Triển khai nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 2, trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, chủ điểm Niềm vui tuổi thơ có các nội dung quen thuộc với cuộc sống thường ngày ví d
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
LÊ THỊ KIM HIỂN
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI VÀ NGHE CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA CHỦ ĐIỂM NIỀM VUI TUỔI THƠ (BỘ SÁCH
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HẢI PHÒNG – 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
LÊ THỊ KIM HIỂN
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI VÀ NGHE CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA CHỦ ĐIỂM NIỀM VUI TUỔI THƠ (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp, gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, các
Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên của Trường Đại học Hải Phòng
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Thị Hồng Vân và Tiến sĩ Vũ Thị Hương Giang - Cán bộ hướng dẫn
khoa học - đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực
tiếp tư vấn, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi
các thiếu sót, tôi hy vọng nhận được sự chỉ dẫn của các thầy, cô giáo và ý kiến
góp ý của các bạn đồng nghiệp, để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10
1.1 Cơ sở lý luận 10
1.1.1 Kỹ năng nói và nghe 10
1.1.2 Kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2 19
1.2 Cơ sở thực tiễn 23
1.2.1 Nội dung chương trình dạy và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 qua chủ điểm “Niềm vui tuổi thơ” 23
1.2.2 Khảo sát thực tế kỹ năng nghe và nói của học sinh lớp 2 25
Tiểu kết chương 1 32
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI VÀ NGHE CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA CHỦ ĐIỂM NIỀM VUI TUỔI THƠ (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) 34
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 34
2.1.1 Đảm bảo đáp ứng các mục tiêu cần đạt của chương trình 34
2.1.2 Đảm bảo phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2 34
2.1.3 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh 34
2.1.4 Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường 35
2.2 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 2 qua chủ điểm Niềm vui tuổi thơ (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) 35
2.2.1 Xây dựng quy trình dạy học, rèn luyện kỹ năng nói và nghe cho các bài học trong chủ điểm Niềm vui tuổi thơ 36
Trang 62.2.2 Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy, rèn
luyện kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2 39
2.2.3 Tích hợp rèn luyện kỹ năng nói và nghe trong dạy học các kỹ năng khác của chủ điểm Niềm vui tuổi thơ 48
2.2.4 Đánh giá kĩ năng nói và nghe của học sinh theo hệ thống tiêu chí và câu hỏi phù hợp với chủ điểm Niềm vui tuổi thơ 50
Tiểu kết chương 2 55
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 57
3.1 Mục đích thực nghiệm 57
3.2 Nội dung thực nghiệm 57
3.3 Đối tượng thực nghiệm 57
3.4 Phương pháp thực nghiệm 57
3.5 Kết quả thực nghiệm 61
3.5.1 Đánh giá tổng thể hai kỹ năng nghe và nói của hai lớp thực nghiệm và đối chứng 61
3.5.2 Đánh giá kỹ năng nghe của học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng 63 3.5.3 Đánh giá kỹ năng nói của học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng 66
Tiểu kết chương 3 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC i
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1 Mục tiêu cần đạt về kỹ năng nghe và nói trong chủ điểm
“Niềm vui tuổi thơ”
23
1.2 Xếp loại kỹ năng nghe và nói của học sinh lớp 2 28 1.3 Đánh giá kỹ năng nói của học sinh lớp 2 29 1.4 Ý kiến của giáo viên về thực trạng kỹ năng nghe và nói
của học sinh lớp 2
31
3.2 Xếp loại kỹ năng nghe của học sinh hai lớp TN và ĐC 64 3.3 Đánh giá khả năng nói của học sinh hai lớp 66
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
1.1 Kết quả đánh giá hai kỹ năng nghe và nói của học sinh lớp 2 27 1.2 Biểu đồ phân bố điểm đánh giá kỹ năng nghe của học sinh
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Tiểu học là cấp học quan trọng, nhằm hình thành ở HS những năng lực nền tảng và những phẩm chất thiết yếu để học sinh học tập ở các cấp học tiếp theo Với môn Tiếng Việt, khi kết thúc cấp học tiểu học, học sinh cũng cần phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, thể hiện ở các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe Trong đó, yêu cầu về năng lực ngôn ngữ được thể hiện qua các yêu cầu cần đạt theo 4 mạch Đọc, Viết, Nói và Nghe Các mạch kỹ năng này sẽ được rèn luyện thông qua các nội dung dạy học đọc, luyện từ và câu, chính tả, tập viết, kể chuyện Với kỹ năng nói và nghe, học sinh được rèn luyện chủ yếu thông qua các nội dung tập đọc, luyện từ và câu và kể chuyện
1.2 Nói và nghe là hai kỹ năng ngôn ngữ quan trọng, cung cấp cho học sinh công cụ để giao tiếp với những người xung quanh, làm nền tảng để HS phát triển khả năng giao tiếp và các kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ Trường Tiểu học là môi trường học thuật đầu tiên của trẻ, thông qua các hoạt động học tập trên lớp, kỹ năng giao tiếp nói chung Cũng trong giai đoạn này, trẻ đã tiến tới giai đoạn kế tiếp của quá trình phát triển ngôn ngữ đó là sự hình thành
tư duy về nghĩa của từ và sắp xếp các từ theo một trật tự để tạo thành câu, đoạn văn hoàn chỉnh Nếu không có sự rèn luyện, mở rộng khả năng giao tiếp trong quá trình học tập tại trường, trong tương lai có thể sẽ là rào cản để học sinh tiếp cận với thế giới bên ngoài Tuy nhiên, do bản thân ngôn ngữ là hoạt động đòi hỏi sự tương tác nên giáo viên không chỉ giúp học sinh phát triển ngôn ngữ thông qua vốn từ vựng mà còn phải liên tục trau dồi cho học sinh khả năng tương tác bằng ngôn ngữ với những bạn bè và người xung quanh Chính vì vậy, cần có những biện pháp tăng cường hoạt động giao tiếp để giúp học sinh phát triển tốt kỹ năng nghe và nói
Trang 111.3 Triển khai nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 2, trong bộ
sách Kết nối tri thức với cuộc sống, chủ điểm Niềm vui tuổi thơ có các nội
dung quen thuộc với cuộc sống thường ngày ví dụ như đồ chơi, các trò chơi trong giờ ra chơi, các hoạt động tập thể với bạn bè, … do đó, học sinh đã có vốn từ vựng nhất định, thuận lợi cho việc rèn luyện cách phát âm và luyện đọc đúng, ngoài ra, do trẻ đã hiểu được nghĩa của các từ nên có thể rèn luyện việc ghép các từ thành cụm và câu có nghĩa, từ đó phát triển kỹ năng nghe và nói
Với những thay đổi về mục tiêu và nội dung môn Tiếng Việt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, từ vị trí, vai trò quan trọng của
kỹ năng nói và nghe đối với toàn bộ sự phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh, đòi hỏi cần có những biện pháp giáo dục mới, giúp học sinh phát triển
kỹ năng nói và nghe nhằm phát triển khả năng giao tiếp giữa học sinh với những người xung quanh Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên
cứu: “Rèn luyện kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 2 qua chủ điểm
Niềm vui tuổi thơ (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)”
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu về kỹ năng nghe và nói
Kỹ năng nói và nghe là kỹ năng có tính nền tảng để phát triển khả năng giao tiếp sau này ở trẻ, chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài được thực hiện nhằm cung cấp các biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nói và nghe ở học sinh ở các cấp học
