LỜI MỞ ĐẦU Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tếViệt Nam, buộc chúng ta phải tiến đến hội nhập kinh tế để có thể bắt kịp xu hướng pháttriển
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 6
ĐỀ TÀI: HỘI NHẬP KINH TẾ, LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
MÃ LỚP HP: 2259RLCP1211
HÀ NỘI – 2022
Trang 2MỤC LỤC
I TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế 4
1.1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 4
1.1.2 Sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế 4
1.1.3 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 5
1.1.4 Các mức độ của hội nhập kinh tế quốc tế 5
1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam 6
1.2.1 Tác động tích cực 6
1.2.2 Tác động tiêu cực 7
1.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam 8
1.3.1 Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại 8
1.3.2 Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp: 9
1.3.3 Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế và khu vực 10
1.3.4 Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật 12
II THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 15
2.1 Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế 15
2.1.1 Cơ hội hội nhập quốc tế 15
2.1.2 Thách thức, khó khăn của hội nhập quốc tế 17
2.2 Những thành tựu đạt được trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 19
2.2.1 Về hợp tác đa phương và khu vực 19
2.2.1 Về quan hệ hợp tác song phương 19
2.2.2 Về xuất nhập khẩu 20
2.2.3 Về thu hút FDI, ODA và kiều hồi 20
2.3 Hạn chế cho việc hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 20
2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế 21
III KẾT LUẬN 22
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tếViệt Nam, buộc chúng ta phải tiến đến hội nhập kinh tế để có thể bắt kịp xu hướng pháttriển của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trên toàn thế giới Dưới tácđộng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản, toàn cầu hóa kinh
tế còn được biểu hiện qua sự nhảy vọt của lực lượng sản xuất, từ đó hình thành nên một nềnkinh tế thống nhất Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắcđến nền kinh tế chính trị các nước nói riêng và của thế giới nói chung Đó là sự phát triểnvượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều
sự thay đổi Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA… và nhiều tổchức kinh tế khác cũng là sản phẩm của công cuộc toàn cầu hóa đem lại, góp phần khôngnhỏ vào công cuộc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường kinh tế với quy mô trên toàn thếgiới của các nước thành viên tham gia
Áp dụng thực tiễn đối với Việt Nam, là một đất nước đang phát triển, không những vậy cònvừa phải trải qua chiến tranh tàn khốc ác liệt…thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khuvực và thế giới lại trở nên càng cần thiết hơn bao giờ hết Trong quá trình hội nhập, vớinguồn lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ
mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu nềnkhoa học công nghệ tiên tiến và những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển,nước ta đã và đang tạo dựng được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Đây cũngchính là cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho Việt Nam Tuy nhiên, một vấn đềbao giờ cũng có hai mặt của nó, đi cùng với thuận lợi sẽ là vô vàn thách thức sẽ gặp phải.Theo chủ trương của Đảng: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chúng ta sẽ khắcphục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốcnăm châu
Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam Chúng tôi xin chọn đề tài:
“Hội nhập kinh tế quốc tế, lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” để có thể phân tích từ
lý thuyết về hội nhập kinh tế có thể áp dụng như thế nào đối với thực tế hiện tại của ViệtNam, tìm ra những thách thức và cơ hội để từ đó đưa ra các giải pháp cho nền kinh tế hộinhập ở Việt Nam
Trang 4I TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nềnkinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ cácchuẩn mực quốc tế chung
1.1.2 Sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế
- Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
+ Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa cácquốc gia trên quy mô toàn cầu Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội, …, trong đó, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất, vừa là trungtâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác Toàn cầu hóakinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia,khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triểnhướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất
+ Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu kháchquan vì: Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao độngquốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nềnkinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời của nền kinh tếtoàn cầu Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàncầu
+ Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điềukiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốcgia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng đượccác thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển
- Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nướcđang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
+ Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận
và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệmcủa các nước cho phát triển Khi các nước tư bản giàu có nhất, các công ty xuyên quốc giađang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác độnglên toàn thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các nước đang và kémphát triển mới có thể tiếp cận được những nguồn lực này cho quá trình phát triển của mình + Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển cóthể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắcphục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thuhút vốn, thúc đẩy công nghiệp hóa, tăng tích lũy; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nângcao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư
Trang 5+ Tuy nhiên, điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và côngnghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hóa thành quá trình tự
do hóa kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa Điều này khiến cho cácnước đang và kém phát triển phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức, đó là: gia tăng sựphụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch - thương mạigiữa các nước đang phát triển và phát triển Bởi vậy, các nước đang và kém phát triển cầnphải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàncầu hóa đa bình diện và đầy nghịch lý
1.1.3 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập kinh tế hiệu quả và thành công
+ Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên không phải thực hiện hội nhập bằng mọi giá Quá trình hộinhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu, quá trình này đòi hỏi phải có sựchuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.Các điều kiện sẵn sàng về tư tưởng, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lựcthể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế, là những điều kiện chủ yếu đểthực hiện hội nhập thành công.
- Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó, hội nhập kinh tế quốc
tế có thể được coi là nông, sâu tùy theo mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh
tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực Xét về hình thức, hội nhập kinh tếquốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đadạng như: đối thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ,
1.1.4 Các mức độ của hội nhập kinh tế quốc tế
Cho tới nay khung khái niệm về các cấp độ hội nhập hay liên kết kinh tế mà nhà kinh tế họcngười Hungary Béla Balassa (1928 – 1991) đưa ra trong công trình “Lý thuyết về hội nhậpkinh tế” năm 1961 vẫn được các nghiên cứu về hội nhập kinh tế sử dụng như là khung kháiniệm chung trong quá trình phân tích những vấn đề hội nhập kinh tế, cho dù công trình đitheo hướng của những người mở đường như Viner (1950) và Meade (1955) Công trình củaông trình bày năm hình thức liên kết và hội nhập kinh tế khu vực xét theo cấp độ cam kết tự
do hóa thương mại và liên kết kinh tế từ “nông” tới “sâu”
- Thỏa thuận Thương mại ưu đãi (Preferential Trade Arrangement/PTA): Các bên tham giathỏa thuận hạ thấp một phần hàng rào thương mại hàng hóa cho nhau và duy trì hàng rào đóvới các bên thứ ba không tham gia thỏa thuận
- Khu vực Thương mại Tự do (Free Trade Area/FTA): Các bên tham gia thỏa thuận xóa bỏhầu hết hàng rào thương mại, thuế quan và phi thuế quan cho nhau nhưng vẫn duy trì chínhsách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài FTA
- Liên minh Thuế quan (Custom Union/CU): Các bên tham gia hình thành FTA và có chínhsách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài liên minh
Trang 6- Thị trường Chung (Common Market/CM): Các nước tham gia hình thành Liên minh Thuếquan đồng thời cho phép sự dịch chuyển tự do của các nhân tố sản xuất là vốn và lao động.
