Theo đó, mục tiêu dạy học của môn Tiếng Việt không chỉ nhằm hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như: nghe, nói, đọc, viết, các thao tác tư duy để học tập và giao tiếp
Trang 1Chủ nhiệm đề tài: ThS Lưu Thị Lan
Đơn vị: Khoa GD Tiểu học và Mầm non
Hải Phòng, tháng 4 năm 2024
Trang 2Chủ nhiệm đề tài: ThS Lưu Thị Lan
Đơn vị: Khoa GD Tiểu học và Mầm non
Hải Phòng, tháng 4 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 2
3 Mục tiêu đề tài 10
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Cấu trúc của đề tài 11
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12
1.1 Một số vấn đề lí luận về giao tiếp 12
1.1.1 Khái niệm 12
1.1.2 Các nhân tố giao tiếp 14
1.1.3 Chức năng của giao tiếp 22
1.2 Một số vấn đề về từ vựng – ngữ nghĩa 26
1.2.1 Từ và ngữ 26
1.2.2 Nghĩa của từ 29
1.3 Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt 31
1.3.1 Khái niệm xưng hô 31
1.3.2 Các kiểu xưng hô trong tiếng Việt 32
1.4 Văn bản Đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3 34
1.4.1 Môn Tiếng Việt trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 34
1.4.2 Các văn bản Đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3 35
Tiểu kết chương 1 37
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG CÁC VĂN BẢN ĐỌC, TỪ GÓC ĐỘ CẤU TẠO 38
2.1 Dẫn nhập 38
2.2 Kết quả khảo sát 38
2.3 Nhận xét đặc điểm từ ngữ xưng hô trong các văn bản Đọc, từ góc độ cấu tạo 42 2.3.1 Nhận xét chung 42
2.3.2 Đặc điểm từ xưng hô 44
Trang 42.3.3 Đặc điểm ngữ xưng hô 48
2.3.4 Đặc điểm kiểu từ ngữ xưng hô 51
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG CÁC VĂN BẢN ĐỌC, TỪ GÓC ĐỘ NGỮ DỤNG 60
3.1 Dẫn nhập 60
3.2 Kết quả phân loại 60
3.3 Nhận xét từ ngữ xưng hô trong các văn bản Đọc, từ góc độ ngữ dụng 65
3.3.1 Các nhân tố giao tiếp chi phối việc sử dụng từ ngữ xưng hô 66
3.3.2 Hình tượng nhân vật văn học được thể hiện qua từ ngữ xưng hô 72
3.3.3 Sự thể hiện văn hóa giao tiếp của người Việt qua từ ngữ xưng hô 80
Tiểu kết chương 3 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
TƯ LIỆU KHẢO SÁT 91
PHỤ LỤC 92
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng thống kê các văn bản Đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1,2,3
thuộc hai bộ sách “Cánh diều” và “Kết nối tri thức với cuộc sống” 36 Bảng 2.1 Bảng kết quả từ ngữ xưng hô theo tiêu chí hình thức cấu tạo 38 Bảng 2.2 Bảng kết quả từ ngữ xưng hô theo tiêu chí hình thức cấu tạo trong xưng và
trong hô 39 Bảng 2.3: Bảng kết quả phân loại theo tiêu chí kiểu xưng hô 41 Bảng 2.4: Bảng thống kê từ ngữ xưng hô là từ 44 Bảng 3.1: Bảng thống kê cuộc thoại trong giao tiếp theo tiêu chí hoàn cảnh và chủ đề
giao tiếp 61 Bảng 3.2 Bảng thống kê vai giao tiếp của các nhân vật……… …… 63
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cách xưng hô trong giao tiếp của người Việt rất đa dạng bởi chịu tác
động của hàng loạt các nhân tố xã hội (tuổi, giới, quyền lực, nghề nghiệp, vùng miền, tôn giáo, ) và nhân tố giao tiếp (hoàn cảnh, nhân vật, nội dung, mục đích và phương tiện) Vì thế từ lâu, cách/lối xưng hô trong tiếng Việt được coi
là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thể hiện “chiến lược giao tiếp xưng hô” [30, tr 361] Dựa vào xưng hô, quan hệ giữa các nhân vật được thiết lập và cụ thể bằng các vai giao tiếp ứng với từng cuộc giao tiếp Do đó, sử dụng
từ ngữ xưng hô không chỉ giúp cuộc thoại được tiến hành mà còn ảnh hưởng và thể hiện sự thay đổi về chiến lược nhằm mang lại hiệu quả giao tiếp Đồng thời, qua cách sử dụng từ ngữ xưng hô người ta có thể biết được tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình độ học vấn,… của các nhân vật tham gia giao tiếp Vì thế, ở bất kỳ một ngôn ngữ nào, vấn đề xưng hô đều được coi trọng và xem như tiền đề trong giao tiếp Xưng hô đúng, hay sẽ góp phần thúc đẩy cuộc thoại phát triển Ngược lại, xưng hô không chính xác có nghĩa xác định sai mối quan hệ giữa các vai giao tiếp khiến cho cuộc thoại sẽ gặp trở ngại Vì vậy, việc lựa chọn các từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mang ý nghĩa nhân văn
và nội hàm văn hóa sâu sắc
Hiện nay, môn Tiếng Việt ở tiểu học là môn học nền móng và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt ở học sinh như: nghe, nói, đọc, viết,… phù hợp với môi trường giao tiếp của lứa tuổi bậc tiểu học Theo đó, mục tiêu dạy học của môn Tiếng Việt không chỉ nhằm hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như: nghe, nói, đọc, viết, các thao tác tư duy để học tập và giao tiếp mà còn cung cấp cho các em một lượng thông tin và kiến thức lớn về tự nhiên, xã hội, con người, văn hóa… Thông qua quá trình giáo dục, giúp học sinh tiểu học tiếp thu và định hình nhân cách con người Việt Nam thời đại mới
Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú về vốn
từ, về sắc thái ý nghĩa trong từng hoàn cảnh, đặc biệt, trong cùng một cuộc giao tiếp nhưng lại có thể có sự thay đổi từ ngữ xưng hô với những sắc thái tình cảm
Trang 8khác nhau Xưng hô trong các văn bản Đọc trong sách Tiếng Việt ở Tiểu học
có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tính cách của từng nhân vật, thông qua xưng hô người nghe sẽ cảm nhận cái hay, cái đẹp và hình thành một quan niệm sống của mỗi con người Hệ thống xưng hô trong các văn bản Đọc được giới thiệu hướng con người ta đến giá trị chân – thiện – mỹ Từ đó, giúp cho học sinh Tiểu học có được tư duy chọn lọc ngôn ngữ phù hợp; giúp cho các em
có được vốn từ phong phú, học được nhiều bài học khác nhau, tăng sự hiểu biết
và rèn luyện trong quá trình hoàn thiện phẩm chất trở thành học trò ngoan, có ích cho xã hội
Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Đặc điểm từ ngữ xưng hô trong các văn bản Đọc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3 nhìn từ góc độ giao
tiếp” để nghiên cứu
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
2.1 Trên thế giới
Xưng hô trong giao tiếp là cách chỉ thị ngôi nhân xưng, nhờ đó mà quy chiếu được các nhân vật tham gia giao tiếp Xưng hô trở thành điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất trong việc nhận diện và xác lập vai giao tiếp của đối tượng Điều này làm cho xưng hô trở thành một yếu tố không thể bỏ qua khi chúng ta tương tác và hiểu nhau trong môi trường xã hội và văn hóa
- Nghiên cứu lí luận về sự chi phối của nhân tố xã hội trong việc lựa chọn
và sử dụng từ xưng hô
Từ phương diện nghiên cứu lí luận của xưng hô, có thể kể đến các nhà nghiên cứu như: Chomsky N., Morris Ch W., Hymes D., Brown R.& Gilman A., Lyons J., Hudson R.A., Tác giả Hymes D trong công trình “Language in Culture and Society” đã phân tích và ghi nhận nhiều khía cạnh về nội dung xưng hô trong giao tiếp, đặc biệt là trong các bối cảnh văn hóa và xã hội khác nhau như: xưng hô không chỉ là cách thức giao tiếp thông thường mà còn phản ánh một phần của văn hóa của một cộng đồng Sự lựa chọn của các xưng hô có thể phản ánh các giá trị, niềm tin, và quan hệ xã hội trong xã hội đó; các cá nhân có thể thay đổi cách sử dụng xưng hô để phản ánh sự quen thuộc, sự tôn
Trang 9trọng hoặc mức độ quan trọng của mối quan hệ trong từng tình huống cụ thể; việc sử dụng các từ ngữ xưng hô có thể phản ánh và củng cố các mối quan hệ
xã hội giữa các cá nhân Sự lựa chọn của các từ ngữ xưng hô có thể phản ánh
sự chia rẽ hoặc sự kết nối giữa các nhóm và cá nhân trong xã hội; Việc chọn lựa cách xưng hô phù hợp có thể giúp tạo ra một môi trường giao tiếp thuận lợi
và tôn trọng giữa các nhân vật giao tiếp [52]
Trong công trình “Sémantique”, tác giả Lyons J đã khẳng định vị thế xã hội của các nhân vật hội thoại ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô Ông cho rằng: người ở vị thế trên phải xưng hô khác với người ở vị thế dưới, và nhấn mạnh “đây là điều phổ biến trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới” [dẫn theo 12]
Các tác giả Brown R và và Gilman A (1976) trong bài nghiên cứu “The pronouns of power and solidarity” (Các đại từ chỉ quyền lực và thân hữu) sau khi điểm lại quá trình hình thành và biến đổi của quan niệm, cách xưng hô trong một số ngôn ngữ như trong tiếng Pháp cổ, tiếng Tây Ban Nha cổ, tiếng Ý
cổ, tiếng Bồ Đào Nha cổ, tiếng Anh thời trung cổ đã đề nghị hai chữ T và V (từ
hai từ tu và vos trong tiếng Latinh) làm hai ký hiệu chung cho đại từ chỉ sự
thân hữu và đại từ chỉ sự quyền lực trong tất cả các ngôn ngữ Trong các ngôn ngữ này, việc sử dụng các đại từ xưng hô đã phản ánh sự phân biệt giữa mức
độ quan trọng, quyền lực và mối quan hệ xã hội Thông qua việc áp dụng hai chữ cái T và V, Brown và Gilman muốn thể hiện rằng sự phân chia giữa sự thân thuộc và quyền lực không chỉ tồn tại trong một ngôn ngữ cụ thể mà còn là một đặc điểm chung của giao tiếp con người Chữ cái T thường được sử dụng
để đại diện cho các đại từ xưng hô chỉ sự thân thuộc, mối quan hệ gần gũi và tình cảm, trong khi chữ cái V được dùng để chỉ sự quyền lực, sự tôn trọng và vị thế cao hơn Việc đề xuất hai ký hiệu này giúp làm rõ và hiểu rõ hơn về cách
