1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

14 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Lịch Sử Các Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngần
Người hướng dẫn PGS.TS. Đào Tuấn Thành
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 562,9 KB

Nội dung

Từ đó, phân tích những tác động và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đối với thế giới nói chung và chủ nghĩa tư bản nói riêng.. Thông qua việc trình bày bối cảnh lịch sử

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA: LỊCH SỬ

BÀI TIỂU LUẬN

LỊCH SỬ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀI SỐ 1

Giảng viên: PGS.TS Đào Tuấn Thành Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Ngần

Lớp: K70B MSV: 705602096

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa của chủ đề

Trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, con người luôn sáng tạo ra những công cụ lao động ngày càng tinh vi và hoàn hảo để chinh phục thế giới tự  nhiên, phục vụ cuộc sống con người ngày một tốt hơn Nhờ vậy, trình độ phát triển khoa học, kĩ thuật của loài người ngày càng tiến bộ

Các cuộc CMCN từ giữa TK XVIII đến nay dựa trên nền tảng những sự tiến

bộ của khoa học công nghệ, là bước đột phá đánh dấu sự dịch chuyển trình độ phát triển của văn minh nhân loại từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp và văn minh tri thức

Công nghệ đã thay đổi thế giới theo nhiều cách, nhưng có lẽ không có thời

kỳ nào mang lại nhiều thay đổi hơn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ  hai Từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các thành phố phát triển, các nhà máy mọc lên và cuộc sống của người dân được điều chỉnh bởi đồng hồ chứ  không phải mặt trời

2 Mục tiêu của chủ đề

Nghiên cứu bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai Từ đó, phân tích những tác động và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đối với thế giới nói chung và chủ nghĩa tư bản nói riêng

3 Nhiệm vụ của chủ đề

Trang 3

Thông qua việc trình bày bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, bài viết sẽ đưa ra nhìn nhận khách quan về những thành tựu cũng như tác động và hệ quả của cuộc cách mạng lần thứ hai tới thế giới nói chung và chủ nghĩa tư bản nói riêng

NỘI DUNG

1 Trình bày bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ  hai

1.1 Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trước chủ nghĩa phong kiến; chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

Vào thế kỉ XVI, trong lòng chế độ phong kiến Tây Âu đã hình thành những tiền đề kinh tế - xã hội và tư tưởng cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản 1.1.1 Tiền đề kinh tế 

Từ thế kỉ XI, ở nhiều nước phong kiến Tây Âu đã diễn ra mạnh mẽ quá trình sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để bán trên thị trường Sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên hai điều kiện:

 Một là, có sự phận công lao động xã hội với sự chuyên môn hóa cao hơn, nhu cầu tiêu dùng phong phú, việc trao đổi sản phẩm ra đời

 Hai là, có chế độ tư hữu hoặc các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất làm cho người sản xuất độc lập, tự quyết định và có quyền trao đổi sản phẩm

Sản xuất hàng hóa có ưu điểm là thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội, đẩy mạnh quá

Trang 4

trình xã hội hóa sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất, từ đó, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tư bản

Trong quá trình phát triển, hình thức tổ chức sản xuất kiểu phường hội phong kiến đã không theo kịp yêu cầu của sản xuất Hình thức quản lý sản xuất mới là công xưởng thủ công tập trung và phân tán ra đời để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa Yêu cầu nguyên liệu, lương thực, thực phẩm của thành thị và các công xưởng thủ công ngày càng lớn, càng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Các hình thức trang trại nông nghiệp hình thành Hàng hóa là sản phẩm do kết quả lao động của con người và nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi Trong giai đoạn đầu của nhân loại, con người trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác Quá trình lịch sử  lâu dài của lưu thông hàng hóa, người ta tìm thấy vàng bạc là kim loại quý, dễ làm vật ngang giá chung Từ đó tiền tệ ra đời Tiền là thước đo giá trị, là phương tiện lưu thông, cất trữ và thanh toán

