Bị đánh đuổi, Mỹ đã dựng lên “Sự kiệnVịnh Bắc Bộ”.Ngày 4/8/1964, Mỹ đã cố tình vu cáo lực lượng Hải quân Miền Bắc tiếp tục “vô cớ”tiến công tàu Ma-đốc và Tơ-nơ-gioi khi đang làm nhiệm vụ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM GVHD: TS GVC.Nguyễn Thị Mộng Tuyền
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh vì đã luôn tận tâm hỗ trợ sinh viên, tạo điều kiện tốt nhất chochúng em trong suốt quá trình học tập
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cùng đội ngũ giảng viên trong khoa đã dày công xây dựng những nội dung giảng dạy
ý nghĩa, góp phần vào quá trình học tập của toàn thể sinh viên Đặc biệt, chúng em xinbày tỏ lòng biết ơn đến TS GVC Nguyễn Thị Mộng Tuyền, người đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm quý báu, đồng hành cùng chúng em trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận này
Chúng em xin chân thành cảm ơn Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, đơn vị trực thuộc
Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, đã đóng góp lớn lao trong việc nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày các tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh do các thế lực xâm lược gây ra đối với Việt Nam Qua đó, Bảo tàng đã truyền tải đến thế hệ trẻ nói chung và chúng em nói riêng tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, nâng cao ý thức chốngchiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và củng cố tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Nhóm chúng em xin cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu được nêu ra trong đề tài
“Chiến tranh phá hoại Miền Bắc Việt Nam” là hoàn toàn trung thực Cam kết không xuất hiện tình trạng sao chép hay sử dụng kết quả nghiên cứu của một công trình nào khác đã được công bố trước đây Những tài liệu tham khảo được trích dẫn một cách đầy đủ, đồng thời ghi rõ ràng về nguồn gốc theo quy định của nhà trường
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I Mục đích 1
II Ý nghĩa 2
III Phương pháp nghiên cứu 2
IV Bố cục 2
NỘI DUNG 3
I Nguyên nhân chiến tranh phá hoại Miền Bắc 3
1 Âm mưu của Mỹ 3
2 Thủ đoạn 4
II Quá trình và nội dung chiến tranh phá hoại Miền Bắc: 6
1 Chiến tranh đặc biệt chuyển sang chiến tranh cục bộ và âm mưu phá hoại của Mỹ 6
2 Diễn biến chiến tranh cục bộ ở Miền Bắc Việt Nam 6
III Bài học lịch sử và ý thức giữ gìn hòa bình 18
1 Bài học lịch sử 18
2 Ý thức giữ gìn hòa bình 20
KẾT LUẬN 22
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO THAM KHẢO 23
Trang 4MỞ ĐẦU
I Mục đích
Sau khi tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, chúng em được quan sát
và tìm hiểu rất nhiều nội dung hay về lịch sử chiến tranh Việt Nam Trong đó đề tài
“Chiến tranh phá hoại Miền Bắc Việt Nam” mà chúng em muốn đi sâu vào nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về những hậu quả nặng nề mà cuộc chiến tranh này đã gây ra cho đất nước và con người Việt Nam Qua đó, chúng em mong muốn góp phần lưu giữ và lan tỏa những bài học quý báu về tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc, ý thức chống chiến tranh xâm lược, cũng như giá trị của hòa bình và sự đoàn kết giữa các dân tộc Việc nghiên cứu đề tài này không chỉ giúp chúng em hiểu rõ hơn về lịch
sử mà còn bồi đắp tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Hình ảnh các thành viên tham gia hoạt động ngoại khóa tại Bảo tàng chứng tích
Chiến tranh lúc 15 giờ 11 phút
Trang 5II Ý nghĩa