Nghiên cứu của Andriani và cộng sự (2020) với tiêu đề “Các yếu tố gây khó khăn trong phát triển kỹ năng nói” công bố trên tạp chí J-Shelves of Indragiri (JSI), đã chỉ ra 4 yếu tố chính gây ảnh hưởng tới khả năng nói của học sinh, các yếu tố này lần lượt là: (1) vốn từ vựng của học sinh có giới hạn, không đủ để nắm bắt và giải thích ý tưởng của bản thân trước các bạn cùng lớp và trước giáo viên, (2) khó khăn trong việc đọc đúng, (3) chưa biết sắp
Trang 12xếp từ để tạo thành câu, hoặc xếp các câu để tạo thành một đoạn văn rõ ý, và (4) ngần ngại rèn luyện kỹ năng nói của mình do sợ mắc lỗi Các yếu tố này khiến các học sinh cảm thấy không tự tin, ngại giao tiếp, từ đó hạn chế khả năng nói của bản thân [19]
Năm 2021, trên cơ sở nghiên cứu của Andriani và cộng sự (2020), hai tác giả Kehing và Yunus (2021) đã công bố nghiên cứu “Đánh giá có hệ thống về biện pháp học ngôn ngữ cho kỹ năng nói trong môi trường học tập mới” trên tạp chí European Journal of Educational Research Bằng tổng hợp
347 nghiên cứu trước đó, hai tác giả đã đề xuất một số biện pháp học tập kỹ năng giao tiếp cho học sinh Theo đó, giáo viên cần thay đổi biện pháp giảng dạy để tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, và tạo môi trường học tập phù hợp để thúc đẩy người học có thái độ tích cực hơn trong việc rèn luyện, nhờ vậy cải thiện hiệu quả học tập [23]
Nhằm xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, năm
2023, tác giả Miranda và Wahyudin đã công bố nghiên cứu “Biện pháp của giáo viên trong việc cải thiện kỹ năng nói của học sinh” trên tạp chí Journal of English Language Teaching and Learning Trên đối tượng sinh viên sư phạm trước khi đứng lớp và các giáo viên chưa có kinh nghiệm dạy kỹ năng nói, các tác giả đã đưa ra một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh: (1) mở rộng vốn từ của bản thân, (2) rèn luyện cách phát âm đúng, không bị mắc các tật về phát âm (3) cách đọc câu, truyền đạt ý tưởng phải trôi chảy, không bị vấp trong quá trình giảng, (4) cần phát triển các hoạt động học tập giúp học sinh có cơ hội trao đổi với nhau nhiều hơn trong tiết học, (5) cần tìm hiểu, trang bị cho bản thân các kiến thức về công nghệ, tìm kiếm các ứng dụng thực hành phát âm hiệu quả [26]
Nghiên cứu “Biện pháp dạy kỹ năng nói” trên tạp chí Journal of English Language Learning (JELL) năm 2022, Aip lại nhấn mạnh hơn tới yếu
tố giao tiếp giữa sinh viên với sinh viên và giữa sinh viên với giáo viên trong
Trang 13quá trình dạy kỹ năng nói, kết hợp với các biện pháp giảng dạy hỗ trợ lấy sinh viên là trung tâm, từ đó khuyến khích sinh viên năng động và tăng cường giao tiếp [18]
Hai tác giả Sanaa và Sara (2020) đã công bố nghiên cứu “Biện pháp giảng dạy để nâng cao kỹ năng nói EFL trong môi trường học tập giao tiếp”
về các biện pháp giảng dạy kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ ở môi trường giáo dục Theo đó, giáo viên cần có những biện pháp giảng dạy phù hợp và có thái độ tích cực để tạo động lực cho học sinh [27]
Trong nước, nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nghe, nói cho học sinh của các câu lạc bộ tiếng Anh ở các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình” được đăng trên Tạp chí giáo dục năm 2020 về phát triển một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghe nói trên đối tượng học sinh tiểu học, tác giả Hà Thu Nguyệt đã chỉ ra học sinh ở lứa tuổi từ 6-9 thường khó tập trung và không hứng thú nếu chỉ nghe giảng theo các biện pháp dạy ngôn ngữ truyền thống
Do đó tác giả đã đưa ra một số biện pháp tăng cường hoạt động trao đổi, giao tiếp giữa các học sinh với nhau ví dụ như trò chơi ngôn ngữ, tập hát, và thuyết trình [9]
Ngoài các nghiên cứu trên đối tượng học sinh, ở đối tượng sinh viên sư phạm, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Luận với tiêu đề “Một số lưu ý trong rèn luyện kĩ năng giao tiếp của giáo viên mầm non” đăng trên Tạp chí giáo dục cũng chỉ ra việc rèn luyện kỹ năng nói và nghe đóng vai trò quan trọng vì các sinh viên này sẽ trở thành những người hướng dẫn cho các học sinh sau này
Do đó, tác giả cho rằng việc rèn luyện kỹ năng nói và nghe không chỉ dừng lại
ở việc trau dồi từ vựng, khả năng trình bày qua lời nói, mà còn cần lưu ý cả các yếu tố phi ngôn ngữ như nhịp điệu, vẻ mặt, tác phong, và những yếu tố này chỉ có thể rèn luyện thông qua các hoạt động giao tiếp thực tế [6]
Trang 142.2 Nghiên cứu về dạy kỹ năng nghe và nói ở tiểu học
Cấp tiểu học là cấp học quan trọng, đặt nền móng cho toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông, nên việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng nói và nghe được rất nhiều giáo viên, chuyên gia thực hiện Nghiên cứu “Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt” trên Tạp chí giáo dục của tác giả Trần Thị Hiền Lương (2015) đã xây dựng ba nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng nói và nghe cho học sinh tiểu học gồm: Rèn kỹ năng phát âm, Rèn kỹ năng hội thoại, Rèn kỹ năng độc thoại [7]
Năm 2022, tác giả Hà Thu Thủy và cộng sự đã đúc kết một số phương pháp phát triển kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 2 Cụ thể, từ thực tiễn giảng dạy, tác giả đã đưa ra bảy phương pháp chính như sau: Đàm thoại theo tranh/ảnh, Rèn nghe-nói theo mẫu, Sử dụng trò chơi học tập, Dạy học theo nhóm, Đóng vai, Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại, Trải nghiệm và thực nghiệm [13]
Năm 2017, trên cổng thông tin trường Tiểu học Tượng Lĩnh, tác giả Nguyễn Thị Tuyết đã đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe-nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình dạy học VNEN” Theo đó, tác giả đã đưa
ra những biện pháp giảng dạy với phương châm cho học sinh tự mình xử lý các vấn đề và hoạt động động lập hoặc theo nhóm [17]
Cũng dựa trên các phương pháp giảng dạy VNEN, trên cổng thông tin của trường Tiểu học Quang Chiểu 1, tác giả Vũ Thị Tiến tiếp cận vấn đề theo cách phát triển tinh thần tự học cho từng học sinh, thông qua các biện pháp như xây dựng bài tập, hướng dẫn học sinh, và khơi gợi sự hứng thú, tò mò của học sinh [14]
Trên quan điểm tập trung vào giao tiếp, tác giả Nguyễn Văn Bản và cộng sự (2019) đã tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy kỹ năng nghe và nói cho học sinh lớp 2 ở 5 trường Tiểu học thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh
Trang 15Đồng Tháp Kết quả cho thấy, có khoảng 43.5% học sinh được khảo sát vẫn rụt rè, e ngại, không tự tin khi giao tiếp Chính vì vậy, tác giả đã đề xuất ba biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 2 qua giao tiếp Theo đó, các biện pháp cụ thể gồm: Vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết tích cực của HS vào giải quyết các bài tập dạy nghi thức lời nói, Sử dụng hình thức thảo luận nhóm để phát triển kĩ năng nghe - nói trong dạy học Tập làm văn, Tổ chức cho HS đóng vai để phát triển kĩ năng nghe - nói trong giờ học Tập làm văn [1]
Trên đối tượng học sinh lớp 1, sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp rèn
kỹ năng luyện nói cho học sinh lớp 1 qua phân môn Học vần ở trường tiểu học” của các giáo viên trường Tiểu học Mai Động đã đề xuất 4 nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy kỹ năng nói cho học sinh lớp 1, cụ thể: Giúp học sinh phát triển lời nói, Rèn kỹ năng nói cho học sinh qua phần Luyện nói, Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong luyện nói, Nắm chắc các hoạt động giảng dạy trong tiết Luyện nói [15]
