ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ MÔN HỌC: TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP TRONG 5 NĂM TỚI 2024 – 2029 NHẰM NÂNG CAO
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ
MÔN HỌC: TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ ĐƯA
RA GIẢI PHÁP TRONG 5 NĂM TỚI (2024 – 2029) NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG AN VIỆT.
Lớp học phần: 28.1AD01 – QTCL, Tối thứ 3 Giảng viên: TH.S LÊ TRƯƠNG THẢO NGUYÊN Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Lợi
MSSV: 35231020367
Tp Hồ Chí Minh, 17 tháng 11 năm 2024
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC
PHẦN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1 Khái niệm về Balanced Scorecard (BSC) 4
2 Bốn khía cạnh chính của BSC 4
3 Vai trò của BSC trong triển khai chiến lược 4
4 Quy trình xây dựng và triển khai BSC 5
5 Lợi ích của BSC trong triển khai chiến lược 5
6 Một số thách thức khi áp dụng BSC tại Việt Nam 5
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN VIỆT 6
1 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng An Việt 6
2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng An Việt 6
2.1 Tầm nhìn: 6
2.2 Sứ mệnh: 6
2.3 Giá trị cốt lõi 7
3 Phân tích môi trường doanh nghiệp 7
3.1 Môi trường bên trong 7
3.2 Môi trường bên ngoài 8
4 Ma trận swot của An Việt 10
5 Xây dựng chiến lược của An Việt trong 5 năm tới (2024-2029) 11
6 Thẻ điểm cân bằng BSC của An Việt 11
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG VÒNG 5 NĂM TỚI (2024-2029) VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 12
1 Triển khai chiến lược kinh doanh của An Việt trong 5 năm (2024-2029) 12
1.1 Các giai đoạn trong quá trình triển khai 12
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị chiến lược (2024) 12
- Giai đoạn 2: Khởi động chiến lược (2024–2025) 13
- Giai đoạn 3: Tăng tốc và nhân rộng (2026–2029) 14
2 Đánh giá việc triển khai chiến lược của An Việt trong 5 năm (2024–2029) 14
2.1 Điểm mạnh trong triển khai chiến lược 14
2.2 Hạn chế trong triển khai chiến lược 14
3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 15
KẾT LUẬN 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt khi Việt
Nam chủ động tham gia và ký nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế
hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKVFTA Trước nền kinh tế rộng lớn như thế
sẽ có nhiều tổ chức, tập đoàn công ty nước ngoài đa ngành nghề, đa lĩnh vực đầu tư vào thị trường Việt Nam vậy khi các tổ chức kinh tế lớn tập đoàn lớn này đầu tư vào thị trường Việt Nam thì liệu rằng các công ty Vệt Nam có thể canh tranh tốt, canh tranh có lợi cho mình được hay không trước những đối thủ dồi dào về tài chính, nhân lực, công nghệ hiện
đại, v.v Đặc biệt khi các Tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào thị trường việt Nam thì thị phần của các công ty Việt ngày càng bị thu hẹp, yếu dần vì những doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp toàn bộ các rào cản trên Vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam đã đối phó như thế nào đó là một câu hỏi lớn cho các nhà quản trị hiện nay Trong kinh doanh, chiến lược không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật, đã và đang được ứng dụng hiệu quả, mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu Một kế hoạch hợp lý sẽ được tạo ra để bởi doanh nghiệp, giúp cho việc tận dụng và tối đa hoá lợi thế cạnh tranh của tổ chức Mục tiêu quan trọng của chiến lược hoàn hảo luôn là việc tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp và các đối thủ trên thị trường Bên cạnh đó chiến lược phải thể hiện được điểm mạnh của doanh nghiệp và đánh vào điểm yếu của các doanh nghiệp khác