- Liên minh Kinh tế (Economic Union/EU): Các bên tham gia hình thành thị trường chungđồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung toàn liên minh bằng cách hài hòa hóa cácchính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia
1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam 1.2.1 Tác động tích cực
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn dem lại những lợi ích to lớn trong pháttriển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêudùng Cụ thể là:
- Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn chuyển dịch cơ cấukinh tế trong nước:
+ Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại pháttriển, tạo diều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trongphân công lao dộng quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững vàchuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao
+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướnghợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nângcao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệptrong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hútkhoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế
+ Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thịtrường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đồi công nghệ sản xuất, tiếpcận với phương thức quản trị phát triển đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế
+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội đổ cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụhưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giácạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều horn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìmkiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước
- Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
+ Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trinh độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa họccông nghệ quôc gia Nhờ đây mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học vớicác nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệmới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chấtlượng nền kinh tế
- Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninhquốc phòng:
Trang 7+ Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo diều kiện để tiếp thunhũng giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minhcủa thế giới đề làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội
+ Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo diều kiện chocải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xâydựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mìnhmột vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước
ta trong các các tổ chức chính trị, kinh tế toàn cầu
+ Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ôn định ở khuvực và quôc tế đê tập trung cho phát triên kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối họpcác nỗ lực và nguồn lực của các nước đề giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môitrường, biến đồi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ôn định ở khuvực và quôc tế đê tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối họpcác nỗ lực và nguồn lực của các nước đề giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môitrường, biến đồi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế
- Tạo tiền đề cho hội nhập văn hóa, tiếp thu giá trị tinh hoa của thế giới, làm giàu thêm vănhóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thịtrường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường vềchính trị, kinh tế và thị trường quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng về lợi ích và rủi rocho các nước, các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cáchgiàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội
- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải đốimặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vàocác ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp Có
vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu Do vậy, dễ trở thành bãi thải côngnghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường
ở mức độ cao
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủquyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn địnhtrật tự, an toàn xã hội
Trang 8- Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam
bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài
- Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tộiphạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợicho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả rất khólường Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề cầnphải đặc biệt coi trọng
1.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam.
1.3.1 Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
- Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến nhữngvấn đề cốt lõi của hội nhập, về thực chất là sự nhận thức quy luật vận động khách quan củalịch sử xã hội Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng chủ trương và chínhsách phát triển thích ứng
- Trong nhận thức, trước hết cần phải thấy rằng hội nhập kinh tế là một thực tiễn kháchquan, là xu thế khách quan của thời đại, không một quốc gia nào có thể né tránh hoặc quaylưng với hội nhập Việt Nam cũng không thể đứng ngoài dòng chảy của lịch sử, hội nhậpquốc tế không chi là “khẩu hiệu thời thượng” mà phải là "phương thức tồn tại và phát triển"của nước ta hiện nay
