1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận giữa kỳ môn chiến lược kinh doanh quốc tế chủ Đề việt nam gia nhập thị trường toàn cầu – những vấn Đề Đặt ra và giải pháp

24 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Việt Nam Gia Nhập Thị Trường Toàn Cầu – Những Vấn Đề Đặt Ra Và Giải Pháp
Tác giả Cao Ngọc Khánh Vân
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Xuân Đạo
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Gia nhập thị trường quốc tế đại diện cho một loại tăng trưởng đặc biệt,trong đó các doanh nghiệp cố gắng tăng cường thị phần của sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại trên thị trường quốc tế..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC

TẾ

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP

GVHD: Nguyễn Xuân Đạo

Họ và tên: Cao Ngọc Khánh Vân MSSV: 030837210269 Lớp: D01

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

I KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 3

1 Thị trường quốc tế 3

2 Gia nhập thị trường quốc tế 4

2.1 Cơ hội 4

2.2 Thách thức 5

II THỰC TRẠNG VIỆT NAM GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.6 1 Từ góc độ cạnh tranh ngành 6

1.1 Cơ hội 6

1.2 Khó khăn 9

2 Từ góc độ năng lực và nguồn lực đặc thù 11

2.1 Cơ hội 11

2.2 Khó khăn 12

3 Từ góc độ các điều kiện về thể chính điều chỉnh 15

3.1 Cơ hội 15

3.2 Khó khăn 16

III KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 18

IV KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

MỞ ĐẦU

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình dần phục hồi và giao thông ở các thành phố lớn gần như trở lại bình thường như trước đại dịch nhưng cũng đang phải đối mặt với “cơn gió ngược” từ bên ngoài Toàn cầu hóa kinh tế đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức như xu hướng phát triển khu vực hóa đang dần xuất hiện, lạm phát ngày càng gia tăng, xung đột

Trang 3

Nga-Ukraine đang tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế toàn cầu Những yếu

tố này đã bắt đầu ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.Hơn nữa, tình trạng thông quan hàng hóa vẫn còn nghiêm trọng Mặc dù cácdoanh nghiệp đang đa dạng hóa các kênh vận chuyển nhưng chi phí vận chuyểncao đã gây áp lực lớn cho họ

Hơn nữa, việc Mỹ và các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Ngacũng đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam Để giải quyết những khó khăn,thách thức hiện nay, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứngthách thức và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của mình Theo đó, cần tậptrung đặc biệt vào việc cải thiện tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số,bảo hiểm xã hội và cơ sở hạ tầng

Từ thực tiễn trên, có nhận định rằng “Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của cácdoanh nghiệp Việt Nam (của người Việt Nam) khó có cơ hội đi ra thị trườngtoàn cầu” Để làm rõ quan điểm này, em xin phân tích những cơ hội và khókhăn của Việt Nam khi hội nhập thị trường toàn cầu từ góc độ cạnh tranhngành, năng lực và nguồn lực đặc thù và các điều kiện về thể chính điều chỉnh

và đặt tên đề tài là “Việt Nam gia nhập thị trường toàn cầu - Những vấn đề đặt ra và giải pháp”

I KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

1 Thị trường quốc tế

Thị trường quốc tế không chỉ là nơi mà hàng hóa và dịch vụ được trao đổiqua biên giới, mà còn liên quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp, hợp tác đaquốc gia giữa các doanh nghiệp và các giao dịch tài chính quan trọng như thịtrường ngoại hối và thị trường vốn

Yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội có thể có ảnh hưởng lớn đến thịtrường quốc tế Các thỏa thuận thương mại đa phương và tổ chức quốc tế như

Trang 4

WTO đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và hướng dẫn các hoạt độngtrong thị trường này.