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng An Việt là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, với ngành nghề kinh doanh là bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt sử dụng trong xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng, là một doanh nghiệp có quy mô vừa phải hình thành
trong bối cảnh trên yêu cầu công ty phải có định
hướng với chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường Tuy nhiên thực trạng nghiên cứu cho thấy công ty không hoạch định chiến lược kinh
doanh rõ ràng Hiện nay Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng An Việt đối với ngành nghề kinh doanh chính phân phối vật liệu, thiết bị lắp đặt sử dụng trong xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng chỉ tập trung vào việc phân phối sản phẩm vật liệu, thiết bị xây dựng ra thị trường chưa quan tâm đến khâu nghiên cứu thị trường bên ngoài, thiếu nhân lực chất lượng cao cho nên có rất ít thi công các công trình xây dựng, chăm sóc khách hàng Sự cạnh tranh là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong thị trường kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp dường như chưa có được chiến lược với tầm nhìn xa Chỉ việc chăm chăm vào việc cung ứng sản phẩm ra thị trường không thể tạo ra một sự phát triển lâu dài Vì vậy, việc xây dựng triển khai chiến lược kinh doanh đúng đắn là cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần củng cố lợi thế Đồng thời, loại bỏ những khó khăn và hạn chế, tối đa hóa việc giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải Từ đó, công ty có thể đạt được mức độ thành công nhất định trên thị trường Qua thời gian nghiên cứu Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng
An Việt nhằm tìm hiểu, đánh giá và có những giải pháp nâng cao hiệu suất kinh doanh dựa trên chủ đề nghiên cứu trong giai đoạn năm năm tới
em quyết định thực hiện đề tài: “ Xây dựng triển khai chiến lược kinh
Trang 4doanh tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng An Việt”
Bố cục bài gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý thuyết BSC về triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 5Chương 2 Phân tích tình hình xây dựng triển khai chiến lược tại Công ty
Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng An Việt
Chương 3: Đề xuất triển khai chiến lược kinh doanh trong vòng 5 năm tới (2024-2029) và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm về Balanced Scorecard (BSC)
Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng) là một hệ thống quản trị chiến
lược, được phát triển bởi Robert S Kaplan và David P Norton, nhằm
giúp tổ chức đo lường hiệu quả thực thi chiến lược thông qua các chỉ số cân bằng giữa tài chính và phi tài chính
BSC không chỉ là công cụ đo lường mà còn là một phương pháp quản trị giúp liên kết chiến lược với các mục tiêu hoạt động cụ thể và tạo sự đồng
bộ trong toàn tổ chức
2 Bốn khía cạnh chính của BSC
BSC dựa trên việc đo lường và quản trị hiệu quả chiến lược thông qua bốn khía cạnh chính:
a Khía cạnh tài chính (Financial Perspective):
Đánh giá kết quả tài chính của tổ chức thông qua các chỉ số như: lợi nhuận, doanh thu, ROI, chi phí, tăng trưởng doanh thu.
Đây là mục tiêu cuối cùng mà các chiến lược hướng đến, phản ánh hiệu quả tổng thể của tổ chức
b Khía cạnh khách hàng (Customer Perspective):
Đo lường sự hài lòng, lòng trung thành, tỷ lệ duy trì và thị phần khách hàng
Tập trung vào việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng để duy trì lợi thế cạnh tranh
c Khía cạnh quy trình nội bộ (Internal Business Processes
Perspective):
Đánh giá hiệu quả các quy trình vận hành nội bộ, từ sản xuất, cung ứng đến dịch vụ hậu mãi
Tập trung vào cải tiến quy trình và đổi mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
d Khía cạnh học tập và phát triển (Learning and Growth
Perspective):
Trang 6 Đo lường năng lực tổ chức qua: phát triển kỹ năng nhân viên, ứng dụng công nghệ, sự hài lòng của nhân viên, văn hóa doanh nghiệp.
Tăng cường năng lực đổi mới và khả năng thích nghi với sự thay đổi của thị trường
3 Vai trò của BSC trong triển khai chiến lược
Liên kết chiến lược với các mục tiêu cụ thể: Giúp dịch tầm nhìn
và sứ mệnh của tổ chức thành các mục tiêu hành động cụ thể
Cân bằng giữa yếu tố tài chính và phi tài chính: Đảm bảo tổ
chức phát triển bền vững, không chỉ dựa trên lợi nhuận mà còn trên giá trị
xã hội, con người và đổi mới
Theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến lược: Hỗ trợ lãnh đạo ra
quyết định dựa trên dữ liệu thực tế
Thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ phận: Tạo sự đồng bộ và tối
ưu hóa nguồn lực tổ chức
4 Quy trình xây dựng và triển khai BSC
Bước 1: Xác định tầm nhìn và chiến lược
Thiết lập các mục tiêu chiến lược dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của tổ chức
Bước 2: Xây dựng các mục tiêu cụ thể cho từng khía cạnh
Định rõ mục tiêu cho từng khía cạnh (tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập & phát triển)
Bước 3: Xác định các chỉ số đo lường hiệu suất (KPIs)
Lựa chọn các KPIs phù hợp để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu
Bước 4: Triển khai kế hoạch hành động
Phân bổ nguồn lực và trách nhiệm thực hiện cho các phòng ban, cá nhân
Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh
Liên tục theo dõi kết quả và điều chỉnh chiến lược để đảm bảo phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh
5 Lợi ích của BSC trong triển khai chiến lược
Cung cấp cái nhìn tổng thể, giúp tổ chức đồng bộ hóa các mục tiêu
Tăng khả năng đo lường và quản lý hiệu quả chiến lược
Tăng tính cạnh tranh bằng cách cải thiện dịch vụ khách hàng và năng lực nội tại
Trang 7 Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.
6 Một số thách thức khi áp dụng BSC tại Việt Nam
Khó khăn trong việc xác định các KPIs phù hợp với từng tổ chức
Thiếu sự cam kết từ lãnh đạo hoặc sự phối hợp giữa các phòng ban
Đòi hỏi nguồn lực lớn về thời gian, nhân lực và công nghệ để triển khai hiệu quả
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN VIỆT
1 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng An Việt Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng An Việt là doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư tại Việt Nam Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ toàn diện từ thiết kế, thi công đến quản lý dự án, với cam kết chất lượng cao và sự hài lòng của khách hàng Bên cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình dân dụng, An Việt còn đầu tư vào bất động sản và phát triển các dự án bền vững, thân thiện với môi trường Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và chiến lược phát triển bền vững, An Việt đã khẳng định vị thế trong ngành và nhận được sự tin tưởng từ đối tác, khách hàng
Trang 82 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng An Việt
2.1 Tầm nhìn:
An Việt đang dần hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những công ty xây dựng Việt Nam được kính trọng nhất cả nước
Có được sự tin tưởng của khách hàng và đối tác kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của An Việt
An Việt không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho khách hàng
mà còn mang lại nhiều cơ hội thành công cho đội ngũ nhân viên công ty Mọi nhân viên đều tự hào khi được làm việc tại An Việt 2.2 Sứ mệnh:
Nhiệm vụ Sứ mệnh của An Việt là cung cấp những sản phẩm
và dịch vụ chất lượng cao nhất, đáp ứng mong đợi của khách hàng và giúp họ đạt được mục tiêu chiến lược phát triển dài hạn Dựa trên sự thành công của khách hàng và các đối tác liên quan, chúng tôi đo lường sự thành công Sự thành công đó dĩ nhiên phải căn cứ trên các yếu tố như kỹ thuật cao (phù hợp với quy chuẩn quốc tế), đảm bảo an toàn cho công trường, giá thành phù hợp và cung cấp hàng hoá với tốc độ phù hợp
2.3 Giá trị cốt lõi
- Sự Tôn Trọng: Tôn trọng nhà nước và xã hội, tôn trọng khách hàng và cổ đông tôn trọng đối tác và người đại diện
- Sự Tin Cậy: Trong mọi mối quan hệ, tiếp xúc, với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, sự thành thật đem lại niềm tin tưởng Đây là một trong những tiêu chí quan trọng của An Việt
- Làm Việc Nhóm: Thấu hiểu ý nghĩa của tinh thần làm việc