mà ngôn ngữ phản ánh và thể hiện mối quan hệ xã hội và văn hóa trong giao tiếp con người [48]
Trang 10Tác giả Hudson R.A trong công trình “Sociolinguistics” (Ngôn ngữ học
xã hội) đi sâu bàn về vị thế của nhân vật giao tiếp Ông nhấn mạnh vào khái niệm quyền uy tác động đến việc lựa chọn từ xưng hô – “Mỗi khi một con người nào đó viết hoặc nói, anh ta không chỉ đặt mình vào mối quan hệ với toàn bộ thành phần xã hội mà còn liên kết hành động của anh ta với những cách phân loại của các hành vi giao tiếp Sơ đồ đó có dạng là một ma trận nhiều chiều, giống như bức tranh về xã hội mà anh ta đã dựng lên trong óc mình” [dẫn theo 36]
Cùng hướng nghiên cứu này có thể kể đến các nhà nghiên cứu như: W.Von Humboldt, Sigmund Freud, G.Murdock, F.Lounsbury,… cũng đã đi sâu phân tích và ghi nhận nhiều khía cạnh về nội dung xưng hô trong giao tiếp, đặc biệt là trong các bối cảnh văn hóa và xã hội khác nhau Các tác giả này khi nghiên cứu về ngôn ngữ văn hoá và ngôn ngữ học nhân chủng đã đề cập đến hai phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong xưng hô là: 1 Danh từ thân tộc (DTTT) và nêu ra các mối quan hệ của các DTTT; 2 Đại từ nhân xưng (ĐTNX) để giải thích cho mối quan hệ của các cá nhân trong gia đình và ngoài
về vấn đề này như: công trình “Taboo vocaties in the language of London teenagers” (Từ xưng hô cấm kỵ trong ngôn ngữ của thanh niên London) của tác giả Igacio M Palacios Martiners đã giúp cho bạn đọc có thêm hiểu biết về cách dùng từ xưng hô của giới trẻ ở London thông qua việc tập trung nghiên cứu về việc sử dụng và chức năng của các từ xưng hô cấm kỵ trong ngôn ngữ của thanh niên London Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nhận xét: “TXH cấm kỵ không đơn thuần là những lời xúc phạm (vì chúng thường được dùng để củng
cố các mối quan hệ của những người trẻ tuổi) mà thậm chí còn mang hàm ý
Trang 11trìu mến Phần lớn các TXH cấm kỵ của thanh thiếu niên là danh từ, một số từ loại biểu thị ám chỉ tình dục, quan niệm bất thường hoặc lạ kỳ của con người hoặc ám chỉ liên quan đến động vật, thú vật [dẫn theo 23, tr.132]
Shin Ja J Hwang (1991) trong bài Terms of address in Korean and American cultures, đã phân tích những điểm giống nhau và khác nhau được
dựa trên những yếu tố văn hóa trong hai ngôn ngữ Hàn Quốc và tiếng Anh Mỹ
Cụ thể: tác giả đã chỉ ra sự khác biệt đáng kể trong cách mà người Hàn Quốc
và người Mỹ trong cách sử dụng xưng hô Trong văn hóa Hàn Quốc, có một hệ thống phức tạp các xưng hô dựa trên tuổi tác, giới tính, và vị trí xã hội còn ở
Mỹ, có xu hướng sử dụng xưng hô tự do và linh hoạt hơn Về mặt ý nghĩa văn hóa, việc sử dụng xưng hô trong văn hóa Hàn Quốc thể hiện sự tôn trọng và sự tôn vinh của người lớn tuổi và người có vị thế cao hơn Trong khi đó, ở Mỹ, xưng hô thường ít được chú trọng và thường chỉ phản ánh mức độ quen biết và mức độ quan trọng của mối quan hệ Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nhấn mạnh việc sử dụng xưng hô không chỉ phản ánh các giá trị và quan niệm văn hóa mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội như tuổi tác, giới tính, và vị trí xã hội
Sự khác biệt trong việc sử dụng xưng hô giữa Hàn Quốc và Mỹ có thể được giải thích bằng cách hiểu sâu hơn về các yếu tố này [54]
Anouk Buyle trong bài viết “Dear, my, dear, my lady, your ladyship –
Meaning and use of sddress term modulation by my” (Dear, my, dear, my lady, your ladyship – Ngữ nghĩa và cách dùng biến điệu từ xưng hô qua từ my) đã đi
sâu nghiên cứu việc sử dụng từ “my” là một phần quan trọng trong công thức
về từ xưng hô trên ngữ liệu từ 8 vở kịch tiếng Anh (được xuất bản từ năm 1899 đến năm 1912) Kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định: tùy thuộc vào ngữ cảnh
và hành động, lời nói, việc sử dụng từ xưng hô, đặc biệt là từ xưng hô có “my”
có thể mã hóa các mối quan hệ một số khía cạnh nhất định (thực hiện hóa các mối quan hệ xã hội giữa các nhân vật giao tiếp để giảm bớt các tác hại tiềm ẩn [dẫn theo 22, tr.132]
Tác giả Sanae Tsuda (1999) khi bàn về vị trí của từ xưng hô trong tiếng Nhật đã khẳng định vị trí của từ xưng hô trong hội thoại ở cả hai ngôn ngữ được
Trang 12sử dụng theo từng mục đích của nhân vật và giữa chúng có sự khác biệt nổi bật
về vị trí của chúng trong câu Trong tiếng Anh, các TXH thường được đặt ở vị trí cuối câu trong khi trong tiếng Nhật thường ở vị trí đầu câu [dẫn theo 43] Như vậy, trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về xưng hô trên thế giới mà tôi thu thập được, có thể đưa ra nhận định: nghiên cứu về xưng hô
đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu từ góc độ lí luận đến thực tiễn ở một phạm vi nhỏ hẹp Vấn đề nghiên cứu xưng hô ở Việt Nam, trên văn bản Đọc sách giáo khoa Tiếng Việt của học sinh Tiểu học là vấn đề bỏ ngỏ và cho phép tôi bước đầu xác định đề tài không trùng lặp với các nghiên cứu trên thế giới Từ đây, tôi tiếp tục tổng quan ở Việt Nam và tiếp thu các kết quả nghiên cứu để làm nền tảng triển khai đề tài ở các bước tiếp theo
2.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, xưng hô trong Tiếng Việt là một trong những vấn đề từ lâu thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu một số công trình, bài viết về vấn đề xưng hô như sau:
- Nghiên cứu về sự chi phối của vai giao tiếp trong việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô
Trên cơ sở kế thừa, phát triển và phản vấn các công trình nghiên cứu về xưng hô ở giai đoạn trước, tác giả Nguyễn Văn Khang vận dụng khái niệm
“quyền thế” và “kết liên” để xem xét cách xưng gọi trong giao tiếp của người Việt đã nhận định: “Các từ dùng để xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt bao gồm không chỉ các đại từ nhân xưng “gốc” mà còn có rất nhiều từ khác loại chuyển sang, trong đó chú ý là nhóm từ thân tộc” và “Hầu hết các từ xưng hô tiếng Việt
“được” phân bố cách sử dụng theo thang độ quyền thế, kết liên, lịch sự… ở trong “xưng” lẫn “gọi” Vì thế, thông qua cách sử dụng từ xưng hô có thể thấy được thái độ, quan điểm của các thành viên tham gia giao tiếp” [30, tr 221]
- Nghiên cứu xưng hô dưới góc độ dân tộc học
Tác giả Nguyễn Văn Chiến trong bài viết “Từ xưng hô trong tiếng Việt (Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp)” đã xây dựng bức tranh đa
Trang 13dạng về các đơn vị xưng hô trong tiếng Việt Tác giả dựa trên thái độ, phạm vi
sử dụng từ xưng hô, mối quan hệ liên cá nhân trong xã hội để chỉ ra các đơn vị xưng hô tương ứng [10]
Tác giả Lý Tùng Hiếu trong bài Từ xưng hô tiếng Việt - tiếp cận từ góc nhìn dân tộc - ngôn ngữ học [23] đã đi sâu làm rõ những đặc trưng, đặc thù của
TXH tiếng Việt Tác giả đã xác định 7 nhóm từ xưng hô và phân nhóm về nguồn gốc TXH tiếng Việt Theo đó, TXH được Lý Tùng Hiếu chia thành hai loại: đại từ nhân xưng thực thụ và đại từ nhân xưng lâm thời; đồng thời, sử dụng ngữ liệu tiếng Brũ được khảo sát ở Đăklăk, Quảng Trị (ngôn ngữ họ hàng với tiếng Việt) để minh chứng [23, tr.30-42]
- Nghiên cứu xưng hô dưới góc độ ngôn ngữ - văn hóa
Từ góc độ văn hóa dân tộc và thực tế tư liệu khảo sát, so sánh, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm xưng hô của tiếng Việt nói chung và của một nhóm ngôn ngữ dân tộc trong tiếng Việt nói riêng Có thể kể đến các tác giả với các công trình nghiên cứu về xưng hô như: tác giả Hữu Đạt trong bài viết “Mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa trong các từ xưng gọi của tiếng Việt” có
đề cập đến TXH: “đại từ xưng hô chiếm một vị trí không đáng kể trong hệ thống các từ xưng gọi ” và “trong tiếng Việt, nét văn hóa trong ứng xử được thể hiện rất rõ trong việc sử dụng TXH khi trực tiếp giao tiếp” [dẫn theo 8, tr 138] Theo tác giả, các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt chỉ có một số hạn chế
và giá trị cố định trong hệ thống xưng hô nói chung của người Việt Trong quá trình giao tiếp, các bên tham gia sẽ ảnh hưởng đến việc chọn lựa các đại từ nhân xưng và sự lựa chọn này cũng phản ánh một phần của bản sắc văn hóa Tác giả Nguyễn Văn Đồng trong nghiên cứu “Từ xưng hô trong giao tiếp của người Nam Bộ (qua quan thoại trao chứa hành động cầu khiến)”[16, tr.71-80] đi sâu tìm hiểu các TXH là vai giao tiếp dùng để xưng mình (Spl) và gọi người khác nhưng phải ở ngôi 2 (Sp2) trong tham thoại chứa hành động cầu khiến Công trình đã giới thuyết về kiểu hành động cầu khiến - từ chối khá đặc trưng của người Nam Bộ và cho thấy nét văn hóa được thể hiện qua lớp TXH của người dân vùng này
Trang 14Tác giả Phạm Ngọc Hàm trong luận án tiến sĩ “Đặc điểm và cách sử dụng của lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt” [21] đi sâu vào việc mô tả các phương tiện được sử dụng để xưng hô trong tiếng Hán, bao gồm các đại từ nhân xưng, tên gọi, danh hiệu chức vụ, nghề nghiệp, và các đặc điểm cơ bản về chức năng của chúng Ngoài ra, tác giả cũng đi sâu phân tích ý nghĩa sử dụng của các đại từ nhân xưng này nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng chúng ở hai quốc gia Tuy nhiên, luận án không theo hướng nghiên cứu từ quan điểm ngữ pháp chức năng mà tập trung vào việc tổng quan các đặc điểm và cách sử dụng các đại từ nhân xưng trong tiếng Hán, đặt trong bối cảnh so sánh với tiếng Việt