Thị trường quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, tạo cơ hội việc làm và khuyến khích sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa cácquốc gia Điều này đóng góp quan trọng vào sự phát triển của cả các quốc giatham gia và nền kinh tế toàn cầu

2 Gia nhập thị trường quốc tế

Gia nhập thị trường, hay còn được gọi là Market Penetration, là chỉ số đolường mức độ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ bởi khách hàng so với tổng thịtrường ước tính cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó

Gia nhập thị trường quốc tế đại diện cho một loại tăng trưởng đặc biệt,trong đó các doanh nghiệp cố gắng tăng cường thị phần của sản phẩm hoặc dịch

vụ hiện tại trên thị trường quốc tế Điều này thường được thực hiện thông quaviệc triển khai một kế hoạch marketing kết hợp mạnh mẽ và có hiệu quả hơn,nhằm thu hút khách hàng mới và tăng cường mối quan hệ với khách hàng hiệntại

2.1 Cơ hội

- Doanh nghiệp có cơ hội chiếm lĩnh thị trường các nước khác

Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp đã tham gia vào những cuộc cạnhtranh đối đầu trực diện ở thị trường nội địa nhằm đạt được sự tăng trưởng khôngngừng về lợi nhuận Tuy nhiên với nguồn lợi nhuận lại ngày càng hạn hẹp, việctìm kiếm một thị trường chưa được khai thác sẽ đem lại cơ hội cho sự tăngtrưởng và có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

- Thị trường nước ngoài có thể mang lại lợi nhuận cao hơn

Việc đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn bởi p

có thể tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ ,tiết kiệm chi phí vận

Trang 5

chuyển hàng hóa và tận dụng được hạn ngạch nhập khẩu của nước sở tại Hơnnữa, nhờ lợi thế so sánh trong chi phí và sản xuất cùng với sự tiến bộ của khoahọc kỹ thuật, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp sản xuất mới nhằm tối

ưu hóa lợi nhuận

- Doanh nghiệp có thể tận dụng các nguồn lực ở nước ngoài

Đối với mr ỗi quốc gia, các nguồn lực như vốn, đất đai, tài nguyên, khoáng sản,công nghệ… sẵn có nhưng không phải là vô hạn mà chỉ có giới hạn, thậm chíkhan hiếm Do vậy, thông qua việc tìm kiếm, mở rộng thị trường ở nước ngoài,các doanh nghiệp có điều kiện vươn tới và sử dụng các nguồn lực mới Cácnguồn lực ở nước ngoài như nhân công dồi dào và giá rẻ; thị trường tiêu thụrộng lớn và đa dạng; nguyên nhiên vật liệu phong ph甃Ā… là những nguồnlực mà doanh nghiệp hướng tới nhằm giảm chi phí, nâng cao khả năng tiêu thụ

và do đó góp phần gia tăng lợi nhuận

- Phân tán rủi ro cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, rủi ro là khó tránh khỏi.Những doanh nghiệp mạo hiểm, chủ động trước rủi ro là những doanh nghiệp

có năng lực và đặc biệt là họ có cách xử lý hợp lý đối với rủi ro Khi mở nhiềucông ty ở nhiều thị trường khác nhau, các công ty con thuộc cùng hệ thống sẽliên kết với nhau, cùng nhau gánh vác mọi rủi ro chung của công ty mẹ Nhưvậy, công ty mẹ vừa có thể mở rộng quy mô của mình lại vừa có thể thu hútthêm khách hàng Khi có vấn đề xảy ra đối với công ty ở một thị trường thì sẽ

có những công ty ở các thị trường khác gánh vác chung những khoản thua lỗ, do

đó rủi ro của công ty được chia sẻ, không trở thành gánh nặng quá lớn đối vớicông ty

2.2 Thách thức

- Cạnh tranh gay gắt

Trang 6

Thị trường quốc tế thường đầy cạnh tranh từ các đối thủ địa phương và quốc tế.Các doanh nghiệp mới phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ đã

có uy tín và thị phần ổn định

- Vấn đề về văn hóa và ngôn ngữ

Sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ trên thế giới có thể tạo ra rào cản trong việctiếp cận và tương tác với khách hàng quốc tế Hiểu biết sâu sắc về văn hóa vàngôn ngữ địa phương là rất quan trọng để thành công trong việc thâm nhập thịtrường này

- Quy định và thủ tục nhập khẩu

Các quy định và thủ tục nhập khẩu có thể phức tạp và khác biệt đối với từngquốc gia Việc hiểu và tuân thủ các quy định này là cần thiết để tránh các rủi ropháp lý và tài chính

- Chi phí và rủi ro tài chính

Việc mở rộng hoạt động sang thị trường quốc tế thường đòi hỏi các khoản đầu

tư lớn và mang theo rủi ro tài chính Chi phí vận chuyển, phân phối, quảng cáo

và quản lý có thể cao hơn so với trong nước

- Thách thức về phân phối và tiếp thị

Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả và phát triển chiến lược tiếp thị phù hợpvới thị trường đích là những thách thức đáng kể Các doanh nghiệp cần phải tìm

ra cách để tiếp cận và tạo ra giá trị cho khách hàng mới trong một môi trườngthị trường mới

- Đối phó với biến động thị trường

Thị trường quốc tế thường biến động và không ổn định, đặc biệt là trong bốicảnh biến đổi chính trị, kinh tế và xã hội Các doanh nghiệp cần có khả năngthích nghi và linh hoạt để đối phó với những thay đổi này

Trang 7

II THỰC TRẠNG VIỆT NAM GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

1 Từ góc độ cạnh tranh ngành

1.1 Cơ hội

Khảo sát của Decision Lab quý 1 năm 2024 cho thấy, chỉ số niềm tin củacác doanh nghiệp EuroCham đã tăng lên 52,8 điểm từ mức 46,3 điểm của quý 4năm ngoái, phản ánh quan điểm ngày càng tích cực về môi trường kinh doanhtại Việt Nam trong mắt nhà đầu tư châu Âu

Trung Quốc và Việt Nam đều có khả năng cạnh tranh cao và có tỷ trọngxuất khẩu những sản phẩm cạnh tranh xu hướng tương đối lớn Trung Quốc vàViệt Nam cũng là những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á trong giaiđoạn này Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng khá

so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩutrên 1 tỷ USD, chiếm tới 85,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Nhữngcon số này là điểm sáng của xuất khẩu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay.Gạo là một trong các mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm 20 mặt hàngxuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD

Tính đến năm 2020, Việt Nam đã có 30 đối tác chiến lược và đối tácchiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189 nước, có quan hệ kinh tếvới 160 nước và 70 vùng lãnh thổ trên thế giới

Trong hai tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tới các thị trường lớn phục hồitốt và đạt mức tăng cao Trong đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhấtcủa nước ta, ước đạt 17,4 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước; tiếpđến là Nhật Bản ước tăng 19,6%; EU ước tăng 14,2%, Trung Quốc ước tăng7,7% Như vậy, sự khởi đầu thuận lợi trong hai tháng đầu năm với việc cácđơn hàng gia tăng, các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất để kịp tiến độ xuất khẩu

đã mở ra tín hiệu tích cực và mang tới kỳ vọng cho xuất khẩu hàng hóa ViệtNam trong năm 2024

Trang 8

Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu 2 tháng đầu các năm 2015-2024Việt Nam đã tăng thị phần trên thị trường thế giới ở nhiều loại mặt hàng.Hơn nữa, Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa đang gia tăng tỷ trọng trongthương mại thế giới Điều này cho thấy Việt Nam cực kỳ cạnh tranh về giá vàđang tăng cường sự có mặt của mình trên thị trường các mặt hàng xu thế và tăngtrưởng nhanh Cụ thể lốp xe là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt hơn 2,2 tỷ USD, tăng 22,7%

so với năm 2021, chiếm 52,5% tổng kim ngạch xuất khẩu Sản phẩm cao su.Việt Nam đã xuất khẩu lốp xe tới hơn 140 thị trường, trong đó Mỹ vẫn là thịtrường chính, chiếm gần 60% Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước cung cấplốp xe tải nhẹ cho thị trường Mỹ

Hàng hóa xu hướng không chỉ giới hạn ở hàng hóa sản xuất với côngnghệ cao hoặc phức tạp: nhiều ngành sản xuất truyền thống, như hàng may mặc

và giày dép, và hàng hóa nông nghiệp, cũng có tính xu hướng theo nghĩa là nhucầu đối với những hàng hóa này đang tăng lên trên toàn cầu

Trang 9

1.2 Khó khăn

Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngày càng có nhiều quốc gia cũng lựachọn mô hình hướng vào xuất khẩu, do đó cuộc cạnh tranh giành giật thị trườnggiữa các quốc gia tương đồng về trình độ, cơ cấu sản xuất sẽ trở nên quyết liệthơn Nếu sức cạnh tranh của hàng hóa không cao thì các doanh nghiệp ViệtNam sẽ gặp khó khăn khi thị trường dần bị thu hẹp

Về lâu dài, Việt Nam có thể sẽ mất khả năng cạnh tranh trong một số mặthàng xuất khẩu nhạy cảm về giá, đặc biệt là các mặt hàng sản xuất thâm dụnglao động Điều này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc chiếm lĩnh thịtrường mới, đặc biệt là các thị trường hàng hóa và dịch vụ mà nhu cầu toàn cầuđang tăng lên

Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng gia công, có giá trị gia tăngthấp Năm 2021, có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là điện tử, máy tính và linh kiện;điện thoại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng thay thế; sắt và thép; gỗ

và sản phẩm gỗ; giày dép; tài liệu; máy móc, thiết bị và phụ tùng khác Điềunày chưa hợp lý lắm vì nhóm hàng gia công, chế tạo vẫn chủ yếu được gia công,lắp ráp cho nước ngoài và giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu thấp Các sảnphẩm xuất khẩu có công nghệ cao, trí tuệ và giá trị gia tăng còn hạn chế.Những tác động của khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế và đại dịchCovid-19 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung và hàng hóa xuấtkhẩu của Việt Nam nói riêng

Trung Quốc đang siết nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành bán dẫntrên toàn cầu trong khi Mỹ, Châu Âu cũng muốn tự chủ hơn trong chuỗi sảnxuất điện tử khiến chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu sẽ có biến động Vốn làmột mắt xích trong chuỗi cung ứng hàng điện tử toàn cầu, Việt Nam chắc chắn

sẽ chịu ảnh hưởng

Trang 10

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và các sản phẩm chủlực còn thấp và chịu sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp và sản phẩm nướcngoài ngay trên thị trường nội địa.

Thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng

có Theo cảnh báo của Liên hợp quốc, nguy cơ xảy ra nạn đói ở nhiều nơi trongnăm 2022 đang hiện hữu Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, cuộc khủnghoảng lương thực toàn cầu hiện nay nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu năm 2008 Hiện nay, khả năng cung ứng lương thực toàn cầuđang trở nên “bấp bênh” khi khó tìm được nguồn cung thay thế bởi chuỗi cungứng đang bị gián đoạn do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na;

sự biến đổi khí hậu ở nhiều nơi trên thế giới cũng tác động không nhỏ tới nguồncung cho thị trường thế giới Chính phủ của một số quốc gia đã phải nhanhchóng rút lại quyết định “giải cứu” thế giới bằng lương thực của mình, chỉ xuấtkhẩu một lượng lương thực rất hạn chế và dành hầu hết sản lượng phục vụ nhucầu trong nước Các hạn chế xuất khẩu đang có nguy cơ làm trầm trọng hơn đàgia tăng giá lương thực toàn cầu, gây hiệu ứng đô-mi-nô lên các quốc gia khác,trong đó có các quốc gia xuất khẩu nông sản chủ yếu trong khu vực Đông Nam

Á như Việt Nam

Quá trình hội nhập sâu rộng cùng việc chuyển đổi sang nền kinh tế sốcũng đặt ra những vấn đề mới về an toàn thông tin; nhiều công nghệ mới được

áp dụng như trí tuệ nhân tạo (Al), Internet kết nối vạn vật (Iot), điện toán đámmây (Cloud computing), điện toán di động (Mobility) ; chuỗi cung ứng và dịch

vụ của bên thứ ba được mở rộng Vì vậy, phạm vi, không gian bị tấn công trênmôi trường số ngày càng tăng lên; công nghệ mới cũng bị lợi dụng để phục vụcho các mục đích xấu; khả năng kiểm soát và bảo đảm an toàn thông tin khôngtheo kịp tốc độ chuyển đổi số

Trang 11

2 Từ góc độ năng lực và nguồn lực đặc thù

2.1 Cơ hội

Hiện nay, lợi thế lớn nhất của Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào

và cơ cấu lao động trẻ Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, Việt Nam cókhoảng 94 triệu lao động, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếmkhoảng 55,16 triệu người Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2018ước tính là 54 triệu người, bao gồm 20,9 triệu người đang làm việc ở khu vựcnông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 38,6%); khu vực công nghiệp và xây dựng14,4 triệu người (chiếm 26,7%); khu vực dịch vụ 18,7 triệu người (chiếm34,7%)

Đồng thời, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cảithiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăngnăng suất lao động cao trong khu vực ASEAN Theo Tổng cục Thống kê, năngsuất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước đạt 102 triệuđồng/lao động (tương đương 4.512 USD), tăng 346 USD so với năm 2017 Tínhtheo giá so sánh, năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017,bình quân giai đoạn 2016 - 2018 tăng 5,75%/năm, cao hơn mức tăng4,35%/năm của giai đoạn 2011 - 2015

Song song với đó, chất lượng lao động Việt Nam trong những năm quacũng đã từng bước được nâng lên; lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứngđược yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động Lực lượng lao động kỹthuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được hầuhết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất - kinh doanh mà trước đây phảithuê chuyên gia nước ngoài…

Việt Nam có nhiều lợi thế như: chi phí sản xuất, cơ sở hạ tầng đang đượccải thiện, chính trị ổn định và thị trường nội địa đang phát triển Tận dụngnhững lợi thế này, đồng thời khuyến khích sản xuất các sản phẩm và linh kiện

có giá trị gia tăng cao hơn, nâng cấp năng lực công nghệ và chất lượng lực

Trang 12

lượng lao động, đồng thời hoàn thành quá trình chuyển đổi sang năng lượng bềnvững có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các điểm đếnđầu tư khác.

Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế từ Trung ươngđến địa phương được nâng lên một bước; tổ chức, bộ máy các cơ quan quản lýnhà nước được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động Đội ngũ doanh nhânViệt Nam có bước trưởng thành đáng kể Hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng gópquan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác, songphương, đa phương đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữmôi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ vững độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị vàtrật tự, an toàn xã hội; quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam,nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế

Nếu vốn đầu tư ban đầu tăng, các doanh nghiệp có thể có cơ hội nâng cấp

cơ sở hạ tầng, tăng cường nghiên cứu và phát triển, mở rộng quy mô sản xuấthoặc tiếp cận các thị trường mới Điều này giúp cải thiện chất lượng sản phẩm,tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra lợi thế đối với các đối thủ

Tinh từ thời điểm năm 1991, sau hơn 30 năm từ khi ban hành Luật doanhnghiệp tư nhan và Luật công ty cho đến nay khu vực kinh tế tư nhân có bướcphát triển đáng kể, đã hình thành nhièu tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô khálớn, trong một số ngành kinh tế, nhất là hoạt động trên thị trường bất động sản;xây dựng được thương hiệu Việt ở một số mặt hàng tiêu dùng, lĩnh vực thươngmại bán lẻ, du lịch

2.2 Khó khăn

Hệ thống thể chế Việt Nam được thiết kế với tư duy phát triển kinh tếtheo địa giới hành chính (các địa phương) với tầm nhìn của từng ngành Cácquy định được thiết kế, vận hành chung cho cả nước, rất hạn chế những thiết kế

có tính đến điều kiện, đặc điểm riêng của từng vùng Điều này dẫn đến: (1) Sự

Ngày đăng: 02/12/2024, 13:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w