1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp Đồng kinh doanh thương mại theo pháp luật việt nam

42 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Đồng Kinh Doanh Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Nguyên Văn Trường Giang, Nguyễn Văn Quốc Chung, Nguyễn Quốc Gia Thịnh, Nguyễn Đỗ Quyên, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quốc Bảo
Người hướng dẫn Th.S. Phan Thị Hồng Oanh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 4,45 MB

Nội dung

Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam.. NOI DUNG Những vấn đề

Trang 1

HOP DONG KINH DOANH THUONG MAI THEO

PHAP LUAT VIET NAM

GVHD: Th.S Phan Thị Hồng Oanh LỚP: THỨ 6, TIẾT 4- 5

MA HOC PHAN: BLAW220308_21 2 06 NHOM THUC HIEN: 06

Trang 2

DANH SACH THANH VIEN THAM GIA TIEU LUAN

Đề tài: Hợp đồng kinh doanh thương mại theo pháp luật Việt Nam

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MSSV TỶ LỆ % HOÀN

THÀNH

1 Nguyên Văn Trường Giang 21124159 100%

2 Nguyễn Văn Quốc Chung 21124144 100%

3 Nguyễn Quốc Gia Thịnh 21124268 100%

Trang 3

Ngày thẳng năm (Giáo viên chấm điểm)

MỤC LỤC

A MỞ DẦU 2c 22222221211 tt HH ngà hờ nu 1

1 Tính cấp thiét ctta dé tai cccccceccccecccscsscsesessvsseseesesscssesesecsecsesensevsvsesevsvevevsnsevevsvees 1

2 Mục tiêu nghiên cứu L2 1211222122 11151115 1151111251151 1 01119115 k1 kh 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - + S9 E2 EE12115111221211111 211111 1 EkEerre 2

B NỘI DŨNG - 2: 52121 2121212221 2122121221111 111 re 3 Chương I Những vấn đề lý luận về hợp đồng kinh doanh thương mại theo pháp luật

1.2 Ký kết, nội dung và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh doanh

Trang 4

1.2.1 Ky két hop dong kinh doanh thuong mai c.cccccccccccscescssessessesseseeseeeeeeees 5

1.2.2 N6i dung cua hop déng kinh doanh thurong mai c c.cccececcescsseseeceeeeeeeeeeee 7 1.2.3 Cac bién phap dam bảo thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng kinh doanh thương

1.3 Các biện pháp chế tài và các biện pháp miễn trách nhiệm hợp đồng kinh doanh

I)/9)158001:)0šGHdiiiiaầdầdẳdẳẳảŸ- 18 1.3.1 Các biện pháp chế tài khi thực hiện HĐKDTM 2 222 S2E SE se: 18

1.3.2 Các biện pháp miễn trách nhiệm HĐKDTM -2 5-22 22221222222 24

1.4 Hợp đồng vô hiệu và cách xử lý -.- 5c St nnEEnHnH HH Hrrrreg 27

1.4.1 Khái niệm 2- 52222 232221127112112711221121112211201221121121121112 21122 ca 27

1.4.2 Các trường hợp hợp đồng vô hiệu 2-5 ng HH Hee 27

1.4.4 Xử lý hợp đồng vô hiệu 5c ST TH HH1 ng Hee 29

Chương 2 Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại và phương hướng hoàn thiện c0 2222222112122 1111111112151 ke 31 2.1 Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương

Trang 5

A MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong đời sống kinh doanh thương mại cũng như trong các hoạt động dân sự thông

thường, hợp đồng là một loại giao dịch quan trọng của bất cứ chủ thể nào đủ là cá nhân

hay pháp nhân Hầu hết các công ty ở các nước phát triển luôn đề cao quy trình soạn thảo

và ký kết hợp đồng Vì vậy hợp đồng thương mại của họ rất chỉ tiết, chặt chẽ và dự liệu cả những tình huống hiểm khi xảy ra

Trong khi đó, hiện nay đa số các công ty của Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến van dé nay, van str dung những mau hợp đồng khuôn sáo, đơn điệu — “năm câu ba điều”,

khó hiểu và thậm chí lạc hậu so với pháp luật hiện hành Hậu quả là việc thực hiện hợp

đồng rất khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp và thường bị thua khi có kiện tụng Do đó, đề

dam bảo cho các giao dịch thuận lợi, hạn chế rủi ro dẫn đến thiệt hại đáng tiếc cho mỗi

bên đồng thời đảm bảo được hoà khí trong giao dịch, chứng ta cần phải tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách xem xét cân trọng mọi vấn đề khi tham gia ký kết hợp đồng