Nhận xét chung: Mặc dù trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm nhằm đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng nói và nghe cho học sinh, nhưng đa phần các biện pháp này đều dựa trên thực tế dạy học để xây dựng các biện pháp hoặc chỉ tập trung vào một vài khía cạnh nhỏ,
ví dụ như khả năng giao tiếp, tinh thần tự học, sử dụng công nghệ trong dạy học, … mà chưa có sự phối hợp các biện pháp thành một tổng thể, một quy trình giảng dạy rõ ràng cho đối tượng HS trên một lớp cụ thể, để tạo hiệu quả tối ưu Đồng thời, một số nghiên cứu, sáng kiến chỉ mang tính đề xuất mà chưa có các dữ liệu thực nghiệm minh chứng cho tính hiệu quả
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu của nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nói và
nghe cho học sinh lớp 2 qua dạy học chủ điểm Niềm vui tuổi thơ (Bộ sách Kết
Trang 16nối tri thức với cuộc sống), góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học nói và nghe cho HS lớp 2
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể gồm:
- Tìm kiếm, tổng hợp, phân tích, chọn lọc và sắp xếp các tài liệu có liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng nói và nghe ở học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Khảo sát thực trạng kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2 trước và sau các giờ học trong chủ điểm Niềm vui tuổi thơ, từ đó rút ra các kết luận về tình hình thực tế
- Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp
2 qua chủ điểm Niềm vui tuổi thơ
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp
đã đề ra
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp dạy học, rèn luyện kỹ năng nghe và nói cho học sinh lớp 2 qua chủ điểm Niềm vui tuổi thơ
Trang 175 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề rèn luyện kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 2 Từ các thông tin thu thập được, tác giả đã phân tích, sắp xếp các kiến thức này thành một hệ thống các luận điểm, từ đó làm nền tảng lý luận cho các biện pháp được đề xuất
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng tri giác của người nghiên cứu nhằm theo dõi các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Cụ thể trong nghiên cứu này, tác giả đã quan sát các hoạt động, thái độ của học sinh trong giờ học Tiếng Việt, từ đó đưa ra các kết luận về thực trạng kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Là một hình thức phỏng vấn nhưng dưới dạng viết và được thực hiện trên nhiều đối tượng một lúc thông qua các câu hỏi có sẵn Trong nghiên cứu này, dựa trên đặc thù của học sinh lớp 2, tác giả đã sử dụng các câu hỏi đóng, với các đáp ăn đã có sẵn để học sinh có thể dễ dàng trả lời Thông qua kết quả khảo sát, tác giả có những số liệu phản ánh thực trạng kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2
- Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp đưa ra một chuỗi các câu hỏi để người được phỏng vấn trả lời Cụ thể ở đây, tác giả đã tiến hành phòng vấn một số giáo viên bộ môn để đánh giá thực trạng rèn luyện kỹ năng nghe và nói của học sinh lớp 2 theo quan điểm của thầy cô giáo
- Phương pháp thực nghiệm: Tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh lớp 2, từ đó tiến hành so sánh và đưa ra kết luận về sự tác động, ảnh hưởng của các biện pháp được đề ra đối với kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2
Trang 18- Phương pháp toán học: Sau khi đã thu thập các số liệu về thực trạng
kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2 thông qua khảo sát, tác giả tiến hành phân tích các số liệu thu được thông qua các phép tính, thuật toán, từ đó có sự
so sánh, đối chiếu giữa các đối tượng được nghiên cứu
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm các phần chính như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Chương 2: Biện pháp rèn luyện kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp
2 qua chủ điểm Niềm vui tuổi thơ (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 19CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Kỹ năng nói và nghe
1.1.1.1 Khái niệm hoạt động giao tiếp và các phương tiện giao tiếp
Giao tiếp là một phạm trù rộng và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Ở góc độ triết học, Bueva L.P cho rằng, giao tiếp là điều kiện cần cho sự tồn tại của con người, trong hoạt động giao tiếp, thông tin được truyền đạt ở một trình độ phát triển nhất định của cuộc sống Cũng đồng thời, thông qua giao tiếp mà mỗi cá nhân học được các hình thức hành vi Ở một góc độ khác, các nhà xã hội học lại đề cập đến “giao tiếp” như một sư tiếp xúc quan
hệ giữa người với người, hiện thực hóa quan hệ xã hội và đại diện cho vị trí của một người hoặc một nhóm người trong xã hội Ở góc nhìn trực tiếp học, dưới con mắt của các nhà ngôn ngữ, giao tiếp là hoạt động đặc trưng của con người, trong đó sử dụng kết hợp cả phương tiện ngôn ngữ, cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ để truyền đạt thông tin Một cách tổng hợp, trong luận văn này, tác giả cho rằng, phạm trù “hoạt động giao tiếp” có thể được hiểu theo ba khía canh Thứ nhất, đây là một hoạt động đặc trưng của con người, chính vì vậy, nó có mục đích, nội dung và các phương tiện kèm theo Thứ hai, đây là hoạt động trao đổi thông tin, từ đó, mỗi cá thể tham gia giao tiếp đều chiếm lĩnh được nội dung của toàn bộ quá trình hoạt động Hoạt động giao tiếp vừa thể hiện đặc điểm cá nhân của một người, nhưng cũng có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó, phạm trù này vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội [8]
Từ các khía cạnh kể trên, có thể rút ra một số chức năng cơ bản của hoạt động giao tiếp như sau Chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của giao tiếp là chức năng thông tin Như đã nói ở trên, hoạt động giao tiếp được thực hiện nhằm truyền đạt thông tin giữa các cá nhân tham gia, mỗi bên trong giao tiếp vừa là nguồn phát thông tin và cũng đồng thời là nơi tiếp nhận thông tin,
Trang 20từ đó có những hiểu biết về thế giới xung quanh Chức năng thứ hai của giao tiếp là chức năng cảm xúc Bên cạnh các thông tin trực tiếp, những người tham gia còn bộc lộ cảm xúc cá nhân, tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa người với người, từ đó hình thành tình cảm của con người Từ các thông tin và cảm xúc này, chức năng thứ ba của giao tiếp được rút ra, đó là nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau Trong quá trình giao tiếp, các chủ thể giao tiếp bộc lộ tư tưởng, thái độ, cảm xúc, trải nghiệm, thói quen, … của mình và cũng đồng thời đánh giá các chủ thể giao tiếp khác, từ đó củng cố tình cảm và mối quan hệ giữa những người tham gia Từ việc nhận thức được
vị trí của bản thân và đặc điểm của các đối tượng tham gia giao tiếp khác, mỗi chủ thể tự điều chỉnh hành vi của bản thân cũng như tác động đến động cơ, mục dích và quá trình quyêt định, hành động của người khác [8]
1.1.1.2 Khái niệm ngôn ngữ
Như đã đề cập ở trên, các phương tiện giao tiếp được chia thành ba nhóm chính, bao gồm Ngôn ngữ, Ngoại ngôn ngữ và Cận ngôn ngữ Trong
đó, ngôn ngữ là phương thức chủ đạo và đóng vai trò chính trong hoạt động giao tiếp Theo Ferdinand de Saussure, ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị,