Sự phát triển của sản xuất hàng hóa dưới tác động của quy luật giá trị đã làm xuất hiện kiểu sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa với giai cấp tư sản dần dần hình thành

1.1.2 Tiền đề xã hội

Sau ba phát hiện của địa lý thế giới (đường vòng ven biển châu Phi 1445  – 1490; tìm ra châu Mỹ 1492 – 1500; tìm ra đường vòng quanh thế giới 1519 –  1522), chủ nghĩa tư bản ra đời Do nhu cầu trao đổi hàng hóa, xâm lược các

“vùng đất mới” cùng hàng loạt những tiến bộ kỹ thuật hàng hải, khai mỏ, nấu quặng, chế tạo súng, làm cho sản xuất hàng hóa ở Tây Âu phát triển nhanh Quá trình tập trung sản xuất và tích lũy tư bản vào số ít người cùng quá trình biến ngưởi lao động thành người làm thuê ngày càng tăng Đặc biệt, tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa bằng bạo lực thúc đẩy chủ nghĩa tư bản ra đời nhanh chóng Những biện pháp điển hình của tích nguyên thủy tư bản là tước đoạt những người sản xuất nhỏ, nhất là nông dân, đuổi họ ra khỏi ruộng đất của mình, tăng thuế, cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen

Trang 5

Điều đó đã khiến cho nông dân mất ruộng, thợ thủ công, bổ sung vào đội quân làm thuê ngày càng đông dẫn đến sự phát triển của các công xưởng thủ công sản xuất hàng hóa

Giai cấp tư sản gồm những nhà tư bản, sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và

sử dụng lao động làm thuê đang dần hình thành, mâu thuẫn gay gắt với địa chủ phong kiến

Trong nội bộ quý tộc có sự phân hóa thành quý tộc tư sản hóa Giai cấp tư  sản Tây Âu hình thành, dương cao ngọn cờ độc lập, lôi kéo nông dân chống chế 

độ phong kiến Cuộc khởi nghĩa chống phong kiến nổ ra liên tục và lan rộng ở  nhiều nước Tây Âu

1.1.3 Tiền đề về chính trị - tư tưởng

Từ thế kỉ XVI, các tiền đề tư tưởng ra đười chủ nghĩa tư bản hình thành Một nền văn hóa mới của giai cấp tư sản đã xuất hiện, đối lập gay gắt với hệ tư  tưởng văn hóa phong kiến Đó là nền văn hóa Phục Hưng và phong trào cải cách tôn giáo Thực chất đây là mặt trận tư tưởng của cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản

Chế độ phong kiến đã chín muồi trong lòng nó những tiền đề hình thành chủ nghĩa tư bản Châu Âu đang chuẩn bị bước vào thời kì cách mạng tư sản và xác lập chủ nghĩa tư bản Các cuộc cách mạng ở Hà Lan (1579 – 1609), cách mạng tư sản Anh (1640 – 1688), cách mạng tư sản Mỹ (1776 – 1781), cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794), diễn ra dồn dập Các cuộc cách mạng tư sản thành công cùng với cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh trong thế kỷ XVIII làm cho chủ nghĩa tư bản hình thành và nhanh chóng trở thành hệ thống trên thế giới

1.2 Bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa)

Từ thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển tương đối hòa bình ở giai đoạn cạnh tranh Chủ nghĩa tư bản đã dùng mọi thủ đoạn để thỏa mãn nhu cầu, mục đích của mình như bóc lột lao động làm thuê, tăng cường độ lao động, mở rộng sản xuất Quá trình đó cũng làm gay gắt thêm mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa

tư bản, đó là mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản

Trang 6

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, C.Mác và Ph.Ăngghen đã

dự báo rằng: cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền

Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch

sử mới của thế giới V.I.Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới là chủ nghĩa tư bản độc quyền, đồng thời V.I.Lênin xác định bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền qua năm đặc điểm kinh tế cơ  bản của nó