Là những sinh viên đang theo học về ngành quản lí công nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế, với chúng em việc hiểu biết về soạn thảo, ký kết, thực hiện hợp đồng là điều cần thiết Hơn nữa công việc cũng như cuộc sống sau này khó có thể tránh khỏi các giao địch liên quan đến các loại hợp đồng trong kinh doanh thương mại Ngoài ra, hợp đồng trong

kinh doanh thương mại cũng là một đề tài thú vị mà nhóm chúng em muốn tìm hiểu để

mang lại những kiến thức mới mẻ, bố ích cho bản thân, phòng tránh những rủi ro, biết

cách xử lý trong những tình huống cụ thê, giúp mình chủ động khi thực hiện giao dịch hợp đồng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về các quy định của pháp luật hiện hành về quá trình hình thành, ký kết, thực hiện, kết thúc hợp đồng và các vấn đề liên quan khi có tranh

chấp xảy ra Bên cạnh đó, còn một mục tiêu cần hướng đến là thực hiện phân tích, so sánh

Trang 6

và tìm ra những điểm chưa hợp lý, chưa thống nhất, chưa khả thi và đề xuất ý kiến điều chính

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các quy định của pháp luật hiện hành

về hợp đồng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam Do đây là một đề tài khá rộng nên phạm vi nghiên cứu cũng chỉ tập trung chủ yêu vào các quy định về hợp đồng trong kinh

doanh thương mại của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 của Việt Nam

4 Cơ cầu của tiểu luận

Bài tiểu luận được chia làm 2 phân:

Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Nội dung — được chia thành 2 chương:

©o_ Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng kinh đoanh thương mại theo pháp luật Việt Nam

o_ Chương 2: Một số hạn chế trong quy định của pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại và phương hướng hoàn thiện

Trang 7

B NOI DUNG

Những vấn đề lý luận về hợp đồng kinh doanh thương mại theo pháp luật Việt Nam Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh doanh thương mại

Khái niệm hợp đồng kinh doanh thương mại

Hợp đồng kinh doanh thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thê trong kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan đến việc xác lập, thay đôi, châm đứt quyên và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại

Đặc điểm hợp đồng kinh doanh thương mại

Hợp đồng kinh doanh có các đặc điểm:

Là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập trên sự tự nguyện thỏa thuận, bình

đăng

Do hai hay nhiều bên tham gia, có thê là tổ chức hoặc cá nhân, hướng tới lợi ích cụ

thể

Có một số điều khoản tương tự như hợp đồng dân sự: điều khoản về chủ thẻ, đối

tượng của hợp đồng, giá cả, quyền và nghĩa vụ của các bên

Có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi pháp lý cụ thể của các bên giao kết

Chủ thê của hợp đồng trong kinh doanh phải được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thê kinh đoanh (thương nhân)

Mục đích lợi nhuận là đặc trưng cơ bản của các giao dịch kinh doanh

Hợp đồng thương mại có các đặc điểm:

Hợp đồng thương mại có các đặc điểm pháp lý cơ bản sau: Lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng là lĩnh vực thương mại, bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ; một bên chủ thê của hợp đồng phải là thương nhân Trong nhiều quan hệ hợp đồng thương mại cả hai bên đều phải là thương nhân như hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa; mục đích của thương nhân khi tham gia quan hệ hợp đồng là nhằm phục vụ cho hoạt động

3

Trang 8

kinh doanh của mình; hình thức của hợp đồng có thê bằng lời nói, hành vi hay văn

bản Đối với hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải

tuân theo quy định đó Fax, telex, thư điện tử và các hình thức thông tim điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản

- Hop dong thương mại là những hợp đồng riêng trong lĩnh vực thương mại: Khi thoả mãn các điều kiện về chủ thê, mục đích và hình thức hợp đồng thì hợp đồng thương mại mang tính chất của một hợp đồng kinh tế

Phân loại hợp đồng kinh doanh thương mại

® Hợp đồng kinh doanh thương mại, kinh tế được thành 3 loại như sau:

- Hop đồng mua bán hàng hoá

Đây là loại hợp đồng không có yếu tố quốc tế: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (gồm xuất khâu, nhập khâu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập) và hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa (gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn)

- Hop dong dich vu

Là loại hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa (gồm hợp đồng trong các xúc tiền thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại khác) và các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành (như hợp đồng dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, .)

