1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin “Phân Tích Các Hình Thức Biểu Hiện Của Giá Trị Thặng Dư. Liên Hệ Thực Tiễn”.Pdf

13 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Học thuyết giá trị thặng dư được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.. Việc phát hiện r

Trang 1

TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG KHOA LY LUAN CHINH TRI

TIỂU LUAN MON KINH TE CHINH TRI MAC-LENIN

Đề tài: “Phân tích các hình thức biểu hiện của giá trị thang du

Liên hệ thực tiễn”

Họ và tên : Mai Thi Ngoc Lan

Mã sinh viên : 2314810044

Số báo danh : 35

Giảng viên giảng dạy : TS Vũ Thị Quế Anh

Hà Nội, tháng 10 năm 2024

Trang 2

MUC LUC

NỘI DUNG weed

I Khai niém giá trị thặng dư 4

H Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 5 In), sa nn.- 3 V7 nh ¬ Ô 7

3 Dia t6 tw ban chu nghia 8

HI Liên hệ học thuyết giá trị thặng dư với cuộc cách mạng công nghệ hiện nay 9

Trang 2

Trang 3

MO DAU

Theo đanh giá của VI Lênin thi ly luận giá trị thặng dư là hòn đá tảng của học thuyết kinh tế C.Mac Các nhà tư bản đề đạt được mục đích tối đa của mình nên đã mua sức lao động của người lao động kết hợp với tư liệu sản xuất đề sản xuất sản phâm và thu về giá trị thặng dư Học thuyết giá trị thặng dư được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận, nó đem đến cho lý thuyết giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực sự

Các nhà kinh tế trước C Mác không giải thích nỗi vì sao các nhà tư bản trao đổi hàng hóa đúng giá trị mà vẫn thu được giá trị thặng dư Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, C.Mác đã tách giá trị thặng dư ra khỏi những hình thái đặc thù của nó, xây dựng thuyết giá trị thăng dư của mình Giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất chứ

không phải lưu thông, tuy nhiên lưu thông là một lĩnh vực không thể thiếu quá trình sản

xuất và tạo ra giá trị thang dw

Tất cả thành quả đó, tạo nên cơ sở khoa học vững chắc giúp C.Mác giải thích được nguồn gốc thực sự và quá trình vận động, biến tướng của giá trị thặng dư thành lợi nhuận, lợi tức, địa tô trong sản xuất, lưu thông, phân phối

Với học thuyết giá trị thặng đư, C.Mác đã cho mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn về nguồn gốc, bản chất, các hình thức tồn tại của giá trị thặng dư Việc nghiên cứu về phạm trủ giá trị thặng dư có ý nghĩa lớn trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và có vai trò quan trọng trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư Liên hệ thực tiễn.”

Nghiên cứu nhăm mục đích chỉ ra, áp đụng những kiến thức trong lĩnh vực kinh tế chính trị dé phan tích các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư Từ đó, vận dụng những

hệ quả, kết luận trong nghiên cứu đề đưa ra những liên hệ giữa học thuyết giá trị thặng dư với cuộc cách mạng công nghệ hiện nay

Trang 3

Trang 4

NOI DUNG

I Khai niém gia tri thang du

Gia tri thang du la mức độ dôi ra khi lay mức thu của một đầu vào nhân tổ trừ đi phần giá cung của nó D.Ricardo đã lấy ví dụ về việc nộp tô cho chủ đất sở hữu những miếng đất màu mỡ Mác đã nghiên cứu giá trị thặng dư đưới giác độ hao phí lao động, trong

đó công nhân sản xuất ra nhiều giá trị hơn chỉ phí trả cho họ - yếu tố bị quy định bơi mức tiền lương tối thiểu chỉ đủ đề đảm bảo cho họ tổn tại với tư các người lao động Theo Mác,

sự bóc lột công nhân chỉ có thể được loại trừ nếu nhà tư bản trả cho họ toàn bộ gia tri moi duoc tao ra A.Marshall cho rang xét về bản chất, thì tất cả các khoản thu nhập nhân tố cao hơn chi phí nhân tố đều là bán tô trong ngắn hạn Cho nên theo ông, khi không có các cơ hội khác để một nhân tố sản xuất lựa chọn, thì toàn bộ phần thường dành cho nó đều là gia tri thang dư

Học thuyết giá trị thặng dư được xem là phát minh quan trọng chỉ đứng thứ 2 sau biện luận duy vật lịch sử của Mác Vậy giá trị thặng dư là gì? Về cơ bản giá trị thặng dư chính là sự phản ánh quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản Việc sinh ra và chiếm đoạt giá trị thặng dư phản ánh bản chất quan hệ trong sản xuất tư bản chủ nghĩa (quan hệ bóc lột của nhà tư bản với người lao động làm thuê)

Giá trị thặng dư được C.Mác nghiên cứu dưới góc độ hao phí lao động Trong đó công nhân làm thuê sản xuất nhiều giá trị hơn chỉ phí được trả cho họ Đây là yếu tố được quy định bởi tiền lương tối thiểu chỉ đủ cho họ sinh sống với tư cách người lao động Đối với Mác, sự bóc lột sức lao động chỉ có thể được loại bỏ khi nhà tư bản trả cho họ toàn bộ giá trị mới được tạo ra

Vậy tại sao lại có khái niệm giá trị thặng dư? Thặng dư xảy ra khi giữa cung vả cầu cho một sản phẩm mắt kết nối với nhau, hoặc khi một số người sẵn sảng trả nhiều tiền hơn cho một sản phâm hơn những người khác Theo giả thuyết, nếu có một mức giá định sẵn cho một con búp bê nổi tiếng nào đó, răng mọi người đều nhất trí và săn sàng trả tiền, thì sẽ không xảy ra thặng dư hay thiếu hụt Nhưng điều này trên thực tế rất hiếm khi xảy ra trong thực tế, bởi vì nhiều người và đoanh nghiệp có ngưỡng giá khác nhau, cả khi mua và bán Những chủ thê là các nhà cung cấp liên tục cạnh tranh nhau đề cho ra càng nhiều sản phẩm

Trang 4

Trang 5

càng tốt, với giá tốt nhất Nếu nhu cầu về sản phẩm tăng đột biến, nhà cung cấp đưa ra mức giá thấp nhất có thê hết nguồn cung, điều này có xu hướng dẫn đến tăng giá chung trên thị trường, gây ra thặng dư sản xuất Điều ngược lại sẽ xảy ra là nếu giá giảm, và cung cao, nhưng lại không đủ câu, thì điều này dẫn đến thặng dư tiêu dùng Thặng dư thông thường xảy ra khi chỉ phí của một sản phẩm ban đầu được đặt quá cao và không ai sẵn sàng mua mức giá đó Trong những trường hợp cụ thể như vậy, các doanh nghiệp thông thường bán sản phẩm với chỉ phí thấp hơn so với dự kiến ban đầu, để chuyên sang dự trữ trong kho

Có thê nói Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm cơ bản vả trọng tâm nhất của kinh tế chính trị Mác - Lênin Dưới thời tư bản chủ nghĩa đây phương tiện dé tích lũy tài sản dựa trên sự bóc lột công sức của người lao động Đến nay giá trị thặng dư van chưa hề mất đi

II Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

I Lợi nhuận

Theo quan điểm của P.Samuelson, lợi nhuận là phần thu nhập thặng đư tính băng hiệu quả giữa giá trị tông thu trừ đi tong chi phi, là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và cho

sự đổi mới Trong thực tế sản xuất kinh đoanh, có tồn tại một khoảng chênh lệch giữa chị

phí sản xuất và giá trị hàng hóa Chi phí sản xuất la phan giá trị của hàng hóa, là chi phi ma

nhà tư bản bỏ ra đề sản xuất ra hàng hóa, được xác định bằng công thức k = c + v Gia tri của hàng hóa G = c + (y+m) hay =k + m Vì vậy, sau khi bán hàng hóa theo quy tắc trao đôi ngang giá, nhà tư bản không những bù đắp được tất cả chỉ phí sản xuất đã bỏ ra mà con thu

về được một phần chênh lệch bằng giá trị thặng dư Lượng chênh lệch được C.Mác gọi là lợi nhuận (p)