Cùng hướng nghiên cứu này có thể kể đến các tác giả với các công trình
nghiên cứu như: Bùi Khánh Thế (1990), “Về hệ thống đại từ xưng hô trong tiếng Chăm”; Phạm Ngọc Thưởng (1998), “Các cách xưng hô trong tiếng Nùng”; Lê Thanh Kim (2002), “Từ xưng hô và cách xưng hô trong phương ngữ tiếng Việt”…
- Nghiên cứu xưng hô trong phạm vi giao tiếp gia đình và xã hội
Xưng hô trong phạm vi giao tiếp gia đình người Việt là một trong những nội dung giành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Có thể kể một số tác giả và công trình nghiên cứu về xưng hô trong phạm vi gia đình người Việt tiêu biểu: Tác giả Nguyễn Văn Khang (1996) trong nghiên cứu
“Nghi thức lời nói trong giao tiếp gia đình người Việt” đã phân tích cấu trúc và
nội dung của lời nói; tìm hiểu về các nghi thức giao tiếp và quy tắc xưng hô; đánh giá vai trò và ảnh hưởng của giao tiếp gia đình; sự thay đổi và tiếp tục của các phong tục giao tiếp trong gia đình Thông qua đó, tác giả đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về các khía cạnh của giao tiếp gia đình trong văn hóa Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với các thành viên gia đình [29]
Tác giả Bùi Minh Yến với một loạt các nghiên cứu thuộc hướng nghiên
cứu này như: “Xưng hô giữa các thành viên trong gia đình người Việt” (1996),
“Từ xưng hô gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt” (2001)… Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm chung về quan hệ từng cặp vai trong
gia đình làm cơ sở để chỉ ra đặc điểm xưng hô giữa: ông/bà - cháu; cha/mẹ -
Trang 15con; anh/chị - em, vợ - chồng,
Bên cạnh các tác giả với các công trình vừa nêu, có thể kể đến các tác
giả có cùng hướng nghiên cứu như: Lương Thị Hiền (2009), “Tìm hiểu văn hóa quyền lực được đánh dấu bằng hành vi xưng hô trong giao tiếp gia đình người Việt”; Khuất Thị Lan (2015), “Xưng hô trong giao tiếp vợ chồng nông dân người Việt (Trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930-1945)”; …
Xưng hô trong phạm vi xã hội như: tác giả Nguyễn Văn Tuyên trong luận
án “Từ xưng hô trong văn bản hành chính tiếng Việt” [42] đã nghiên cứu vào việc xem xét việc sử dụng các từ xưng hô trong văn bản hành chính đặc biệt,
và giao tiếp trong lĩnh vực hành chính nói chung Luận án phân tách và phân tích sự xuất hiện của các từ xưng hô "xưng" và "hô" trong mối quan hệ với vị thế giao tiếp trong văn bản hành chính Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra sự tương thích và lịch sự của sự sử dụng từ xưng hô trong văn bản hành chính Công trình cũng đã xây dựng các mẫu văn bản hành chính nhằm tiêu chuẩn hóa việc viết văn bản hành chính bằng tiếng Việt Luận án cũng nhấn mạnh vai trò của các từ xưng hô trong các phong cách chức năng, đặc biệt là trong văn bản hành chính Tuy nhiên, nghiên cứu chưa thực hiện so sánh giữa việc sử dụng từ xưng hô trong văn bản hành chính với các loại văn bản khác như văn bản khoa học, chính trị, báo chí,…
- Nghiên cứu xưng hô trong văn bản văn học
Các công trình thuộc hướng nghiên cứu này như: công trình “Cách xưng gọi trong “Dế mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tạ Văn Thông Trong công trình này tác giả đã miêu tả chi tiết các lớp từ ngữ xưng gọi và cách xưng gọi phong phú, đa dạng giữa các nhân vật (các con vật được nhân cách hóa) với nhân vật trung tâm
là Dế Mèn; đồng thời chỉ ra loại xưng gọi thứ hai ít được đề cập tới trong các tài liệu ngôn ngữ học là xưng gọi của “người kể chuyện” [dẫn theo 35, tr 11]
Tác giả Hà Ngọc Yến trong luận văn “Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” [47] đã làm rõ các phương tiện dùng để xưng hô giữa các truyện ngắn của hai tác giả nói trên ở hai phương diện (những nét tương đồng và khác
Trang 16biệt) Theo đó, nét tương đồng tạo nên xu hướng “gia đình hóa” trong xưng hô ngoài xã hội thì sự khác biệt tạo nên những đặc sắc trong phong cách của mỗi nhà văn: “Nguyễn Huy Thiệp viết bằng trí tuệ, còn Nguyễn Ngọc Tư viết bằng chính bản năng con người mình”
Tác giả Trần Kim Phượng trong bài viết “Các từ xưng hô trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao” [38] đã xây dựng được một hệ thống TXH
từ hai hướng tiếp cận nhân vật Chí Phèo gồm: thứ nhất, Chí Phèo trong mắt mọi người (nó, hắn, thằng, mày, cái thằng không cha không mẹ, anh Chí hoặc nói trống, ); thứ hai, mọi người trong mắt Chí Phèo: Chí Phèo xưng
hô với Thị Nở (tớ - đằng ấy, nói trống - mình), Chí Phèo với Bá Kiến (con - ông Lý Kiến, tao - cụ, cụ Bá), Kết quả nghiên cứu đã khẳng định giá trị
tình thái của lớp từ này (thái độ của nhà văn đối với nhân vật, thái độ của các nhân vật trong tác phẩm đối với nhau) và sự tài tình của ngòi bút Nam Cao trong cách xây dựng nhân vật
Tóm lại, trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về đặc điểm
từ ngữ xưng hô trong các văn bản Đọc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1,2,3 nhìn từ góc độ giao tiếp Đề tài không trùng lặp với các công trình đã có Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu sẽ được kế thừa và sử dụng trong quá trình triển khai đề tài ở các bước tiếp theo
3 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung: chỉ ra các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các từ ngữ xưng hô trong các ngữ cảnh giao tiếp thuộc các văn bản Đọc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1,2,3
Trang 174 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ ngữ xưng hô trong các văn bản Đọc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài lựa chọn các bài Đọc thuộc 02 bộ sách Cánh diều và Kết nối tri thức với cuộc sống (Tiếng Việt 1 (Tập 1 & 2), Tiếng Việt 2 (Tập 1 & 2) và
Tiếng Việt 3 (Tập 1 & 2)
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê – phân loại: phương pháp này được sử dụng để tiến hành thống kê, phân loại các từ ngữ xưng hô trong sách Tiếng Việt thuộc
02 bộ sách Cánh diều và Kết nối tri thức với cuộc sống (Tiếng Việt 1 (Tập 1 &
2), Tiếng Việt 2 (Tập 1 & 2) và Tiếng Việt 3 (Tập 1 & 2) trong Chương trình Tiếng Việt Tiểu học
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để miêu
tả, phân tích các từ ngữ xưng hô trong ngữ liệu khảo sát về mặt cấu tạo, ngữ nghĩa Dựa trên kết quả phân tích, tiến hành tổng hợp, khái quát và đưa ra kết luận chung
- Đề tài sử dụng thủ pháp so sánh, đối chiếu để so sánh, đối chiếu các điểm tương đồng và khác biệt giữa các từ ngữ xưng hô trong ngữ cảnh giao tiếp và làm nổi bật đặc trưng văn hóa giao tiếp qua việc sử dụng các từ ngữ xưng hô trong các văn bản Đọc
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài có
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận
Chương 2 Đặc điểm từ ngữ xưng hô trong các văn bản Đọc, từ góc độ cấu tạo
Chương 3 Đặc điểm từ ngữ xưng hô trong các văn bản Đọc, từ góc độ ngữ dụng
Trang 18Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số vấn đề lí luận về giao tiếp
1.1.1 Khái niệm
Giao tiếp (communication) là một trong những hiện tượng phổ biến trong
xã hội loài người; là nhu cầu cơ bản và là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đóng góp vào sự phát triển của xã hội Thông qua hoạt động giao tiếp, con người truyền đạt thông tin, tư tưởng, tình cảm, và tạo ra sự phát triển cho xã hội loài người Có rất nhiều các phương tiện được dùng để giao tiếp nhưng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đặc biệt quan trọng và hiệu quả nhất Vì vậy, cùng với các hiện tượng khác, giao tiếp ngôn ngữ là một trong những nội dung thu hút
được rất nhiều các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Xuất phát từ những mục đích và các khía cạnh nghiên cứu khác nhau mà các nhà nghiên cứu phát biểu các quan niệm khác nhau về giao tiếp ngôn ngữ Ngay từ thời La Mã và Hi Lạp cổ đại, các nhà tu từ học – đại diện là Aristotle đã nghiên cứu về giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm truyền thụ tri thức hiệu quả và đào tạo các nhà hùng biện lỗi lạc Mô hình giao tiếp bằng ngôn ngữ được Aristotle đưa ra gồm ba nhân tố: người phát – thông điệp – người nhận và quá trình giao tiếp chỉ theo một chiều Có thể nhận định: đây là mô hình đầu tiên về giao tiếp bằng ngôn ngữ
Người phát Người nhận
Hình 1 Mô hình giao tiếp bằng ngôn ngữ của Aristotle
Dựa trên mô hình giao tiếp bằng ngôn ngữ của Aristotle, tác giả R Jakobson trong nghiên cứu quá trình tạo lập văn bản đã bổ sung thêm 3 nhân
tố: ngữ cảnh, tiếp xúc, mã Ba nhân tố này có tính chất trung gian Theo đó, mô hình giao tiếp bằng ngôn ngữ của R Jakobson gồm 6 nhân tố: người phát, thông điệp, người nhận, ngữ cảnh, tiếp xúc và mã Mặc dù, tác giả bổ sung
thêm các nhân tố giao tiếp nhưng về phạm vi tương tác các nhân tố chỉ tác