- _ Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại khác

Như các loại hợp đồng giao nhận thầu xây dựng khác như hợp đồng chuyển nhượng

dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, nhà ở, .)

Nội dung hợp đồng

e©_ Điều khoản chủ yếu

Là các điều khoản điều chính trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng các quy định quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng Ngoài ra còn là những điều khoản không

Trang 9

thê thiếu được đối với từng loại hợp đồng Nếu không thoả thuận được những điều khoản

đó thì hợp đồng không thê giao kết được

Ví dụ: Điều khoản về đối tượng hợp đồng mua bán là gì, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian, địa điểm v.v Nội dung của điều khoản cơ bản chính là cốt lõi các nội dung hai bên đã thỏa thuận và thống nhất Nếu không có điều khoản cơ bản hợp đồng không đây đủ nội dung sẽ dẫn đến vô hiệu

e© _ Điều khoản thường lệ

Là những điều khoản được pháp luật quy định trước Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này thì vẫn được coi như hai bên đã mặc nhiên

thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định

Ví dụ: Điều khoán về bồi thường thiệt hại, điều khoản bất khả kháng (có thê chuyển thành

điều khoản tùy nghi) Điều khoản về thâm quyền giải quyết của tòa án

© _ Điều khoản tùy nghỉ

Khi giao kết hợp đồng các bên còn có thể thoả thuận đề xác định thêm một số điều

khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thê hoặc tạo điều kiện thuận

lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng Các điều khoản này được gọi là điều khoản tùy nghi

Ví dụ: Điều khoản về phạt hợp đồng, điều khoản về bất khả kháng, điều khoản về giải

quyết tranh chấp bằng trọng tài và các thỏa thuận khác giữa hai bên vv

Ký kết, nội dung và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh doanh thương

mại

Ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại

® Trước khi đàm phán nên soạn Dự thảo ký kết hợp đồng thương mại

Dự tháo hợp đồng này nhằm mục đích văn bản hoá những quyền lợi, điều khoản mà

mình muốn cũng như dự liệu trước những điều khoản mà đối tác đưa ra Quá trình dé

5

Trang 10

chuẩn bị trước tránh được những thiếu sót sơ hở Nếu sau khi đàm phán mới thực hiện soạn thảo hợp đồng sẽ gây ra nhiều sai sót Việc chuẩn bị kỹ lưỡng là rất cần thiết đặc biệt

là đối với những thương vụ lớn

Hợp đồng thương mại được xây dựng dựa vào ý chí của các bên, xét theo từng điều

kiện, hoàn cảnh và thời điểm khác nhau Các bên cần xem xét sao cho phù hợp với ý

muốn của mình nhất, không nên phụ thuộc vào mẫu sẵn có

Nếu ký kết hợp đồng có tính chất nước ngoài Cá nhân, tô chức ngoài để ý đến pháp luật Việt Nam còn cần chú ý đến quy định tại nước đối tác Các vân đề về Công ước quốc

tế và Tập quán quốc tế cũng cần lưu ý rõ ràng khi soạn thảo

®© Hình thức của hợp đồng thương mại

Hợp đồng được quy định có thê thê hiện bằng lời nói hoặc văn bản hay hình thức pháp

lý có giá trị tương đương Quý khách hàng nên thực hiện dưới dạng văn bản do tinh minh bạch và rõ ràng của nó Hình thức xác định chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi các bên

© _ Chủ thế thực hiện việc giao kết hợp đồng

Pháp luật quy định về chủ thể thực hiện có thê là người đại điện theo pháp luật hay người đại diện theo uỷ quyền Tuy nhiên, cần lưu ý người đại điện theo uỷ quyền sẽ phải

có giấy uý quyền Cần nắm rõ các nội dung trong giấy uy quyền, nếu giao kết hợp đồng với người không đúng hợp đồng thì hợp đồng đó có thê bị vô hiệu Nội dung cần được xem xét kỹ như: phạm vi uỷ quyền, thời hạn và đóng dấu trên giấy uỷ quyền,

©_ Các điều khoản cần chú ý trong hợp đồng

Cần chủ ý tới hiệu lực, các điều khoản về phạt khi vi phạm hợp đồng, điều khoản liên quan

Việc xác định hiệu lực nó để đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia Tuỳ vào từng loại