Như vậy, lợi nhuận là một hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế

thị trường Nhiều nhà tư bản không quan tâm tới nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận là giá trị thặng dư chuyên hóa thành mà chỉ để ý tới khoản chênh lệch giữa giá trị hàng hóa bán ra

voi chi phí sản xuất đã bỏ ra Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục đích, động lực

của quá trình sản xuất và kinh doanh, nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cao hơn chỉ phí sản xuất thì sẽ thu được lợi nhuận Trong trường hợp, giá cả của hàng hóa thấp hơn giá trị mà vẫn lớn hơn chi phí sản xuất thì nhà tư bản vẫn nhận về được lợi nhuận, tuy nhiên khoản lợi nhuận đó nhỏ hơn giá trị thặng dư

Trang 5

Trang 6

Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thang du, no phan anh sai vé ban chat bóc lột lao động của chủ nghĩa tư bản Thực tế, mọi người dễ hiểu lầm răng lợi nhuận sinh

ra do tài năng kinh doanh của nhà tư bản, do vốn của nhà tư bản tự đẻ ra tiền lãi Nhưng bản chất của lợi nhuận đến từ hàng hóa sức lao động, là giá trị thặng dư thu được trong quá trình

sử dụng hàng hóa sức lao động mà bị nhà tư bản chiếm không

Trong nên kinh tế tư bản chủ nghĩa, do hàng hóa cần được phân bộ đến những khu vực có nhu cầu, từ đó dẫn đến hình thành một bộ phận chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa, hay còn được gọi là tư bản thương nghiệp Tư bản thương nghiệp xuất hiện từ rất sớm,

có đặc điểm vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp vừa có tính độc lập Hoạt động của tư bản thương nghiệp là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện giá trị hàng hóa của

tư bản công nghiệp, chuyên hóa chuyền hóa cuối cùng của hàng hóa thành tiền

Lợi nhuận thương nghiệp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa Nếu như tư bản thương nghiệp chỉ mua bán hàng hóa, thực hiện nhiệm vụ lưu thông hàng hóa thì không thể tạo ra giá trị thặng dư hay lợi nhuận Thực tẾ, nguồn sốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp khi đã thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa Nhà tư bản sản xuất sẵn sảng bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp với giá cao hơn chi phí sản xuất và thấp hơn giá trị

đề khi lưu thông hàng hóa, tư bản thương nghiệp có thê bán hàng hóa với giá cả bằng giá trị hàng hóa Từ đó, thu về lợi nhuận thương nghiệp là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là một hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, bác

bỏ nhằm tưởng việc mua bán đã tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp

Lợi nhuận của đoanh nghiệp chịu tác động tông hợp của nhiều nhân tố:

Trước hết là quan hệ cung - cầu hàng hoá dịch vụ Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn trên thị trường sẽ cho phép các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh đề đảm bảo cung lớn Điều đó tạo khả năng lợi nhuận của từng đơn vị sản phâm hàng hoá, nhưng đặc biệt quan trọng là tăng tổng số lợi nhuận Cung thấp hơn cầu sẽ có khả năng định giá bán hàng hoá và địch vụ, ngược lại cung cao hơn cầu thì giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ thấp điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng sản phâm hàng hoá hay tông số lợi nhuận thu được Hai là giá cả và chất lượng các đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ) và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phâm, chỉ phí hoạt động và giá thành sản phẩm giảm Do đó cơ sở để tăng lợi nhuận cho các doanh

Trang 6

Trang 7

nghiệp công nghiệp là chuân bị các đầu vào hợp lý, tiết kiệm tạo khả năng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Lợi nhuận của quả trình hoạt động kinh doanh chỉ có thé thu được sau khi thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phâm hàng hoá và địch vụ Do đó tô chức tiêu thụ khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chỉ phí tiêu thụ sẽ cho ta khả năng lợi nhuận Đề thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng các mặt hàng hoạt động về tô chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng

2 Lợi tức

Tư bản cho vay là một hình thức tư bản xuất hiện từ trước chủ nghĩa tư bản Trong nền kinh tế thị trường, luôn tồn tại một lượng tiền nhàn rỗi, trong khi các nhà tư bản, chủ thé khác lại cần chúng để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Xuất phát từ thực tế đó, quan

hệ cho vay và đi vay được hình thành Người cho vay sẽ nhận được một khoản tiền chính là lợi tức Với số tiền vay được, người đi vay sẽ đầu tư vào sản xuất kinh doanh và thu được

lợi nhuận bình quân, họ sẽ phải lấy một phần của lợi nhuận bình quân đó đề trả cho người

cho vay Qua đó, lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay (tư bản đi vay) phải trả cho người cho vay (tư bản cho vay) vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay Trong quan hệ kinh tế này, lợi tức thực chất là một phần của giá tri thang du

mà người đi vay thu được thông qua việc sử dụng tiền vay đó

Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản có đặc điểm:

Thứ nhất, quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu Chủ thể sở hữu tư bản không phải

là chủ thể sử dụng, chủ thế sử dụng tư bản chỉ được sử đụng trong một thời hạn nhất định và không có quyền sở hữu

Thứ hai, tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt Người bán không mắt quyền sở hữu, người mua chỉ được sử dụng trong một thời gian Sau khi sử dụng tư bản cho vay không những bảo tồn được giá trị mà còn tăng thêm Giá cả của tư bản cho vay được quyết định bởi giá trị sử dụng của nó là khả năng thu được lợi nhuận bình quân, do đó không những không được quyết định bởi giá trị mà còn thấp hơn nhiều so với giá trị

Thứ ba, tư bản cho vay là hình thái tư bản phiến diện nhất, tuy nhiên cũng được sùng bái nhất Công thức vận động của tư bản cho vay là T- TỶ, tạo ra ảo tưởng là tiền đẻ ra tiền mà không phản ánh bản chất thực sự nguồn gốc của lợi tức cho vay Trong điều kiện

Trang 7

Trang 8

quan hệ tín đụng ngày cảng phát triển, các mô hình sản xuất kinh doanh cũng được đôi mới,

từ đó thúc đây hình thành các công ty cô phần Các công ty này phát hành cô phiếu, trái phiếu Các loại cỗ phiếu, trái phiếu này được C.Mác coi là tư bản giả do nó được giao dịch tách biệt tương đối với quá trình sản xuất kinh doanh thực Tư bản giả được mua bán trên thị trường chứng khoán Ngày nay, các thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, trở thành một loại hình thị trường chuyên biệt phục vụ các quan hệ giao dịch mua bán chứng khoán Như vậy, lý luận của C.Mác về lợi tức đã cho chúng ta hiểu rõ về bản chất nguồn gốc của lợi tức, đó là giá trị thặng dư sinh ra nhờ việc đi vay nguồn tiền rảnh rỗi dé dau tu vào quy mô sản xuất kinh doanh Ngoài ra, nó còn bác bỏ những quan niệm sai lầm như tiền

đẻ ra tiền, giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về hình thức cho vay lấy lãi của chủ nghĩa tư bản

3 Địa tô tư bản chủ nghĩa

Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tự bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Cũng như các nhà tư bản kinh doanh trên các lĩnh vực khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp cũng thu được lợi nhuận bình quân Tổn tại ba giai cấp chủ yếu: địa chủ, nhà tư bản KD nông nghiệp và công nhân nông nghiệp

Khác với các chủ thể kinh doanh khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải tra một lượng tiền cho địa chủ vì đã thuê đất của họ Đề có tiền trả cho địa chủ, ngoài số lợi nhuận bình quân thu được tương tự như kinh doanh trên các lĩnh vực khác, nhà

tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp còn thu thêm được một phần gia tri thang du

dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân nữa, tức là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này

phải trả cho địa chủ dưới dạng địa tô

Như vậy theo quan điểm của C.Mác, địa tô là phan gia tri thang du còn lại sau khi đã khấu trừ đi một phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ

Theo C.Mac, có các hình thức địa tô như:

® - Địa tô chênh lệch Trong đó, địa tô chênh lệch I là địa tô mà địa chỉ thu được do chỗ cho thuê ruộng đất tốt và độ màu mỡ cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi Địa tô chênh lệch II là địa tô mà địa chỉ thu được đo chỗ cho thuê mảnh đất đã được đầu tư, thâm canh và làm tăng độ màu mỡ của dat

