắtđầu thông qua một nhân vật chính xưng “tôi”, nhà văn tạo cho người đọc một cảm giácrất “thật” đến tận từng con chữ một Thái Phan Vàng Anh nhận xét về người kể chuyệncủa Nguyễn Nhật Ánh rằng: “Nhà văn thường chọn cách kể từ ngôi thứ nhất - người kểchuyện “tôi”, khiến cho truyện Nguyễn Nhật Ánh có tính chất hồi ức” [103].

Nguyễn Nhật Ánh không chỉ viết truyện cho trẻ thơ và thiếu nhi, tác phẩm của nhà văncòn là tấm vé tuổi thơ sâu sắc cho những ai muốn tìm về sắc màu trong trẻo, hồn nhiên củathế giới trong sáng, lành mạnh ấy Nguyễn Nhật Ánh đã sáng tác nghệ thuật bằng cả trái timmình, mang người đọc trở về với những ký ức sống động, lung linh và giúp người trẻ “cócảm xúc hơn, qua đó sống tốt hơn”

1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của tác giả

Hướng ngòi bút sáng tác đến trẻ thơ và thanh thiếu niên trong độ tuổi mới lớn,Nguyễn Nhật Ánh đã để lại dấu ấn sâu sắc và đậm nét trong lòng người đọc Lê Minh Quốccũng nhận định rằng: “Với dòng văn học dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn, hiện nay anh(Nguyễn Nhật Ánh) đang giữ một vị trí đặc biệt” [68, tr.51] Có thể nói, các sáng tác củaNguyễn Nhật Ánh chính là mồi lửa cho nên văn học thiếu nhi Việt Nam, với hơn 100 đầusách được xuất bản, nhà văn đã khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình qua các tràolưu văn học từng thời kỳ

Về thơ ca, Nguyễn Nhật Ánh đã viết nên 5 tập thơ có tính giàu đẹp, bao gồm: Thành phố tháng Tư (1984), Đầu xuân ra sông giặt áo (1986), Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh (1988),

Lễ hội của đêm đen (1994), Tứ tuyệt cho nàng (1994) Về tập thơ Thành phố tháng Tư (Nguyễn Nhật Ánh in chung với Lê Thanh Kim (1984) Thành phố tháng Tư Nhà xuất bản

Tác phẩm mới), đây là tác phẩm đầu tiên được in thành sách của ông

Sau hơn khoảng hai mươi năm, kể từ thế kỷ XX cho đến nay, tác giả tập trung hoàntoàn vào viết văn xuôi với cảm hứng sáng tác chủ yếu là về thanh thiếu niên Trong số 100

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w