Trang 11

Khi một bên vi phạm hợp đồng sẽ giới hạn tỷ lệ phạt là 8% phần nghĩa vụ vi phạm Các bên không được nhằm lẫn giữa phần nghĩa vụ vi phạm với giá trị hợp đồng Các bên cũng cần lựa chọn ra phương thức đề giải quyết nêu có xảy ra tranh chấp Cần

có sự tính toán, lựa chọn sao cho phù hợp và mang về lợi ích cho các bên Thông thường các bên thường lựa chọn hình thức giải quyết thông qua Tòa án hoặc trọng tài thương mại Đặc biệt là trong hợp đồng ngoại thương thì thường ưu tiên Trọng tài thương mại hơn bởi

tính mềm dẻo, thuận tiện của nó

Ngoài các chủ ý trên, các chủ tham gia cũng cần chú ý về mặt ngôn ngữ của hợp đồng, việc thực hiện hợp đồng và năng lực thực hiện hợp đồng tránh những rủi ro về mặt pháp

lý không đáng có

Nội dung của hợp đồng kinh doanh thương mại

Đây được xem là phần quan trọng nhất trong cầu trúc hợp đồng, thê hiện những thỏa

thuận giữa các bên tham gia hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) Bên

cạnh thê hiện những thỏa thuận giữa các bên giao kết, nội dung của hợp đồng phải tuân

theo những quy định của Luật Bộ Dân sự 2015, Luật thương mại 2005 và các văn bản

chuyên ngành Các điều khoản này thê hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia giao kết hợp đồng

se - Đối tượng của hợp đồng

Mỗi một hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) đều có đối tượng cụ thê Ví dụ như hợp đồng mua bán tài hàng hóa thì đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, hợp đồng cung ứng địch vụ đối tượng của hợp đồng là dich vu

Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng làm các bên giao dịch; ngoài ra dé chắc chăn, các bên thường quy định về loại đối tượng, số lượng, chất lượng đối tượng của hợp đồng

e Hang hoa

- Vésan pham: tén hang hoa, xuất xứ;

- Ching loai/ mau m4 san pham;

Trang 12

- _ Chất lượng/ màu sắc/ kích thước sản phẩm: mẫu hàng hóa, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, miêu tả, thương hiệu

- _ Số lượng: trọng lượng;

- Giá trị sản phâm (đã bao gồm thuế hay chưa bao gồm thuế)

- _ Chứng từ liên quan đến hàng hóa (bao gồm: hướng dẫn sử dụng: bảo hành :

- Hàng khuyến mại, phụ kiện kèm theo (nếu có);

- Lap dat, cài đặt, chạy thử (nếu có)

® Giao hàng

- - Đóng gói;

- _ Thời gian giao hang;

- - Địa điểm giao hàng:

- Thời hạn thanh toán;

- _ Phương thức thanh toán;

- _ Chiết khấu thanh toán (nêu có)

- _ Chiết khâu thương mại (nếu có)

Vi du:

"Điều Phương thức thanh toán

1 Bên A thanh toán cho Bên B bằng hình thức trong thời gian -

2 Bên B thanh toán cho Bên A bằng hình thức trong thời gian - Trong phần thanh toán các bên nên thỏa thuận về hình thức thanh toán (bằng tiền mặt hay chuyển khoản qua ngân hàng); về lịch thanh toán nên định rõ thời gian cụ thể, tránh ghi chung chưng."

Trang 13

¢ Bao hanh:

- _ Thời gian bao hành;

- - Nội dung bảo hành

Vi du:

"Điều Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá

1 Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng cho bên mua trong thời gian là tháng

2 Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hoá một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu có yêu cầu)."

© - Quyên và nghĩa vụ của các bên

Trong trường hợp thực hiện hợp đồng không đúng các điều khoản hợp đồng (phạt vi

phạm và bồi thường thiệt hại) thì:

thường thiệt hại

Theo quy định Luật Thương mại 2005 có quy định:

"Diễu 301 Mức phạt vi phạm

Mức phạt đổi với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiễu vi phạm

do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Diễu 266 của Luật này

Điều 302 Bôi thường thiệt hại

Trang 14

1 Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bôi thường những tôn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm

2 Giá trị bồi thường thiệt hại bao gầm giá trị ton thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi

phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

Điều 303 Căn cứ phái sinh trách nhiệm bằi thường thiệt hại

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm

bồi thường thiệt hai phát sinh khi có đủ các yếu tổ sau đây:

1 Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2 Có thiệt hai thực tế;

3 Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại "

Đối với hợp đồng kinh tế (hợp đồng hợp tác kinh doanh, thương mại) cần chú ý khi

giao kết hợp đồng vì Luật Thương mại 2005 thì mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phân nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm và chỉ được phạt vi phạm nêu điều này được quy định trong hợp đồng Cũng theo Luật này, nếu có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên có thể áp

dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

s - Điều khoản bat kha kháng

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 quy định: ”% kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thê khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cân thiết và khả năng cho phép Trỏ ngại khách quan

là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vu dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không

thể thực hiện được quyên, nghĩa vụ dân sự của mình”

© - Điều khoản giải quyết tranh chấp

Chọn cơ quan có thâm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bên xảy ra tranh chấp:

10

Trang 15

- Trong tai thuong mai, Toa an

Vi du:

“Điều Giải quyết tranh chấp hợp đồng

1 Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiễn độ thực hiện hợp dong, néu cé

vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dụng đỏ)

2 Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhạt sẽ khởi kiện tại Tòa án đề yêu cầu giải quyết

3 Các chỉ phí về kiêm tra, xác mình và án phí Tòa án do bên có lỗi chịu "

© Chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng

Chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng được xem là một điều khoản khá quan trọng khi liên quan đến các vấn đề phải thực hiện theo từng giai đoạn hoặc dựa trên kết quả thực hiện như Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng gia công hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vu

Việc chấm dứt hợp đồng cũng được áp dụng khi một trong các bên có những vi phạm

cơ bản theo hợp đồng khiến cho bên còn lại không thé dat duoc mục đích ban đầu Bên

cạnh đó, có thê bên vi phạm vi phạm những cam kết tuy không cơ bản nhưng bất hợp lý

và có ảnh hưởng đến tiền độ hoặc các quá trình làm việc của bên thứ ba

Ngoài ra, việc hai bên chấm đứt hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận các trường

hợp được đơn phương chấm đứt hợp đồng đối với từng bên

Trong hợp đồng kinh tế (hợp đồng hợp tác kinh doanh, thương mại) thỏa thuận thuận

việc đơn phương châm đứt hợp đồng dù có phù hợp với những điều kiện mà hợp đồng đã

quy định vẫn phải thông báo cho bên còn lại bằng văn bản, nếu không thông báo mà gây

ra thiệt hại thì phải bồi thường

© - Các điều khoản khác (nếu có)

II

Trang 16

Đề làm rõ thêm hợp đồng các bên có thê thỏa thuận thêm những điều khoản khác ví đụ điều khoản về định nghĩa/ giải thích từ ngữ trong hợp đồng, đề tránh trường hợp gây nhằm lẫn trong quá trình giao kết hợp đồng

Các trường hợp cần giải thích hợp đồng được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 404 Giải thích hợp đồng

1 Khi hợp đông có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được

thể hiện trong toàn Bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đẳng

Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiễu nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp động Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng

Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đẳng Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng đề giải thích hợp đẳng Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đẳng nội dung bắt lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia "

Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Hiệu lực của hợp đồng:

Ngày bắt đầu có hiệu lực: hợp đồng có hiệu lực từ ngày

Thời điểm hợp đồng hết hiệu lực: Hợp đồng chấm dứt kề từ ngày (thanh

lý hợp đồng)

Chữ ký của các bên, phụ lục kèm theo (nếu có)

Căn cứ theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 thì phụ lục hợp đồng được

quy định rõ:

"Diéu 403 Phu luc hop dong

12

Trang 17

hợp đồng Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội đung của hợp đồng

2 Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đôi."

Để làm rõ nội dung của hợp đồng, cần có sự bổ sung của phụ lục Phụ lục hợp đồng

theo quy định sẽ có hiệu lực như hợp đồng, nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Nếu các bên chấp nhận phụ lục có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đôi

Đại diện của các bên ký và đóng dấu sau khi đã thỏa thuận các điều khoản nêu trên

Vi du:

(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng kinh doanh thương mại

Căn cứ quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015 về 8 biện pháp bảo bảo

thực hiện nghĩa vụ như sau:

s® - Biện pháp câm cô tải sản:

Trang 18

sau: “Cam cé tai san là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cô) giao tài sản thuộc quyền

sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ.”