có thể là tiếng (tiếng nói) và những quy tắc kết hợp các đơn vị này để tạo thành lời nói trong giao tiếp Có thể thấy trong khái niệm này, tiếng nói và ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau Thực tế, không một tiếng nói nào tồn tại và phát triển bên ngoài quá trình ngôn ngữ và ngược lại, hoạt động ngôn ngữ không thể thực hiện được nếu không được xây dựng dựa trên một nền tảng tiếng nói chung [11] Tuy nhiên, tiếng nói này không giới hạn ở hoạt động tạo ra âm thanh của con người mà nó còn được thể hiện thông qua hệ thống ký tự Ví dụ như trong giao tiếp tiếng Việt, hai chủ thể giao tiếp sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để giao tiếp nhưng nó không đơn thuần là dùng tiếng Việt dưới dạng lời nói mà có thể dùng tiếng Việt dưới dạng chữ cái để trao đổi thông tin, thực hiện hoạt động giao tiếp Chính vì
Trang 21vậy, tác giả Nguyễn Văn Lũy cho rằng, hai hình thức cơ bản của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp bên ngoài là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Trong đó, ngôn ngữ nói là hình thức mà thông tin được thể hiện dưới dạng âm thanh và tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác, hay nói cách khác, ở hình thức giao tiếp dùng ngôn ngữ nói, hai hoạt động chính của chủ thể giao tiếp là nghe và nói Thứ hai là ngôn ngữ viết, không giống như hình thức trước đó, hình thức giao tiếp này được thực hiện thông qua các kí hiệu chữ viết và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác Từ hai hình thức ngôn ngữ này, có thể thấy nổi bật lên hai cặp hoạt động: Nói - nghe, và Đọc - viết [8] Trong luận văn này, tác giả sẽ đi sâu hơn vào cặp hoạt động thứ nhất, Nói –-nghe
1.1.1.3 Kỹ năng nghe và nói
Kỹ năng là một phạm trù phổ biến và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý, giáo dục, kinh tế, … Do đó, có nhiều quan điểm về khái niệm kỹ năng Trong Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, kỹ năng được xem là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” Với khái niệm này, tác giả đã nhấn mạnh vào hai yếu tố chính của kỹ năng là “kiến thức” và “khả năng vận dụng”, trong đó, kiến thức được xem là nền tảng cơ bản và con người muốn có kỹ năng phải vận dụng kiến thức vào thực tế [10] Ở một góc nhìn khác, tác giả Green, trong bài viết “Kỹ năng là gì?” (What Is Skill?) đã xây dựng khái niệm về kỹ năng dưới góc nhìn kinh tế học Ông cho rằng phạm trù “Kỹ năng” được xây dựng dựa trên 3 khía cạnh đó là: Năng suất, cơ thể mở rộng, và do xã hội quyết định Với mô hình này, “kỹ năng” được xem xét dưới góc nhìn về khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn Nếu không được xã hội quyết định thì
kỹ năng dù được hình thành cũng không có tác dụng Chính vì vậy, Green đã xem trọng vấn đề về hiệu quả áp dụng kiến thức hơn là phân tích các yếu tố tạo ra kỹ năng [21] Đối với lĩnh vực giáo dục, Firdevs đã thu hẹp khái niệm
về kỹ năng Trong cuốn sách “Giáo dục kỹ năng: Từ lý thuyết tới thực tiễn”
Trang 22(“The Skill Approach in Education: From Theory to Practice”), ông cho rằng
kỹ năng không đơn thuần là hoạt động ứng dụng kiến thức vào thực tế, mà nó phải là một hành vi quan sát được, có tính chuyên nghiệp hoặc có độ thành thạo cao nhằm cải thiện hành vi của người học Như vậy, cũng giống như Green, trong lĩnh vực giáo dục, kỹ năng không đơn giản là một hoạt động sử dụng kiến thức nữa mà hoạt động đó phải có độ thành thạo, tính hiệu quả nhất
định [20] Như vậy, trong phạm vi luận văn này, “kỹ năng” được hiểu là một
hoạt động sử dụng thành thạo kiến thức đã học vào thực tế, vào đem lại những hiệu quả nào đó cho chủ thể của hoạt động và cho xã hội
Kỹ năng nghe và nói là sự hợp thành của hai hoạt động là nghe và nói Với hoạt động nghe, đây không đơn thuần là một hành vi sinh lý, tức là ghi nhận âm thanh thông qua tai, mà trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động nghe thể hiện hành vi tiếp nhận và hiểu thông tin, chỉ dẫn thông qua thính giác, từ các thông tin thu được, người nghe có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý với thông tin đó Không dừng lại ở việc tiếp nhận các thông tin, tác giả Đỗ Mạnh Cường cho rằng, việc tiếp nhận thông tin chỉ là một hình thức của kỹ năng nghe là nghe hiểu, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hình thức nghe khác, bao gồm: nghe phân biệt, nghe thưởng thức, nghe thấu cảm, nghe phê phán Đây cũng đồng thời là các hình thức phản hồi lại thông tin được đưa ra trong cuộc hội thoại, ví dụ như trong nghe thấu cảm, thông qua các thông tin và cử chỉ của người nói, người nghe có thể nắm bắt được trạng thái tình cảm, tâm lý của người đang đối thoại, từ đó thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ của bản thân, hoặc với hình thức nghe phê phán, người nghe sau khi tiếp nhận thông tin sẽ nhận định giá trị của thông điệp đó từ đó đưa ra các nhận xét của riêng mình [3,22]
Kỹ năng nói dưới góc nhìn sinh lý là một hoạt động tạo ra âm thanh từ miệng của con người; tuy nhiên, khi xem xét dưới góc nhìn hẹp hơn, kỹ năng nói trong giáo dục xem đây là một hoạt động của con người nhằm tạo ra
Trang 23những âm thanh có chủ đích, truyền đạt một nội dung đã được não chuẩn bị Mức độ thành thục kỹ năng nói được thể hiện qua hai khía cạnh là nói lưu loát
và nói chính xác Trong đó, nói lưu loát là khả năng trình bày vấn đề liền mạch, không gián đoạn, đồng thời, các nội dung trong bài nói liên kết với nhau thành một thể thống nhất, có logic rõ ràng Tính chính xác thể hiện ở việc sử dụng phù hợp các cấu trúc ngữ pháp, từ vựng và các yếu tố phi ngôn ngữ trong quá trình nói nhằm truyền tải được đầy đủ nhất các thông tin trong quá trình giao tiếp Cũng từ hai đặc điểm này, có thể thấy kỹ năng nói không chỉ truyền đạt thông tin một cách trực tiếp qua ngôn ngữ, mà nó còn được thể hiện qua các yếu tố phi ngôn ngữ nhằm cung cấp thêm các thông tin về tâm
lý, trạng thái cảm xúc của người nói trong quá trình giao tiếp Như vậy, hai kỹ năng nghe và nói là hai phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình giao tiếp bằng lời nói Kỹ năng nghe giúp con người tiếp nhận thông tin
từ cuộc đàm thoại thông qua thính giác, từ đó hiểu được quan điểm của người nói, trong khi đó, kỹ năng nói có vai trò ngược lại, tạo ra âm thanh để truyền đạt thông tin cho những người nghe [22,25]
Trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, thông tin được người nói truyền đạt cho người nghe có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau Tác giả Phạm Văn Tuân cho rằng, hoạt động nói và nghe là hai phạm trù của hoạt động giao tiếp bằng lời nói, trong đó, người nói truyền đạt các thông tin của mình thông qua các hình thức: ngôn từ, âm điệu, tốc độ nói, phong cách nói
và cách truyền đạt Trong đó, các trong hoạt động giao tiếp thông thường, các thông tin sẽ được bao hàm trong ngôn ngữ, nhưng trong nhiều trường hợp, người nói có thể bổ sung các thông tin ngoài lề hoặc thu hút sự chú ý của người nghe thông qua các cử chỉ phi ngôn ngữ như ánh mắt, nét mặt, nụ cười,
… [16]
Ngoài vai trò trong hoạt động giao tiếp, kỹ năng nói và nghe có mối quan hệ mật thiết với các kỹ năng ngôn khác Trong mối quan hệ với hai kỹ
Trang 24năng ngôn ngữ còn lại là đọc và viết, kỹ năng đọc được xem là nền tảng để con người tiếp thu tri thức, mở rộng vốn từ vựng, củng cố ngữ pháp thông qua việc nhận diện và phân tích các ký tự, văn bản Bên cạnh đó, thông qua nền tảng vốn từ vựng có được từ kỹ năng đọc, kỹ năng nghe cho phép con người tiếp nhận và hiểu thông tin tốt được truyền đạt bằng âm thanh, đồng thời, cũng trong quá trình nghe, tiếp nhận, vốn từ vựng một lần nữa được mở rộng, làm phong phú thêm cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp Các kiến thức, từ vựng này được củng cố thông qua các hoạt động sử dụng âm thanh và ký tự
để trình bày kiến thức, quan điểm của bản thân Từ đó, có thể thấy các kỹ năng ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhau, kỹ năng này làm nền tảng cho kỹ năng khác và được củng cố thông qua quá trình giao tiếp, vận dụng Trong đó, kỹ năng đọc và nghe được xem là cốt lõi để tiếp thu kiến thức, mở rộng vốn từ vựng, kỹ năng nghe vừa đóng vai trò vận dụng từ vựng sẵn có để phân tích thông tin trong đối thoại, vừa mở rộng vốn từ vựng thông qua việc tiếp nhận các thông tin mới Các kỹ năng viết và nói được xem là các công cụ vận dụng vốn từ vựng, kiến thức, ngữ pháp trong giao tiếp dưới hình thức lời nói và ký tự, đóng vai trò củng cố và làm sâu sắc thêm từ vựng của người dùng [28]
Trong khuôn khổ luận văn này, kỹ năng nói và nghe là hai kỹ năng ngôn ngữ có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, cái này làm nền tảng để cái kia phát
triển Trong đó, kỹ năng nói là hoạt động tạo âm thanh có chủ đích nhằm
truyền đạt một nội dung rõ ràng, được não chuẩn bị, còn kỹ năng nghe cho phép tiếp nhận và phân tích thông tin thông qua thính giác Các thông tin này
được truyền đạt không chỉ qua các kênh ngôn ngữ (ngôn từ, âm điệu, tốc độ nói, phong cách nói và cách truyền đạt) mà còn thông qua các kênh phi ngôn ngữ (ánh mắt, nét mặt, nụ cười, …)
1.1.1.4 Dạy học kỹ năng nói và nghe cho học sinh
Kỹ năng nghe và nói là các kỹ năng giao tiếp quan trọng, đóng vai trò truyền đạt và tiếp thu thông tin, từ đó tạo ra cuộc đối thoại giữa người và
Trang 25người Nghe, như đã nói ở trên, là một quá trình tiếp thu thông tin thông qua hoạt động thính giác, nó là một quá trình phức tạp và cần được rèn luyện trong thời gian dài để có thể tiếp thu thông tin trong cuộc đối thoại nhanh và hiệu quả Mục đích của việc dạy kỹ năng nghe cho học sinh giúp người học thể sử dụng kỹ năng này để tiếp thu các thông tin trong đời sống thực, ví dụ như xem tivi, nghe thông báo trên loa, nghe thầy cô giảng bài, tham gia vào cuộc trò chuyện qua điện thoại hoặc cùng những người khác, …Nghe là một quá trình gồm sáu giai đoạn, gồm nghe, chú ý, hiểu, ghi nhớ, đánh giá, và trả lời Các giai đoạn này xảy ra theo trình tự cố định và với tốc độ xử lý tùy thuộc vào mức độ thành thạo kỹ năng nghe cũng như nhận thức của người nghe [29]
Kỹ năng giao tiếp thứ hai là nói Đây được xem là một trong những kỹ năng khó nhất mà những người học ngôn ngữ phải đối mặt Có rất nhiều tình huống trong đời sống mà con người cần nói chuyện như nói với người đối mặt, giao tiếp qua điện thoại, trả lời câu hỏi, hỏi đường, …Con người dành phần lớn thời gian trong ngày để tương tác với mọi người và trong quá trình tương tác này, nói là công cụ để chia sẻ thông tin của người nói tới những người xung quanh Liên quan đến các hoạt động để phát triển kỹ năng nói, biện pháp hữu hiệu nhất để rèn luyện kỹ năng này là thực hành trực tiếp qua các cuộc thảo luận, phát biểu trong giờ, đóng vai, …
Khi dạy học kĩ năng nói và nghe cần lưu ý: nói và nghe không chỉ được dạy học như hai hoạt động độc lập mà còn cần chú ý đến các hoạt động nói và nghe tương tác Với phạm vi lớp học tiểu học, thảo luận giữa các học sinh và giữa giáo viên với học sinh là biện pháp hiệu quả và thường được dùng để trau dồi kỹ năng nói và nghe tương tác của học sinh Thông qua một chủ đề được cho trước, học sinh và giáo viên sẽ cùng tham gia đưa ra quan điểm của mình về chủ đề đó, từ đó rèn luyện thói quen tư duy và trình bày ý tưởng của bản thân [29]
Trang 26Dạy kỹ năng nói và nghe cho học sinh không chỉ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngôn ngữ của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, mà còn trang bị cho học sinh những kỹ năng giao tiếp cơ bản Để dạy hai kỹ năng này, mỗi giáo viên
sẽ phát triển những biện pháp khác nhau, tùy vào kinh nghiệm và thực tế lớp học Tuy nhiên, cần lưu ý, đây là các kỹ năng liên quan đến giao tiếp, nên điểm chung của các biện pháp là tăng cường hoạt động rèn luyện thực hành các kỹ năng này trong giờ học, thúc đẩy học sinh tự thể hiện bản thân
Ở cấp tiểu học, do đây là cấp học đặt nền móng cho toàn bộ chương trình giáo dục sau này, nên việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng nói và nghe luôn đóng vai trò quan trọng Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm phân tích các khía cạnh lý thuyết của dạy học nghe và nói cho học sinh, từ đó đưa ra cơ sở phát triển các phương pháp giáo dục nhằm rèn luyện kỹ năng nghe và nói cho học sinh Ví dụ nghiên cứu của Andriani và cộng sự (2020) , tác giả đã thiết kế nghiên cứu mô tả định tính trên 157 học sinh lớp 11, và chỉ ra 4 yếu tố chính gây ảnh hưởng tới khả năng nói của học sinh, các yếu tố này lần lượt là: (1) vốn từ vựng của học sinh có giới hạn, không đủ để nắm bắt và giải thích ý tưởng của bản thân trước các bạn cùng lớp và trước giáo viên, (2) khó khăn trong việc đọc đúng, (3) chưa biết sắp xếp từ để tạo thành câu, hoặc xếp các câu để tạo thành một đoạn văn rõ ý, và (4) ngần ngại rèn luyện kỹ năng nói của mình do sợ mắc lỗi Tỷ lệ học sinh bị các yếu tố này chi phối đều ở mức 50% cho thấy, đây đều là các yếu tố có tính cốt lõi và định hướng để phát triển các biện pháp dạy học sau này [19] Hai tác giả Kehing và Yunus (2021)
đã tổng hợp 347 nghiên cứu trước đó, hai tác giả đã đề xuất một số nhóm biện pháp học tập kỹ năng giao tiếp cho học sinh Trong đó, nhóm biện pháp thường được sử dụng nhất là nhóm biện pháp Meta-cognitive (31%), kết tiếp
đó là nhóm Cognitive (22%), nhóm biện pháp tác động vào trí nhớ của học sinh ít được sử dụng nhất (7%) Từ khảo sát này, tác giả cho rằng, hướng tiếp
Trang 27cận hiệu quả nhất là giúp người học từ giám sát quá trình học tập, tự lập kế hoạch, tổ chức và đặt ra mục tiêu học tập Định hướng này giúp học sinh phát triển khả năng tự học, hình thành tính độc lập trong học tập [23]
Ở một hướng tiếp cận gián tiếp, tác giả Miranda và Wahyudin đã đã đưa ra một số biện pháp rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh: (1) mở rộng vốn
từ của bản thân, (2) rèn luyện cách phát âm đúng, không bị mắc các tật về phát âm (3) cách đọc câu, truyền đạt ý tưởng phải trôi chảy, không bị vấp trong quá trình giảng, (4) cần phát triển các hoạt động học tập giúp học sinh
có cơ hội trao đổi với nhau nhiều hơn trong tiết học, (5) cần tìm hiểu, trang bị cho bản thân các kiến thức về công nghệ, tìm kiếm các ứng dụng thực hành phát âm hiệu quả [24] Tuy nhiên, có thể thấy các biện pháp này chủ yếu liên quan đến việc trau dồi và rèn luyện chuyên môn cho giáo viên, từ đó gián tiếp phát triển kỹ năng nghe và nói cho học sinh Ở hướng tiếp cận trực tiếp, nghiên cứu của Aip lại nhấn mạnh hơn tới yếu tố giao tiếp giữa sinh viên với sinh viên và giữa sinh viên với giáo viên trong quá trình dạy kỹ năng nói, kết hợp với các biện pháp giảng dạy hỗ trợ lấy sinh viên là trung tâm, từ đó khuyến khích sinh viên năng động và tăng cường giao tiếp [16] Ngoài ra, nghiên cứu của hai tác giả Sanaa và Sara (2020) cũng cho rằng, giáo viên thường quá tập trung vào kỹ năng đọc của học sinh thông qua việc giao bài tập, đọc sách mà thiếu đi các hướng phát triển kỹ năng nghe và nói cho học sinh Điều này dẫn đến việc thiếu động lực và tự tin khi giao tiếp của học sinh Chính vì vậy, trong thời gian trên lớp, giáo viên cần tích cực giao tiếp với học sinh để giúp các em có cơ hội để thực hành, vận dụng những kiến thức của bản thân trong giờ học [25]
