Một số nghi ngờ liệu nó có thực sự là một chính sách kinh tế theo đúng nghĩa hay chỉ là một nhóm các biện pháp liều lĩnh để chiến thắng nội chiến bằng mọi giá, số còn lại thì xem cộng sả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ HỌC
BỘ MÔN: LỊCH SỬ KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ BÀI:
PHÂN TÍCH, SO SÁNH CHÍNH SÁCH CỘNG SẢN THỜI CHIẾN VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI (NEP) GIẢNG VIÊN: TS ĐỖ QUỲNH ANH
LỚP HỌC PHẦN : LỊCH SỬ KINH TẾ_01
THÀNH VIÊN NHÓM :
1 Nguyễn Thanh Hằng (nhóm trưởng) – Mã SV: 11222098
2 Ngô Tuấn Đức – Mã SV: 11221369
3 An Thảo Trang – Mã SV: 11226325
4 Nguyễn Phương Anh – Mã SV: 11220424
5 Nguyễn Phan Hiển – Mã SV: 11222274
Trang 2MỤC LỤ
CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỘNG SẢN THỜI CHIẾN 3
I Hoàn cảnh ra đời 3
II Nội dung chính sách 3
III Tác động 4
CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI NEP 5
I Hoàn cảnh ra đời 5
II Nội dung chính sách 5
III Tác động 6
CHƯƠNG III: SO SÁNH 2 CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỘNG SẢN THỜI CHIẾN VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI NEP 8
CHƯƠNG IV: VẬN DỤNG, BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3PHẦN I : CHÍNH SÁCH CỘNG SẢN THỜI CHIẾN
1 Hoàn cảnh
Sau sự thành công của hai cuộc cách mạng Tháng Hai và Tháng Mười lịch
sử, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế và đế quốc Nga, với khí thế khẩn trương, hào hứng, chính quyền Nga Xô viết đã vạch ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế dựa trên “Luận cương tháng Tư” của Lenin
Tuy nhiên mọi chuyện lại không diễn ra thuận lợi như như vậy Do những mâu thuẫn, xung đột về ý thức hệ, những nước đế quốc phương Tây lo sợ làn sóng cộng sản lan rộng, và dẫn đến sự giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi xiềng xích, tước đi giá trị thặng dư của giới tinh hoa trong
xã hội phương Tây nên đã hậu thuẫn cho tàn dư của chế độ, giai cấp thuộc đế quốc Nga cũ nhằm bóp chết nhà nước Nga Xô viết còn non trẻ Kết quả là nội chiến xảy ra vào cuối năm 1918, đẩy đất nước vốn đã kiệt quệ sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất vào khó khăn chồng chất Trước tình hình đó, Lenin
đã nêu lên khẩu hiệu: "Tất cả cho tiêu diệt kẻ thù" và thi hành chính sách
"Cộng sản thời chiến", một chính sách gây ra rất nhiều tranh cãi cho các
nhà sử học sau này Một số nghi ngờ liệu nó có thực sự là một chính sách kinh tế theo đúng nghĩa hay chỉ là một nhóm các biện pháp liều lĩnh để chiến thắng nội chiến bằng mọi giá, số còn lại thì xem cộng sản thời chiến như một
nỗ lực để ngay lập tức hiện thực hóa nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, mang lại một sự tăng trưởng tức thì trên diện rộng trong đầu ra của nền kinh tế
2 Nội dung
- Tất cả nền công nghiệp được quốc hữu hóa, áp dụng từ những xí nghiệp
vừa và nhỏ, có từ 5 công nhân trở lên (nếu có động cơ) và 10 công nhân trở lên dù không có động cơ với cơ chế quản lý tập trung nghiêm ngặt
- Giới thiệu phương thức độc quyền nhà nước về ngoại thương kết hợp với
phương thức tập trung, cấm buôn bán trao đổi sản phẩm trong nền kinh
Trang 4tế, áp dụng chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng hiện vật với lương thực và phần lớn hàng hóa
- Trưng thu lương thực thừa của nông dân để ưu tiên cho quân đội và thành
thị, tức người dân làm được bao nhiêu phải nộp cho nhà nước, đến kì hạn mới được đến nhận thóc, dẫn đến sự bất công bằng do thực trạng dù làm
ít hay nhiều thì những người dân trên cùng một đồng ruộng vẫn được phát một lượng lương thực bằng nhau
- Đặt chế độ làm việc nghiêm khắc, kỷ luật nghiêm đối với người lao động,
đình công có thể bị xử bắn và áp đặt nghĩa vụ lao động công ích cho
"tầng lớp không lao động".