Trường hợp bên có nghĩa vụ trong hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận cầm có sẽ xử lý tài sản cầm có đề bù trừ nghĩa vụ

Các nội dung liên quan đến biện pháp cầm cô tài sản được quy định chỉ tiết từ Điều

309 đến Điều 316 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 31, Điều 32 Nghị định số

21/2021/NĐ-CP

Đây là một biện pháp bảo đảm có tính hiệu quả nhất trong các biện pháp bảo đảm, bởi

vì người nhận cầm cố giữ tài sản của bên cầm cố cho nên khi xử lý tài sản cầm cô sẽ thuận lợi và thanh toán nghĩa vụ kỊp thời

“Điểu 292 Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

Cam cé tai san

Câm giữ tài sản ”

Biện pháp bảo đảm này được sử dụng phô biến trong Hợp đồng vay tiền, hợp đồng tín

dụng

e - Biện pháp thế chap tai sản:

14

Trang 19

Biện pháp thê chấp tài sản quy định chỉ tiết từ Điều 317 đến Điều 327 Bộ luật Dân sự

năm 2015, từ Điều 34 đến Diều 36 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP

Theo khoản I Điều 317 Bộ luật dan su nam 2015 quy định:

1 “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thể chấp) dùng tài sản thuộc

sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)

2 Tai san thế chấp do bên thế chấp giữ Các bên có thê thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chap.”

Bên thế chấp sẽ chuyển giao cho bên nhận thế chấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cho bên nhận thế chấp nều các bên có thỏa thuận Việc giữ lấy giấy tờ chứng nhận quyền

sở hữu, sử dụng tài sản hạn chế bên thế chấp định đoạt tải sản

Trường hợp bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận thê chấp sẽ xử lý tài

sản bảo đảm đề thanh toán nghĩa vụ

Đây là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được nhiều chủ thê lựa chọn sử dụng ở Hợp đồng vay tiền, Hợp đồng góp vốn,

® Biện pháp đặt cọc:

Biện pháp đặt cọc được quy định từ Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Theo khoản I Điều 317 Bộ luật dan su nam 2015 quy định:

1 “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thể chấp) dùng tài sản thuộc

sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)

2 Tai san thế chấp do bên thế chấp giữ Các bên có thê thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chap.”

“Điều 328 Đặt cọc

1 Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi

là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị

15

Trang 20

khác (sau đây gọi chưng là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn dé bao dam giao

kết hoặc thực hiện hợp dong

2 Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có

quyên đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn đề trả lại thì tài sản ký cược

,

thuộc về bên cho thuê `

Biện pháp đặt cọc là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất, hiệu quả cao nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các chủ thê trong Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp đồng mua bán đất, Hợp đồng thuê đất, Hợp đồng thương mại, Hợp đồng quảng cáo, Hợp đồng gia công, Hợp đồng nhượng quyền thương mại, Hợp đồng thuê, cho thuê, Hợp đồng môi giới, Hợp đồng xuất nhập khâu

® Biện pháp ký cược:

Khái niệm biện pháp ký cược được quy định tại Điều 329 Bộ luật dân sự năm 2015

như sau:

“Điểễu 329 Ký cược

1 Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền

hoặc kim khi quý, da quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ky

cược) trong một thời han đề bảo đảm việc trả lại tài sản thuê

2 Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có

quyên đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn đề trả lại thì tài sản ký cược

,

thuộc về bên cho thuê `

Theo đó, biện pháp ký cược thường được áp dụng trong các hợp đồng thuê tài sản như: Hợp đồng thuê, cho thuê, Hợp đồng thuê đất, Hợp đồng thuê nhà,

¢ Biện pháp ký quỹ:

Biện pháp kỹ quỹ được quy định tại Điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

l6

Trang 21

“Diéu 330 Ky quy

1 Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tô chức tín dụng đề bảo đảm việc

thực hiện nghia vu

2 Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

thì bên có quyên được tô chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại

do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chỉ phí dịch vụ

3 Thu tuc gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật ”

Theo đó, biện pháp ký quỹ có thể được sử dụng trong Hợp đồng gia công, Hợp đồng xây dựng, Hợp đồng hợp tác kinh doanh tùy vào thỏa thuận của các chủ thể

e - Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu được quy định chỉ tiết từ Điều 331 đến Điều 334 Bộ luật dân sự

năm 2015

Bảo lưu quyền sở hữu được áp dụng với Hợp đồng mua bán hàng hoá Theo đó, quyền

sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực

hiện đầy đủ

¢ Biện pháp bao lãnh

Biện pháp bảo lãnh được quy định chỉ tiết từ Điều 335 đến Điều 343 Bộ luật dân sự

năm 2015

Biện pháp bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên

có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa

vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được báo lãnh không

thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

Các bên có thề thỏa thuận về trường hợp bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay

cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

17

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w