1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích Định nghĩa vật chất của lê nin chứng minh năng lượng là vật chất”

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong thời đại phát triển một cách toàn diện của triết học Mác - Lênin, khái niệm vật chất được nhìn nhận là tất cả sự vật, thực thể, hiện tượng tồn tại một cách khách quan xun

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

…. …    

BÀI TẬP LỚN MÔN : TRIẾT HỌC MÁC – LÊ-NIN

ĐỀ 2: “ PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊ-NIN CHỨNG MINH NĂNG LƯỢNG LÀ VẬT CHẤT”

Họ và tên: Nguyễn Vương Thuỳ Linh

MSV: 11218880

Lớp: THMLN 33

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại phát triển một cách toàn diện của triết học Mác - Lênin, khái niệm vật chất được nhìn nhận là tất cả sự vật, thực thể, hiện tượng tồn tại một cách khách quan xung quanh con người, có nghĩa là sự tồn tại của nó không liên quan, dính líu đến ý thức con người, không bị dựa dẫm, phụ thuộc vào quan niệm con người Theo đó, vật chất là vô cùng, vô tận, không có bất kì một cái giới hạn nào được đặt

ra cho nó, nó tồn tại giữa muôn hình vạn trạng dưới những cấu trúc và thể thức khác nhau, có thể là tồn tại mà con người biết đến hoặc tồn tại chưa biết đối với con người Có thể là những vật chất tự nhiên hoặc là những vật chất tồn tại trong đời sống xã hội Vật chất tồn tại khổng lồ, chẳng hạn như các hành tinh, hoặc vô cùng nhỏ bé, li ti mà mắt thường không thể nào quan sát được là các hạt cơ bản như nguyên tử Có thể là những tồn tại mà con người có thể trực tiếp cảm nhận được một cách rõ rệt, hoặc cũng có thể là những tồn tại không thể nào mà trực tiếp cảm nhận được nhưng đó cũng là những tồn tại khách quan Vật chất với tư cách là thực thể tồn tại khách quan, không tồn tại cảm tính, ý là con người không thể dùng các giác quan để phân biệt, nhưng vật chất với tư cách là những dấu hiệu của tồn tại tường minh dưới những hình thức nhất quán thì tồn tại cảm tính.Và chỉ thông qua

đó, con người mới thực sự nhận thức được nó Điều này đã đặt ra câu hỏi:“ Năng lượng đóng vai trò thiết yếu trong sự vận động của thế giới hiện đại, là động lực thúc đẩy tất cả các quá trình vận hành và phát triển của sự vật, hiện tượng; liệu rằng

nó có thực sự là vật chất hay không ? ”

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng đi sâu vào phân tích định nghĩa của Lê-nin về vật chất và dựa vào tiêu chí vật chất mà định nghĩa đã đưa ra để chứng minh: Năng lượng chính là vật chất Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vật chất và năng

Trang 3

lượng, em đã mạnh dạn chọn Đề tài 2:“ Phân tích định nghĩa của Lê-nin về vật chất Chứng minh năng lượng là vật chất.”.

Bởi vì đây là lần đầu tiên làm bài tập lớn nên khó lòng tránh khỏi những sai sót

Em mong nhận được sự đóng góp tích cực, nhiệt tình từ thầy cô và các bạn

Trang 4

NỘI DUNG

I )Cơ sở lý luận

1.1) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước Karl Marx về phạm trù vật chất:

Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, từ thời cổ đại đến cận đại đều buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng thế giới, nhưng phủ nhận đặc tính "tự tồn tại" của chúng Chủ nghĩa duy tâm khách quan đã thừa nhận sự tồn tại hiện thực của tự nhiên, nhưng vẫn cho rằng nguồn gốc của nó là “ sự tha hóa ” của “tinh thần thế giới” Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng trung tâm nhất của mọi sự vật, hiện tượng là tồn tại chủ quan, tức là một hình thái ý tồn tại hoàn toàn khác của ý thức Vì vậy, về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người không thể hoặc chỉ có thể nhận thức được phần bóng, dáng vẻ hay nói cách khác là vỏ bọc của sự vật, hiện tượng Ngay cả quá trình nhận thức của con người, theo họ, cũng đơn giản chỉ là một quá trình ý thức đi “ tìm lại ” chính mình dưới một hình thức khác Như vậy, trên thực

tế, các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận đặc trưng tồn tại khách quan của vật chất Thế giới quan duy tâm gần gũi với thế giới quan tôn giáo và dẫn đến với thế giới thần linh

Chủ nghĩa duy vật trước Mác có tồn tại phải nói là rất nhiều định nghĩa, khái niệm

về vật chất, trong đó nổi bật nhất là các định nghĩa sau: Định nghĩa đầu tiên về vật chất cho rằng vật chất là một vật thể hữu hình đặc biệt nhất định Thứ nhất, trong chủ nghĩa duy vật cổ đại, chúng ta có một chủ nghĩa nhất nguyên Các nhà triết học

Hy Lạp cổ đại cho rằng dựa trên nhận thức trực quan và cảm tính: Mọi sự vật, hiện tượng và quá trình trên thế giới đều xuất phát từ một nguyên lý đầu tiên rõ ràng

Trang 5

Đây là lý do tại sao nó được gọi là quan điểm nhất nguyên Chúng ta có một vài ví

dụ điển hình, ví dụ: Thales nói rằng vật chất là nước, nước là nguyên tố đầu tiên, và

nó là nguồn gốc của mọi thứ trên thế giới Mọi thứ đều được sinh ra từ nước, và khi phân hủy, nó sẽ trở lại thành nước Sinh lão bệnh tử của vạn vật không ngừng biến đổi, chỉ có nước mới trường tồn mãi mãi Amaximenes từng nói: Vật chất là không khí, và không khí là nguồn gốc của vạn vật, thông qua sự tiêu tán hay ngưng tụ của

nó, không khí sinh ra vạn vật Đối với Heraclitus, vật chất là lửa, theo ông, cả thế giới, mọi vật riêng lẻ, thậm chí linh hồn đều đến từ lửa Một chủ nghĩa khác quan điểm về vật chất là “ Chủ nghĩa đa nguyên” Một số nhà triết học cho rằng thế giới

sự vật và hiện tượng được tạo ra bởi một số yếu tố vật chất đầu tiên, chẳng hạn như nhà triết học Hy Lạp cổ đại Empedel (490-430 TCN) và các trường phái triết học phi chính thống Truyền thống Lokayata của Ấn Độ cổ đại cho rằng bốn nguyên tố: đất, nước, lửa và gió tạo nên vạn vật, tứ đại này tồn tại vĩnh viễn, không tự sinh ra

và tự diệt Tương tự, Học thuyết Ngũ hành của triết học Trung Quốc cổ đại cho rằng năm yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tạo nên nguồn gốc của vạn vật Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Anaximandros đã đánh dấu một bước mới trong việc xác lập quan điểm duy vật: nền tảng đầu tiên của vạn vật trong vũ trụ là dạng vật chất, không chắc chắn, vô hạn và vĩnh cửu Theo ông, Apeiron luôn trong trạng thái chuyển động không ngừng, điều này tạo ra các mặt đối lập xung quanh nó như nóng và lạnh, khô và ướt, sự sống và cái chết.Như vậy trước đây thay vì định nghĩa vật chất theo đúng như bản chất của nó thì các nhà triết học khoa học lại đồng nhất

nó với một sự vật hay một nhóm sự vật Mãi cho đến khi, những tiến bộ quan trọng nhất là của Losip (500-440 TCN) và Democritus khi mà hai ông đã định nghĩa được vật chất được cấu thành từ nguyên tử hay nói cách khác vô số nguyên tử hợp lại để hình thành vật chất Như vậy gốc rễ của mọi vật chính là nguyên tử nguyên

tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia nhỏ hơn nữa có thể nói chúng gần như giống nhau về hình dáng, tư thế, kích thước và trình tự sắp xếp quy định tính muôn hình

Trang 6

muôn vẻ của mọi vật trên toàn thế giới Nguyên tử là thứ tồn tại vĩnh viễn không do bất kì ai tạo ra và cũng không tự nhiên mất đi Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều do sự kết hợp và phân hủy của các nguyên tử Theo lý thuyết này, vật chất được xác định theo định nghĩa Nghĩa toàn diện và phổ biến nhất không phải là vật thể cụ thể cảm tính năng động nhất mà là sự vật, hiện tượng, đối tượng rất rộng Sự phát triển mạnh mẽ của máy móc và công nghiệp vào thế kỷ XVII và XVIII,chú nghĩa duy vật Các nhà triết học, các nhà khoa học tự nhiên như Ga-li-lê Galileo Galilei,Baruch Spinoza,Baron d'Holbach, Denis Diderot thời kỳ Phục hưng và Cận đại ( thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ) vẫn sử dụng thuyết nguyên tử Isaac Newton tiếp tục nghiên cứu và khẳng định quan điểm duy vật Điều đặc biệt đó chính là những thành tựu đắt giá của Newton trong nền vật lý học cổ điển ( nghiên cứu cấu trúc và đặc tính nổi bật của các vật thể, đối tượng vật chất vĩ mô - mà bắt nguồn tính từ nguyên tử ) và chính việc vật lý học đã đã kiểm chứng được sự tồn tại thực