động một chiều và chưa chỉ ra sự tác động hai chiều của ngôn ngữ
Thông điệp
Trang 19NGỮ CẢNH chức năng quy chiếu NGƯỜI PHÁT THÔNG ĐIỆP NGƯỜI NHẬN
chức năng cảm xúc chức năng thi học chức năng tác động
TIẾP XÚC chức năng đưa đẩy
MÃ chức năng siêu ngôn ngữ
Hình 2 Lược đồ các yếu tố và các chức năng trong quá trình giao tiếp của R.Jakobson [nguồn: dẫn theo 1, tr.29]
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, các nhà ngôn ngữ sau này quan tâm đến sự tác động hai chiều trong giao tiếp bằng ngôn ngữ Nói cách khác, các tác giả tìm hiểu bản chất giao tiếp của ngôn ngữ trong tương tác – tính hai chiều của giao tiếp Đặt giao tiếp trong một môi trường thích
ứng, các nhân tố giao tiếp như: người gửi, người nhận, thông điệp đã được mở
rộng biên độ chức năng
Chẳng hạn, quá trình người gửi và người giải đáp thông điệp đều phải
tuân theo quy trình: mã hóa thông điệp, truyền thông điệp và giải mã thông điệp
Tuy có sự khác nhau về quá trình trình tiếp nhận và xử lí thông tin nhưng giữa người gửi và người giải thông điệp đã có sự tương tác với nhau
Tóm lại, quá trình hình thành khái niệm giao tiếp bằng ngôn ngữ đi từ:
mô hình tuyến tính một chiều đến mô hình tác động qua lại Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra các mô hình và các định nghĩa về giao tiếp bằng ngôn ngữ của mình Trên cơ sở tìm hiểu, có thể dẫn ra một số định nghĩa về giao tiếp như sau:
Trong cuốn Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa: giao tiếp là “sự trao đổi tư tưởng, thông tin, giữa hai hoặc hơn hai người Trong mỗi hành động giao tiếp thường có ít nhất một người nói hoặc người gửi, một thông điệp được truyền đạt và một người hoặc những người tiếp nhận” [19, tr.179]
Trang 20Các tác giả Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa trong cuốn Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học khi bàn về khái niệm giao tiếp đã nhận định: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người (nhóm người) với con người (nhóm người), trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, yêu cầu hành động đồng thời thể hiện thái độ, cách đánh giá, cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp đối với nội dung giao tiếp và giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [26, tr.12]
Trong cuốn “Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản” [1], tác giả Diệp
Quang Ban đã dẫn ra quan điểm của Berge (1994) về giao tiếp theo các cách sau:
a Một cách đơn giản và chung nhất, giao tiếp được hiểu là quá trình thông tin diễn ra giữa ít nhất hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ
cảnh và một tình huống nhất định
b Với cách hiểu có tính chất chuyên môn, giao tiếp được định nghĩa như một thuật ngữ chỉ loại, bao trùm tất cả các thông điệp được phát ra trong những ngữ cảnh tình huống khác nhau
c Trong ngôn ngữ học, “giao tiếp được nhìn nhận như là những cái vốn có trong thông điệp ngôn ngữ: qua bình diện nội dung và bình diện biểu hiện (hình thức của thông điệp bằng ngôn ngữ, người ta có thể hiểu tình huống, ngữ cảnh, và bản thân những người trao đổi lời với nhau tự thể hiện mình” [1, tr 18-19]
Như vậy, từ việc tìm hiểu các định nghĩa về giao tiếp, có thể nhận thấy: xem xét giao tiếp từ phương diện ngôn ngữ học thì có thể thấy cách định nghĩa của tác giả Diệp Quang Ban là cách định nghĩa có tính chất trung hòa và có quan tâm đến những truyền thống khác nhau Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tán đồng
với tác giả Diệp Quang Ban về quan niệm và cho rằng: giao tiếp là những cái vốn
có trong thông điệp ngôn ngữ được thể hiện qua bình diện nội dung và bình diện biểu hiện dưới hình thức của thông điệp bằng ngôn ngữ Mỗi nhân vật giao tiếp
có thể hiểu tình huống, ngữ cảnh và bản thân những người trao đổi lời với nhau
tự thể hiện mình
1.1.2 Các nhân tố giao tiếp
Khi bàn về mối quan hệ tương tác và mô thức giữa ngôn ngữ và đời sống
Trang 21xã hội, D Hymes đề xuất một cấu trúc dân tộc học có tính đến các yếu tố nói năng gồm tám thành tố và tám thành tố được viết tắt bằng tám chữ cái S.P.E.A.K.I.N.G Cụ thể: Chu cảnh/ thoại trường (S); Người tham dự/ tham thể (P); Mục đích (E); Chuỗi hành vi (A); Phương thức (K); Phương tiện (I); Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích (N) và Thể loại (G) [30] Đồng thời, tám thành tố trên có thể được coi là tám nhân tố tham gia và chi phối một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ
1/ Chu cảnh/ thoại trường (Setting and Scence, S) Chu cảnh được xác
định gồm hai không gian là khung cảnh và thoại trường Khung cảnh chỉ thời
gian và địa điểm, tức chu cảnh vật lí cụ thể (physical circumstances) ở nơi xảy
ra giao tiếp như: môi trường, vật chất cụ thể phát sinh trong hoạt động giao tiếp Thoại trường chỉ hoàn cảnh tâm lí hoặc giới hạn về mặt văn hóa của hoạt động giao tiếp này (như trường hợp chính thức - phi chính thức, quy thức - phi quy thức) Trong một khung cảnh nhất định, người giao tiếp có thể tự do thay đổi hiện trường Ví dụ: người giao tiếp có thể thay đổi mức độ chính thức (như chuyển từ truyền đạt nội dung thầy cô yêu cầu thông báo đến các bạn sang nói chuyện phiếm) hoặc có thể thay đổi hoạt động đang tiến hành (như đang chơi trò chơi sang ngồi trầm tư suy nghĩ)
1/ Có thể coi, chu cảnh chính là hoàn cảnh giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp
là hiện thực ngoài xã hội, ở đó cuộc giao tiếp được diễn ra Hoàn cảnh giao tiếp
có hai loại: hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về vật lí, tâm lí, sinh lí, xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học, nghệ thuật, … ở thời điểm và không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (thoại
trường/ setting, site) “là không gian - thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra” và “Không gian – thời gian thoại trường là không gian có những đặc trưng chung, đòi hỏi người ta phải xử sự, nói năng theo những cách thức ít nhiều chung cho nhiều lần xuất hiện” [9, tr 25] Hoàn cảnh giao tiếp là nhân tố cơ
bản, có tác động quan trọng đến nội dung thông tin trong một cuộc giao tiếp
Trang 22Vì vậy, người tham gia giao tiếp cần chú ý sự chi phối của nhân tố này trong quá trình tạo mã các HĐNN
2/ Người tham dự (Participants, P) là những người tham gia vào quá trình
giao tiếp Người tham dự giữ 4 vai là: vai chủ ngôn (hay vai nguồn phát), vai đích ngôn (hay vai nguồn nhận), vai thuyết ngôn, vai tiếp ngôn Trong một cuộc giao tiếp, trừ vai thuyết ngôn thì các vai khác có thể vắng mặt
Theo đó, người tham dự chính là nhân vật giao tiếp – “nhân vật giao tiếp
là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau” [9,
tr.15] Bất kể một cuộc giao tiếp nào đều có sự phân định: người phát (Sp1) và vai nhận (Sp2) Hai vai giao tiếp này thường luân chuyển nhau Khi giao tiếp,
người phát phải chú ý các đặc điểm: tuổi tác, giới tính, vị thế xã hội, tâm lí…Các đặc điểm này chịu sự chế định của các quan hệ liên nhân của các nhân
vật và giúp cho các nhân vật định ra vai giao tiếp của mình trong một cuộc giao tiếp cụ thể
Khi luận giải về vai giao tiếp, Như Ý trong bài viết “Vai xã hội và ứng
xử ngôn ngữ trong giao tiếp” đã nhấn mạnh: vai giao tiếp trước hết là vai xã hội; đồng thời đưa ra nhận định: “Nói CON NGƯỜI sử dụng ngôn ngữ tức là nói tới chủ thể của hoạt động ngôn ngữ chính là con người với những biểu hiện nhân cách và hành vi của nó Ngôn ngữ không thể là cái gì khác là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ, là cái mà hoạt động ngôn ngữ lưu trữ ở cộng đồng” [44, tr
2] Để lí giải vấn đề, tác giả luận giải: do ngôn ngữ trong giao tiếp thực tế - cá nhân sử dụng, về nguyên tắc khác căn bản với các ngôn ngữ tiềm tàng, phổ quát vốn có trong mỗi thành viên ở cộng đồng Trong giao tiếp, con người không phải
là người nói hoặc người nghe mà là các thành viên của hệ thống giao tiếp xã hội
cụ thể, ở vào một địa vị nhất định với các quan hệ xã hội nhất định theo các quy tắc thiết chế và chuẩn mực xã hội của từng hệ thống Tác giả dẫn giải khái niệm
vai xã hội của Tâm lý học xã hội: “vị trí hay chức trách và các quan hệ xã hội ấn định cho một cá nhân nào đó trong một hệ thống xã hội là vai xã hội của người đó” [44, tr 2-3] Theo Lê Thanh Kim, vai giao tiếp “là cương vị xã hội của một
Trang 23cá nhân nào đó trong một hệ thống các quan hệ xã hội Vai được hình thành trong quá trình xã hội hóa cá nhân” [28, tr.33]
Vai xã hội chịu sự quy định bởi địa vị của cá nhân trong mối quan hệ với các thành viên Địa vị của cá nhân xác định giá trị xã hội của cá nhân trong nhóm và khi tạo lập quan hệ vai, mỗi thành viên xác định cho mình một bộ vai
thích hợp Tác giả Nguyễn Văn Khang nhận định: “Với tư cách là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, là một thực thể đa chức năng, mỗi một người có rất nhiều vai từ gia đình đến xã hội… Tất cả những mối quan hệ đan xen ấy làm nên một mạng các quan hệ với rất nhiều vai khác nhau” [30, tr 371] Như vậy, trong
