4 NỘI DUNG Chương I: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 1.Khái niệm, đặc điểm: 1.1 Khái niệm: Dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm h
Trang 1TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
-o0o -
TIỂU LUẬN MÔN HỌC LUẬT KINH TẾ
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN
Họ và tên: NGUYỄN THỊ HỒNG MAI
Mã số sinh viên: 22H4010018
Mã nhóm học phần: 010441100202
TP Hồ Chí Minh, Ngày 11 tháng 11 năm 2023
Trang 22
MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 3
B.NỘI DUNG 4
Chương I: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 4
1.Khái niệm, đặc điểm: 4
1.1.Khái niệm: 4
1.2.Đặc điểm: 4
2.Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên: 6
2.1.Quyền của chủ sở hữu công ty 6
2.2.Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty: 7
2.3.Hạn chế đối với quyền chủ sở hữu công ty: 7
3.Đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty TNHH một thành viên: 8
3.1.Đối tượng có quyền đăng ký thành lập: 8
3.2.Thủ tục đăng ký doanh nghiệp: 9
Chương II : THỰC TRẠNG 13
1.Ưu điểm: 14
2.Nhược điểm: 15
Chương III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: 16
C PHẦN KẾT 17
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 33
MỞ ĐẦU
Loại hình Công ty trách nhiệm một thành viên đã và đang chiếm một vị thế khá quan trọng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Riêng ở Việt Nam sự ra đời của luật Doanh nghiệp 2014 với nhiều điểm mới tiến bộ , với việc sửa đổi Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên những vấn đề tổ chức và quản lý này đã làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng đa dạng và phong phú thêm, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Việt Nam đầu tư kinh doanh Chúng
có khả năng thu hút vốn dễ dàng và tiềm năng rất lớn Vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân kinh doanh mạnh dạn đầu tư vào những ngành nghề và lĩnh vực có khả năng rủi ro cao và thu hồi vốn chậm Ngoài ra loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên còn tạo điều kiện cho những đối tượng có vốn vừa và nhỏ và những người có lượng vốn lớn nhưng không trực tiếp kinh doanh cũng có thể sử dụng hiệu quả bằng việc vốn góp của mình vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chính vì vậy có thể nói rằng loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã góp phần mạnh mẽ cho sự phát triển nền kinh tế của Đất Nước, góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết công
ăn việc làm cho người dân, nhằm nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho tầng lớp nhân dân, là động lực mạnh mẽ góp phần đưa Đất Nước phát triển toàn diện về tấc cả cá lĩnh vực như kinh tế, chính tri, văn hóa, giáo dục
Trang 44
NỘI DUNG Chương I: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 1.Khái niệm, đặc điểm:
1.1 Khái niệm:
Dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty) Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Cá nhân, tổ chức thành lập loại hình doanh nghiệp này có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Ngoài ra, công ty TNHH một thành viên có thể huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau
Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần
2.2 Đặc điểm:
Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu là: chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc
Chủ tịch công ty có thể giữ luôn chức vụ hoặc thuê người khác làm tổng giám đốc, giám đốc Tổng giám đốc, giám đốc được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ công ty hoặc giao kết hợp đồng lao động
Trang 55
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên Các thành viên phải bảo đảm không vi phạm các quy định pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty Ngoài ra các cá nhân còn không được phép sử dụng thông tin, bí quyết, công nghệ kinh doanh, lạm dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức khác
Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
Theo quy định tại Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH 1 thành viên
có cơ cấu tổ chức như sau:
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
2 Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác
do công ty quyết định Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật này
3 Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty
4 Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật này
Trang 66
Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu sẽ có mô hình tổ chức quản lí theo 02 loại sau đây:
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
2.Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên:
2.1.Quyền của chủ sở hữu công ty:
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên được quy định tại Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020,cụ thể:
Đối với quyền của chủ sở hữu công ty gồm:
- Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền sau đây:
- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
- Quyết định dự án đầu tư phát triển;
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
- Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
- Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
Trang 77
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
- Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
- Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền quy định tại các điểm a, h, l, m, n và o khoản 1 Điều này; quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
2.2.Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty:
- Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty
- Tuân thủ Điều lệ công ty
- Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty
- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
2.3.Hạn chế đối với quyền chủ sở hữu công ty:
Trang 88
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định một số điểm hạn chế với quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau: -Đầu tiên, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ sở hữu của công
ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác khi đến hạn Điều này nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các khoản nợ trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các khoản nợ bao gồm có các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn
Để biết công ty đã thanh toán các khoản nợ hay các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn hay chưa, sẽ dựa vào báo cáo tài chính của công ty Báo cáo tài chính sẽ ghi lại quá trình hoạt động kinh doanh của công ty
- Thứ hai, chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp
ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
3.Đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty TNHH một thành viên:
3.1.Đối tượng có quyền đăng ký thành lập:
Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã ban hành các quy định về các điều
kiện thành lập Công ty tnhh một thành viên Theo đó, mọi tổ chức và cá nhân đều
có quyền thành lập công ty TNHH một thành viên khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức phải có tư cách pháp nhân
- Cá nhân phải đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Không thuộc vào danh sách các đối tượng bị cấm thành lập công ty theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật của Doanh Nghiệp năm 2020
( Khoản 2 Điều 17 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
Trang 99
Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
nghiệp tại Việt Nam:
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
và Luật Viên chức;
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo
ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng
lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Trang 1010
trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.)
3.2.Thủ tục đăng ký doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin
Chủ doanh nghiệp cần:
- Tên công ty TNHH 1 thành viên
Căn cứ tại Điều 37 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 về tên doanh
nghiệp, tên doanh nghiệp phải được cấu thành từ hai yếu tố gồm loại hình và tên riêng Trong đó:
Loại hình doanh nghiệp phải được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc viết
tắt là “công ty TNHH”
Tên riêng của doanh nghiệp cũng phải đảm bảo các ưu cầu riêng để đảm bảo đủ điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên bao gồm:
Phải được viết bằng những chữ cái tiếng Việt;
Không được trùng tên hoặc gây hiểu lầm với tên của các cơ quan, tổ chức
đã đăng ký trước đó;
Không chứa các từ ngữ gây xúc phạm, đả kích theo quy định của pháp luật;
Không sử dụng tên các cơ quan, tổ chức nhà nước để đặt tên cho doanh nghiệp
Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp phải được đặt tại trụ sở chính và in trên các văn bản, hồ sơ, giấy tờ giao dịch của doanh nghiệp phát hành Tại các văn phòng đại diện đại diện, chi nhánh và các địa điểm kinh doanh, chủ
Trang 1111
thành lập cũng cần phải gắn tên doanh nghiệp kèm theo địa điểm tương ứng
- Địa chỉ công ty
Căn cứ Điều 42 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
Mặt khác, trụ sở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phép đặt địa chỉ tại khu nhà chung, chung cư không phục vụ mục đích kinh doanh Tuy nhiên, đối với các chung cư được xin phép có phần diện tích phục vụ thương mại thì trụ sở chính doanh nghiệp có thể được đặt tại lầu trệt, tầng 1 hoặc tầng 2
- Kê khai vốn điều lệ
Theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14,
thời hạn góp vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên là 90 ngày kể từ khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Trong trường hợp không hoàn thành đủ số vốn đã đăng ký, chủ doanh nghiệp phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn thực góp trong vòng 30 ngày kể từ ngày góp vốn cuối cùng
Nếu công ty không đóng đủ vốn, số vốn sẽ bị giảm xuống như mức góp ban đầu Đối với những cổ đông hoặc thành viên không tham gia đóng góp như
đã ký kết, họ sẽ mất tư cách thành viên hoặc cổ đông của công ty Điều này đồng nghĩa rằng công ty phải tiến hành điều chỉnh vốn, cũng như loại hình tương ứng
Việc tính thuế môn bài sẽ phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đã đăng
ký khi thành lập, thông tin chi tiết có thể tìm thấy trong bảng dưới đây
Trang 1212
STT
Vốn điều lệ đăng ký
(VNĐ)
Thuế môn bài cả năm (VNĐ)
Thuế môn bài nửa năm (VNĐ)
1
Trên 10 tỷ VNĐ
3,000,000
1,500,000
2
Từ 10 tỷ VNĐ trở
xuống
2,000,000
1,000,000
- Kê khai thuế môn bài
- Người đại diện theo pháp luật
công ty TNHH 1 thành viên như sau:
Công ty TNHH một thành viên phải có ít nhất một người đại diện pháp
luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho
doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của
doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các
quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Khi đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu có thể
làm người đại diện theo pháp luật hoặc thuê người khác, miễn là người
này đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự