1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 320,75 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUa Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu Nguyễn Ái Quốc 1890-1969 là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI:

NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG

CỘNG SẢN VIỆT NAM

GVHD: Đỗ Thị Mỹ Hiền

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Điểm

(Bằng số)

Điểm

(Bằng chữ)

Chữ kí

(Cán bộ chấm thi 1)

Chữ kí

(Cán bộ chấm thi 2)

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC HÌNH ẢNH ii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iii

MỞ ĐẦU 1

a) Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu 1

b) Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 1

CHƯƠNG 1: SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC 3

1.1.Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 3

1.1.1 Tình hình trong nước 3

1.1.2 Tình hình quốc tế 3

1.2.Sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 4

CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 6

2.1 Tư tưởng 6

2.2 Chính trị 6

2.3 Tổ chức 7

KẾT LUẬN 9

a) Khái quát nội dung nghiên cứu: 9

b) Nhận định của bản thân về vấn đề và hoàn cảnh nghiên cứu 9

c) Đánh giá của bản thân về vấn đề nghiên cứu 10

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Một số hình ảnh trong chuyến đi thực tế tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh 4 Hình 1.2 Một số hình ảnh trong chuyến đi thực tế tại Bến nhà rồng 5

Trang 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Hồng Quang (2012) Bài 7 Tập bài giảng môn chính trị

2 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam NXB Giáo dục

3 Nhandan.vn (2024) Nguyễn Ái Quốc và quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Truy cập ngày 22/10/2024, từ https://special.nhandan.vn/nguyenaiquoc_thanhlapdang/index.html

4 Luatminhkhue.vn (2024) Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Truy cập ngày 22/10/2024, từ

https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-nguyen-ai-quoc-trong-viec-thanh-lap-dang-cong-san.aspx

5 Tulieuvankien.dangcongsan.vn (2024) Ngày thánh lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930 Truy cập ngày 22/10/2024, từ

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/su- kien-va-nhan-chung/ngay-thanh-lap-dang-cong-san-viet-nam-3-2-1930-3342

6 Luanvan.net.vn Tiểu luận vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Truy cập ngày 20/10/2024, từ https://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-vai-tro-cua-lanh-tu-nguyen-ai-quoc-trong-viec-thanh-lap-dang-cong-san-viet-nam-18998/

7 Luanvan.co Tiểu luận vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Truy cập ngày 20/10/2024, từ https://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-vai-tro-cua-nguyen-ai-quoc-doi-viec-thanh-lap-dang-cong-san-viet-nam-56653/

Trang 6

MỞ ĐẦU

a) Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu

Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Với tư tưởng yêu nước và chủ nghĩa cách mạng vô sản, Bác đã cùng các đồng chí lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám

1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên

ở Đông Nam Á Người đã bôn ba cả đời khắp năm châu bốn biển để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc và đưa nhân dân thoát khỏi cuộc sống đầy khổ đau

và bị áp bức

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930 dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam Với vai trò là "người lãnh đạo, người tổ chức và người chỉ huy" của cuộc cách mạng, Đảng đã đoàn kết, tập hợp và lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa cách mạng Việt Nam lên một tầm cao mới, trở thành một nhân

tố quyết định thắng lợi của cách mạng

Việc nghiên cứu về “Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam” có ý nghĩa lớn không chỉ trong việc hiểu rõ con đường cách mạng dân tộc mà thấy được quá trình vận động thành lập Đảng – một quá trình đấu tranh lâu dài, toàn diện Người đã thấy được những hạn chế và sai lầm của những nhà cách mạng đi trước nên đã chọn sang phương Tây để nghiên cứu lý luận, học hỏi kinh nghiệm …Sự lựa chọn đó đã đưa cách mạng Việt Nam đến một chặng đường mới và là dấu mốc cũng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam

b) Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Về mặt lý luận: Nghiên cứu này giúp làm rõ quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt Nam Sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc không chỉ được định hình bởi ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lenin, mà còn bởi những trải nghiệm thực tế khi Người tham gia phong trào quốc tế Đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ vì sao con đường cách mạng của Việt Nam lại gắn liền với chủ nghĩa cộng sản, và điều này đã mang lại thành công to lớn như thế nào trong việc đấu tranh giành độc lập và xây dựng xã hội chủ nghĩa Khi đến Bến Nhà Rồng, nơi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, chúng ta nhận thức được sự khởi đầu của hành trình lớn lao này

Trang 7

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu về quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ giúp làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến sự thành công của cách mạng Việt Nam, mà còn cung cấp cái nhìn rõ nét về quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng của Nguyễn Ái Quốc trong việc xây dựng nền móng tư tưởng, chính trị và tổ chức cho Đảng Bác không chỉ tìm kiếm lý luận đúng đắn cho con đường cứu nước mà còn nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng các tổ chức cách mạng và truyền bá tư tưởng cách mạng vào Việt Nam Sự kiện thành lập Đảng không chỉ đơn thuần là kết quả của những cố gắng cá nhân, mà là thành quả của cả một quá trình tổ chức và lãnh đạo chính trị sâu rộng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh với những tài liệu, hình ảnh và hiện vật từ thời kỳ chiến tranh, cho ta thấy được hậu quả đau thương của việc mất độc lập và sự cần thiết của con đường cách mạng

Trang 8

CHƯƠNG 1: SỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN

ÁI QUỐC

1.1 Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, sớm nhận thức được nỗi đau mất nước và sự thất bại của các phong trào kháng chiến trước đó Từ nhỏ, Người đã chứng kiến những bất công, áp bức mà nhân dân phải chịu dưới ách thống trị của thực dân Những điều này đã hun đúc trong Nguyễn Ái Quốc quyết tâm tìm con đường mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

1.1.1 Tình hình trong nước Cuối thế kỷ 19, Việt Nam rơi vào tình cảnh bị đô hộ bởi thực dân Pháp sau khi triều đình nhà Nguyễn ký các hiệp ước nhượng bộ từng phần đất nước Từ

1858 thực dân pháp xâm lược Việt Nam đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Việt Nam Đến năm 1884 chúng đã thiết lập được sự thống trị xã hội thuộc địa, nửa phong kiến ở Vệt Nam Dưới sự thống trị của thực dân, đời sống của nhân dân lâm vào cảnh lầm than Người nông dân bị bần cùng hóa bởi các chính sách bóc lột của thực dân và địa chủ Những cuộc khởi nghĩa của các phong trào yêu nước theo con đường phong kiến như: Phong trào Cần Vương (1885-1896); Phong trào Đông Du và Duy Tân (1906-1908) Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh; Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907); Phong trào Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927-1930)…Tuy nhiên các phong trào đều thất bại Sự thất bại này cho thấy con đường cứu nước cũ kỹ, dựa trên sự bảo vệ quyền lợi của triều đình và sĩ phu, không còn khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

1.1.2 Tình hình quốc tế Thế giới vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đang chứng kiến những biến đổi lớn lao Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, kèm theo đó là sự gia tăng của các phong trào công nhân và sự lan rộng của phong trào cách mạng vô sản trên toàn thế giới Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là sự kiện mang tính lịch sử, đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp vô sản và mở ra thời đại mới cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và các nước thuộc địa

Các nước thuộc địa trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á, đang đấu tranh chống lại sự thống trị của các đế quốc Nhiều lãnh tụ, nhà hoạt động cách mạng đã tìm cách học hỏi từ cuộc cách mạng thành công của nước Nga để áp dụng vào tình hình nước mình

Trang 9

Hình 1.1 Một số hình ảnh trong chuyến đi thực tế tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh

1.2 Sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

Ngày 5-6-1911 với tên Văn Ba, Người ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn

Ái Quốc bắt đầu cuộc hành trình qua nhiều nước châu Âu, châu Phi và châu Mỹ

để tìm hiểu về các phong trào cách mạng và điều kiện sống của các quốc gia thuộc địa khác Người đã tham gia nhiều phong trào đấu tranh và từng sống giữa các cộng đồng lao động nghèo khổ tại Pháp và Mỹ - nơi Người thấy rõ sự bất

Trang 10

được rằng cách mạng vô sản không chỉ là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân

ở các nước tư bản, mà còn là con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa Từ

đó, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định chọn con đường cách mạng vô sản làm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước Tháng 12 – 1920 tại đại hội Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng và tham gia Quốc tế Cộng sản Người hoạt động tích cực trong các phong trào quốc tế, vận động cho quyền lợi của các nước thuộc địa Năm 1925 thành lập hội việt nam cách mạng thanh niên,báo thanh niên Năm 1928 phong trào vô sản hóa của hội việt nam cách mạng thanh niên => chủ nghĩa Mác đi vào phong trào công nhân

và phong trào yêu nước Việt Nam

Nguyễn Ái quốc đã triệu tập 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam (6-1-1929 đến 8-2-1930) tại Hương cảng Trung Quốc và ngày 3-2-1930 đảng lấy làm ngày kỷ niệm Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quyết định trong

sự nghiên hoạt động cách mạng và xây dựng nền tảng tư tưởng và chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này

Tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, những hiện vật, hình ảnh về cuộc đấu tranh kháng chiến của Việt Nam chống thực dân, đế quốc giúp làm rõ hơn ý nghĩa của con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn Những chứng tích này là minh chứng cho sự khắc nghiệt của chế độ thực dân và hậu quả nặng

nề của chiến tranh, nhưng đồng thời cũng thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập Đây là minh họa trực tiếp cho

sự đúng đắn trong lựa chọn con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc

Hình 1.2 Một số hình ảnh trong chuyến đi thực tế tại Bến nhà rồng

Trang 11

CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2.1 Tư tưởng

Sau khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc nhận thức được rằng cần phải chuẩn bị tư tưởng cách mạng cho dân tộc Việt Nam Việc truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin, đặc biệt là những tư tưởng về đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc, trở thành nhiệm vụ cốt yếu Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào yêu nước xích dần đến lập trường của giai cấp công nhân Người đã sử dụng nhiều hình thức để đưa những tư tưởng cách mạng vào nước, trong đó bao gồm viết báo, sách, và phát triển các ấn phẩm lý luận cách mạng Nội dung truyền bá là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được

cụ thể hóa cho phù hợp với trình độ của các giai tầng trong xã hội Những bài viết, bài giảng với lời văn giản dị, nội dung thiết thực đã nhanh chóng được truyền thụ đến quần chúng

Đồng thời Người đã sáng lập và biên tập nhiều tờ báo cách mạng quan trọng như Le Paria (Người cùng khổ) để vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần vào việc thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng, giúp truyền bá tư tưởng cách mạng ra thế giới và đến với phong trào cách mạng ở Việt Nam Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” (1927), Người đã tổng hợp và trình bày những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Marx -Lenin và hướng dẫn phương pháp tổ chức và tiến hành cách mạng Đây không chỉ là cuốn sách giáo khoa chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam mà nội dung của nó còn đặt cơ sở cho việc hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam

Trang 12

2.2 Chính trị

Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước; phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc) Đầu năm 1927, tập Đề cương bài giảng do Nguyễn Ái Quốc biên soạn làm tài liệu huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (1925-1927) được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông do Người sáng lập, được xuất bản thành sách với nhan đề Đường Kách mệnh Tác phẩm Đường Kách mệnh được

bí mật đưa về trong nước và sớm trở thành tài liệu căn bản để tuyên truyền giác ngộ chính trị theo chủ nghĩa Mác - Lênin và hướng dẫn các mặt hoạt động của Hội Thanh niên Trên thực tế, Đường Kách mệnh đã có ý nghĩa lịch sử rất to lớn đối với phong trào cách mạng trong cả nước, đặc biệt tại Thành phố Sài Gòn và

ở Nam Kỳ, đã chuẩn bị các nhân tố đảm bảo cho sự ra đời của một Đảng Cộng sản để gánh vác nhiệm vụ lịch sử trọng đại là lãnh đạo cách mạng Việt Nam Tác phẩm chỉ ra vấn đề then chốt có tác dụng lớn không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa Phương Đông, đó là: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chủ yếu là công nông, vì vậy phải tổ chức quần chúng lại; cách mạng muốn thành công phải có một Đảng Cộng sản lãnh đạo; phải có đường lối và phương pháp cách mạng đúng; cách mạng giải phóng dân tộc phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản thế giới…

2.3 Tổ chức

Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp cho những người Việt Nam yêu nước dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Người trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời

Trong những năm 1928-1929, phong trào đấu tranh cách mạng của Nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng Chủ nghĩa Mác - Lênin được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với phong trào “vô sản hóa” làm chuyển biến

Trang 13

phong trào công nhân, giác ngộ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác Thông qua phong trào “vô sản hóa”, lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện chín muồi và hợp quy luật cho sự ra đời của Đảng

Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về mặt tổ chức rất kỹ lưỡng thông qua việc xây dựng các tổ chức cách mạng tại Việt Nam và quốc tế Các tổ chức này không chỉ hoạt động trong nước mà còn liên kết với các phong trào cách mạng ở Đông Dương và quốc tế Đây là một bước quan trọng để thống nhất các lực lượng cách mạng thành một tổ chức lãnh đạo mạnh mẽ

Ngày đăng: 03/12/2024, 13:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w