quá trình xã hội hóa cá nhân hình thành nên các vai Điều này đồng nghĩa với việc: Cá nhân có mối quan hệ càng sâu rộng thì vai của cá nhân đó mang càng
phong phú Tác giả Như Ý khẳng định: “Mỗi cá nhân bao giờ cũng có một bộ vai xã hội phản ánh quan hệ ứng xử xã hội của cá nhân đó Mỗi vai được xác lập từ một cặp vai” [44, tr 2]
Trên cơ sở nhận định vai xã hội, bộ vai xã hội, tác giả Như Ý đồng thời
xác định: “Các vai xã hội được chia thành hai nhóm: Vai thường xuyên và vai tình huống Vai thường xuyên được đặc trưng bởi giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp Vai lâm thời có hai nhóm: lâm thời thể chế và lâm thời tình huống”
[44, tr.3] Xem xét quan hệ giữa các thành viên trong cặp vai, tác giả chia thành hai nhóm: 1) Vai có người nói ngang hàng với người nghe; 2) Vai có người nói không ngang hàng với người nghe (xảy ra trường hợp: Vai người nói thấp hơn vai người nghe; Vai người nói cao hơn vai người nghe)
Trong nghiên cứu của Như Ý, không đề cập đến khái niệm quyền lực hay quyền, tuy nhiên, việc định vai xã hội đã gián tiếp nhận thức được sự tồn tại của khái niệm này trong ứng xử ngôn ngữ, và được xem là một yếu tố quan trọng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc sử dụng và lựa chọn phương tiện ngôn ngữ Quyền lực có thể hiểu là biểu hiện trực tiếp của sự bất bình đẳng trong việc sử dụng ngôn ngữ giữa nam và nữ, hoặc giữa những người thuộc các
vị trí xã hội khác nhau Nhận định về khái niệm quyền lực (hay quyền), tác giả
Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học (tập 2) cũng nhắc tới:
Trang 24“Những người giao tiếp, tức vai nói, vai nghe có những địa vị xã hội cao, thấp hoặc bình đẳng với nhau, khác nhau về chức vụ, học vấn, tuổi tác… Đây là sự khác nhau về vị thế xã hội, về quyền thế” [9, tr.10] Dựa theo quan hệ trong xã
hội, người ta phân ra thành 3 loại vai: vai trên, vai dưới và vai ngang Ba vai này được xếp theo 2 trục: quan hệ quyền lực và quan hệ thân hữu Quan hệ quyền lực được đặc trưng bởi 2 vai: vai trên – vai dưới Quan hệ thân hữu được đặc trưng bởi các vai ngang, chẳng hạn: trong lớp học, lớp trưởng – thành viên trong lớp là quan hệ quyền lực và thể hiện ở vai trên là lớp trưởng, vai dưới là thành viên trong lớp; thành viên trong lớp – thành viên trong lớp là quan hệ thân hữu và thể hiện các vai này tương đương nhau trên trục quan hệ
Mặc dù các mối quan hệ xã hội của con người là đa dạng, phức tạp song các nhà ngôn ngữ học đã quy về hai loại quan hệ vai chủ yếu: quan hệ quyền thế
và quan hệ thân hữu Hai loại quan hệ này làm nên quan hệ liên nhân của những
người giao tiếp Nói cách khác, “Quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp
có thể xem xét theo hai trục, trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền
uy (power), trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách (distance), còn gọi là trục thân cận (solidarity)” [9, tr 17]
Khi tìm hiểu về quan hệ liên nhân của các nhân vật trong giao tiếp, Nguyễn
Văn Khang đã nhận định: “Quan hệ quyền thế là quan hệ trên - dưới, sang - hèn, tôn - khinh ” [30, tr 358] Quan niệm này cho thấy quan hệ quyền thế thuộc về
quan hệ tôn ti xã hội, trong đó các chủ thể và đối tượng giao tiếp tạo thành các vị thế trên dưới xếp thành tầng bậc trên một trục dọc Vì vậy, quan hệ này được đặc trưng bằng yếu tố quyền lực; trục này đặc trưng bởi tính bình đẳng hay bất bình đẳng (thấp - cao) giữa các đối ngôn Quan hệ thân hữu là quan hệ ngang bằng,
“Quan hệ này được đặc trưng bằng yếu tố “khoảng cách”, một ẩn dụ không gian biểu trưng cho sự gần gũi hoặc xa cách trong quan hệ Có những thành ngữ, lối nói dùng tới biểu trưng này “giữ khoảng cách trong quan hệ”, “xa mặt cách lòng” Cách nói chuyện tâm tình, cởi mở, đối lập với cách nói chuyện khách sáo,
xã giao là thể hiện quan hệ này” [30, tr 358]
Trang 25Điểm qua các nghiên cứu về quan hệ giao tiếp có thể thấy, các nhà nghiên cứu đồng nhất với nhau về quan hệ thân hữu nhưng có hai cách hiểu về quan hệ quyền thế như sau:
Cách hiểu thứ nhất, các tác giả Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Đức Dân,
cho rằng: quan hệ quyền thế không bao hàm ý ngang bằng, bình đẳng - nghĩa là quan hệ quyền thế gồm quan hệ trên quyền và dưới quyền
Cách hiểu thứ hai, các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Đỗ
Việt Hùng cho rằng: quan hệ quyền thế bao hàm cả ý ngang bằng, bình đẳng
Như vậy, mặc dù còn một số điểm chưa đồng thuận khi đưa ra quan niệm về quan hệ quyền thế trong tương tác giao tiếp nhưng chúng tôi nhận thấy: trong giao tiếp tồn tại hai loại quan hệ lớn: quan hệ trên – dưới và quan
hệ hàng ngang Tùy thuộc vào các nhân tố giao tiếp mà trong quan hệ vai trên – vai dưới sẽ thể hiện mức độ quyền lực khác nhau
Khi bàn về các nhân tố tạo nên quan hệ quyền thế, các tác giả cũng nhấn mạnh tính văn hóa, tính dân tộc, tính lịch sử cụ thể, tính phổ quát, tính riêng,
của các nhân tố Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Sự khác biệt về quyền lực có những chuẩn mực nhất định, có những chuẩn mực phổ quát và cũng có những chuẩn mực riêng của từng xã hội, từng nền văn hóa Thí dụ, đối với xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp và phong kiến, sĩ được xem là cao hơn nông; văn được xem trọng hơn võ; dân thành thị được xem trọng hơn dân nông thôn Tuổi tác
là một chuẩn mực vị thế quan trọng, có khi lấn át cả quan hệ chức quyền Và
“tấm áo manh quần” - hơn nhau tấm áo manh quần - có khi cũng là một dấu hiệu của quyền uy” [9, tr 18] Cũng theo Đỗ Hữu Châu: tùy theo văn hóa và thời
đại, địa vị xã hội của từng nhóm trong xã hội sẽ khác nhau Việc ưu tiên giá trị nào trong những giá trị đó cũng sẽ được xác định theo từng thời kỳ Ví dụ, trước
1945 ở Việt Nam, cư dân thành thị và người hàng văn thường được xem là có địa vị cao hơn Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, tuổi tác thường được ưu tiên hơn Tương tự, trong xã hội phương Tây, phụ nữ thường ở vị thế cao hơn đàn ông, trong khi ở Việt Nam, vị thế của nam giới thường được ưu tiên hơn Để đánh dấu khoảng cách xã hội, trong tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác, người ta
Trang 26thường sử dụng hình thức hô gọi gồm cả chức vụ và họ tên, và trong trường hợp
vị thế xã hội bình đẳng thì họ có ý xưng hô khiêm tốn hơn [9, tr.97]
Như vậy, khả năng thay đổi của các vai trong quan hệ quyền thế là không tuyệt đối, trong khi đó, quan hệ thân hữu có thể dễ dàng thay đổi qua thương lượng
Trong tương tác giao tiếp, bất kì một cuộc giao tiếp nào cũng tiềm ẩn hai mối quan hệ quyền lực và thân hữu Giữa trục quyền thế và thân hữu có mối
quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất: “Không phải cứ có quan hệ cao - thấp là có quan hệ xa cách, không phải cứ có quan hệ bình đẳng là có quan hệ thân tình” [30, tr 105]
Các dấu hiệu ngôn ngữ thể hiện quan hệ quyền thế và quan hệ thân hữu
được Nguyễn Đức Dân chỉ ra: Thông qua những yếu tố ngôn ngữ và hành vi trong hội thoại, ta có thể thấy rõ được quan hệ quyền thế giữa các cá nhân trong cuộc trò chuyện Các yếu tố như cách sử dụng từ ngữ, tổ chức lượt lời, hành vi ngôn ngữ và phép lịch sự đều phản ánh vị thế của từng người trong hội thoại Những người có quyền lực cao thường sử dụng những hành vi ngôn ngữ
và cử chỉ để thể hiện sự đe dọa tới thể diện và vị thế của người đối thoại Ngoài
ra, cách sử dụng từ ngữ và các phép lịch sự cũng cho thấy mối quan hệ giữa các cá nhân trong hội thoại, không phải lúc nào có quan hệ cao thấp mới có quan hệ xa cách hay ngược lại, có những trường hợp có quan hệ bình đẳng nhưng lại thể hiện mối quan hệ thân tình [12, tr 124-127]
Tác giả Nguyễn Đức Dân [12] thống kê các dấu hiệu ngôn ngữ thể hiện quan hệ thân hữu gồm: những dấu hiệu bằng lời như: hệ thống đại từ, những từ nhân xưng, những từ dùng để thưa gửi mang sắc thái quan hệ cá nhân rất rõ
ràng Trong nhiều ngôn ngữ, có hàng loạt các cặp từ phản ánh quan hệ tôi/ anh
giữa người nói và người nghe với những sắc thái khác nhau: Trong tiếng Việt,
sắc thái nghĩa của những từ tự xưng tôi - tớ - mình - tao - ông rất khác nhau Cách gọi người đối thoại trực tiếp với mình như: ông - anh - chị - ngài - bà - cậu - cô - mày cũng phản ánh rất rõ quan hệ thân - sơ, trọng - khinh Chuẩn
mực về quan hệ ngang thân - sơ này cũng rất khác nhau, tùy ngôn ngữ, tùy dân tộc Cách gọi một người theo tên, theo họ, theo tên riêng, tên tục, biệt hiệu
Trang 27hay gọi đầy đủ cả họ và tên cũng thể hiện mối quan hệ thân - sơ; trọng khinh
Đề tài của cuộc thoại cũng cho biết quan hệ ngang Những chuyện cá nhân riêng tư, thầm kín chỉ có thể xảy ra giữa những người có quan hệ gắn bó, thân thiết Các đặc ngữ, phương ngữ, biệt ngữ, tiếng lóng được dùng trong một cộng đồng người đa tạp, nhất là cộng đồng song ngữ, cũng nói lên quan hệ gần gũi về nghề nghiệp, địa phương hay dân tộc
Ngoài ra, những dấu hiệu cử chỉ và dấu hiệu kèm lời, nổi bật là những dấu hiệu về khoảng cách cũng góp phần thể hiện quan hệ thân hữu [12, tr 122-124]