Trong nước cũng có những nghiên cứu về phát triển kỹ năng nghe và nói cho học sinh Vi dụ nghiên cứu của Hà Thu Thủy và cộng sự trên Tạp chí Khoa học đã để ra một số phương pháp phát triển kỹ năng nghe và nói cho học sinh tiểu học như Đàm thoại theo tranh, Rèn nghe và nói theo mẫu, Sử
Trang 28dụng trò chơi học tập, Dạy học theo nhóm, Đóng vai, Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại, Trải nghiệm và thực nghiệm [13] Cũng trên đối tượng học sinh tiểu học, nghiên cứu của tác giả Hà Thu Nguyệt đã chỉ ra học sinh ở lứa tuổi từ 6-9 thường khó tập trung và không hứng thú nếu chỉ nghe giảng theo các biện pháp dạy ngôn ngữ truyền thống
Do đó tác giả đã đưa ra một số biện pháp tăng cường hoạt động trao đổi, giao tiếp giữa các học sinh với nhau ví dụ như trò chơi ngôn ngữ, tập hát, và thuyết trình [7] Ngoài các nghiên cứu trên đối tượng học sinh, ở đối tượng sinh viên
sư phạm, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Luận với tiêu đề “Một số lưu ý trong rèn luyện kĩ năng giao tiếp của giáo viên mầm non” đăng trên Tạp chí giáo dục cũng chỉ ra việc rèn luyện kỹ năng nói và nghe đóng vai trò quan trọng vì các sinh viên này sẽ trở thành những người hướng dẫn cho các học sinh sau này Do đó, tác giả cho rằng việc rèn luyện kỹ năng nói và nghe không chỉ dừng lại ở việc trau dồi từ vựng, khả năng trình bày qua lời nói, mà còn cần lưu ý cả các yếu tố phi ngôn ngữ như nhịp điệu, vẻ mặt, tác phong, và những yếu tố này chỉ có thể rèn luyện thông qua các hoạt động giao tiếp thực tế [4]
1.1.2 Kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2
1.1.2.1 Yêu cầu rèn luyện kỹ năng nói và nghe của học sinh tiểu học và lớp 2
Trong Chương trình giáo dục phổ thông Ngữ văn năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra chi tiết các yêu cầu cần đạt đối với môn Tiếng Việt lớp 2 nói chung, cũng như các kỹ năng nghe và nói nói riêng Ở Tiểu học, việc giáo dục ở cấp học này phải giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển các năng lực về ngôn ngữ, trong đó bao gồm cả kỹ năng nghe và nói Đối với kỹ năng nghe, học sinh cần đạt được khả năng nghe hiểu ý kiến của người nói Đối với kỹ năng nói, học sinh cần biết cách đọc thơ và truyện, có khả năng tư duy, tưởng tượng và suy nghĩ câu trả lời [2]
Trang 29Cụ thể hơn, ở lớp 2, với kỹ năng nghe, Chương trình đã quy định rõ yêu cầu cần đạt như sau: Học sinh cần rèn luyện được thói quen, thái độ chú ý khi nghe người khác nói, đồng thời, nắm bắt được nội dung lời nói, từ đó đặt
ra các câu hỏi về các vấn đề liên quan Bên cạnh đó, học sinh khi được nghe một bài thơ, bài hát, có thể thông qua qua một số gợi ý để trình bày được cảm nhận của bản thân về tác phẩm đó Tương tự, khi nghe một câu chuyện, học sinh lớp 2 cũng cần phải nêu được ý kiến cá nhân về nhân vật, sự việc trong câu chuyện đó Đối với kỹ năng nói, có hai yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 2 Thứ nhất, mỗi học sinh đều phải biết trao đổi với các thành viên trong nhóm về nhân vật, sự việc trong câu chuyện, thông qua các lời gợi ý Ngoài
ra, cũng trong hoạt động với nhóm, học sinh có thể duy trì sự tập trung, lắng nghe các bạn khác, đồng thời đóng góp quan điểm, ý kiến của bản thân với thái độ tích cực, không chen ngang hoặc có hành vi tiêu cực khi trao đổi
Bên cạnh việc quy định các yêu cầu về từng kỹ năng riêng lẻ, chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đưa ra những yêu cầu về sự kết hợp các
kỹ năng ngôn ngữ, trong đó bao gồm Nói nghe tương tác Đối với khía cạnh này, học sinh cần biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý Ngoài ra, học sinh biết trao đổi trong nhóm về một vấn
đề, chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói [2]
1.1.2.2 Các yếu tố tác động tới rèn luyện kỹ năng nói và nghe ở học sinh tiểu học
Về các yếu tố sinh lý, ở hệ thần kinh, não bộ trẻ lúc này đã có sự phát triển mạnh mẽ Các tế bào vỏ não đã có sự sắp xếp, phân chia thành các miền riêng biệt, phụ trách các chức năng nghe, nói Chính nhờ sự hoàn thiện về cấu trúc thần kinh này, nhiều chức năng nói và nghe của trẻ được hoàn thiện và phát triển, đặc biệt là khả năng tiếp nhận âm thanh, nghe hiểu Đối với hoạt động nói, việc phân miền phụ trách khiến trẻ có khả năng điều khiển tốt hơn
Trang 30các cơ quan tham gia vào hoạt động nói, từ đó hoàn thiện kỹ năng phát âm Đối với hệ thống khí quản và thanh quản, lúc này, khoang phổi đã có sự hoàn thiện, các cấu trúc cơ phụ trợ cũng đã có những bước thay đổi nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng khí và tốc độ khí để thanh quan có thể tạo ra âm thanh Dây thanh quản đã có sự phát triển nhanh chóng, đủ độ dày và linh hoạt để trẻ
có thể phát âm tròn vành, rõ chữ Ở khoang miệng, các tổ chức liên quan đến hoạt động nói như lưỡi, răng, miệng đã phát triển mạnh các vùng cơ, tạo sự linh hoạt trong chuyển động của miệng, hỗ trợ việc phát âm của trẻ
Về yếu tố tâm lý, đây là yếu tố quan trọng thứ hai, không chỉ ảnh hưởng đến kỹ năng nói và nghe, mà còn tác động tới các kỹ năng ngôn ngữ nói chung Sự tiếp thu và phát triển kỹ năng ngôn ngữ phụ thuộc nhiều vào tri giác, sự tinh tế, nhạy bén, khả năng duy trì sự chú ý, ghi nhớ, sáng tạo, ý chí, tình cảm của trẻ Ở độ tuổi này, chức năng ghi nhớ và tư duy của trẻ đã có những bước phát triển lớn, nhưng chỉ dừng lại ở tư duy và ghi nhớ trực quan, thụ động, chính vì vậy, cảm xúc chi phối nhiều tới độ hứng thú với hoạt động ngôn ngữ Bên cạnh đó, khả năng tư duy trừu tượng chưa phát triển cũng là một rào cản lớn trong hoạt động nói và nghe của trẻ
Cuối cùng là yếu tố xã hội, đây là cũng yếu tố quan trọng, ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển nghe và nói ở trẻ Ở độ tuổi này, với sự phát triển của hệ thần kinh, trẻ đã có thể bắt chước và mô phỏng lại hành vi phát âm của người trưởng thành, do đó, một môi trường đa dạng, tích cực về ngôn ngữ chính là cơ hội để trẻ luyện nghe và mô phỏng lại cách phát âm, từ đó phát triển khả năng điều khiển các cơ quan liên quan đến phát âm cũng như mở rộng vốn từ vựng của trẻ [24]
1.1.2.3 Đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của học sinh lớp 2 với yêu cầu phát triển kỹ năng nói và nghe
Về năng lực ngôn ngữ và tư duy, như đã nói ở trên, ở độ tuổi này, học sinh đã có thể phát âm các từ, cụm từ, và câu Khả năng này được hình thành
Trang 31do ở độ tuổi này, khả năng điều khiển các cơ vùng miệng, và khả năng lấy hơi được hoàn thiện, cho phép phát âm chính xác các từ và đủ để nói rõ ràng những câu hoàn chỉnh trong thời gian dài Bên cạnh đó, nhờ năng lực trí tuệ phát triển, trẻ đã có thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và mạch lạc Nhờ sự phát triển của khả năng tư duy và phát âm, trong giao tiếp, trẻ sẽ thường xuyên sử dụng những câu phức tạp, đồng thời, do lúc này, trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển nên không chỉ bắt chước người lớn cách phát âm mà còn cả ngữ điệu Ngoài ra, với sự phát triển của các cấu trúc não, trẻ có thể trả lời các câu hỏi mạch lạc và có thể suy luận kỹ lưỡng hơn so với trước Nguyên nhân là do trẻ đã có những khái niệm cơ bản về thế giới xung quanh, trẻ cũng tiếp cận được nhiều nguồn tri thức hơn so với trước [24]
Đồng thời, cũng nhờ năng lực trí tuệ và tư duy đã phát triển, kết hợp với vốn từ vựng được tích lũy trong thời gian dài, kỹ năng nghe học sinh lớp
2 đã được cải thiện rõ rệt Nguyên nhân là bởi vốn từ vựng của học sinh đã được tích lũy trong thời gian dài, đủ để trẻ có thể hiểu được các khái niệm, nội dung được trình bày trong giao tiếp cơ bản Đồng thời, năng lực tư duy giúp học sinh ghi nhớ, hình dung được các nội dung được đề cập trong hội thoại, từ đó hiểu rõ các tầng ý nghĩa trong lời nói Như vậy, ở độ tuổi này, học sinh lớp 2 đã có những bước phát triển mạnh mẽ về khả năng tư duy và phát
âm, đem lại những bước tiến rõ rệt về kỹ năng nói và nghe [24]
Về tâm lý, 7 tuổi, trẻ đã hình thành tính cách cá nhân và có những tình cảm mạnh mẽ với gia đình Chính vì vậy, nhiều trẻ ở độ tuổi này vẫn còn những sợ hãi và đôi khi có thể gặp khó khăn khi phải xa cha mẹ, từ đó dễ dẫn đến cảm giác sợ đi học Cảm giác sợ đi học này không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả học tập nói chung mà còn khiến học sinh thụ động hơn trong hoạt động giao tiếp ở trường học, sinh ra tư tưởng ngại nói, ngại tham gia các cuộc hội thoại trong giờ học và ngoài giờ học, ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng nói
và nghe của trẻ Một điểm đáng chú ý trong bước phát triển tâm lý là trẻ đã hình thành “sự đồng cảm” Đặc điểm tâm lý này là do trẻ đang phát triển khả
Trang 32năng hiểu quan điểm của người khác, học cách quản lý cảm xúc của mình tốt hơn, đây chính là các bước nền tảng để trẻ phát triển khả năng đồng cảm Chính nhờ sự phát triển về tâm lý này mà nhiều học sinh dễ dàng bắt chuyện được với nhau hơn, từ đó tăng cường rèn luyện kỹ năng nói và nghe trong hội thoại với bạn bè và thầy cô Tuy nhiên, chính lúc này, trẻ cũng quan tâm nhiều hơn đến những gì người khác nghĩ về mình, điều đó có nghĩa là trẻ sẽ
cố gắng điều chỉnh tâm trạng của mình ở nơi công cộng nhiều hơn và có thể
tự điều chỉnh hành vi của mình Chính vì vậy, đây cũng là giai đoạn nhạy cảm
về cảm xúc, trẻ dễ được khích lệ tinh thần nhưng cũng dễ rơi vào trạng thái tự
ti khi bị người khác chế diễu hoặc chê bai Như vậy, về mặt tâm lý, ở độ tuổi này, học sinh lớp 2 chưa có ổn định về tâm tư, tình cảm, hay bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như sự thay đổi môi trường học tập, quan hệ với bạn bè, hành vi với người xung quanh, … trong khi đó, khả năng giao tiếp của trẻ chịu ảnh hưởng mạnh từ yếu tố tâm lý, trẻ có tâm trạng tích cực sẽ dễ tham gia vào các cuộc hội thoại hơn, từ đó tăng cường kỹ năng nghe với nói, ngược lại, tâm trạng tiêu cực khiến trẻ thu mình, hạn chế giao tiếp ở trường, từ đó dẫn đến các hạn chế về ngôn ngữ [12,24]
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nội dung chương trình dạy và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 qua chủ điểm “Niềm vui tuổi thơ”
1.2.1.1 Yêu cầu về kỹ năng nói và nghe trong chủ điểm Niềm vui tuổi thơ
Trong chủ điểm “Niềm vui tuổi thơ”, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, ở các tiết nói và nghe đều có các yêu cầu, mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho từng bài về hai kỹ năng nghe và nói [4] Cụ thể:
Bảng 1.1: Mục tiêu cần đạt về kỹ năng nghe và nói trong chủ điểm “Niềm
vui tuổi thơ”
Bài 17: Gọi bạn - Nhận biết được các sự việc trong tranh
minh họa về tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng
- Kể lại được 1-2 đoạn câu chuyện dựa
Trang 33vào tranh và kể sáng tạo kết thúc câu chuyện
Bài 19: Chữ A và những người
bạn
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về niềm vui của các nhân vật trong mỗi tranh
- Nói được niềm vui của mình và chia sẻ cùng bạn
Bài 21: Thả diều - Nhận biết được các sự việc trong tranh
minh họa về tình bạn của ếch ộp, sơn ca
và nai vàng
- Nói được điều mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, mỗi người có khả năng riêng, nhưng vẫn mãi là bạn của nhau Bài 23: Rồng rắn lên mây - Nhận biết được các sự việc trong tranh
minh họa Búp bê biết khóc
- Dựa vào tranh có thể kể lại câu chuyện
Ứng với mỗi bài, mục tiêu chính đối với kỹ năng nghe đều được xác định rõ là mức độ nhận biết được các sự vật trong tranh minh họa thông qua lời kể chuyện của giáo viên Thông qua việc sử dụng các hình ảnh minh họa như một gợi ý, học sinh làm quen được với việc tiếp nhận thông tin từ thính giác và nắm được cách hình dung câu chuyện được nghe kể Từ đó, hỗ trợ học sinh ghi nhớ và hiểu được các điểm chính có trong câu chuyện Các nội dung sau khi ghi nhớ được củng cố lại một lần nữa thông qua việc cho học sinh kể lại câu chuyện vừa nghe Có thể thấy, các hình ảnh minh họa lúc này lại đóng vai trò như một lời gợi ý để giúp học sinh hình dung lại câu chuyện vừa nghe
và thể hiện lại các nội dung đó thông qua lời nói của bản thân
Cụ thể đối với chủ điểm “Niềm vui tuổi thơ”, các kỹ năng nghe và nói được rèn luyện chủ yếu qua các tiết Nói và nghe ở các bài 17, 19, 21 và 23 Ngoài các mục tiêu chính đã liệt kê ở bảng trên, trong mỗi bài học, học sinh cũng cần phát triển các kỹ năng mềm khác như kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm [5]
Trang 341.2.2 Khảo sát thực tế kỹ năng nghe và nói của học sinh lớp 2
1.2.2.1 Mục đích khảo sát
Khảo sát được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng kỹ năng nghe với nói của học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Bạch Đằng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng Kết quả này được sử dụng làm cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
1.2.2.2 Đối tượng, địa bàn khảo sát
Nghiên cứu thực hiện khảo sát trên học sinh lớp 2, tác giả đã tiến hành khảo sát trên đối tượng học sinh lớp 2 ở một số trường gồm: trường Tiểu học Bạch Đằng, trường Tiểu học Ngô Gia Tự, trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng Đồng thời, tác giả cũng phỏng vấn 10 giáo viên bộ môn, trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 của các trường trên để thu thập các thông tin khách quan về thái độ học tập của học sinh lớp 2 trong các tiết rèn luyện kỹ năng nói và nghe
Thời gian khảo sát: Năm học 2023-2024
1.2.2.3 Nội dung và cách tiến hành
Nghiên cứu thực hiện khảo sát nhằm ghi nhận:
- Thực trạng biểu hiện kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng rèn luyện kỹ năng nghe và nói của học sinh lớp 2
- Thực trạng rèn luyện kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2 trong bài Niềm vui tuổi thơ
Khảo sát được thực hiện thông qua hai hình thức, thông qua phiếu câu hỏi (Phụ lục I) và thông qua nhận xét, đánh giá của giáo viên Phiếu câu hỏi dùng trong đánh giá biểu hiện kỹ năng nói và nghe của học sinh lớp 2, được chia thành hai phần, phần đánh giá kỹ năng nghe, và phần đánh giá kỹ năng nói, số điểm tối đa của mỗi phần là 5 điểm, tổng điểm toàn bài là 10
Trang 35Đối với kỹ năng nghe, học sinh được lắng nghe 5 đoạn hội thoại ngắn, mỗi đoạn hội thoại ứng với một câu hỏi, điểm số được tính dựa trên số câu trả lời đúng Năng lực nghe của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên các mức: Tốt (4-5 điểm), Khá (2-3 điểm), Trung bình (dưới 2 điểm) Đối với kỹ năng nói, học sinh được quan sát một số bức tranh minh họa kèm theo các dòng gợi ý, căn cứ vào các yếu tố này, học sinh sẽ tưởng tượng ra một câu chuyện và trình bày cho giáo viên Năng lực nói của học sinh được đánh giá dựa trên hai yếu tố: Phát âm, diễn đạt và nội dung câu chuyện