- Nhận thức về hội nhập kinh tế cần phải thấy rõ cả mặt tích cực và tiêu cực vì tác động của
nó là đa chiều, đa phương diện; trong đó, cần phải coi mặt thuận lợi, tích cực là cơ bản Đó
là những tác động thúc đẩy của hội nhập kinh tế quốc tế tới: tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế, tiếp cận khoa học - công nghệ, mở rộng thị trường, đồng thời cũng phải thấy rõ nhữngtác động mặt trái của hội nhập kinh tế như: những thách thức về sức ép cạnh tranh gay gắthơn; những biến động khó lường trên thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hóa quốc
tế và cả những thách thức về chính trị, an ninh, văn hóa Nhận thức này là cơ sở để đề ra đốisách thích hợp nhằm tận dụng ưu thế và khắc chế tác động tiêu cực của hội nhập kinh tếquốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn
- Về chủ thể tham gia hội nhập, Nhà nước là một chủ thể quan trọng nhưng không phải làduy nhất Nhà nước là người dẫn dắt tiến trình hội nhập và hỗ trợ các chủ thể khác cùngtham gia sân chơi ở khu vực và toàn cầu Song, hội nhập quốc tế toàn diện là sự hội nhậpcủa toàn xã hội vào cộng đồng quốc tế, trong đó doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân sẽ làlực lượng nòng cốt, Nhà nước không thể làm thay các chủ thể khác trong xã hội Trong tiếntrình hội nhập, người dân sẽ được đặt vào vị trí trung tâm, do đó, hội nhập kinh tế quốc tếphải được coi là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức, đó lànhững lực lượng đi đầu trong tiến trình này
- Thực tế hiện nay, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về hội nhậpkinh tế quốc tế có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và thực hiện nghiêm túc
Trang 9Hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục bộ,
do đó, chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các thách thức
1.3.2 Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp:
Chiến lược hội nhập kinh tế về thực chất là một kế hoạch tổng thể về phương hướng, mụctiêu và các giải pháp cho hội nhập kinh tế Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế phải phùhợp với khả năng điều kiện thực tế:
- Cần đánh giá đúng được bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế giới;tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng công nghiệp đối với các nước và cụ thể hóa đốivới nước ta Trong đó, cần chú ý tới sự chuyển dịch tương quan sức mạnh kinh tế giữa cáctrung tâm; xu hướng đa trung tâm, đa tầng nấc thang đang ngày càng được khẳng định; nềntảng kinh tế thế giới có những chuyển dịch căn bản do tác động của CMCN 4.0 và sự pháttriển của công nghệ thông tin
+ Trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, xu hướng liên kết kinh tế đa tầng nấc, đặc biệt làcác hiệp định thương mại tự do (FTA) gia tăng mạnh, hiệp định đối tác xuyên Thái BìnhDương (TPP), hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP)…Châu Á – Thái Bình Dương đang đóng vai trò đầu tàu trong tăng trưởng và liên kết toàncầu
+ Mặt khác, cũng cần phải đánh giá được vai trò của tổ chức kinh tế quốc tế, các công tyxuyên quốc gia và vai trò của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và EUcũng như các điều chỉnh chính sách của họ trong vai trò chủ đạo, dẫn dắt các xu hướng liênkết kinh tế quốc tế
- Cần đánh giá được những điều kiện khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến hội nhậpkinh tế nước ta Cần làm rõ vị trí của Việt Nam để xác định khả năng và điều kiện để ViệtNam có thể hội nhập
+ Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã và đang được đẩy nhanh về tốc độ cũngnhư phạm vi song việc chuẩn bị bên trong lại không đi liền với tiến trình này Những vấn đềmang tính vĩ mô như khuôn khổ pháp lý, năng lực thể chế, chất lượng nguồn nhân lực như
là nút thắt của nền kinh tế, cản trở cạnh tranh ở nhiều cấp độ Hầu hết các doanh nghiệp VNcòn nhận thức khá mơ hồ, thiếu sự quan tâm, thiếu thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế.Chưa nắm bắt được các luật chơi, những quy định trên sân chơi lớn Điều này dẫn đến chưachủ động trong hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh khi tham gia vào chuỗi giá trịtoàn cầu Những hạn chế này cần phải được tính toán cụ thể, khắc phục kịp thời để từngbước nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong hội nhập kinhtế
-Cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước nhằm đúc rút cả những bài học thành công vàthất bại của họ để tránh giẫm vào vết xe đổ
- Đề cao tính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn về năng lực kinh tế, khả năng cạnh tranh, tiềmlực khoa học công nghệ và lao động theo hướng tích cực, chủ động
Trang 10- Gắn với tiến trình hội nhập toàn diện đồng thời có tính mở, điều chỉnh linh hoạt để ứngphó kịp thời với sự biến đổi của thế giới và các tác động mặt trái phát sinh trong quá trìnhhội nhập kinh tế.