3/ Mục đích (End, E): là chỉ kết quả đạt được theo sự mong đợi định sẵn
của hoạt động giao tiếp và ý định cá nhân của người tham dự Mục đích xuất phát từ hai phương diện: Kết quả (gồm kết quả dự đoán và kết quả không thể
dự đoán); Đích (gồm đích nói chung và đích mang tính cá nhân)
4/ Chuỗi hành vi (Acts sequence, A): “hình thức và nội dung của cuộc giao tiếp” [30, tr.355] Các yếu tố trong chuỗi hành vi: dùng từ ngữ gì, mối
quan hệ gì, lời định nói và cách biểu đạt như thế nào là thoại đề, … Các yếu tố này khác nhau trong các cuộc trò chuyện khác nhau Nguyên nhân của sự khác nhau này là do phong cách giữa chúng khác nhau, nội dung trao đổi, nói chuyện khác nhau
5/ Phương thức (Key, K) là “yếu tố chỉ ngữ điệu (tone), cách (manner), tinh thần chứa đựng trong thông tin đó như: vô tư, thoải mái “light-hearted”, nghiêm túc (serious), rõ ràng, tỉ mỉ (precise), mô phạm (pedantic), chế giễu (mocking), châm chọc, mỉa mai (sarcastic), vênh vang (pompous)…” [30,
tr.355] Để diễn đạt có thể dùng ngôn ngữ hoặc những hành động phi ngôn ngữ
để biểu thị Vì vậy, cùng một nội dung giao tiếp, nhưng sử dụng các phong cách truyền đạt khác nhau thì hàm ý truyền đạt có thể khác nhau
6/ Phương tiện (Instrucmentalities, I): là yếu tố chỉ kênh giao tiếp như: nói, viết, đọc… hoặc hình thức giao tiếp như: việc vận dụng ngôn ngữ, phương ngữ, phong cách, thói quen …
7/ Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích (Norm of interation and interpretion, N) Chuẩn tương tác thuộc về người nói (Sp1), chuẩn giải thích
Trang 28thuộc về người nghe (Sp2) Cụ thể, “người nói phải lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp phù hợp với đối tượng giao tiếp, còn người nghe phải cố gắng lí giải phát ngôn trong cùng một khung chung” [30, tr.355]
8/ Loại thể (Gernes, G): là yếu tố chỉ loại hình của ngôn ngữ như: độc thoại, hội thoại, thơ, tục ngữ, ca dao, thành ngữ… Mỗi loại thể sẽ thích hợp
với từng trường hợp giao tiếp nhất định Nói khác đi, loại thể là biến thể sử dụng của các diễn ngôn
Trên đây là tám nhân tố được D Hymes đề cập đến khi nghiên cứu về sự kiện giao tiếp Vì vậy trong một cuộc giao tiếp, việc xác định: các nhân tố xuất hiện, nhân tố nào là chính, nhân tố nào là phụ là vô cùng quan trọng Cùng với việc xác định vai trò của các nhân tố, người tham gia giao tiếp cần xác định vai giao tiếp trên cơ sở các mối quan hệ giao tiếp để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp đảm bảo cho cuộc giao tiếp đạt hiệu quả
1.1.3 Chức năng của giao tiếp
Khi nói về chức năng của giao tiếp, ta đề cập đến vai trò mà giao tiếp phải thực hiện trong cộng đồng Các chức năng cơ bản của giao tiếp bao gồm việc truyền đạt thông tin, xây dựng và duy trì mối quan hệ, cung cấp giải trí, và thể hiện bản thân
1.1.3.1 Chức năng thông tin (còn gọi là chức năng thông báo)
Chức năng thông tin là một trong những chức năng phổ biến nhất của giao tiếp và có thể thực hiện thông qua nhiều phương tiện khác nhau Trong chức năng này, giao tiếp cho phép các bên tham gia trao đổi những thông tin nhận thức, ý tưởng, được rút ra từ thực tế Những thông tin này thường mang tính trí tuệ và có thể được đánh giá theo các tiêu chuẩn logic về đúng và sai Ví
dụ về chức năng thông tin của giao tiếp có thể là các sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, bài thi của học sinh, hệ thống biển báo giao thông và đèn tín hiệu [14]
[1] Lan: Mai ơi! Tối thứ 7 đi xem phim ở Rạp Tháng tám nhé!
Mai: Bạn mua vé chưa?
Lan: Chưa Hỏi bạn có đi không rồi mới mua
Trang 29Mai: Tớ đi nhé Bạn mua giúp tớ vé luôn nhé!
Trong cuộc trò chuyện giữa Lan và Mai, Lan đã trao đổi thông tin về kế hoạch xem phim, cuộc trò chuyện này không chỉ mang lại thông tin cần thiết
mà còn giúp tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và xây dựng quan hệ giữa các bên tham gia
1.1.3.2 Chức năng tạo lập quan hệ
Thông tin không phải là một trong những chức năng duy nhất của giao tiếp, đặc biệt là trong giao tiếp bằng ngôn ngữ Một chức năng quan trọng khác của giao tiếp là việc tạo lập và duy trì mối quan hệ Đôi khi, chúng ta nói chuyện với nhau không chỉ để truyền đạt thông tin hay kiến thức, mà còn để thiết lập một mối quan hệ mới hoặc duy trì một mối quan hệ đã có từ trước Thậm chí, có những trường hợp chúng ta muốn chấm dứt một mối quan hệ và điều này có thể được thực hiện thông qua giao tiếp Thông qua chức năng tạo lập quan hệ, quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp được thể hiện rõ
ràng và phân định các mối quan hệ (quen – không quen, thân – không thân, quyền lực – thân hữu,…)
[2] Trên đường, ta gặp một em học sinh chào một bác: “Cháu chào bác Hùng ạ!”, người kia đáp lại: “Bác chào cháu!” Thông qua các lượt lời thoại này, chức năng tạo lập quan hệ đã được thực hiện Đặc biệt, cặp từ xưng hô
"cháu" – “bác Hùng” và "bác" – “cháu” thể hiện một mối quan hệ quen thuộc giữa hai người "Cháu" thường được sử dụng để chỉ người trẻ tuổi hơn, trong khi "bác" thường được sử dụng để chỉ người lớn tuổi hơn hoặc có quan hệ gia đình với người nói
Chức năng tạo lập quan hệ không chỉ đơn thuần là việc duy trì mối quan
hệ thân thiện giữa các bên tham gia giao tiếp, mà còn bao gồm cả việc phá vỡ mối quan hệ Trong trường hợp này, việc giao tiếp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoặc phá vỡ mối quan hệ giữa các cá nhân Tuy nhiên, mặc dù nhiều người có thể không nhận ra, chức năng tạo lập quan hệ của giao tiếp ngôn ngữ luôn tồn tại và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hòa hợp và ổn định trong xã hội
Trang 301.1.3.3 Chức năng tự biểu hiện
Giao tiếp là phương tiện mà con người sử dụng để tự biểu hiện bản thân Thông qua giao tiếp, chúng ta có thể truyền đạt một cách có ý thức hoặc không
có ý thức các khía cạnh của bản thân Bằng cách sử dụng ngôn từ và cử chỉ, chúng ta có thể tiết lộ về tình cảm, sở thích, xu hướng, trạng thái tâm hồn, nguồn gốc địa phương, và thậm chí là trạng thái sức khỏe của mình Mọi hành động và từ ngữ trong giao tiếp đều có thể phản ánh và thể hiện những phần của con người mà họ muốn chia sẻ hoặc ẩn giấu
[3] Với mục đích là bày tỏ tình yêu, xin cưới một cô gái, chàng trai đã không hỏi trực tiếp mà ý nhị dùng hành động và lời nói ý nhị:
- Lại đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này: Có lấy anh không? (Ca dao)
Thông qua lời tỏ tình ý nhị của chàng trai, cô gái và bạn đọc có thể nhận thấy chàng trai là người khéo léo, dễ thương và ngọt ngào trong việc thể hiện tình cảm và ý định muốn gắn kết mối quan hệ lâu dài giữa hai người
1.1.3.4 Chức năng giải trí
Nghỉ ngơi và giải trí là nhu cầu thiết yếu của con người Trong số các phương thức giải trí như xem ca nhạc, chơi cờ, đi picnic, giao tiếp trở thành lựa chọn đơn giản nhưng hiệu quả nhất Không cần phải tổ chức nhiều, không tốn kém thời gian hay tiền bạc Đôi khi, sau những giờ làm việc căng thẳng, việc tán gẫu với bạn bè, chia sẻ câu chuyện vui hoặc thơ hài có thể giúp ta thư giãn, giảm stress Giao tiếp bằng ngôn ngữ không chỉ giải trí mà còn giúp giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày Hát đối đáp nam nữ trong ca dao dân ca cũng là một cách giải trí truyền thống, giúp người lao động sau một ngày làm việc mệt mỏi tìm lại sự thư giãn và thoải mái
[4] Khi bạn và một nhóm bạn ngồi lại sau một ngày làm việc căng thẳng
và bắt đầu trò chuyện về những câu chuyện hài hước, những trải nghiệm thú vị, hoặc thậm chí là việc nhận xét vui vẻ về những tình huống hài hước trong cuộc sống hàng ngày Bằng cách sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ những câu chuyện này, bạn và nhóm bạn có thể tạo ra một không khí thoải mái, giải tỏa stress và tăng
Trang 31cường mối quan hệ xã hội Những lời nói hóm hỉnh, những câu chuyện vui vẻ sẽ tạo ra tiếng cười và làm cho tất cả mọi người cảm thấy thư giãn và hạnh phúc
1.1.3.5 Chức năng hành động
Giao tiếp không chỉ là việc truyền đạt thông điệp mà còn là cách thúc đẩy hành động của cả người nói và người nghe Theo đó, trong cuộc thoại không chỉ người nghe phản ứng và hành động, mà người nói cũng phải hành động dưới tác động của từng lời nói trong giao tiếp Sự thúc đẩy này đến từ hành động tích cực, chủ động của người nói và xuất hiện trong các tình huống giao tiếp cụ thể Theo đó, chức năng hành động của giao tiếp không chỉ thể hiện trao đổi thông tin, các nhân vật có thể trải qua sự thay đổi về nhận thức và cảm xúc Những thay đổi này, ở các mức độ khác nhau, sẽ có ảnh hưởng đến cách họ hành động sau này
[5] Hai đứa trẻ khi ở công viên Lan muốn lấy lại đồ chơi từ bạn Mai:
+ Lan: Bạn trả cho tớ đồ chơi! (→ Theo lẽ thường, Mai sẽ trả lại đồ
chơi cho Lan như đã hứa…)
+ Mai: Cho tớ mượn thêm lúc nữa! (→ Mai thực hiện hành động nài nỉ
để mượn Lan đồ chơi một lúc nữa)
+ Lan: Không! Tớ phải về rồi! (→ Lan từ chối cho mượn tiếp vì đã đến
giờ phải về)
+ Mai: Đây! Trả bạn (→ Mai trả đồ chơi cho Lan.)