Học sinh phát âm tốt, không bị mắc các lỗi nói ngọng, lắp, hoặc dùng
từ sai được 1 điểm
Học sinh kể chuyện trôi chảy, biết cách sử dụng các hành vi, biểu cảm của bản thân để tăng tính sinh động cho câu chuyện được 1 điểm
Đối với nội câu chuyện, số điểm tương ứng lần lượt là:
- 3 điểm: Nội dung câu chuyện phong phú, hấp dẫn, chuỗi sự việc có tính logic, sử dụng tốt các yếu tố hoang đường để tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện
- 2 điểm: Nội dung câu chuyện đầy đủ, chuỗi sự việc được minh họa rõ ràng, có sử dụng một số hình ảnh kỳ ảo tương đối hợp lý để tăng tính hấp dẫn
- 1 điểm: Nội dung câu chuyện tương đối đầy đủ, đã hình thành chuỗi
sự việc, tuy nhiên, nội dung câu chuyện chưa có sự sáng tạo
Tổng điểm của phần nói được xác định bằng cách cộng dồn điểm của 3 yếu tố, điểm tối đa là 5 điểm
Tổng điểm hai phần của học sinh được tổng hợp với thang điểm 10
1.2.2.4 Kết quả khảo sát và nhận xét
Dựa trên kết quả đánh giá, học sinh lớp 2 đều đã được trang bị kỹ năng nghe và nói Không có học sinh nào đạt dưới 3 điểm tổng hai kỹ năng và không có học sinh nào bị điểm liệt một trong hai kỹ năng Kết quả từ Biểu đồ 1.1 đã cho thấy, đa số học sinh đều có điểm đánh giá trong khoảng tử 5 đến 7
Trang 36điểm, trong đó, cao nhất là nhóm 6 điểm, chiếm 42,6% số học sinh tham gia khảo sát (tương ứng với 185/434 học sinh) Không có sự khác biệt nhiều về số lượng học sinh đạt điểm 5 và điểm 7, với lần lượt 99 và 100/434 học sinh mỗi nhóm Mặc dù không có học sinh nào có điểm dưới 3, nhưng chỉ có 1,6% học sinh tham gia khảo sát có điểm 10, tương ứng với 7/434 học sinh Số học sinh đạt điểm 9 cũng chỉ đạt 4,4%, tương ứng với 19/434 học sinh tham gia Điểm trung bình đạt 6,15 Kết quả này phản ánh, mặc dù tất cả học sinh đều đạt điểm trên 4, nhưng đa số học sinh đều chỉ đạt mức độ khá, rất ít học sinh đạt điểm 9 và 10, nói cách khác, chỉ một số lượng nhỏ học sinh xếp loại Tốt ở cả hai kỹ năng
Biểu đồ 1.1: Kết quả đánh giá hai kỹ năng nghe và nói của học sinh lớp 2
Ngoài đánh giá tổng hợp hai kỹ năng, tác giả cũng tiến hành phân tích từng kỹ năng nghe và nói Đối với kỹ năng nghe, tác giả đã phân loại dựa trên điểm số, với ba mức xếp loại (4-5 điểm), Khá (2-3 điểm), Trung bình (dưới 2 điểm) Kết quả đã cho thấy, đa số học sinh được khảo sát đều có mức xếp loại Khá, với 251/434 học sinh được khảo sát, tiếp theo là nhóm xếp loại Tốt với 159/434 học sinh, chỉ có 5,5% học sinh xếp loại Trung bình Quan sát biểu đồ
Trang 37phân bố điểm cũng ghi nhận, biểu đổ có xu hướng lệch phải, với có 39,4% học sinh đạt điểm 3, ứng với 171/434 học sinh được khảo sát và không có học sinh nào bị điểm 0 Điều này đã cho thấy đa số học sinh có điểm số đánh giá
kỹ năng nghe từ 3 trở lơn Kết hợp với điểm trung bình của kỹ năng này là 3,16, có thể kết luận, học sinh lớp 2 của các trường được khảo sát có khả năng nghe ở mức độ Khá
Bảng 1.2: Xếp loại kỹ năng nghe và nói của học sinh lớp 2
Xếp loại Kỹ năng nghe (n=434) Tỷ lệ (%)
Trang 38Tương tự như kỹ năng nghe, kỹ năng nói của học sinh lớp 2 cũng được đánh giá trên thang điểm 5, nhưng thay vì đánh giá thành ba mức, tác giả đánh giá học sinh dựa trên ba khía cạnh chính: Khả năng phát âm, nội dung câu chuyện và khả năng biểu cảm Kết quả Bảng 1.3 đã ghi nhận, đa số học sinh lớp 2 đều có khả năng phát âm tốt, ít mắc các tật về phát âm như ngọng, lắp Tuy nhiên, vẫn còn 38,2% học sinh vẫn còn ngọng phụ âm “l” và “n” Lỗi phát âm này phổ biến ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, do đó, nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do trong giai đoạn học nói, trẻ đã vô tình bắt chước lỗi ngọng này của bố mẹ và những người xung quanh Về khả năng biểu cảm, kết quả cũng ghi nhận có 56,2% học sinh đã bước đầu biết thể hiện cảm xúc, hành vi của các nhân vật nhằm làm tăng tính sinh động cho câu chuyện Điều này cho thấy, học sinh ở các trường được khảo sát không chỉ biết cách kể chuyện mà đã tự tin trong hoạt động giao tiếp và hào hứng trong việc thể hiện bản thân Về nội dung câu chuyện, dựa trên khả năng sử dụng các thông tin được cung cấp, tính logic và hấp dẫn của câu chuyện, tác giả đã ghi nhận 100% học sinh đều đã biết kể câu chuyện từ các hình ảnh, khai thác tốt các thông tin được cung cấp Tuy nhiên, chỉ có 35,0% học sinh có thể kể được câu chuyện có tính logic cao và bổ sung các hình tượng lung linh, huyền
ảo để tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện, đa số học sinh vẫn dừng lại ở việc xây dựng tốt câu chuyện, việc sử dụng các biện pháp tu từ mặc vẫn còn hạn chế Ngoài ra, vẫn còn 26,0% học sinh mới chỉ biết xây dựng mạch câu chuyện từ các thông tin đã cho, chưa thể sử dụng các biện pháp tu từ, bổ sung các yếu tố minh họa tăng tính sinh động
Bảng 1.3: Đánh giá kỹ năng nói của học sinh lớp 2
Trang 39Nội dung câu chuyện
kỹ năng, số liệu cũng cho thấy, mặc dù đa số học sinh đều có kỹ năng nghe xếp loại từ Khá trở lên, nhưng vẫn còn một số ít học sinh chỉ ghi được 1 điểm trong bài đánh giá Đối với kỹ năng nói Đa số học sinh đều có khả năng phát
âm tốt, biết sử dụng các hành vi, biểu cảm của bản thân để tăng tính sinh động cho câu chuyện Tuy nhiên, khi xem xét về nội dung, đa số các em chỉ mới xây dựng được cốt chuyện logic, khai thác được các thông tin được cung cấp, việc sử dụng các biện pháp tu từ vẫn còn hạn chế
Kết quả từ Bảng 1.4 đã ghi nhận, đa số giáo viên (6/10) đều cho rằng,
kỹ năng nói và nghe hiện nay của học sinh chỉ mới đáp ứng được một phần yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chỉ một số ít cho rằng học sinh đã đáp ứng được yêu cầu của Chương trình (3/10) Chính vì quan điểm này, nên các giáo viên cảm thấy việc đưa ra các biện pháp can thiệp không thực sự quá cần thiết (6/10) Tuy nhiên, dựa trên kết quả khảo sát ở trên, tác giả cho rằng chất lượng kỹ năng nói và nghe của học sinh hiện nay chỉ mới dừng lại ở mức khá và với điểm số chủ yếu ở mức 6-7 điểm, do đó,
có thể thấy rằng, chính các giáo viên bộ môn cũng chưa nhận thấy được thực trạng kỹ năng nói và nghe của học sinh
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do các giáo viên chưa nhận định được đúng vai trò của nhà trường trong công tác giảng dạy kỹ năng nói
và nghe cho học sinh lớp 2 Cụ thể, khi được hỏi về yếu tố tác động lớn nhất
Trang 40đến sự phát triển kỹ năng nói và nghe của học sinh, chỉ 1/10 giáo viên cho rằng đó là nhà trường, trong khi đa phần các giáo viên khác đều hướng đến các yếu tố ngoài nhà trường như gia đình (4/10) và xã hội (3/10)
Ở một khía cạnh khác, từ thực tế giảng dạy của mình, các giáo viên cho rằng, vấn đề lớn nhất mà học sinh thường mắc phải là thiếu vốn từ (7/10) Tuy nhiên, khi hỏi chi tiết hơn về vấn đề này, nhiều giáo viên lại hướng đến nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt này là do học sinh lớp 2 chưa có nhiều kinh nghiệm va chạm với xã hội và gia đình chưa dành nhiều thời gian cho học sinh, dẫn đến các em không được trau dồi từ vựng Tác giả cho rằng, việc thiếu vốn từ vựng này một phần cũng xuất phát từ phía nhà trường do học sinh dành phần lớn sự tập trung và thời gian học tập tại trường, do đó, nhà trường mới là nơi trẻ phát triển từ vựng nhiều nhất, gia đình và xã hội là những yếu tố giúp trẻ củng cố và mở rộng thêm vốn từ của mình
Bảng 1.4: Ý kiến của giáo viên về thực trạng kỹ năng nghe và nói của học sinh
Dựa trên thực tế giảng dạy của mình, vấn đề lớn nhất cần khắc phục để cải