1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tt chất lƣợng công chức bộ nội vụ Đáp Ứng yêu cầu Đổi mới quản trị quốc gia

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất Lượng Công Chức Bộ Nội Vụ Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Quản Trị Quốc Gia
Tác giả Trần Trung Kiên
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Trần Nghị
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản Lý Công
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 700,49 KB

Nội dung

Trong bối cảnh thay đổi nói trên, công chức Bộ Nội vụ cần có những thay đổi kịp thời để thích ứng với những yêu cầu, nhiệm vụ của chuyển đổi quản trị quốc gia.. Do vậy, việc nghiên cứu đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN TRUNG KIÊN

MÃ SỐ: 8340403

CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC BỘ NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ QUỐC GIA

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ TRẦN NGHỊ

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quản trị trong khu vực công được đề cập, nghiên cứu và áp dụng mạnh mẽ trong những năm gần đây và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá năng lực quản trị của các quốc gia, trong đó các nguyên tắc, tiêu chí của quản trị được áp dụng vào khu vực công đã được nhiều quốc gia thực hiện và đạt được những kết quả tích cực

Xem xét dưới góc độ quản trị quốc gia, Bộ Nội vụ là một bộ phận cấu thành của bộ máy hành chính nhà nước hay nói cách khác là một chủ thể cấu thành nên quản trị quốc gia và hơn nữa là cơ quan trực tiếp tham mưu cho Chính phủ về đổi mới quản trị quốc gia, do vậy Bộ Nội vụ phải là cơ quan đi đầu trong quá trình đổi mới này và đội ngũ công chức của Bộ Nội vụ cũng phải đi đầu trong quá trình chuyển đổi

Trong bối cảnh thay đổi nói trên, công chức Bộ Nội vụ cần có những thay đổi kịp thời để thích ứng

với những yêu cầu, nhiệm vụ của chuyển đổi quản trị quốc gia Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng công chức Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia” là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong

việc xác định và đề xuất những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng công chức của Bộ Nội vụ đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề tài, tham khảo một số công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan, trong đó một số công trình đề cập tới chế độ công vụ công chức, nhân lực trong khu vực công, chất lượng đội ngũ công chức, quản trị quốc gia… Bên cạnh những giá trị tích

cực, các công trình nghiên cứu vẫn còn một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn Đó là:

Chưa có sự phân tách giữa chất lượng cán bộ với chất lượng công chức Theo quy định hiện hành cán bộ và công chức là hai nhóm đối tượng có những đặc điểm khác nhau (cán bộ - bầu theo nhiệm kỳ, công chức - tuyển dụng, bổ nhiệm) theo đó tiêu chí đánh giá chất lượng và yêu cầu nâng cao chất lượng cũng không hoàn toàn giống nhau Do chưa có sự phân tách, thiếu tiêu chí đánh giá chất lượng phù hợp với mỗi nhóm đối tượng vì vậy các giải pháp nâng cao chất lượng được đưa ra chung chung với nhiều đối tượng khác trong nguồn nhân lực làm việc ở khu vực công;

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức với chất lượng cán bộ, công chức là hai nội dung không hoàn toàn đồng nhất Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nêu trên gần như coi chất lượng cán bộ, công chức với chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chỉ là một

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng

công chức Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia

3.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu lý luận về chất lượng công chức và chất lượng đội ngũ công chức

Trang 3

- Nghiên cứu lý luận về quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả và những yêu cầu đặt ra đối với chất lượng công chức Bộ Nội vụ

- Đánh giá thực trạng chất lượng công chức của Bộ Nội vụ hiện nay, rút ra những kết quả tích cực, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công chức Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng công chức Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới quản

trị quốc gia

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng công chức của Bộ Nội vụ làm việc ở các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn gồm: Phương pháp trừu tượng khoa học; Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp và thứ cấp; Phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; Phương pháp lịch sử cụ thể; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh, đối chiếu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần cung cấp thêm những vấn đề lý luận về chất lượng công chức Bộ Nội vụ trong mối quan hệ đáp ứng yêu cầu của quản trị quốc gia, là nguồn tài liệu tham khảo góp phần bổ sung và phong phú thêm những vấn đề lý luận về chủ đề này