3 Tác động
Trong điều kiện tất cả các cơ chế và quan hệ kinh tế thông thường đều đã bị chiến tranh phá hoại, nhờ thực hiện Chính sách “Cộng sản thời chiến” mà Nhà nước Nga Xô viết mới có thể huy động tối đa mọi nguồn của cải, nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài
Mặc cho những vai trò to lớn kể trên, chính sách này đã đẩy nền kinh tế nước Nga vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng sau đó Những người nông dân
từ chối hợp tác trong sản xuất lương thực, công nhân bắt đầu di cư từ thành phố xuống nông thôn để tìm kiếm cơ hội nuôi sống bản thân, từ đó làm giảm khả năng giao thương công bằng của hàng hóa công nghiệp để đổi lấy thức
ăn Thị trường chợ đen xuất hiện ở Nga, đồng Rúp bị thay thế bằng hệ thống trao đổi ngang giá Đến năm 1921, nền công nghiệp nặng đã giảm còn 20%
so với năm 1913, ngành giao thông vận tải bị tê liệt vì thiếu than, thiếu phương tiện, 90% tiền lương là "trả bằng thức ăn" , 70% đầu máy nằm trong tình trạng cần sửa chữa Trưng thu lương thực, cùng với hiệu ứng 7 năm chiến tranh và hạn hán, mất mùa đã đóng góp vào nạn đói dẫn đến cái chết của từ 3 đến 10 triệu người
Trang 5Hệ quả tất yếu sau đó một chuỗi các cuộc đình công của công nhận và nổi loạn của nông dân đã xảy ra khắp đất nước Bước ngoặt xảy ra khi những thủy thủ ở Kronstadt cũng đứng dậy nổi loạn, đây là nơi đóng trụ sở của Hải quân Nga và căn cứ của Hạm đội Baltic hùng mạnh bảo vệ lối vào thành phố Leningrad, ngày nay là Saint Petersburg vào đầu tháng 3 năm 1921 Cuộc nổi loạn đã khiến Lenin sửng sốt, vì những thủy thủ Kronstadt là một trong những lực lượng ủng hộ Bolshevik mạnh mẽ nhất xuyên suốt thời kì chiến tranh
PHẦN II : CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI NEP
1 Hoàn cảnh
Sau 7 năm chiến tranh và nội chiến kéo dài, nước Nga gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn hàng hóa, đặc biệt là vấn đề lương thực thực phẩm, trực tiếp ảnh hưởng tới chính trị - xã hội Chính sách cộng sản thời chiến của đất nước không còn phù hợp với tình hình mới, tạo ra bất mãn trong xã hội và phần nào dẫn tới bất đồng, thiếu đoàn kết trong nội bộ Đảng Bolshevik do kéo dài việc cấm buôn bán trao đổi, thu hẹp phạm vi lưu thông hàng hóa, xóa bỏ quan hệ hàng hóa – tiền tệ
Trong quan hệ quốc tế, mặc dù nước Nga đã tuyên bố thành lập đất nước và
đi lên CNXH, chưa có một nước tư bản nào công nhận và thành lập quan hệ ngoại giao với Nga mà còn cấu kết nhiều thành phần phản động trong nước gây ra nhiều cuộc bạo loạn mới Giữa những khó khăn trên, năm 1921, Lenin thay thế chính sách trưng dụng lương thực bằng một loại thuế, báo hiệu sự thay đổi trong chính sách Đến tháng 3 cùng năm, Đảng Bolshevik Nga đã chính thức thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP)
2 Nội dung
Chính sách Kinh tế mới đã đưa ra một chính sách kinh tế thị trường định hướng hơn nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước, thứ đã bị thiệt hại nặng nề từ
1915 Chính phủ đã hủy bỏ một phần việc quốc hữu hóa hoàn toàn ngành
Trang 6công nghiệp trong thời kỳ 1918 tới 1921 và xây dựng một hệ thống kinh tế hỗn hợp, cho phép các cá nhân trong nền kinh tế có nhiều quyền sở hữu hơn
Chính sách chủ yếu về 3 lĩnh vực đang gặp vấn đề lớn là nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ
* Nông nghiệp:
Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế lương thực với nhà nước, nông dân được toàn quyền sử dụng đối với phần lương thực dư thừa, điều này kích thích, khích lệ tinh thần nhân dân tham gia sản xuất Lúc đầu, thuế này được trả bằng hiện vật, nhưng khi tiền tệ trở nên ổn định hơn vào năm 1924, nó đã được chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt
* Công nghiệp:
Tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ với quy mô dưới 20 công nhân được đặt dưới
sự kiểm soát của Nhà nước chuyên chính vô sản Đối với những người sản xuất cá thể, nhà nước Xô Viết chủ trương thông qua việc giúp họ tạo ra các lợi ích lớn hơn so với làm ăn cá thể để thu hút họ vào các hợp tác xã
- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
- Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp nặng, giao
thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương
- Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, đổi mới cơ chế quản lí sản xuất
công nghiệp, từng bước đưa các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế
* Trong thương nghiệp và tiền tệ:
- Cho phép tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy
mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn
- Cải cách tiền tệ và chính thức phát hành đồng rúp vào năm 1924
Trang 73 Tác động
- Chính sách Kinh tế Mới đã giải quyết các vấn đề cấp thiết của nước Nga
lúc bấy giờ: nông nghiệp giải quyết nạn thiếu lương thực, công nghiệp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng, thương nghiệp đẩy mạnh hoạt động buôn bán và tiền tệ thống nhất các vùng miền trên cả nước Những kết quả tích cực của nó đã khiến nhân dân phấn khởi, tăng thêm niềm tin vào chế độ, tích cực tham gia sản xuất, phục hồi nhanh chóng nền kinh tế
và giúp nước Nga thoát khỏi khủng hoảng Kết quả là chỉ sau vài năm, nền kinh tế đã đã có dự trữ tích lũy, chính trị xã hội được ổn định, sản xuất nông nghiệp tăng 40% sau hạn hán và nạn đói năm 1921–1922, sản xuất công nghiệp vượt mức trước chiến tranh vào năm 1926
- Chính sách Kinh tế mới đã đánh dấu một bước phát triển mới về lý thuyết
nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan tâm tới lợi ích kinh tế cá nhân Bắt đầu từ những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình nền kinh tế xã hội
- Chính sách Kinh tế mới đã củng cố khối liên minh công nông, chỗ dựa
của chính quyền Xô Viết Trên cơ sở từng bước thắng lợi đó, các dân tộc
đã liên minh với nhau để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Từ bối cảnh đó, tháng 12 năm 1922, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời
Trang 8PHẦN III : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỘNG SẢN THỜI CHIẾN VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI NEP
CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỘNG SẢN THỜI
CHIẾN
CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI NEP
- Nhà nước nắm quyền kiểm soát mọi
hoạt động, phần lớn là ngân hàng, mỏ
quặng, nhà máy, đường sắt
- Nhà nước nắm quyền các ngành quan
trọng như giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương, công nghiệp nặng
- Nông dân phải nộp phần lớn lương thực
về cho nhà nước để phân phối cho quân
đội và người nghèo, cấm buôn bán trao
đổi hàng hóa, sử dụng chế độ tem phiếu
- Lương thực và hàng hóa được phân chia
theo tỉ lệ 4:3:2:1 lần lượt cho công nhân
ở làm việc ở điều kiện nguy hiểm, công
nhân làm công việc tay chân nặng nhọc,
công nhân làm công việc nhẹ và chuyên
gia
- Nông dân chỉ cần đóng thuế lương thực
10% và được toàn quyền sử dụng đất đai, lương thực của họ, mua bán, trao đổi hàng hóa theo nhu cầu
- Cải cách tiền tệ, phát hành đồng Rúp
mới, khôi phục các chợ, đẩy mạnh giao lưu giữa thành thị, nông thôn
Trang 9- Các doanh nghiệp không được tư nhân
hóa và bị coi là điều bất hợp pháp
- Kỷ luật được áp dụng với công nhân,
nếu sử dụng hình thức bãi công có thể
bị giết
- Những người thất nghiệp phải làm khổ
sai nặng nhọc
- Tư nhân được phép mở xí nghiệp vừa
và nhỏ dưới sự quản lý của nhà nước
PHẦN IV : BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC HIỆN NAY