Khi Lan thực hiện hành động ngôn ngữ - đòi lại đồ chơi, Mai đã thực
hiện hành động nài nỉ để mượn đồ chơi thêm một lúc nữa Tuy nhiên, do Lan phải về nhà nên đã từ chối Mai đã trả lại đồ chơi cho Lan Các hành động của nhân vật được thực hiện đồng thời và nối tiếp với nhau
Tóm lại, trong một cuộc giao tiếp, các chức năng của ngôn ngữ không xuất hiện riêng mà thường cùng xuất hiện Tuy nhiên, vai trò của các chức năng trong từng cuộc giao tiếp lại có vai trò và mức độ khác nhau Điều này, tùy thuộc vào sự chi phối của các nhân tố giao tiếp
Trang 32Tác giả F.de Sausure nhận định: “…từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa” [40] Đi sâu vào đặc trưng của từ, tác giả Solnxev V.M lại cho rằng: “a) Từ là đơn vị ngôn ngữ có tính hai mặt: âm
và nghĩa; b) Có khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong lời” [55]
Cùng bàn về vấn đề này tác giả Nguyễn Tài Cẩn cho rằng “tiếng là đơn vị cơ bản trong hệ thống ngữ văn Việt Nam Trong hệ thống đơn vị ngữ pháp, “có thể coi tiếng như một đơn vị đứng ở điểm giao nhau của hệ thống nhỏ””[dẫn theo 20] Tác
giả Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Từ vựng học tiếng Việt” đã nhận định:
“Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về hình thức và ý nghĩa” [17, tr 61]
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong công trình “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt”
đã nhận định: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến
về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống,…) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, ứng với những nghĩa nhất định, sẵn có đối với mọi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt
và nhỏ nhất để tạo câu” [19, tr.16] Định nghĩa trên đã chỉ ra đến một số đặc điểm cơ bản của từ tiếng Việt như: 1/ Thứ nhất, tính bất biến về hình thức ngữ
âm của từ tiếng Việt Các thành phần trong từ không độc lập đối lập nhau mà
quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau thành một thể gọi là từ; 2/ Thứ hai, các
thành phần cấu tạo, ngữ pháp và ý nghĩa của từ có tính đồng loạt chứ không phải có tính riêng biệt
Ví dụ: từ gà ta cũng có thành phần cấu tạo chung với các từ như: gà tây,
Trang 33gà mái, gà trống, gà tre, gà siêu đẻ, gà siêu trứng… hay từ bàn học có các thành phần cấu tạo chung với các từ bàn ăn, bàn tiệc, bàn gỗ, bàn đá, bàn inox,…
Trong phạm vi đề tài, tôi sử dụng quan niệm của tác giả Đỗ Hữu Châu
về từ để làm cơ sở tiến hành nghiên cứu đối tượng của đề tài
b Cấu tạo
Trong công trình “Các bình diện từ và từ tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu
Châu quan niệm: “Cấu tạo từ là những vận động trong lòng một ngôn ngữ” [8,
tr 26] Theo đó, từ được sản sinh phục vụ những nhu cầu mới về mặt diễn đạt bằng ngôn ngữ của con người Từ được cấu tạo bởi: yếu tố cấu tạo từ và phương thức tạo từ:
Yếu tố cấu tạo từ là “những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất –tức là những yếu tố không thể phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa – được dùng để cấu tạo các từ theo phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt” [8, tr.27]; Phương thức cấu tạo từ “là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ta các từ” [8, tr.27]
Tiếng Việt sử dụng ba hình thức tạo từ gồm: từ hóa hình vị, ghép hình vị
và láy hình vị
Từ hóa hình vị là phương thức tác động vào một vị từ, khiến cho nó mang những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến đổi hình vị đó thành một từ mới mà không thay đổi hoặc bổ sung vào hình thức ban đầu của nó
Chẳng hạn: những từ như: nhà, xe, sách, vở, trời, biển, hoa, lá,… là những từ hình thành do sự từ hóa các hình vị nhà, xe, sách, vở, trời, biển, hoa, lá,…
Ghép hình vị là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa và kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới Chẳng hạn:
phương thức ghép tác động vào các hình vị xe và đạp cho từ xe đạp; tác động vào các hình vị bàn và ghế cho từ bàn ghế;
Láy hình vị là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở để xuất hiện một hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh Chẳng hạn, phương thức láy
tác động vào hình vị xanh cho ta hình vị láy xanh làm thành từ xanh xanh
Trang 34Các kiểu từ xét theo cấu tạo gồm: từ đơn, từ ghép và từ láy
- Từ đơn “là những từ một hình vị Về mặt ngữ nghĩa chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ riêng rẽ Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ” [8, tr.39] Căn cứ vào số lượng âm tiết sẽ có (từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm) [8, tr 46] Từ đơn đơn âm như: bố, mẹ, anh,
em, sách, vở, cây, áo, xe,… Từ đơn đa âm như: ti vi, ra –đi-ô, ghi – ta,…
- Từ ghép là những từ được cấu tạo theo phương thức ghép và “được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo tách biệt, riêng
rẽ, độc lập đối với nhau” [8, tr.54] Các loại từ ghép chia theo kiểu ngữ nghĩa của từng loại gồm: 1/ Ghép phân nghĩa như: xe đạp, dưa hấu, áo dài, nón lá,
gà ta,…; 2/ Ghép hợp nghĩa như: quần áo, bàn ghế, chó mèo, cầu đường, đi đứng, ăn ngủ,…
- Từ láy “là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (…) của một hình vị hay đơn vị
có nghĩa” [8, tr.40] Ví dụ: ầm ầm, bập bênh, lơ thơ, xinh xắn, long đong,…
tố chính (một từ hoặc vài ba từ) có sẵn và thành tố phụ thay đổi theo một khuôn ngữ pháp cố định” [2, tr.8]
Như vậy, theo quan niệm trên ngữ là hiện tượng ngôn ngữ chuyển tiếp giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định, là một trong ba tổ hợp từ thuộc cụm từ - đơn vị lớn hơn từ
Trang 35b Cấu tạo
Khi xét các quan hệ giữa các bộ phận trong cụm từ, ngữ là tổ hợp từ thường có quan hệ chính phụ Tức là, trong ngữ từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính Các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ Quan hệ của ngữ khác với quan hệ của các tổ hợp từ khác cũng thuộc cụm từ như tổ hợp từ có quan hệ bình đẳng, tổ hợp từ có quan
hệ chủ vị
Ngữ có cấu tạo gồm hai thành tố là: thành tố chính và thành tố phụ
Thành tố chính là “thành tố giữ vai trò quan trọng về ngữ pháp đối với cụm từ” [8, tr 16] Các từ có thể đóng vai trò thành tố chính của ngữ như: danh từ, động từ, tính từ, số từ và đại từ Đặc điểm của các thành tố chính: 1/
cần thiết về mặt tổ chức của cụm từ; 2/ đại diện cho toàn bộ ngữ trong mối liên
hệ với các yếu tố khác ngoài ngữ; 3/ chi phối tất cả các thành tố trực tiếp phụ thuộc của mình; 4/ nội dung ý nghĩa của thành tố chính quyết định khả năng gia nhập các kiến trúc lớn hơn của toàn bộ ngữ
Thành tố phụ là thành tố giữ vai trò điều kiện cần để tồn tại ngữ Đặc điểm của thành tố phụ: 1/ Về vị trí: có thể đứng trước hoặc đứng sau thành tố chính trong ngữ; 2/ Về từ loại: có thể thuộc lớp từ có tính chất hư, cũng có thể thuộc lớp từ thực hoàn toàn; 3/ Vai trò ý nghĩa của thành tố phụ trong phần lớn ngữ là yếu tố mang trọng lượng nghĩa lớn nhất, bởi ý nghĩa của thành tố chính thông thường là đã được biết [2, tr 17-20]
1.2.2 Nghĩa của từ
1.2.2.1 Khái niệm nghĩa
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghĩa Theo A.A.Reformatskiy,
“Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan
hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn ngữ” [dẫn theo 17, tr.128]
Tác giả Đỗ Hữu Châu khi giải thích cho khái niệm nghĩa của từ đã xây
dựng tháp nghĩa hình học không gian
Trang 36[dẫn theo 8, tr.15] Theo mô hình trên: Đỉnh cao nhất của một hình tháp ngữ nghĩa là từ, một khái niệm trừu tượng, gồm hai thành phần chính là hình thức và ý nghĩa Mỗi đỉnh của đáy đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng ý nghĩa, bao gồm các yếu tố như sự vật, hiện tượng, các khái niệm từ tư duy, các yếu tố lịch