- Luận văn có thể sử dụng để cung cấp thông tin tham khảo cho việc nghiên cứu, bồi dưỡng về chất lượng công chức nói chung, công chức Bộ Nội vụ nói riêng đáp ứng yêu cầu của quản trị quốc gia

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng công chức, chất lượng công chức Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia

- Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công chức Bộ Nội vụ đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia

Trang 4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC, CHẤT LƯỢNG BỘ NỘI VỤ ĐÁP ỨNG

YÊU CẦU ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ QUỐC GIA 1.1 Một số khái niệm về công vụ, công chức, đội ngũ công chức, chất lượng công chức và chất lượng đội ngũ công chức

1.1.1 Công vụ, công chức

1.1.1.1 Công vụ

Công vụ là hoạt động do công chức và những người được nhà nước trao quyền, nhân danh nhà

nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và tuân theo quy định của pháp luật, được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích chung của nhân dân và xã hội

an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công

an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

1.1.2 Chất lượng công chức

1.1.2.1 Nguồn nhân lực

“Nguồn nhân lực là tổng hợp số lượng, chất lượng và cơ cấu người lao động trong tổ chức ở

cả hiện tại và tương lai” 1

1.1.2.2 Nguồn nhân lực trong khu vực công

Nguồn nhân lực trong khu vực công được hiểu là tập hợp tất cả những người làm việc trong các tổ chức của khu vực công, được nhà nước trả lương và các khoản phúc lợi khác có liên quan bằng tiền từ ngân sách nhà nước

1.1.2.3 Chất lượng công chức

Xem xét dưới góc độ nguồn nhân lực, tác giả cho rằng chất lượng công chức là tập hợp các yếu tố về thể lực, trí lực (trình độ, sự hiểu biết, kỹ năng, đạo đức…) các yếu tố này tác động, bổ sung cho nhau và đây là hai yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng công chức

1.1.3 Đặc điểm của công chức và đặc điểm công chức Bộ Nội vụ

1.1.3.1 Đặc điểm của công chức

Trang 5

- Tính thứ bậc

- Lương của công chức do nhà nước chi trả

1.1.3.2 Đặc điểm của công chức Bộ Nội vụ

- Về chuyên ngành đào tạo: được đào tạo từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau

- Về kiến thức: ngành nội vụ yêu cầu công chức phải kết hợp giữa hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực và hiểu biết chuyên sâu

- Kỹ năng công việc có được chủ yếu do tích lũy trong quá trình làm việc

- Tính chất tham mưu và thực hiện công tác nội vụ có tác động tới tất cả các ngành trong hệ thống hành chính nhà nước, yêu cầu công chức Bộ Nội vụ cần liêm chính, công tâm, có cái nhìn toàn diện trong việc tham mưu chính sách nội vụ

- Tính chất phức tạp của công việc

1.2 Các yếu tố tác động tới chất lƣợng công chức

1.2.1 Nhóm yếu tố chủ quan

1.2.1.1 Thể chế quản lý công chức

Thể chế quản lý công chức đi cùng với suốt quá trình nghề nghiệp của công chức, tác động rất lớn đến chất lượng công chức và cũng như vậy, công chức phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu của thể chế quản lý công chức thay đổi theo yêu cầu của công vụ Cũng có thể thấy rằng, nếu có một thể chế quản lý công chức phù hợp thì sẽ tác động tích cực, tạo tiền đề tiên quyết cho công chức nâng cao chất lượng

1.2.1.2 Nhận thức và ý thức tự học hỏi, nâng cao năng lực, trình độ của công chức

Sự quan tâm của cơ quan quản lý, sử dụng công chức, của người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức

Ý thức tự học hỏi, nâng cao trình độ, năng lực của bản thân công chức: đây là yếu tố mang tính chủ quan của mỗi công chức, trong đó năng lực của cá nhân công chức được xác định thông qua các tiêu chí về trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc

1.2.2 Nhóm yếu tố khách quan

1.2.2.1 Bối cảnh toàn cầu hóa và hợp tác, hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa, cùng hội nhập đặt ra thách thức hội nhập để học hỏi, phát triển hay bị tụt hậu là thách thức rất lớn khi chúng ta quyết định gia nhập sân chơi thế giới, đó là sự học hỏi để hội nhập trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó hội nhập học hỏi, trao đổi để tìm kiếm những chuẩn mực chung của công vụ cũng là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia, bởi các quốc gia hiểu rõ rằng chỉ có một nền công vụ tốt mới tạo nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển

1.2.2.2 Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi số

Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số đã đặt các cơ quan công quyền phải chịu áp lực rất lớn để tái cấu trúc và sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhằm giúp cho hoạt động

Trang 6

công vụ tốt hơn, công chức thực thi công vụ hiệu quả hơn Cuộc cách mạng này đòi hỏi nền công vụ phải có khả năng hội nhập và thích ứng nhanh với xu hướng cải cách trên thế giới, chủ động tiếp nhận khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại và ứng dụng tốt khoa học công nghệ vào quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tổ chức, công dân

1.2.2.3 Công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện cải cách hành chính, cải cách lập pháp, cải cách tư pháp

- Hoạt động công vụ có sự thay đổi về nhận thức và tư duy quản lý, theo xu hướng tăng cường

sự tương tác của các chủ thể trong các hoạt động công vụ từ khâu hoạch định, ban hành, phối hợp thực thi chính sách, đánh giá, phản biện chính sách Nhờ có sự thay đổi về cách tiếp cận cũng chính vì vậy

mà chất lượng công vụ cũng được nâng lên

1.2.2.4 Kinh tế thị trường và các vấn đề văn hóa - xã hội

Kinh tế thị trường và các vấn đề văn hóa – xã hội cũng là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng công chức, nếu không xem xét kỹ có thể không đánh giá hết được những tác động của yếu

tố này đối với nền công vụ và trực tiếp là đối với chất lượng công chức hiện nay

1.2.2.5 Dân chủ hóa trong hoạt động công vụ và yêu cầu mới của quản trị quốc gia

Yêu cầu dân chủ hóa trong hoạt động công vụ chịu tác động từ yêu cầu dân chủ hóa trong đời sống xã hội, khi mức sống của người dân được nâng cao, nhận thức và yêu cầu dân chủ hóa ngày càng được chú trọng thì người dân với tư cách là một chủ thể đóng góp thuế cho nhà nước thì bản thân họ nhận thức được vị trí và vai trò của mình là đối tượng thụ hưởng, được phục vụ, do vậy cán bộ công chức khi thực hiện công vụ phải tuân thủ pháp luật và phục vụ lợi ích chính đáng của công dân

1.3 Quản trị quốc gia và những yêu cầu đặt ra đối với chất lƣợng công chức Bộ Nội vụ trong bối cảnh xây dựng quản trị quốc gia

1.3.1 Quan niệm về quản trị quốc gia

Quản trị quốc gia là quá trình nhà nước và các chủ thể ngoài nhà nước cùng tham gia quyết định và thực hiện các quyết sách, mục tiêu để giải quyết các vấn đề của quốc gia hiệu quả Hay nói cách khác, quản trị quốc gia được hiểu là các cơ quan, tổ chức của quốc gia có chức năng quản trị thiết lập mục tiêu quản trị, ra quyết định, chính sách đáp ứng yêu cầu thực tiễn, sử dụng công cụ, phương pháp quản trị phù hợp, phát huy tối đa nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu của quốc gia, cơ quan, tổ chức, địa phương của quốc gia đó với hiệu quả, giá trị cao nhất