- Xác định rõ lộ trình hội nhập một cách hợp lý Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩaquan trọng để đảm bảo hội nhập kinh tế có hiệu quả, nhằm tránh những cú sốc không cầnthiết, gây tổn hại cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Lộ trình cần phải xác định được cácyếu tố thời gian, mức độ, bước đi trong các giai đoạn hội nhập kinh tế và bám sát được tiếntriển bên ngoài và bên trong để điều chỉnh lộ trình một cách thích hợp Bên cạnh đó, cũngcần xác định các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên trong hội nhập kinh tế, trên cơ sở đó tậptrung các nguồn lực để hình thành các lĩnh vực nòng cốt, các nhân tố đột phá trong tiến trìnhhội nhập kinh tế quốc tế
1.3.3 Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế và khu vực
Việt Nam đã trải qua trên hai tập kỷ “Đổi mới” – chuyển sang nền kinh tế thị trường, hộinhập khu vực và quốc tế Với rất nhiều cố gắng để có được những thay đổi quan trọng trongquan điểm và hành động của quá trình liên kết kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang đạtđược nhiều thành tựu đáng khích lệ
1.3.3.1 Khái niệm
Liên kết kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia đượchình thành dựa vào sự thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển
1.3.3.2 Đặc điểm
Từ khái niệm trên các liên kết kinh tế quốc tế có những đặc điểm sau:
- Liên kết kinh tế quốc tế được thành lập và hoạt động phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc
tế và trên cơ sở điều lệ của mình
- Các liên kết kinh tế quốc tế được thành lập và hoạt động có mục đích nhất định được ghi
rõ trong điều lệ của tổ chức
- Các liên kết kinh tế quốc tế có hệ thống cơ quan thường trực duy trì hoạt động của tổ chức
và liên hệ với các thành viên
1.3.3.3 Giới thiệu một số tổ chức kinh tế quốc tế quan trọng
- Tổ chức thương mại thế giới (WTO - World Trade Organization)
- Liên minh Châu Âu (European Union – EU)
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN – the Association of Southeast AsianNations)
1.3.3.4 Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trong 30 năm cải cách (từ thời kỳ đổi mới), từ Đại hội 6 đến Đại hội 12, Đảng Cộng sảnViệt Nam (VCP) đã đưa ra chính sách đúng đắn trong việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế
và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Trang 11Sự kiện lớn nhất là sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)vào tháng 1 năm 2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thếgiới Tháng 5 năm 2008, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đã được ký kết giữaViệt Nam và Trung Quốc Từ tháng 10/2015, Việt Nam là một trong những thành viên thamgia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Việt Nam đã thực hiện cải cáchkinh tế theo cách minh bạch hơn và chính sách kinh tế theo hướng tự do hơn, góp phần quantrọng vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội choViệt Nam tiếp cận những thành tựu của khoa học và công nghệ trên thế giới, từng bước đưahoạt động của các doanh nghiệp trong nước vào môi trường cạnh tranh thực sự
Theo xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới, Việt Nam đã thiết lậpquan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng thương mại và xuất khẩu tớihơn 230 thị trường của các quốc gia và vùng lãnh thổ, ký kết 90 hiệp định thương mại songphương và gần 60 hiệp định về xúc tiến và bảo vệ đầu tư, 54 hiệp định về đánh thuế hai lần,
12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó
có 6 FTA đang tích cực tham gia bên ngoài khuôn khổ ASEAN hoặc với các nước đối tácASEAN và nhiều hiệp định hợp tác văn hóa với nước ngoài và các tổ chức quốc tế
Quan hệ kinh tế đối ngoại nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung đã góp phần quantrọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế ViệtNam về mối quan hệ sâu sắc với các nước trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế củaViệt Nam trong đấu trường quốc tế Tạo hiệu ứng tích cực, thúc đẩy cải cách và hoàn thiện
cơ chế của nền kinh tế thị trường và cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó góp phần nângcao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn, tạo ra môi trường kinhdoanh ngày càng bình đẳng, minh bạch và có thể dự đoán được và ngày càng phù hợp vớitiêu chuẩn và thông lệ quốc tế
1.3.3.5 Các giải pháp thực hiện đầy đủ các cam kết
Việt Nam đang tích cực gia nhập Cách mạng công nghiệp 4.0 để xây dựng một xã hội vănminh và hiện đại Sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế thị trường cũng là động lực thúcđẩy quá trình hội nhập và cần quan tâm một số vấn đề lớn sau:
- Nhận thức đúng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” để làm cơ sở cho việc hoạch định
đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sứcmạnh thời đại Đặc biệt, cần thấy rõ bước phát triển mới của toàn cầu hóa trong những nămtới khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ; từ đó, tính toán sách lược, chiến lượctrong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
- Việt Nam hiện tham gia các mặt đời sống chính trị - xã hội quốc tế, tức là đã hội nhập rộng
vào chỉnh thể thế giới, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ hội nhập tương đối sâu với vị trí, vaitrò nhất định trong một số lĩnh vực Tới đây, cần xác định việc giành lấy vị trí, vai trò ngàycàng đáng kể trong nền kinh tế thế giới, nền chính trị thế giới và nền văn minh nhân loại lànội dung chủ yếu của tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam
- Khi triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh những vấn đề cần xử lý về
mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế Trong tiến trình