nhóm sẽ dẫn tới thành công Động viên, khuyến khích, cùng đồng lòng hướng tới mục đích chung
- An Toàn Lao Động: Cung cấp một môi trường làm việc đảm bảo
an ninh đối với toàn bộ các thành phần tham dự, môi trường thân thiện và có trách nhiệm với cộng đồng, bền vững với môi trường sinh thái Tại mỗi một khu vực, mọi nguy cơ tiềm ẩn đều có thể ngăn ngừa hiệu quả
3 Phân tích môi trường doanh nghiệp
3.1 Môi trường bên trong
3.1.1 Nguồn lực và năng lực
- Nguồn lực:
Nguồn lực hữu hình:
Cơ sở hạ tầng hiện đại với hệ thống máy móc, thiết bị thi công tiên tiến, đáp ứng tốt các dự án xây dựng quy mô lớn
Tài chính ổn định, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ đối tác và ngân hàng
Hệ thống văn phòng, kho bãi và cơ sở vật chất được phân bổ hợp lý
Trang 9 Nguồn lực vô hình:
Thương hiệu uy tín và đã có chỗ đứng trong ngành xây dựng
Mối quan hệ tốt với các đối tác chiến lược, nhà thầu phụ và chính quyền địa phương
Văn hóa doanh nghiệp gắn kết, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo
- Năng lực
Năng lực cốt lõi:
Khả năng thi công đồng bộ từ thiết kế, xây dựng đến quản lý dự án, đảm bảo tiến độ
và chất lượng cao
Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, bao gồm kỹ sư, kiến trúc sư và quản lý dự án giàu kinh nghiệm
Kinh nghiệm thực hiện các dự án đa dạng từ xây dựng dân dụng, hạ tầng đến phát triển bất động sản
Năng lực cạnh tranh:
Sử dụng công nghệ hiện đại trong xây dựng và quản lý dự án (BIM, phần mềm quản
lý thi công)
Khả năng tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng và tính bền vững của công trình
3.1.2 Chuỗi giá trị
Hoạt động chính:
Thiết kế: Đội ngũ thiết kế sáng tạo và tận dụng các công nghệ mới nhất
Thi công: Quy trình thi công chuyên nghiệp, kiểm soát chất lượng chặt chẽ
Hậu mãi: Chính sách bảo hành và hỗ trợ khách hàng sau dự án tốt
Hoạt động hỗ trợ:
Quản lý nhân sự: Đào tạo và phát triển nhân viên liên tục
Công nghệ thông tin: Áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý và vận hành dự án
Mua sắm và hậu cần: Hệ thống cung ứng nguyên vật liệu hiệu quả, giảm lãng phí và chi phí
3.1.3 Các hoạt động kinh doanh
Tập trung vào các dự án xây dựng dân dụng, hạ tầng và bất động sản
Triển khai các dự án xanh và bền vững, đáp ứng xu hướng thị trường
Hợp tác với các đối tác chiến lược để tăng cường năng lực và mở rộng thị trường
3.1.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của công ty
Yếu tố nội bộ Mức độ quan trọng
(0.0-1.0)
Điểm đánh giá (1-4) Điểm số ( mức độ x
điểm đánh giá)
Trang 10chất lượng cao
Khả năng thi công
đồng bộ
Quan hệ đối tác
chiến lược
Phụ thuộc vào nhà
thầu phụ
Chưa tận dụng tối đa
công nghệ số
Áp lực cạnh tranh về
Điểm số 3.20 cho thấy Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng An Việt có môi trường nội bộ mạnh mẽ với những lợi thế cạnh tranh rõ ràng Tuy nhiên, để tối ưu hóa hoạt động, công ty cần cải thiện việc áp dụng công nghệ và giảm sự phụ thuộc vào nhà thầu phụ
3.2 Môi trường bên ngoài
3.2.1 Môi trường kinh tế
Thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam đang thu hẹp do sự gia nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh mới Tuy nhiên, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật khi khống chế thành công đại dịch Covid-19, duy trì tăng trưởng kinh tế dương năm 2020 và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế Ngành xây dựng Việt Nam đạt trị giá 57,52 tỷ USD năm 2020 và dự báo tăng lên 94,93 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng khoảng 8% Trong khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương, Việt Nam được đánh giá là thị trường xây dựng tăng trưởng mạnh mẽ nhất, bất chấp tác động từ Covid-19 Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng lũy kế ngành xây dựng năm 2020 đạt 5%
Mặc dù đại dịch khiến một số hoạt động xây dựng bị đình trệ, tốc độ tăng trưởng đã phục hồi nhờ các khoản đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và nhà ở công cộng của chính phủ Đặc biệt, nỗ lực thu hẹp khoảng cách cung cầu về nhà ở thu nhập thấp được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong dài hạn
3.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của công ty