- Đối với các nước trên thế giới: NEP là bài học sâu sắc cho các nước
XHCN trong sự nghiệp xd KT, XH Cho đến nay, nó vẫn có giá trị, nhất
là đối với các nước đang thực hiện công cuộc cải cách KT, XH Năm
1923, Hồ Chí Minh đến Liên Xô, Người đã chứng kiến hiệu quả tích cực của NEP và những thành quả bước đầu của nhân dân Xô viết trên con đường xây dựng một chế độ xã hội mới Thấm nhuần tư tưởng của Lênin, Người xác định: trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nền kinh tế còn tồn tại bốn hình thức sở hữu chính:
“Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân
Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động
Sở hữu của người lao động riêng lẻ
Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”
- Bác vạch rõ bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là phải qua nhiều
bước “bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh”, “bước nào vững
chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”.
Trang 10- Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và NEP nói riêng,
Đảng khẳng định: “Phải vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng của Lênin về chính sách kinh tế mới, về chủ nghĩa tư bản nhà nước, sáng tạo nhiều hình thức quá độ, những nấc thang trung gian đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, cụ thể để đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc” Từ nhận thức đúng đắn, khoa học, Đảng, Nhà nước ta
đã đề ra những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với từng chặng đường, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới
- Trước hết, Đảng ta đã đặt đúng vị trí vấn đề nông dân và kinh tế nông
nghiệp “Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp
là mặt trận hàng đầu” là quan điểm chính trị nhất quán được thực hiện
từ Đại hội V của Đảng đến nay Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, c/sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân Tiêu biểu là mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm người lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp, đổi mới quản lí nông nghiệp
- Đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Nền kinh tế nước ta
trong thời kì quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần, đã được nhận thức
từ đại hội 6 của Đảng và được tiếp tục hoàn thiện bổ sung các biện pháp chính sách như giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế NN, khuyến khích phát triển và định hướng thành công nền kinh tế tư nhân theo quỹ đạo CNXH, sử dụng CNTB nhà nước và phát triển kinh tế vốn đầu tư nước ngoài
- Chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấp san nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN Đảng ta chủ trương đổi mới cơ chế quản lý “Xóa bỏ triệt để cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có
Trang 11sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Cộng sản thời chiến, vi.wikipedia.org/wiki/Cộng_sản_thời_chiến
2 Chính sách kinh tế mới (Liên Xô),
vi.wikipedia.org/wiki/Chính_sách_kinh_tế_mới_(Liên Xô)
3 Vũ Văn Phúc (2010), Từ chính sách “Cộng sản thời chiến” đến chính sách kinh tế mới, https://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/chinh-sach-kinh-te-moi-cua-vi-lenin-va-y-nghia-cua-no-trong-tinh-hinh-hien-nay.html
4 (2021), Chính sách Kinh tế mới của V.I Lênin và ý nghĩa của nó trong tình hình hiện nay, https://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/chinh-sach-kinh-te-moi-cua-vi-lenin-va-y-nghia-cua-no-trong-tinh-hinh-hien-nay.html
5 Max, Dhania, Iqbal et al (2016), SECTION 3 - War Communism & New Economic Policy, https://1917-russianrevolution.weebly.com/blog/section-3-war-communism-new-economic-policy