sử và xã hội của người sử dụng, các chức năng của tín hiệu học và cấu trúc của ngôn ngữ Ưu điểm của mô hình này đã tách được những thực thể đang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau và vạch ra được những quan hệ giữa chúng
1.2.2.2 Các loại nghĩa của từ
Theo các nhà nghiên cứu, nghĩa của từ là một tập hợp gồm một số nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái
- Nghĩa biểu vật là loại sự vật được từ gọi tên, biểu thị Mỗi nghĩa biểu vật của từ là một mảnh của hiện thực khách quan được phản ánh trong từ, trong ngôn ngữ Nghĩa biểu vật mang tính khái quát Nó chỉ cả chủng loại của sự vật, hiện tượng chứ không chỉ riêng một sự vật, hiện tượng nào Còn các sự vật, hiện tượng lại tồn tại trong hiện thực khách quan mang tính cụ thể, cá thể, đơn
lẻ, phong phú và đa dạng (ngoại trừ danh từ riêng tương ứng 1 sự vật cụ thể)
[6] bàn (sự vật), sách (sự vật), đi (hoạt động rời chỗ), xanh (màu sắc
xanh)…là những sự vật hiện tượng mà ta nhìn thấy, biết, cảm nhận hoặc nghĩ đến nó…
Trang 37- Nghĩa biểu niệm: Sự vật, hoạt động, tính chất phản ánh vào tư duy con người thành các khái niệm Các khái niệm ấy được ngôn ngữ hóa thành nghĩa biểu niệm của từ
Mỗi đặc tính cốt lõi của một sự vật, hiện tượng mà con người nhận thức trở thành một dấu hiệu trong nội dung của một khái niệm Mỗi dấu hiệu của khái niệm được chuyển đổi thành một yếu tố ý nghĩa trong cấu trúc biểu hiện của từ Tất cả các nội dung của khái niệm đó trở thành cấu trúc ý nghĩa của từ Cấu trúc ý nghĩa của từ chứa đựng kiến thức của con người về các đặc điểm của sự vật, hiện tượng trong thực tế mà được phản ánh qua ngôn ngữ Mỗi kiến thức chi tiết được coi là một yếu tố ý nghĩa, và việc kết hợp các yếu tố ý nghĩa này tạo thành cấu trúc biểu hiện của từ
[7] "bàn" có các nét nghĩa như: 1/ đồ dùng; 2/ có mặt phẳng; 3/ có chân;
4/ có khoảng cách nhất định tính từ mặt phẳng đó xuống mặt đất; 5/ nguyên liệu làm bằng gỗ, đá, sắt, nhựa ; 6/ dùng trong sinh hoạt cho con người Như vậy, từ “bàn” có 6 nét nghĩa Nét nghĩa 1 là nghĩa biểu vật Các nét nghĩa còn lại là nghĩa biểu niệm
- Nghĩa biểu thái (nghĩa biểu cảm): Nghĩa biểu cảm là nét nghĩa phản
ánh quan hệ của người sử dụng đối với từ Đó là tình cảm, cảm xúc của người
sử dụng đối với ngôn ngữ
[8] chết, mất, hi sinh, viên tịch, từ trần, toi, ngỏm, ngoẻo, thăng thiên,
có cùng nghĩa biểu vật + biểu niệm nhưng khác nhau về nghĩa biểu thái
1.3 Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
1.3.1 Khái niệm xưng hô
Trong bất kì một cuộc giao tiếp nào cũng không thể thiếu xưng hô và các
từ ngữ xưng hô Xưng hô là thuật ngữ dùng để chỉ việc tự gọi tên mình (xưng)
và gọi tên người khác (hô)
Tác giả Hoàng Phê trong công trình “Từ điển tiếng Việt”, xưng hô là “tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau” [39] Theo định nghĩa trên, xưng hô gồm hai vai giao tiếp: tự xưng vai giao tiếp của mình (xưng) và gọi vai người giao tiếp với mình (hô)
Trang 38Theo Đỗ Thị Kim Liên, “Từ xưng hô là những từ dùng để xưng hô giữa các nhân vật khi giao tiếp Xưng hô cũng được xem như một phạm trù, đó là phạm trù ngôi Khi nói đến xưng hô, người ta thường đề cập đến nhóm đại từ xưng hô đích thực và danh từ thân tộc chuyển hóa thành xưng hô” [33, tr 174] Theo các định nghĩa trên, xưng hô gồm hai vai giao tiếp: tự xưng vai giao tiếp của mình (xưng) và gọi vai người giao tiếp với mình (hô) Như vậy, trong giao tiếp sẽ có hai kiểu quan hệ: a) Quan hệ tương ứng giữa xưng và hô: nếu tôi xưng là X thì tôi sẽ gọi người giao tiếp tương ứng với mình là Y Đây là
kiểu quan hệ tương ứng, ví dụ: anh-em, chị-em, bố-con, chú-cháu; b) Quan hệ
không tương ứng giữa xưng và hô: Tôi xưng là X nhưng tôi lại không gọi
người giao tiếp với mình là Y mà là Z, ví dụ: chú-em, tôi-ông Tác giả Nguyễn
Văn Chiến đã gọi (a) là xưng hô tương ứng chính xác và (b ) là xưng hô tương ứng không chính xác [10]
Thực tế của các bối cảnh giao tiếp cho thấy, vấn đề xưng hô rất phức tạp
và đa dạng Chẳng hạn, một người bảo vệ của một đơn vị tuy lớn tuổi hơn
nhiều so với người lãnh đạo của đơn vị đó, nhưng lại xưng em và gọi người kia bằng “anh”, “bác”, “thủ trưởng”, Ở đây, nhân tố quyền lực đã chi phối
xưng hô; một người phụ nữ hơn chồng (hoặc người tình) hàng chục tuổi vẫn tự
xưng là em (hoặc có khi xưng tên) và gọi người đàn ông kia là anh; ngược lại,
có khi người đàn ông hơn vợ (hoặc người tình) hàng mấy chục tuổi, nhưng họ
vẫn xưng với nhau bằng anh - em (mà không phải là chú/ bác - cháu) Trong
trường hợp này, truyền thống văn hóa gia đình của người Việt là nhân tố chi phối xưng hô
1.3.2 Các kiểu xưng hô trong tiếng Việt
Một trong những nhân tố góp phần làm nên tính đa dạng về cách xưng hô trong giao tiếp của người Việt là sự phong phú về từ ngữ xưng hô của tiếng Việt Theo Nguyễn Văn Khang [30, tr.326], trong tiếng Việt có 13 kiểu xưng
hô như sau:
A Xưng hô bằng họ và tên, gồm:
Trang 39(1) xưng hô bằng tên; (2) xưng hô bằng họ; (3) xưng hô bằng tên đệm + tên; (4) xưng hô bằng họ+tên; (5) xưng hô bằng họ+tên đệm+tên
B Xưng hô bằng tất cả những từ có thể dùng để xưng hô, gồm:
(6) các đại từ nhân xưng; (7) các từ thân tộc dùng làm từ xưng hô; (8) Các
từ khác được dùng làm từ xưng hô
C Xưng hô bằng chức danh, gồm:
(9) Gọi bằng một trong các chức danh; (10) gọi bằng nhiều hoặc tất cả các chức danh
D Xưng hô bằng tên của người thân thuộc, gồm:
(11) gọi tên của người thân thuộc như tên của chồng, vợ, con (cách gọi thay vai)
E Xưng hô bằng sự kết hợp (1), (2), (3), (4), gồm:
(12) gọi bằng các kết hợp khác nhau (ví dụ: chức danh+tên; chức danh+họ tên; từ xưng hô+ tên/họ tên)
F Xưng hô bằng sự khuyết vắng từ xưng hô, gồm:
(13) không xuất hiện từ xưng hô trong giao tiếp (khuyết vắng từ xưng hô) Đáng chú ý, tác giả Nguyễn Văn Khang cho rằng: “ngay cả khi zero xưng
hô (tức là không xưng hô) thì cũng được coi là một kiểu xưng hô và có chức năng ngữ nghĩa (truyền tải thông tin) trong giao tiếp” [30, tr.326]
Cùng quan tâm đến vấn đề xưng hô, tác giả Lê Thanh Kim trong công
trình “Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt” (2002)
[28] dựa trên cơ sở các khuôn mẫu xưng hô để đối chiếu với cách xưng hô trong tiếng Việt và đưa ra mức độ sử dụng các khuôn mẫu xưng hô như sau:
- Cách xưng hô phổ biến trong giao tiếp tiếng Việt là các khuôn mẫu (1), (3), (6), (7), (8), (11)
- Cách xưng hô (9), (10) thường dùng trong giao tiếp hành chính; (10) được dùng trong giao tiếp hành chính đặc biệt mang tính trọng thể
- Cách xưng hô (13) thường dùng trong giao tiếp thân mật hoặc được sử dụng như một chiến lược giao tiếp
- Cách xưng hô (4), (5) thường dùng trong một số trường hợp giao tiếp
Trang 40như ở tòa án, điểm danh…
- Cách xưng hô (2) hầu như ít dùng, nếu dùng thì hoặc mang sắc thái đùa vui hoặc mang sắc thái trọng thị, thân mật [28, tr.44]
Trong phạm vi đề tài, tôi vận dụng lí thuyết này vào khảo sát cụ thể về xưng hô của các nhân vật trong giao tiếp trong các văn bản Đọc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1,2,3 nhìn từ góc độ giao tiếp
1.4 Văn bản Đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3
1.4.1 Môn Tiếng Việt trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
Tiếng Việt là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học Đây
là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha, [6, tr.9]
Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học có mục tiêu: “1/ Hình thành và phát triển ở
HS những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh; 2/ Bước đầu hình thành ở HS các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học” [6, tr.9-10]