Đối với ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài “Chiến tranh phá hoại Miền Bắc Việt Nam” có ý nghĩa khoa học quan trọng vì giúp làm rõ các ảnh hưởng của chiến tranh đối với cơ sở hạ tầng, nền kinh tế và đời sống người dân Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về các chiến lược chiến tranh, bảo tồn giá trị lịch sử và văn hóa, và nâng cao nhận thức về tác động của chiến tranh đối với sự phát triển bền vững và hòa bình
Đối với ý nghĩa thực tiễn
Từ nội dung nghiên cứu giúp làm rõ các hậu quả trực tiếp và gián tiếp của chiến tranh đối với cơ sở hạ tầng, nền kinh tế và đời sống người dân, từ đó cung cấp thông tin quan trọng cho công tác phục hồi và phát triển sau chiến tranh Nghiên cứu còn giúp nhận diện các bài học chiến lược và chính trị có giá trị cho việc quản lý và ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong tương lai Bên cạnh đó, nó hỗ trợ công tác giáo dục
và tuyên truyền, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử và tinh thần kiên cường của dân tộc, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của hòa bình và sự đoàn kết
III Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu, lựa chọn thông tin: Kế thừa những thông tin chính thống, công trình nghiên cứu đã được đăng tải và xuất bản công khai
Phương pháp quan sát, phân tích và tổng hợp thông tin: Trực tiếp tham quan thực tế tại nơi lưu trữ thông tin dữ liệu, hình ảnh và hiện vật để thực hiện đề tài tiểu luận
IV Bố cục
Ngoài phần giới thiệu và kết luận thì nội dung chi tiết gồm có 3 phần:
Phần I: Nguyên nhân chiến tranh phá hoại Miền Bắc Việt Nam
Phần II: Diễn biến và kết quả của chiến tranh phá hoại Miền Bắc Việt Nam
Phần III: Bài học lịch sử và ý thức giữ gìn hòa bình
Trang 6NỘI DUNG
I Nguyên nhân chiến tranh phá hoại Miền Bắc
1 Âm mưu của MỹNăm 1964, tình thế của Mỹ - Ngụy ở Miền Nam lâm vào thế nguy ngập, chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” bị thất bại và đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn Nhằm cứuvãn tình hình, đế quốc Mỹ quyết định đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Miền Nam bằngmột chiến lược mới và phải làm suy yếu Miền Bắc Việt Nam, vì đây là hậu phương chiến lược, quyết định tới kết cục chiến tranh ở Miền Nam Mỹ cho rằng, biện pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết chiến tranh ở Miền Nam là dùng sức mạnh quân sự phá hoại triệt để hậu phương Miền Bắc
Để thực hiện mục đích đó, một mặt, Mỹ tiến hành do thám Miền Bắc, khai thác tin tứctình báo và tổ chức, sử dụng biệt kích phá hoại Mặt khác, đẩy mạnh các cuộc tuần tra trinh sát của tàu chiến Mỹ vào Vịnh Bắc Bộ để phô trương thanh thế và thu thập tình báo về phòng thủ bờ biển của Miền Bắc Việt Nam, chuẩn bị sẵn kịch bản để tạo cớ, biện minh cho hành động đánh phá Miền Bắc
Mục tiêu phá hoại của đế quốc Mỹ là tập trung đánh phá giao thông vận tải, dùng mọi loại vũ khí hiện đại, bằng mọi biện pháp kỹ thuật thâm độc, nhằm cắt đứt tuyến vận tảichi viện Miền Nam, phong tỏa các bến cảng tiếp nhận vận chuyển chi viện của quốc tế…, cả nước bước vào chiến tranh
Trang 7Hình ảnh câu nói thể hiện quyết tâm phá hoại hậu phương Miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam (Do Huỳnh Bạch Ngọc - thành viên nhóm chụp vào 14 giờ 30 phút
ngày 21/08/2024)
2 Thủ đoạnĐêm 31/7, rạng sáng 1/8/1964, Mỹ cho tàu khu trục Ma-đốc ngang nhiên tiến vàovùng biển Miền Bắc Việt Nam từ Đèo Ngang (Quảng Bình) ra đảo Hòn Mê (ThanhHóa) để trinh sát và khiêu khích lực lượng của ta, có lúc chỉ cách đèo Ngang khoảng 8hải lý, vi phạm lãnh hải của ta Ngày 2/8/1964, tàu Ma-đốc bị tàu phóng lôi của Hảiquân Nhân dân Việt Nam tấn công, đánh đuổi, buộc địch phải rút chạy ra vùng biểnquốc tế
Trang 8Sự kiện này được dư luận nhiều nước, có cả dư luận Mỹ thừa nhận và kịch liệt lên ánhành động xâm phạm trắng trợn đó của Mỹ Bị đánh đuổi, Mỹ đã dựng lên “Sự kiệnVịnh Bắc Bộ”.
Ngày 4/8/1964, Mỹ đã cố tình vu cáo lực lượng Hải quân Miền Bắc tiếp tục “vô cớ”tiến công tàu Ma-đốc và Tơ-nơ-gioi khi đang làm nhiệm vụ trong hải phận quốc tế,lấy cớ đó để thúc ép Quốc hội Mỹ thông qua cái gọi là “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ”.Ngày 5/8/1964, Mỹ huy động 64 máy bay ồ ạt, bất ngờ tiến công ném bom vào nhiềumục tiêu quan trọng ven biển Bắc Bộ là Cảng Gianh (Quảng Bình), Vinh - Bến Thủy(Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hóa) và Bãi Cháy (Quảng Ninh), mở đầu cuộc chiếntranh phá hoại quy mô lớn vào Miền Bắc Việt Nam
Hình ảnh Nhà máy điện Uông Bí bị không quân Mỹ ném bom phá hủy ngày 16/8/1968 (Do Huỳnh Bạch Ngọc - thành viên nhóm chụp vào 14 giờ 35 phút ngày 21/08/2024)
Trang 9II Quá trình và nội dung chiến tranh phá hoại Miền Bắc:
1 Chiến tranh đặc biệt chuyển sang chiến tranh cục bộ và âm mưu phá hoại của Mỹ
Chiến tranh cục bộ là gì?
Khái niệm:
Khi chiến lược "chiến tranh đặc biệt" bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược
"chiến tranh cục bộ" ở Miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra Miền Bắc.Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân
Mỹ, đồng minh và quân đội Sài Gòn với phương tiện chiến tranh hiện đại Quân số lúccao nhất vào năm 1969 lên đến 1,5 triệu tên (quân Mỹ hơn 0,5 triệu tên)
Thủ đoạn:
Mỹ nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực ta bằng chiến lược: "tìm diệt", giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, làm cho chiến tranh tàn lụi dần
Với ưu thế về quân sự, Mỹ mở cuộc hành quân "tìm, diệt" vào Vạn Tường và 2 cuộc phản công mùa khô năm 1965 - 1966 và 1966 - 1976 nhằm "tìm diệt" và bình định vùng căn cứ kháng chiến
2 Diễn biến chiến tranh cục bộ ở Miền Bắc Việt NamGiai đoạn 1(7.2.1965-1.11.1968):
- Hành động của Mỹ:
Ngày 7 tháng 2 năm 1965, với lý do trả đũa cuộc tấn công táo bạo của Việt Cộng vào trại lính Mỹ tại Pleiku, Hoa Kỳ đã chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt đối với miền Bắc Việt Nam thông qua Chiến dịch Mũi Lao Lửa Từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 2 năm 1965, Mỹ huy động hàng loạt máy bay của Hạm đội 7 và không quân quân đội Sài Gòn, liên tục tiến hành các cuộc oanh tạc dữ dội vào các mục tiêu quân sự và khu dân cư tại Quảng Bình, Vĩnh Linh với cường độ khốc liệt từ 60 đến
110 lần xuất kích mỗi ngày Sau khi Chiến dịch Mũi Lao Lửa thất bại, Mỹ chuyển sang thực hiện Chiến dịch Sấm Rền từ ngày 2 tháng 3 năm 1965 đến ngày 31 tháng 10năm 1968, mở rộng cuộc leo thang đánh phá điên cuồng, nhằm vào các mục tiêu quân
sự và cơ sở kinh tế quan trọng của miền Bắc
Trang 10Hình ảnh Không quân và Hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch Rolling Thunder (Sấm Rền)(Do Huỳnh Bạch Ngọc - thành viên nhóm chụp vào lúc 14 giờ 37 phút).
Ngày 2 tháng 3 năm 1965, Mỹ mở màn chiến dịch Sấm Rền bằng một đợt không kích quy mô lớn, huy động tới 160 lượt máy bay ồ ạt tấn công căn cứ hải quân tại sông Gianh Tiếp theo đó, từ ngày 14 đến cuối tháng 3 năm 1965, Mỹ tiếp tục triển khai hàng trăm lượt máy bay mở rộng phạm vi đánh phá đến vĩ tuyến 19, nhắm vào các mục tiêu quân sự quan trọng như doanh trại quân đội, đài radar, căn cứ hải quân và không quân, kho tàng, cùng một số cơ sở kinh tế chủ chốt như Mỏ Crôm Cổ Định ở Thanh Hóa và Nhà máy Điện Vinh Mặc dù đã tiến hành những cuộc tấn công dồn dập
và ác liệt, Mỹ vẫn không đạt được mục tiêu khuất phục miền Bắc Việt Nam trong thờigian ngắn Trước thất bại này, Mỹ buộc phải điều chỉnh mục tiêu chiến dịch, chuyển
từ "bẻ gãy ý chí miền Bắc Việt Nam" sang "cắt đứt luồng tiếp tế người và hàng hóa từ miền Bắc vào miền Nam" Dựa trên sự thay đổi này, ngày 1 tháng 4 năm 1965, Tổng thống Mỹ Lyndon B Johnson ra lệnh cho không quân tập trung đánh phá hệ thống cầucống, bến phà, và nhiều mục tiêu quan trọng từ vĩ tuyến 20 trở vào, với cường độ tấn
Trang 11công ngày càng tăng cường và tàn khốc.
Hình ảnh khối lượng bom mà Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam giai đoạn 1965-1972 (Do
Huỳnh Bạch Ngọc – thành viên nhóm chụp vào lúc 14 giờ 50 phút).
Từ ngày 1 đến 23 tháng 4 năm 1965, không quân Mỹ mở cuộc đánh phá dữ dội trên các tuyến đường giao thông huyết mạch như quốc lộ 1, 7, 8, 12, 15, phá hủy hàng loạt cầu cống quan trọng, trong đó có các cây cầu lớn như Đò Lèn, Đồng Hới, cầu Cấm, Hoàng Mai, Khe Kiền, Cà Tang Đến giữa năm 1965, đồng thời với việc đưa lực lượng quân chiến đấu vào miền Nam thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mỹ
Trang 12gia tăng cường độ chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện từ miềnBắc cho cách mạng miền Nam Không quân Mỹ, dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Quânđội Mỹ tại Thái Bình Dương, mở rộng tấn công ra ngoài vĩ tuyến 20, trừ khu vực Hà Nội, Hải Phòng và các vùng gần biên giới Việt - Trung Số lượng máy bay tham chiếnnhanh chóng tăng từ 300 lên 800 chiếc, bao gồm các máy bay phản lực chiến đấu hiệnđại như A-4D-C, F-8C, F-100D, F-105D; máy bay trinh sát U-2, RF-101; máy bay gây nhiễu điện tử EB-66, cùng với các loại vũ khí hủy diệt như bom phá, bom sát thương, bom nổ chậm, bom bi, và tên lửa Bumper.
Đặc biệt, nhằm cắt đứt mọi sự chi viện từ miền Bắc, Mỹ tàn nhẫn tập trung đánh phá
hạ tầng giao thông, kho tàng, bến cảng, các cơ sở kinh tế trọng yếu, và thậm chí cả bệnh viện, khu dân cư Tháng 6 năm 1965, các cuộc không kích ác liệt diễn ra tại MộcChâu, Pa Háng, Sơn La, Điện Biên Phủ, quốc lộ 1 ở Ghềnh, Ninh Bình và Nam Định Tháng 7, Mỹ tiếp tục tấn công tuyến Hà Nội - Lào Cai và đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, Mỹ chuyển hướng đánh phá tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Hà Bắc - Lạng Sơn, khu vực cầu Lường trên sông Hóa, Phố
Vị, Bắc Giang và các ga đầu mối như Kép, Đồng Mỏ Trong những tháng cuối năm,
Mỹ leo thang tấn công ngoại vi thành phố Hải Phòng, ném bom Nhà máy Điện Uông
Bí và cả những mục tiêu dân sự như Khu Điều dưỡng bệnh phong ở Quỳnh Lập, Nghệ
An và Bệnh viện Lao Thanh Hóa, gây ra cảnh hoang tàn, đau thương khắp miền Bắc Việt Nam
Sau khi tạm ngừng ném bom nhân dịp lễ Noel và năm mới (từ ngày 24 tháng 12 năm
1965 đến ngày 31 tháng 1 năm 1966), Mỹ nhanh chóng trở lại với chiến dịch đánh phámiền Bắc trong những tháng đầu năm 1966 Kết hợp với cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất ở miền Nam, Mỹ gia tăng cường độ đánh phá với sự tàn bạo chưa từng
có, quyết liệt đối phó với lực lượng phòng không của ta Không quân Mỹ điên cuồng oanh tạc các tuyến đường bộ, đường sắt phía nam và bắc sông Hồng, quốc lộ 5, 18 và tuyến đường 12 phía tây Quảng Bình Đặc biệt, từ ngày 12 đến 27 tháng 4 năm 1966,
Mỹ sử dụng máy bay B-52 hủy diệt đèo Mụ Giạ, gây ra những trận mưa bom kinh hoàng Từ cuối tháng 4, Mỹ mở đợt tấn công tàn phá hệ thống trận địa phòng không tại Văn Điển (Hà Nội), Đan Phượng (Hà Tây) và các khu công nghiệp trọng yếu như Uông Bí, Mỏ than Cẩm Phả, Nhà máy Điện Cao Ngạn và Khu Gang thép Thái
Trang 13Nguyên Không dừng lại ở đó, Mỹ còn tập trung đánh phá 13 kho xăng dầu lớn trên khắp miền Bắc, từ Đức Giang (Hà Nội), Thượng Lý (Hải Phòng), Kim Môn (Hải Dương), đến Nam Định, Thái Nguyên, Bố Hạ (Bắc Giang), Thanh Hóa và Nghệ An.Phối hợp với không quân, hải quân Mỹ cũng phát động Chiến dịch Rồng Biển (từ tháng 10 năm 1966 đến tháng 10 năm 1968), điên cuồng bắn phá và phong tỏa vùng ven biển miền Bắc từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 18 Cuối năm 1966, sau khi tăng cườngtrinh sát và thăm dò dư luận, Tổng thống Lyndon B Johnson quyết định mở rộng các cuộc tấn công đánh phá vào ngoại vi Hà Nội Các mục tiêu bị tấn công bao gồm Ga xelửa Yên Viên, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Xưởng sửa chữa ô tô Văn Điển và Tứ Kỳ Không dừng lại ở ngoại vi, không quân Mỹ còn đánh bom dữ dội vào các khu vực trong trung tâm Hà Nội như khu Giảng Võ, phố Hàng Chuối và phố Nguyễn Thiệp, gây ra cảnh đổ nát, tang thương khắp nơi.
Từ ngày 22 tháng 2 năm 1967 đến ngày 31 tháng 3 năm 1968, Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc với cường độ và quy mô tàn khốc chưa từng thấy Mục tiêu của các cuộc tấn công ác liệt này là triệt đường viện trợ quốc tế vào miền Bắc, cắt đứt nguồn tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam, phá hủy tiềm lực kinh tế, cô lập Hà Nội và Hải Phòng, đồng thời làm tê liệt hệ thống giao thông vận tải Ngày 22 tháng 2 năm
1967, pháo binh Mỹ trên bờ nam sông Bến Hải đã bắn phá dữ dội sang bờ bắc Hai ngày sau, ngày 24 tháng 2, Hải quân Mỹ mở rộng phạm vi tấn công lên vĩ tuyến 20, vàđến ngày 27 tháng 2, họ sử dụng máy bay thả mìn phong tỏa các cửa sông Cả, sông Gianh, Cửa Sót và sông Mã
Bắt đầu từ ngày 24 tháng 2, Mỹ tiến hành những đợt tấn công ác liệt vào các mục tiêu công nghiệp quan trọng như Nhà máy Điện Uông Bí, Hòn Gai, Phân đạm Hà Bắc, Hóa chất Việt Trì, Khu Gang thép Thái Nguyên và Xi măng Hải Phòng, cũng như các đầu mối giao thông và cầu cống ở Hải Phòng và vùng ngoại vi Hà Nội, bao gồm ĐôngAnh, Yên Viên, Văn Điển, Thượng Đình và Nhà máy Điện Yên Phụ Đặc biệt, từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1967, Mỹ tập trung lực lượng lớn mở nhiều đợt tấn công dữdội vào Hà Nội và Hải Phòng Mỗi đợt huy động hàng nghìn máy bay, liên tục tấn công trong 4-5 ngày, nhằm phá hủy các cơ sở công nghiệp, đầu mối giao thông, trận địa phòng không, và các khu vực đông dân cư, để lại sau lưng những đống đổ nát và cảnh tượng hoang tàn