sự của nguyên tử càng giúp củng cố thêm quan niệm ở trên

Thời Cận đại, các quan niệm vể vật chất phản ánh một cách rõ nét nhất tư tưởng duy vật siêu hình máy móc về thế giới đồng thời do chưa thể hoàn toàn thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình nên khách quan mà nói thì nhìn một cách bao quát nhất thì các nhà triết học thời Cận đại đã không thể đưa ra những nhận định đúng đắn về triết học Họ đã đồng nhất vật chất với khối lượng thứ mà gần như không đổi đối với một sự vật nhất đinh Và những định luật, định lý thuộc về cơ học được xem như là chân lý không thể tuỳ ý thêm bớt và giải thích mọi hiện tượng trên thế giới đều dựa theo chuẩn mực thuần tuý của cơ học xem vật chất vận động trong không gian thời gian như những thể thức khác nhau và không có bất kì mối liên hệ nào giữa chúng… Bên cạnh đó cũng đã có những nhà triết học đã cố gắng vạch ra cái sai của hầu hết các nhà triết học lúc bấy giờ đồng thời cũng là để vạch ra cái sai của thuyết Nguyên tử ví dụ như René Descartes, Immanuel Kant, … nhưng con số

Trang 7

những nhà triết học dám vạch ra cái sai đó phải nói là rất ít, đếm trên đầu ngón tay nên căn bản cái nhìn cơ học về thế giới vẫn bất di bất dịch và cũng chưa đủ để đem lại một khái niệm hoàn toàn mới về phạm trù vật chất

1.2) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất:

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hàng loạt phát minh rất quan trọng đã được thực hiện trong ngành khoa học tự nhiên dựa trên vật lý học, đã mang lại cho con người những hiểu biết mới về cấu trúc và tính chất của vật chất trong lĩnh vực vi mô, về

cơ bản đã thay đổi quan niệm truyền thống về vật chất Năm 1895, Wilhelm Conrad Röntgen phát hiện ra rằng tia X có nguồn gốc từ nguyên tử trong khi ông tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua ống dây catot làm bằng thuỷ tinh Điều này chứng tỏ rằng nguyên tử không phải là một thứ hoàn toàn đơn giản Năm 1896, Antoine Henri Becquerel phát hiện ra rằng tính phóng xạ của nguyên tố Uranium là

do nguyên tử không ổn định Năm 1897, Joseph John Thomson phát hiện ra điện

tử khi đang nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không và chứng minh rằng điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử Kết hợp ba thành tựu trên đã chứng minh được rằng nguyên tử không phải là nhỏ nhất Năm

1901, Walter Kaufmann chứng minh rằng khối lượng của một electron không phải

là một hằng số, mà thay đổi theo tốc độ bay của electron, nhưng nó có thể phân ra

và chuyển hoá thành nhiều dạng khác nhau Thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng của Albert Einstein (1916) đã chứng minh rằng không gian, thời gian và khối lượng luôn thay đổi theo chuyển động của vật chất Tất cả những điều này đều mâu thuẫn với các khái niệm và tiêu chuẩn vật chất vào thời điểm đó và có ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh sau:

Trang 8

 Thứ nhất là các phát minh khoa học đã đem lại những biển chuyển sâu sắc và một bước tiến mới của loài người trong việc nhìn nhận giới tự nhiên, và chứng minh rằng: Nguyên tử không phải là phần tử bé nhỏ nhất, do đó nên không thể nào mà quy đổi vật chất về nguyên tử Vật chất với các thuộc tính luân chuyển luân hồi luôn luôn biến đổi, tất cả không ngừng được sinh ra và cũng không ngừng biến đổi để chuyển hoá thành những dạng khác tạo thành vòng tuần hoàn trong giới tự nhiên

 Thứ hai là những phát minh khoa học đó nó đối lập một cách gay gắt với những tư tưởng siêu hình máy móc đang nắm giữ vị trí chủ chốt trong khoa học lúc bấy giờ như xem vật chất là khối lượng, năng lượng, trọng lượng,

 Thứ ba là điều này đã gây ra khủng hoảng trong nhân sinh quan thế giới của các nhà triết học và khoa học tự nhiên, và làm cho các nhà khoa học “giỏi khoa học nhưng không giỏi triết học” chuyển từ chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc sang chủ nghĩa tương đối hoài nghi, và cuối cùng là quan điểm duy tâm về “sự tiêu tan của vật chất"

 Thứ tư là các nhà triết học duy tâm đã tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh các cuộc tấn công vào khái niệm vật chất Họ cho rằng nếu nguyên tử bị phá vỡ, tức là "vật chất tan biến", thì chủ nghĩa duy vật dựa trên quan niệm về vật chất cũng phải biến mất

Định nghĩa khoa học về vật chất, một mặt, trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc và khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên; mặt khác, kế thừa và tiếp tục phát triển những tư tưởng triết học của Marx và Friedrich Engels về sự đối lập giữa vật chất và ý thức, và sự thống nhất của tự nhiên và vật chất thế giới, về bản chất thế giới và tính thống nhất của vật chất, về tính phổ biến của phạm trù vật chất và sự tồn tại của vật chất ở dạng cụ thể

Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, có bốn vấn đề lớn đặt ra và cần được giải quyết

là thiết lập, sửa chữa và bù đắp những sai lầm của chủ nghĩa duy vật cũ, phản bác

Trang 9

và bác bỏ luận điệu của chủ nghĩa duy tâm, đồng thời theo sau đó là cần phải phát triển chủ nghĩa duy vật đưa ra một định nghĩa mới nhất và quan trọng nhất là giúp nền khoa học thoát khỏi sự bí bách, khủng hoảng Trước tình hình đó Vladimir Ilyich Lenin đã nhìn nhận ra rằng sự khủng hoảng của thế giới quan chỉ mang tính chất tạm thời không phải do vật chất tiêu biến mà là do nhận thức của con người có giới hạn nên chưa thể lý giải hết được sự vận động và biến đổi của thế giới khách quan đồng thời phê phán quan điểm sai lệch của chủ nghĩa duy tâm và phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Marx một cách toàn diện Vì lẽ đó năm

1908, Lênin đã đề xuất định nghĩa khoa học về vật chất Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan do cảm giác mang lại cho con người, được các giác quan của chúng ta sao chép, chụp ảnh, phản ánh và tồn tại độc lập với cảm giác

1.3) Quan điểm của chủ nghĩa Marx - Lenin về vật chất

Trên tinh thần tư tưởng của Karl Marx và Friedrich Engels đã tổng kết triết học kết hợp với những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế

kỷ XX và trên cơ sở quan điểm duy tâm phê phán và quan điểm siêu hình về vật chất, V.I.Lênin đã định nghĩa vật chất như sau: "Vật chất là một phạm trù triết học

Nó dùng để chỉ thực tại khách quan do các giác quan tạo ra cho con người, được sao chép, chụp ảnh, phản ánh và tồn tại độc lập với các giác quan "

Theo định nghĩa trên, chúng ta cần phân tích những nội dung cơ bản sau:

1.3.1) “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan”

"Vật chất" là phạm trù phổ biến và rộng nhất trong lý thuyết nhận thức vì thế: Phạm trù vật chất phải được xem xét theo quan điểm triết học, chứ không phải là xem xét theo bất kì quan điểm của lĩnh vực khoa học cụ thể nào Điều này sẽ giúp

Trang 10

chúng ta tránh nhầm lẫn các phạm trù vật chất trong triết học với các khái niệm vật chất thường được sử dụng trong khoa học cụ thể hoặc cuộc sống hàng ngày Vật chất không thể được định nghĩa theo phương pháp thông thường Về mặt nhận thức luận, Lênin chỉ có thể xác định phạm trù vật chất dựa trên mặt đối lập của nó, tức là ý thức (thông qua phương pháp xác định mặt đối lập)

Khi xác định vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, thì Lenin đã bỏ qua những đặc điểm riêng biệt, khác biệt, cụ thể, muôn màu, muôn vẻ, muôn hình vạn dạng của sự vật, hiện tượng, thay vào đó nhấn mạnh cái cơ bản nhất, nét chung nhất trong thế giới thực khách quan Đây là đặc điểm “tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan”, tồn tại bên ngoài ý thức của con người và không phụ thuộc với ý thức Tính chất này là dấu hiệu cơ bản để nhận dạng và phân biệt vật chất với ý thức Phạm trù vật chất trong định nghĩa này phải được hiểu là bao gồm tất cả những gì tồn tại và không phụ thuộc vào ý thức Do đó, vấn đề ở đây là vật chất với tư cách là một phạm trù triết học, nó nói chung lả thuộc về thực tại khách quan, là cái vô cùng, vô tận, không sinh ra và cũng không mất đi Còn vật chất với tư cách là một phạm trù khoa học cụ thể, tức là dạng tồn tại cụ thể của vật chất, nó có giới hạn, sinh ra, biến mất và biến đổi thành cái khác Là hình thức cụ thể của vật chất, chẳng hạn như quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Marx

Vì vậy, quan điểm đầu tiên của Lenin đã khắc phục hoàn toàn sai lầm cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Marx là quy vật chất thành một hay những sự vật cụ thể và đẩy chủ nghĩa duy vật sang một bước tiến mới Trước yêu cầu của các phát minh khoa học mới nhất, cơ sở khoa học thứ hai của chúng để nhận thức vật chất dưới hình thái xã hội là quan hệ sản xuất là cơ sở hạ tầng hình thành quan hệ vật chất, là

cơ sở hình thành quan hệ tư tưởng, kiến trúc thượng tầng Điều này khẳng định vật

Ngày đăng: 02/12/2024, 19:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w