Trang 8

Trang 9

e Diatéd tuyét đối, là địa tô mà địa chỉ thu được trên mảnh đất cho thuê, không kê độ mau mỡ tự nhiên thuận lợi hay do thâm canh Đó la phần lợi nhuận siêu ngạch dội ra ngoài lợi nhuận bình quân được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị nông sản và giá

cả sản xuất chung của nông sản

Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác không những chỉ rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học đề xây đựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuế, đến điều tiết các loại địa tổ, đến giải quyết các quan hệ đất đai nhăm kết hợp hài hoà các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử dụng đất đại tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá bền vững

II Liên hệ học thuyết giá trị thặng dư với cuộc cách mạng công

nghệ hiện nay

Học thuyết giá trị thặng dư là một trong những thành tựu lớn của C.Mác trong lĩnh vực kinh tế chính trị Nó phan anh ban chất bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa, khi nhà tư bản chiếm đoạt phần giá trị mới do lao động sống của công nhân tạo ra ngoài giá trị sức lao động Học thuyết này cung cấp cho nhân loại một công cụ khoa học đề phân tích, phê phán

vả vượt qua chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra triển vọng cho xã hội công bằng và tiến bộ Học thuyết giá trị thặng dư cũng có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc cách mạng khoa học — công nghệ ở nước ta hiện nay Cuộc cách mạng khoa học — công nghệ là quá trình biến đổi tận sốc lực lượng sản xuất của xã hội hiện đại, được thực hiện với vai trò dẫn đường của khoa học trong toàn bộ chu trình: khoa học - công nghệ - sản xuất và môi trường Cuộc cách mạng này đã tạo ra những ngành khoa học mới, những ngành công nghiệp mới

và những công nghệ mới, có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế, xã hội và con người Đối với nước ta, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là một yêu cầu khách quan bức thiết đề đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tuy nhiên, để tiến hành cuộc cách mạng này, không thể bỏ qua vai trò của lao động sống, của con người làm chủ và sử dụng khoa học - công nghệ Chính ở đây, học thuyết giá tri thang du có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc

Thứ nhất, học thuyết giá trị thăng dư giúp chúng ta nhận ra răng lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị mới và giá trị thặng dự Điều này có nghĩa là lao động sống là yếu tố quyết định cho sự phát triển của sản xuất và xã hội Không có lao động sống, không có sự sáng tạo, không có khoa học — công nghệ và không có cách mạng Do đó, để thực hiện cuộc

Trang 9

Trang 10

cách mạng khoa hoc — céng nghệ ở nước ta, cần phải đầu tư vào lao động sống, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho con người phát huy khả năng sáng tạo và tiếp cận các tri thức, công nghệ tiên tiền của thế giới

Thứ hai, học thuyết giá trị thặng dư giúp chúng ta nhận ra rằng lao động sống bị bóc lột bởi nhà tư bản trong chế độ tư bản chủ nghĩa Điều này có nghĩa là lao động sống bị hạn chế, bị đè nén và bị mất đi phâm giá của mình Khoa học - công nghệ trong chế độ này không phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân, mà chỉ phục vụ cho lợi ích của một bộ phan it 61 nha tu ban Do do, đề thực hiện cuộc cách mạng khoa học — công nghệ ở nước ta, cần phải giải phóng lao động sống khỏi sự bóc lột của nhà tư bản, xây dựng một xã hội công bang và dân chủ, trong đó khoa học - công nghệ là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân

^

dân

Thứ ba, học thuyết giá trị thặng đư giúp chúng ta nhận ra rằng lao động sống là yếu

tố quan trọng đề vượt qua chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng xã hội mới Điều này có nghĩa là lao động sống là lực lượng cách mạng, là lực lượng sáng tạo và là lực lượng xây dựng Khoa học - công nghệ trong xã hội mới không chỉ là công cụ dé phát triển kinh tế, mà còn là công cụ đề phát triển con người, để nâng cao phẩm giá và chất lượng cuộc sống của con người Do đó, đề thực hiện cuộc cách mạng khoa học — công nghệ ở nước ta, cần phải kết hợp sự phát triển của khoa học - công nghệ với sự phát triển của con người, đảm bảo sự cân băng giữa kinh tê và xã hội, giữa vật chất và tỉnh thân, giữa cá nhân và cộng dong

Trang 10

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w