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ ngĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc)

1.3 Cuộc cách mạng lần thứ nhất bộc lộ nhiều hạn chế 

Sau gần một thế kỉ tiến hành công nghiệp hóa, những phát minh kĩ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bộc lộ nhiều hạn chế, nhu cầu mới

về máy móc, cung cấp nguồn năng lượng để gia tăng sức cạnh tranh giữa các đế  quốc trên thế giới, đã tác động đến sự ra đời của cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai

1.4 Sự gia tăng dân số, mở rộng đất đai, yêu cầu kết nối thông tin nhanh chóng

Dân số Mỹ và châu Âu liên tục gia tăng trong những năm cuối thế kỉ XIX  – đầu thế kỉ XX (Mỹ: từ năm 1870 đến 1920, dân số đã tăng từ 38,5 triệu người lên tới 106,02 triệu người; Châu Âu: từ năm 1870 – 1920, dân số cũng tăng từ  318,62 triệu người lên tới 477,21 triệu người, tăng trung bình 3,17 triệu người/năm)

Do sự bùng nổ dân số này nên nhu cầu sản xuất ra những loại vật liệu mới, năng lượng mới, vật liệu mới để phục vụ cuộc sống của con người cũng đặt

ra yêu cầu thúc đẩy một cuộc cách mạng khoa học mới ra đời

1.5 Những thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học (hóa học, vật lí học, sinh học )

Vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ phát triển cao Nhờ những phát minh khoa học trong các lĩnh

Trang 7

vực Vật lí, Hóa học, Sinh học, con người đã đi sâu khám phá được nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên, phục vụ nhu cầu sống ngày càng cao của mình

2 Phân tích tác động và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ  hai đối với thế giới nói chung và chủ nghĩa tư bản nói riêng

2.1 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và phát triển vượt bậc trên cơ sở ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó nền tảng tư duy khoa học có những thay đổi căn bản liên quan đến những phát minh khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ  điện Do sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính hệ thống đã đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội Như vậy, quá trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ

Nguyên nhân chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là do: tài nguyên thiên nhiên, nguồn cung lao động dồi dào, chính sách mạnh mẽ của chính phủ, nguồn năng lượng mới, đường sắt và các nhà phát minh, phát minh của Mỹ Nhập cư cũng là nguyên nhân chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai vì ngày càng có nhiều người mới đến bằng đường biển, họ mang theo những ý tưởng và phát minh mới và được lan truyền nhanh chóng Các nhà phát minh cũng có đóng góp to lớn cho mục tiêu này bởi vì họ đã cung cấp cho thế  giới những cách thức mới để thực hiện công việc khiến hầu hết mọi thứ trở nên

dễ dàng và dễ tiếp cận hơn đối với mọi người trong việc tạo ra và tạo ra các sản phẩm mới

Giao thông vận tải là một bước đột phá lớn trong thời gian này Nó liên kết các cộng đồng lại với nhau, bên cạnh đó hàng hóa có thể được vận chuyển một cách dễ dàng hơn Hệ thống giao thông mới cũng mở ra một thị trường mới cho nông dân, cho phép họ bán sản phẩm của mình không chỉ cho hàng xóm và người dân trong thành phố của họ mà còn cho những người ở khắp các vùng biển và trên toàn thế giới

Nhiều phát minh mới đã góp phần mang lại lợi ích cho cuộc cách mạng này Một đóng góp lớn là điện thoại, được phát minh bởi Alexander Graham

Trang 8

Bell vào năm 1876 Điều này giúp mọi người có thể liên lạc trên toàn thế giới thay vì phải mất nhiều ngày để gặp họ hoặc chờ đợi một lá thư đến tay họ Sau

đó vào năm 1879, Thomas Edison đã phát minh ra bóng đèn Điều này giúp bạn

có thể làm hầu hết mọi việc vào ban đêm, cho phép mọi người không chỉ làm việc cả ngày mà còn tiếp tục làm việc vào ban đêm để hoàn thành những gì họ