1.3.2 Các nguyên tắc của quản trị quốc gia

1.3.2.1 Sự tham gia của người dân

Sự tham gia của người dân thể hiện ở một mức độ cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của chính người dân trong mối quan hệ hợp tác giữa người dân và nhà nước, đó cũng là thể hiện vị thế và

trách nhiệm của công dân trong xã hội

1.3.2.2 Pháp quyền

Tính pháp quyền trong quản trị quốc gia đảm bảo cho một nền quản trị minh bạch, mọi tổ chức và công dân đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, không có vùng cấm, pháp luật phục vụ

Trang 7

cộng đồng, hết sức tránh việc tác động chính sách để mang lại lợi ích cho một bộ phận nhóm Cụ thể hơn, có thể xem xét các khía cạnh thể hiện pháp quyền sau đây xuất phát từ thực tiễn các nước:

1.3.2.3 Bình đẳng và không loại trừ chủ thể nào

Quản trị quốc gia tốt đòi hỏi sự bình đẳng và không loại trừ nhóm hay cá nhân nào nào trong

xã hội khỏi quá trình phát triển, tức là thiết lập công bằng xã hội

1.3.2.4 Minh bạch

Quản trị quốc gia tốt đòi hỏi sự minh bạch Minh bạch có nghĩa là khi đưa ra các quyết định và việc thực hiện các quyết định nhà nước phải tuân thủ các luật lệ và quy tắc Nó cũng có nghĩa là thông tin về quá trình ban hành và thi hành các quyết định đó phải công khai để mọi người, đặc biệt là những người chịu ảnh hưởng bởi các quyết định đó hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình, để tạo ra sự đồng thuận giữa các chủ thể

1.3.2.5 Trách nhiệm giải trình

Trách nhiệm giải trình là phân định rõ vai trò các bên trong quá trình lập pháp và hành pháp Nhà nước phải giải thích và chịu trách nhiệm về những gì đã thực hiện Đây là một yêu cầu thiết yếu đối với quản trị quốc gia, nó bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của bộ máy nhà nước nói chung, của những người nắm giữ và thực hiện quyền lực công nói riêng, trách nhiệm của bộ máy công quyền với xã hội Cơ quan nhà nước phải giải trình về những tác động từ quyết định mà họ đưa ra Các chủ thể ban hành và thực hiện quy định pháp luật có trách nhiệm giải trình đối với cơ quan cấp trên, cơ quan dân cử, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội, công chúng và các bên liên quan đến các quy định đó

1.3.2.6 Sự kịp thời

Quản trị quốc gia tốt đòi hỏi các thiết chế và tiến trình cung cấp dịch vụ công của nhà nước phải phục vụ tất cả người dân và các chủ thể có liên quan trong một khung thời gian có thể chấp nhận được

1.3.2.7 Hiệu lực và hiệu quả

Quản trị tốt đòi hỏi các tiến trình và thể chế, thiết chế đem lại những kết quả đáp ứng các nhu cầu của xã hội chỉ với chi phí các nguồn lực ở mức tối thiểu Nguyên tắc hiệu quả giúp nâng cao chất lượng quản trị quốc gia, thúc đẩy việc thực thi các chương trình, chính sách và cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân, nhờ vậy cuộc sống của nhân dân được nâng cao

Nhìn nhận một cách tổng thể, tính hiệu lực, hiệu quả trong quản trị quốc gia còn được xem xét trên nhiều khía cạnh khác như: sự tham gia của nhân dân, trách nhiệm giải trình, sự minh bạch, công bằng, sự đồng thuận và được đánh giá toàn diện trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị,

xã hội, an ninh, quốc phòng…

Trang 8

1.3.3.2.Yêu cầu về tính hiệu quả

là đặc quyền của cơ quan công quyền thì nay đó là sự tham gia của nhiều chủ thể trong quản trị và yêu cầu chuyển đổi từ chức năng quản lý sang chức năng phục vụ của nhà nước Cùng với đó, đội ngũ công chức cũng là chủ thể quan trọng, quyết định cần phải chuyển đổi để đáp ứng những yêu cầu mới

của quản trị quốc gia đặt ra

Trang 9

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC BỘ NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI

QUẢN TRỊ QUỐC GIA 2.1 Khái quát về tổ chức và hoạt động của Bộ Nội vụ

2.2 Đánh giá thực trạng quy định về quản lý công chức và chất lượng công chức của Bộ Nội vụ

2.2.1 Quy định về quản lý công chức

Đánh giá ưu điểm của các quy định hiện hành

Thứ nhất, thể hiện sự quan tâm, tầm nhìn, định hướng của Ban Cán sự đảng và Lãnh đạo Bộ Nội

vụ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Bộ Nội vụ nhằm hình thành đội ngũ công chức thực sự có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của Bộ Nội vụ

Thứ hai, các quy định của Bộ bám sát với các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành,

đảm bảo thẩm quyền và các quy định về quản lý công chức của Bộ Nội vụ phù hợp với các quy định chung đã được ban hành

Thứ ba, các quy định về quản lý công chức được quy định trong Luật cán bộ, công chức đã

được cụ thể hóa bằng các nghị định, thông tư có tính kịp thời, đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi

từ thực tiễn Công tác ban hành văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực nội vụ thường xuyên được tiến hành

sơ kết, tổng kết, tiếp thu các ý kiến góp ý, đặc biệt là các phát sinh từ thực tiễn quản lý công chức để

từ đó có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp

Thứ tư, các quy định thường xuyên và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, có tính kịp thời,

hướng tới các nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác, không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức, đảm bảo đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá công chức

Thứ năm, việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đã tập trung vào chức trách, nhiệm vụ được

giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với công chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được giao quản lý, phụ trách

Thứ sáu, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định

được sử dụng làm cơ sở liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên Đây là một trong những nội dung mới trong công tác đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, điều này kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bước đầu giải quyết tình trạng thiếu thống nhất giữa pháp luật của Nhà nước và các quy định của Đảng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý công chức

Tồn tại, hạn chế:

Công tác đánh giá, xếp loại chất lượng công chức mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua, từ khâu ban hành pháp luật về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, các cơ quan, đơn vị ban hành quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm; tuy nhiên đây vẫn là một khâu yếu, tồn tại nhiều vấn đề như tình trạng nể nang, thiên vị, ngại va chạm, đánh giá không thực chất

Trang 10

Vai trò, trách nhiệm người đứng đầu có vai trò quan trọng trong công tác đánh giá, tuy nhiên đây lại là khâu còn hạn chế khi vai trò, trách nhiệm đánh giá của người đứng đầu chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra trong đánh giá, xếp loại chất lượng công chức hàng năm

Chủ trương đánh giá công chức gắn với vị trí công việc, gắn với chất lượng, hiệu quả công việc mặc dù đã được Bộ Nội vụ nghiên cứu nhưng đến nay cũng chưa có các tiêu chí cụ thể để làm căn

cứ đánh giá; khâu đánh giá công chức từ lâu vẫn luôn được xem là khâu nhạy cảm, kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng thực chất chất lượng công chức

Việc liên thông trong đánh giá công chức với đánh giá chất lượng đảng viên mặc dù góp phần khắc phục tình trạng vênh nhau, nhưng cũng nảy sinh những bất cập mới khi liên thông lấy đánh giá công chức làm cơ sở để đánh giá chất lượng đảng viên (ví dụ khi đánh giá công chức đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì khi đánh giá Đảng không thể đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong khi thực tế công chức đó thực hiện và hoàn thành rất tốt công tác đảng trong năm)

2.2.2 Về chất lượng công chức Bộ Nội vụ

Theo số liệu tính đến ngày 01/6/2023, trong tổng số 472 công chức hiện có của Bộ Nội vụ, chất lượng cụ thể của công chức Bộ Nội vụ thể hiện qua các tiêu chí và số liệu sau:

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo:

Biểu 2.1 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Bộ Nội vụ

Ngày đăng: 03/12/2024, 11:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN