Ở nhiều quốc gia, trẻ em đã nhận được sự quan tâm, sựchăm sóc tốt nhất cùng với tình yêu thương của cha mẹ, người thân...nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh của
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
BÀI GIỮA KÌ: MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên phụ trách : PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang
Trang 2
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC I GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1 Lí do chọn đề tài………3
2 Tổng quan nghiên cứu……… …5
3 Câu hỏi nghiên cứu……… 6
4 Phạm vi nghiên cứu……… 7
5 Phương pháp nghiên cứu……… 7
II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……….8
III KẾT LUẬN………10
IV PHỤ LỤC……… …………11
1 Phỏng vấn sâu của Cao Thị Diễm Quỳnh……… …11
2 Phỏng vấn sâu của Hoàng Thị Quỳnh Như……….15
3 Phỏng vấn sâu của Lê Thị Thanh Hồng……… 18
4 Phỏng vấn sâu của Nguyễn Thị Hoài Thương………21
5 Phỏng vấn sâu của Trần Thảo Phương………24
V TÀI LIỆU THAM KHẢO……….…… 26
BẢNG VIẾT TẮT
ILO: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
UNICEF: QUỸ NHI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC
TS: THẠC SĨ
TTLD: THÔNG TƯ LAO ĐỘNG
MSSV: MÃ SỐ SINH VIÊN
PGS.TS: PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ
Trang 3GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.Lý do chọn đề tài
“Tạo lập một thế giới an toàn và lành mạnh cho con em chúng ta là một nhiệm
vụ quan trọng như bất kỳ nhiệm vụ nào Tuy nhiên, hàng triệu trẻ em trên khắp thếgiới vấn đang là nạn nhân của nghèo đói, bệnh tật, xung đột vũ trang và lao độngcưỡng bức và bị bóc lột” Ở nhiều quốc gia, trẻ em đã nhận được sự quan tâm, sựchăm sóc tốt nhất cùng với tình yêu thương của cha mẹ, người thân nhưng bên cạnh
đó, vẫn còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh của các em khi phải bươn chải kiếmsống, khi bị cưỡng bức lao động, khi phải làm những công việc lao động tồi tệ nhất
Đó là nỗi đau chung của những con người có lòng nhân ái trên toàn cầu
Trong những năm qua, được sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều
tổ chức trong và ngoài nước, vấn đề chăm sóc trẻ và bảo vệ trẻ em ở Việt Nam cónhững tiến bộ rõ rệt Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đó vẫn còn nhiều mặt hạnchế trong công tác trẻ em: số trẻ em thất học, bỏ học còn cao, nhất là ở nông thôn,miền núi; sự phát triển tâm lý, đạo đức và lối sống của một bộ phận trẻ em có nhữngbiểu hiện đáng lo ngại; trẻ em rời khỏi gia đình lang thang kiếm sống ở các đô thị cóchiều hướng gia tăng Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng trẻ em bị ngược đãi, bị bóclột sức lao động, bị xâm hại tình dục, bị bắt cóc, bị buôn bán đang có những diễnbiến phức tạp gây nhức nhối trong xã hội Chính vì vậy, nghiên cứu về lao động trẻ
em nói chung để có thể trợ giúp các em là một nhu cầu cấp thiết không chỉ đối vớimột ngành, một cấp Nghiên cứu để góp phần giúp trẻ em được làm việc trong nhữngđiều kiện xứng đáng, đảm bảo an ninh và vệ sinh, hưởng lương phù hợp và khôngảnh hưởng tới việc học hành của trẻ
Trong du lịch, trẻ em là một trong những hình ảnh đẹp về điểm đến được khách
du lịch rất quan tâm, là đối tượng khách rất thích thú khi được tiếp xúc Tuy nhiên,hình ảnh đẹp ấy sẽ bị nhìn dưới một góc độ khác rất tiêu cực khi trẻ em xuất hiện trướckhách du lịch với tư cách những người lao động kiếm tiền, và càng tồi tệ hơn nếu các
em bị cưỡng bức, bị bóc lột để phục vụ cho nhu cầu du lịch tình dục Ở Việt Nam vàmột số nước khác, trẻ em đã và đang phải tham gia vào hoạt động vào lao động dulịch, điều đó đã có những tác động không nhỏ tới hoạt động du lịch, ảnh hưởng xấu tới
Trang 4các em và ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch của địa phương, của quốc gia và ảnh hưởngchung với toàn xã hội Trong các địa điểm du lịch ở Việt Nam, có rất nhiều trẻ em dântộc tham gia vào hoạt động du lịch với nhiều loại công việc khác nhau Tại các điểm
du lịch, khách du lịch có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các trẻ em dân tộc bán hàngrong đeo bản khách, làm hướng dẫn viên du lịch, làm phục vụ ở các nhà hàng, kháchsạn Trẻ em tham gia vào hoạt động phục vụ khách du lịch như vậy tao cho kháchnhiều thích thủ nhưng cũng gây ra cho khách nhiều phiền toái Đáng lẽ phải được yêuthương chăm sóc, một số em phải bươn chải kiếm sống, đánh mất đi tuổi thơ của mìnhtrong sự nhọc nhằn, điều đó thực sự gây phản cảm trong du lịch - là một ngành kinh tếmang giá trị nhân văn sâu sắc Hơn nữa, khi giờ đây trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng việc đều rất coi trọng phát triển du lịch bền vững, du lịch có tinh thầntrách nhiệm, việc bảo vệ môi trường xã hội, kể cả bảo vệ trẻ em cũng là một vấn đề vôcùng quan trọng
Trong xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển với nhiều mặt, đặc biệt trong lĩnhvực kinh tế và công nghệ, mức sống của con người được cải thiện nhiều, nhưng kinh tếphát triển cũng kéo theo những tệ nạn xã hội khác, đặc biệt nó khiến cho nhiều trẻ emkhông có cha mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng, các em phải tự nuôi sống bản thân mình.Khi quyền con người được đề cao trong xã hội hiện đại, khi các cố gắng và nỗ lựcthuộc các chính phủ được thực hiện triệt để nhằm đem đến cho toàn bộ trẻ em trên thếgiới một cuộc sống tốt đẹp hơn, một tương lai tươi sáng hơn, thì hiện tượng bóc lột trẻ
em trong du lịch hoặc các ngành khác rất đáng bị lên án và tìm biện pháp khắc phụchơn bao giờ hết
Xuất phát từ lý do đó, và từ thực tế có hàng ngàn trẻ em phải lao động trongđiều kinh tế ở Việt Nam nói chung và trong ngành du lịch nói riêng, chúng em đã lựa
chọn đề tài “ Vấn đề lao động trẻ em trong du lịch ở Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu Với đề tài này, em mong muốn khái quát được thực trạng của vấn đề lao động trẻ
em trong du lịch Việt Nam, từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm khắc phục vấn đềlao động trẻ em trong du lịch với mong muốn cháy bỏng được có phần và công sức đểtạo cho một bộ phận trẻ em Việt Nam có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trang 52 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Trên thế giới
Lao động trẻ em đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm trong nhiều nămqua, đặc biệt là Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và đối với các chính phủ các nước.Trên thế giới có rất nhiều những nghiên cứu đã được thực hiện; đồng thời cũng cónhiều dự án và chương trình hành động cũng như các chiến dịch truyền thông đãđược phát động nhằm chia sẻ thông tin và giải quyết tình trạng lao động trẻ em
Tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em đang diễn ra phổ biến ở nhiều nước trênthế giới Theo báo cáo của Bộ Lao động Nam Phi công bố ngày 11/6/2008, hiện nướcnày có hơn 4,8 triệu lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi Mặc dù tại Nam Phi, việc sửdụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm và độc hại như pha trộn hoặc phunthuốc trừ sâu, điều khiển các loại máy móc dễ xảy ra tai nạn, máy móc có động cơlớn và nặng hoặc làm việc trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đều bị cấm. Trẻ em thường làm việc trong điều kiện hà khắc như phải vào trong các hầm sâudưới lòng đất để khuân vác những thứ nhiều khi còn nặng hơn cả trọng lượng cơ thểcủa các em Trước thực trạng lao động trẻ em, đặc biệt là những hình thức lao độngtrẻ em tồi tệ nhất hiện nay, ngày 8/5/2008, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã kêugọi cộng đồng thế giới hành động mạnh mẽ hơn nữa để tiếp tục giảm và tiến tới loạitrừ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất trên toàn cầu vào năm 2016
2.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tình trạng lao động trẻ em xuất hiện từ khálâu trong lịch sử Gần đây vấn đề này càng trở nên bức xúc khi số lượng lao động trẻ
em không ngừng tăng lên, bên cạnh đó là một số biểu hiện của mặt trái của nền kinh
tế thị trường, đặt ra và tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội nan giải, đòi hỏi phải giải quyếtkịp thời
Trong những năm qua, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học về laođộng trẻ em như:
“Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” (19) do UNICEF thực hiện năm
2010 Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ em
Trang 6dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như bình đẳng, khôngphân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình.
Đề tài: “Điều tra thu thập thông tin ban đầu nhằm xác định đối tượng hưởng lợicủa dự án lao động trẻ em tại 05 tỉnh Việt Nam” của Viện khoa học Lao động xã hội.Thực hiện năm 2011
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Tình hình lao động trẻ em – thực trạng và giảipháp” của TS Nguyễn Hải Hữu – Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Thựchiện năm 2010 (27 tr 11-60)
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” (14.tr 8) của tác giảĐặng Bích Thủy đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đangphải đối mặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao độngsớm, bị xâm hại, bị bỏ rơi
Báo cáo “Điều đầu tiên trước hết trong lao động trẻ em: xoá bỏ những công việcđộc hại với trẻ em” do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp với quỹ nhi đồngLiên hợp quốc (UNICEF) điều tra năm 1999, “một thế giới phù hợp với trẻ em” đượcthực hiện năm 2001 dưới sự tài trợ của Quỹ bảo trợ nhi đồng Anh.
Ngoài ra, còn rất nhiều các đề tài, báo cáo nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề laođộng trẻ em
3 Câu hỏi nghiên cứu
Anh/chị có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình được không? ( họ tên, tuổitác, quê quán, nghề nghiệp hiện tại, )
Hãy kể về lần đầu khi bắt gặp hình ảnh các em bé vùng cao đi kì kèo khách dulịch mà anh/chị nhìn thấy
Theo quan điểm cá nhân, anh/chị sẽ làm gì nếu liên tục bị mồi chài và vòi tiềnmua từ các em bé vùng cao?
Cảm nhận của anh/chị về công việc của các em nhỏ như thế nào?
Theo anh/chị, điều này sẽ gây ảnh hưởng gì đến trẻ em?
Anh/chị có nghĩ có một đường dây lạm dụng trẻ em để trục lợi hay đơn thuầnchỉ do gia đình khó khăn về kinh tế?
Anh/chị có nghĩ đến tình huống khi các em nhỏ đi theo người lạ để bán hàngthì có nguy cơ bị xâm hại tình dục hay không?( nếu đó là người xấu)
Trang 7 Theo anh/chị, thực trạng này có đang ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam trongmắt khách du lịch đặc biệt là du khách nước ngoài?
Anh/chị có nghĩ đây là tình trạng cần được chính quyền quan tâm sát saokhông? Là một công dân Việt Nam, anh/chị có đề xuất gì để chính quyền địaphương có thể đẩy lùi tình trạng này tốt hơn không?
4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát và đánh giá vấn đề lạm dụng lao động trẻ em ởmiền núi
5 Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành phỏng vấn sâu và làm bảng hỏi
Trang 8KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Tình hình biến động về lao động trẻ em ở miền núi giai đoạn 2005 đến nay:
Theo báo cáo của các địa phương thì số trẻ em lao động trong điều kiện nặngnhọc độc hại và nguy hiểm nhóm dưới 16 tuổi chỉ dao động trong khoảng 68 nghìn(2005) đến 30,080 nghìn (2012) nhưng trên thực tế con số này có thể còn cao hơnnhiều; Hà Nội – Ước tính 9,6% dân số trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 ở Việt Nam làlao động trẻ em Đây là một trong những kết quả chính từ cuộc Điều tra Quốc gia vềLao động trẻ em được công bố tại Hà Nội ngày 14/3 Tỷ lệ lao động trẻ em tại ViệtNam thấp hơn tỷ lệ trung bình của toàn thế giới và rất gần tỷ lệ của khu vực Báo cáomới nhất của ILO về Xu hướng Lao động trẻ em toàn cầu ước tính trong năm 2012,khoảng 168 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 17 là lao động trẻ em trên toàn thế giới, chiếmkhoảng 10,6% dân số trẻ em Tỷ lệ này là 9,3% tại khu vực Châu Á – Thái BìnhDương
Báo cáo Quốc gia về Lao động trẻ em 2012 là báo cáo đầu tiên về vấn đề này tạiViệt Nam Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ ILO, Tổng cục Thống kê đã khảo sát trên 50.000
hộ gia đình trên toàn quốc và số liệu đó đã được Viện Khoa học Lao động và Xã hội
sử dụng để hoàn thành báo cáo
Trong tổng số 1,75 triệu lao động trẻ em, có khoảng 1,315 triệu em, chiếm gần75% tổng số lao động trẻ em, chiếm gần 46,6% tổng số trẻ em hoạt động kinh tế vàchiếm gần 7,2% trẻ em từ 5-17 tuổi có nguy cơ làm trong các nghề thuộc nhóm nghềcấm bị sử dụng lao động chưa thành niên hoặc điều kiện lao động có hại theo quy địnhcủa Thông tư số 09/TTLĐ ngày 13/4/1995
Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới “Tháng hành động vì trẻ emViệt Nam” và “Ngày thế giới phòng, chống lao động trẻ em” (12-6) Phát biểu tại hộithảo, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết,công tác phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua đãđạt được nhiều tiến bộ đáng kể
Tỷ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam không cao và giảm dần theo từng năm Kết quảĐiều tra quốc gia về lao động trẻ em cho thấy tỷ lệ trẻ em tham gia làm việc đã giảm
Trang 9từ 15,5% năm 2012 xuống còn 9,1% năm 2018 Tỷ lệ lao động trẻ em tại Việt Namthấp hơn 2% so với tỷ lệ trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
2 Nguyên nhân
Theo số liệu điều tra và các nghiên cứu về lao động trẻ em gần đây, có ba nguyênnhân chủ yếu dẫn đến lao động trẻ em đó là: Hộ gia đình nghèo và gia đình dễ bị tổnthương; nhận thức còn hạn chế của một bộ phận cha mẹ, gia đình và của chính trẻ em
về giá trị của học tập để có công việc phù hợp và thu nhập bền vững trong tương lai;dịch Covid-19 làm suy giảm sự tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến việc làm và thunhập của các hộ gia đình, vì vậy một số trẻ em phải tham gia lao động như mộtphương án để đối phó với tình trạng giảm sút thu nhập và sinh kế của gia đình
3 Giải pháp
Để giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em, Chính phủ Việt Nam đã và đang tậptrung vào các nhóm giải pháp cơ bản như: Thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông,chính sách xóa mù chữ và các chính sách bảo đảm công bằng về tiếp cận giáo dục chotrẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo và trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khác; tăng cường các chính sách an sinh xã hội, chính sách giảmnghèo ở Việt Nam trong đó trẻ em là đối tượng ưu tiên; đẩy mạnh các chương trình, dự
án của Chính phủ và hợp tác với các đối tác quốc tế; tạo nguồn sinh kế cho các giađình nghèo; hỗ trợ trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em tiếp cận dịch vụ giáodục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm phù hợp; đổi mới truyền thông, giáo dục, vậnđộng xã hội nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm về phòng ngừa, giảmthiểu lao động trẻ em của các cấp, các ngành, trường học, các tổ chức xã hội, người sửdụng lao động, nhất là cha mẹ và trẻ em
Trang 10KẾT LUẬN
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước Bảo vệ quyền trẻ
em là trách nhiệm của toàn xã hội Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013
về quyền con người, các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam đã kịp thời
bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện quy định về quyền trẻ em Tuy nhiên, để quyền trẻ emđược tôn trọng và được thực hiện một cách nghiêm chỉnh tuyệt đối thì Đảng, Nhà nước
và toàn hệ thống chính trị cần phải nhận thức rõ ràng, nhất quán công tác bảo vệ quyềntrẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước; cần nâng cao ýthức của toàn thể cộng đồng cũng như ý thức của chính trẻ em về quyền trẻ em và cácbiện pháp cần thiết để chống lại những hành vi xâm hại quyền trẻ em; hoàn thiện cácchế tài và xử lý kịp thời, nghiêm minh những đối tượng xâm hại quyền trẻ em.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật cùng với việc nâng cao hiểu biết, ý thức tráchnhiệm của hệ thống chính trị và toàn thể cộng đồng, quyền trẻ em sẽ được thực hiện vàbảo vệ một cách tốt hơn, góp phần cho sự phát triển văn minh, phồn thịnh của đấtnước trong tương lai Đó sẽ là động lực quan trọng để gìn giữ, phát huy các giá trị vănhóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong xã hội hiện đại
Trang 11PHỤ LỤC 1.Phỏng vấn sâu của Cao Thị Diễm Quỳnh
✯ Thông tin chung:
- Người thực hiện phỏng vấn: Cao Thị Diễm Quỳnh Lớp: NNA49C1
- Người được phỏng vấn: Dương Hương Liên
- Tuổi: 39
- Dân tộc: Kinh
- Nơi ở hiện tại: Thôn Ngài Lủng, Thị trấn Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang
Câu hỏi 1: Hãy kể về lần đầu khi bắt gặp hình ảnh các em bé vùng cao đi
kì kèo khách du lịch mà anh/chị nhìn thấy.
- Đó là lần đầu tôi đặt chân lên mảnh đất Sapa trong buổi sáng sớm mùsương Khi xe khách dừng tại bến, mở cửa xe ra và trước mắt tôi là số đôngcác cháu nhỏ dân tộc vùng cao đến giới thiệu để bán một số sản phẩm thủcông bản địa Các bé theo tôi suốt một thời gian mời chào.
Trang 12nhiên xét ở góc độ quyền trẻ em thì tôi thấy công việc của các em như vậy
là đang bị lạm dụng quyền Các em nhỏ quá thiệt thòi bởi vì trong khi màcùng trang lứa các bạn được đến trường, được bao bọc dưới sự vỗ về củacha mẹ thì ở đây các em phải bon chen với cuộc sống khi còn quá nhỏ.Điều này khiến tôi không khỏi đồng cảm với các bé
Câu hỏi 4: Theo anh/chị, điều này sẽ gây ảnh hưởng gì đến trẻ em?
- Có lẽ khi nói về ảnh hưởng thì đối với các em ở vùng cao nói riêng và trẻ
em nói chung, tôi nghĩ việc lạm dụng lao động ở trẻ em như vậy sẽ để lạihậu quả vô cùng hệ lụy Trước hết phải kể đến là sự mất đi quyền trẻ emcủa bản thân Lứa tuổi các em là được yêu thương, bao bọc, được vui chơiđúng nghĩa, được đến trường để học tập Tuy nhiên, do phải gác lại nhữngthú vui trẻ thơ, việc học của mình để đi mưu sinh ở độ tuổi còn rất nhỏ nêncác bé không có cơ hội để tiếp cận với nền giáo dục chuẩn mực, từ đó sẽphát sinh ra những trường hợp có suy nghĩ lệch lạc và dẫn đến một số hành
vi lệch chuẩn như ăn trộm, cướp bóc, mòi tiền khách du lịch, Hơn nữa, ởSapa còn là nơi được biết đến với khí hậu vô cùng khắc nghiệt; khi mùađông đến, thời tiết cực kì rét buốt, có những hôm nhiệt độ ngoài trời xuốngnhững âm độ C mà các bé vẫn phải xách đồ đi bán ngoài đường Điều nàygây ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của các bé nhỏ, thậm chí tôi cònchứng kiến cảnh hai chị em nằm bên góc đường giữa thời tiết giá rét 0 độ
C, đang nằm run rẩy quàng trên mình một chiếc thổ cẩm mỏng.
Trang 13thiểu số Và khả năng còn có trường hợp người xấu lợi dụng các bé nhỏ vàcác gia đình thiếu hiểu biết để trục lợi từ đó.
Câu hỏi 6: Anh/chị có nghĩ đến tình huống khi các em nhỏ đi theo người
lạ để bán hàng thì có nguy cơ bị xâm hại tình dục hay không?
- Trường hợp các em nhỏ không được đi học nên còn hạn chế trong nhậnthức và suy nghĩ, các em phải ra ngoài mưu sinh bằng việc bán hàng vòitiền thì nguy cơ bị xâm hại tình dục từ kẻ xấu là rất cao vì các bé còn quánhỏ để có thể phân biệt được tốt và xấu trong xã hội Người xấu đó có thể
là từ chính những người trục lợi từ các cháu đến những kẻ xấu ngoài xãhội, chúng sẽ dụ dỗ và làm đủ các chiêu trò để lừa đảo các bé cho đến khiđạt được mục đích của mình
Câu hỏi 7: Theo anh/chị, thực trạng này có đang ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam trong mắt khách du lịch đặc biệt là du khách nước ngoài?
- Tôi nghĩ là có đó Hiện nay thực trạng này còn đang tiếp diễn ở nhiều nơiđặc biệt là ở Sapa - nơi mà lượng khách du lịch đến thăm là không hề nhỏ.Không chỉ là dân nội địa mà đến cả khách nước ngoài còn cảm thấy khóchịu và phiền bởi những hành vi bán hàng vòi tiền của các bé Họ bị các bétheo suốt trên đường với những câu rao bán quen thuộc Điều này ảnhhưởng không hề nhỏ đến hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt khách dulịch cả trong và ngoài nước Ngoài việc họ đồng cảm với các bé thì họ sẽđánh giá về chất lượng quản lí của chính quyền nơi họ đến với mục đích là
du lịch Tôi nghĩ nếu còn tiếp diễn thì chắc chắn đó sẽ là ấn tượng khôngtốt đối với bạn bè trong và ngoài nước về du lịch Việt Nam.
Câu hỏi 8: Anh/chị có nghĩ đây là tình trạng cần được chính quyền quan tâm sát sao không?Là một công dân Việt Nam, anh/chị có đề xuất gì để chính quyền địa phương có thể đẩy lùi tình trạng này tốt hơn không?
- Theo tôi, tình trạng lạm dụng trẻ em bán hàng vòi tiền khách du lịch là vôcùng khẩn thiết và cần được chính quyền sở tại quan tâm sát sao và có