đã bắt đầu Mọi việc có thể làm vào ban ngày giờ đây cũng có thể được thực hiện vào ban đêm sau khi mặt trời đã lặn Một phát minh đáng kinh ngạc khác là vào năm 1903 khi anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay đầu tiên bằng máy bay có người lái chạy bằng động cơ Mỗi phát minh mới đều làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng và thú vị hơn trong thời đại này Vì tất cả những phát minh

và ý tưởng mới này, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chắc chắn sẽ phải được tóm tắt là một thời kỳ tích cực, có lợi cho mọi người

2.2 Tác động và hệ quả của cuộc cách mạng thứ hai tới thế giới

2.2.1 Tích cực

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, về nhiều mặt, là sự tiếp nối của cuộc cách mạng đầu tiên Trong nhiều ngành công nghiệp có sự liên tục trực tiếp Tuy nhiên, nó khác với người tiền nhiệm ở một số khía cạnh quan trọng Đầu tiên, nó có tác động trực tiếp đến tiền lương thực tế và mức sống, vốn

đã tăng lên đáng kể từ năm 1870 đến năm 1914 Tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và năng suất rõ ràng hơn nhiều so với bất kỳ tiến bộ công nghệ nào gắn liền với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Nó làm tăng đáng kể tác động trực tiếp của tiến bộ công nghệ đối với cuộc sống hàng ngày và tiêu dùng hộ gia đình

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất (điện, động cơ đốt trong, hóa chất, sản xuất hàng loạt); cơ khí –  nửa tự động hóa (nền sản xuất điện – cơ khí); kỷ nguyên của đường sắt; ngành công nghiệp mới (điện), sự phát triển đột phá của ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp ô tô, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp giải trí,

Cuối cùng, bằng cách thay đổi mối quan hệ giữa kiến thức về tự nhiên và cách nó ảnh hưởng đến thực tiễn công nghệ, nó đã thay đổi một cách không thể đảo ngược cách thức công nghệ Khi làm như vậy, những gì đã học được và làm

Trang 9

được trong những năm này đã mở đường cho nhiều cuộc cách mạng công nghiệp sắp tới

2.2.2 Tiêu cực

Sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng các nhà máy dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đô thị Ô nhiễm không chỉ có trong các nhà máy; khi mọi người đổ xô đến các thành phố, điều kiện sống trở nên tồi tệ vì các nguồn tài nguyên đô thị bị quá tải

Nước thải chảy tràn trên đường phố ở một số thành phố trong khi các nhà sản xuất đổ chất thải từ các nhà máy xuống sông Nguồn cung cấp nước không được kiểm tra và bảo vệ như ngày nay Kết quả là, các quy định và luật đã được ban hành để bảo vệ người dân

Mặc dù đó là thời kỳ của quá trình tiến bộ và đổi mới chưa từng có khiến cho một số người trở nên giàu có, nhưng nó cũng khiến nhiều người rơi vào tình trạng nghèo đói, tạo ra hố sâu xã hội giữa tầng lớp thượng lưu và tầng lớp lao động trung lưu

Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thoát nước ở các thành phố cùng với hoạt động thông qua luật an toàn nước, sức khỏe cộng đồng đã được cải thiện đáng kể và tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm đã giảm Tuy nhiên, sức khỏe tổng thể của tầng lớp lao động giảm tốc và do phải làm việc nhiều giờ trong điều kiện khắc nghiệt và không lành mạnh của các nhà máy

Trong khi Cách mạng công nghiệp lần thứ hai có những tác động tích cực sâu rộng, thì không thể không kể tới một hậu quả tiêu cực là thái độ đối với lao động trẻ em Giống như nhiều hoạt động kinh doanh khác, lao động trẻ em không được kiểm soát đã gia tăng trong các nhà máy trong thời kỳ này Các gia đình nghèo khó thường buộc phải gửi con đi làm để giúp đỡ gánh nặng tài chính Trẻ em, mới 8 tuổi và đôi khi còn nhỏ hơn, đã làm việc với mức lương thấp trong điều kiện làm việc khắc nghiệt Vào đầu thế kỷ này, ước tính có hơn một triệu trẻ em được làm việc trong các nhà máy

2.3 Tác động của cuộc cách mạng lần thứ hai với tới các nước tư bản Cách mạng công nghiệp lần thứ hai này lan rộng quy mô sang các nước tư  bản hơn so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, không chỉ ở Mỹ, ở  Châu Âu và mà cả Nhật Bản

2.3.1 Mỹ

Trang 10

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu ở Mỹ thay vì nước Anh như cuộc cách mạng lần thứ nhất vì:

Thứ nhất, dân số Mỹ tăng trưởng liên tục từ nhiều nguồn (sinh đẻ tự  nhiên, nhập cư, ); năm 1870 – 1920 tăng từ 38,55 triệu lên 106,02 triệu, so sánh với Châu Âu (318,62 triệu tăng lên 477,21 triệu người)

Thứ hai, lãnh thổ Mỹ mở rộng về phía Tây (Thái Bình Dương), về phía Nam (chiến tranh với Mexico; lãnh thổ Mỹ hơn 9,6 triệu km2 Chính vì vậy mà nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú của Mỹ đã cung cáp nguyên liệu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (dầu mỏ, than, sắt)

Thứ ba, Mỹ là nước tiên phong trong ngành công nghiệp sợi bông (máy tách hạt bông)

Thứ tư, luật pháp ở Mỹ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các nhà khoa học từ  khắp nơi trên thế giới đã di cư tới Mỹ vì thế tốt nên số lượng phát minh khoa học, kĩ thuật ngày càng nhiều

Vì những nguyên nhân trên mà Mỹ chính là nước khởi nguồn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai Vì thế, Mỹ cũng là nước chịu nhiều tác động nhất từ cuộc cách mạng này

Chỉ trong vòng vài thập kỷ, Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển đổi Hoa Kỳ từ một xã hội chủ yếu là nông nghiệp nông thôn sang một nền kinh

tế công nghiệp đang nổ tập trung ở các thành phố lớn Vì các vùng nông thôn hiện đã được kết nối với các thị trường đô thị lớn bằng mạng lưới giao thông phát triển tốt nên việc mất mùa không còn khiến họ rơi vào cảnh nghèo đói nữa Tuy nhiên, đồng thời, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm giảm đáng

kể tỷ lệ dân số làm nông nghiệp Trước đây là một xã hội nông nghiệp, nước Mỹ chuyển dịch sang các nhà máy lớn ở thành thị Giá tiêu dùng thấp hơn và điều kiện sống tốt hơn đã dẫn đến những thay đổi kinh tế và xã hội mạnh mẽ

Mỹ trở thành thị trường lớn nhất thế giới về hàng công nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở 

Mỹ từ năm 1870 đến năm 1914 Khi Mỹ mở rộng về phía Tây, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào như than, sắt, đồng, chì, gỗ và dầu mỏ đã trở nên sẵn có Nước Mỹ cũng chứng kiến sự bùng nổ của công nhân nhập cư (14 triệu người) giúp cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy công nghiệp lớn trong suốt thời kỳ này Do đó, do sản xuất hàng hóa tăng lên nên Mỹ trở thành thị trường lớn nhất cho hàng hóa công nghiệp

Sự tăng trưởng và đổi mới chưa từng có của thời đại đã dẫn đến sự giàu

có to lớn cho một số người và đẩy những người khác vào cảnh nghèo đói Sự  phân chia xã hội sâu sắc giữa tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu Điều này

đã góp phần làm gia tăng khoảng cách, sự phân biệt giai cấp giữa người nghèo

Ngày đăng: 02/12/2024, 13:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w