Trong bối cảnh đó, vai trò của các thư viện, trung tâm tài liệu chuyên ngành như Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH trở nên vô cùng quan trọng, đảm bảo cung cấp các ngu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KỲ NĂM 2024
Giảng viên hướng dẫn TS Hồ Thị Thành
Cơ quan thực tập Trung tâm Thư viện khối Quốc tế,
Viện Thông tin Khoa học xã hội Cán bộ hướng dẫn Ths Nguyễn Thị Đức Hạnh
Sinh viên thực tâp 1 Lương Hải Nam – 21030563
2 Nguyễn Thị Vân Anh – 21030535
3 Trần Phương Anh – 21030536
4 Trần Thu Hòa – 21030547
5 Lăng Thị Hiền – 19030531
6 Đoàn Thanh Trà – 21030576
Hà Nội, tháng 7 năm 2024.
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
PH N I T NG QUAN V C QUAN TH C T P Ầ Ổ Ề Ơ Ự Ậ 3
1.1 Thời gian thực tập 3
1.2 Khái quát về cơ quan thực tập 3
1.2.1 Chức năng 4
1.2.2 Nhiệm vụ 4
PH N II ĐÁNH GIÁ NGU N T LI U SÁCH TI NG VI T VÀ TI NG Ầ Ồ Ư Ệ Ế Ệ Ế ANH V THÁI LAN TRUNG TÂM TH VI N KH I QU C T , VI N Ề Ở Ư Ệ Ố Ố Ế Ệ THÔNG TIN KHOA H C XÃ H I Ọ Ộ 4
1.1 Đánh giá chung 4
1.1.1 Về số lượng 4
1.1.2 Về thời gian xuất bản 5
1.1.3 Về nội dung 5
1.2 Đánh giá cụ thể nội dung 5
1.2.1 Lĩnh vực lịch sử - văn hóa 5
1.2.2 Lĩnh vực chính trị - an ninh 7
1.2.3 Lĩnh vực kinh tế - xã hội 8
1.3 Kết luận 8
PH N III ĐÁNH GIÁ NGU N T LI U SÁCH TI NG VI T VÀ TI NG Ầ Ồ Ư Ệ Ế Ệ Ế ANH V INDONESIA TRUNG TÂM TH VI N KH I QU C T , VI N Ề Ở Ư Ệ Ố Ố Ế Ệ THÔNG TIN KHOA H C XÃ H I Ọ Ộ 8
2.1 Đánh giá chung 8
2.1.1 Về mặt số lượng 8
Trang 32.1.2 Về thời gian 9
2.1.3 Về mặt nội dung 9
2.2 Đánh giá cụ thể 9
2.2.1 Lĩnh vực lịch sử - văn hóa 9
2.2.2 Lĩnh vực chính trị - an ninh 10
2.2.3 Lĩnh vực kinh tế - xã hội 11
2.3 Kết luận 13
KẾT LUẬN 14
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, việc nghiên cứu và đánh giá các nguồn tư liệu nghiên cứu về các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia đã và đang trở nên vô cùng quan trọng Trong bối cảnh đó, vai trò của các thư viện, trung tâm tài liệu chuyên ngành như Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH trở nên vô cùng quan trọng, đảm bảo cung cấp các nguồn tài liệu phong phú, đa dạng và tin cậy để các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận và khai thác
Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia có vị trí địa lý, lịch sử và văn hóa rất khác biệt trong khu vực Đông Nam Á Tuy nhiên, cả hai đều là những điểm đến hấp dẫn và đáng chú ý đối với các nhà nghiên cứu, học giả và du khách trên toàn thế giới Vì vậy, việc đánh giá nguồn tư liệu về hai quốc gia này tại Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu mà còn góp phần tăng cường sự hiểu biết và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và hai quốc gia này
Theo thống kê, số lượng tài liệu nghiên cứu về Thái Lan và Indonesia hiện
có ở Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH nhìn chung còn khiêm tốn Nhưng tuy nhiên những nguồn tư liệu này được biên soạn bởi các nhà nghiên cứu, học giả có uy tín, đảm bảo tính khoa học và tin cậy Đáng chú ý, các nguồn tư liệu này không chỉ được trưng bày tại thư viện mà còn được số hóa và lưu trữ dưới dạng tài liệu điện tử, giúp người sử dụng dễ dàng tiếp cận và tham khảo
Do đó, báo cáo này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá toàn diện về nguồn tư liệu, tài liệu tại Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH, tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu về Thái Lan và Indonesia Báo cáo sẽ phân tích, đánh giá về số lượng, thời gian xuất bản, nội dung của nguồn tài liệu,
từ đó đưa ra những nhận xét nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn tài liệu này
NỘI DUNG PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP.
1.1 Thời gian thực tập.
Trang 5Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2023 - 2024, từ ngày 15/06/2024 đến ngày 30/07/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức cho sinh viên Khoa Đông Phương học - ngành Đông Nam Á học năm thứ ba đi thực tập tại các cơ quan, tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện tiếp cận, nhận diện công việc và định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân sau khi tốt nghiệp
1.2 Khái quát về cơ quan thực tập.
Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, có trụ sở tại Tầng 5, số 176 Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
1.2.1 Chức năng.
Thu thập và lưu trữ thông tin: Trung tâm thu thập, quản lý và bảo quản các tài liệu, sách báo, tạp chí và các nguồn thông tin khác từ các tổ chức quốc tế và các cơ quan nghiên cứu trên thế giới
Cung cấp thông tin: Trung tâm cung cấp thông tin và tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy của các cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Hỗ trợ nghiên cứu: Trung tâm hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc tìm kiếm, tiếp cận và sử dụng các nguồn tài liệu, thông tin quốc tế một cách hiệu quả
Hợp tác quốc tế: Trung tâm thúc đẩy hợp tác với các tổ chức quốc tế, thư viện và trung tâm nghiên cứu trên thế giới để trao đổi tài liệu và thông tin khoa học
1.2.2 Nhiệm vụ
Quản lý và Phát triển Tài nguyên Thông tin: Xây dựng và phát triển các
bộ sưu tập tài liệu quốc tế bao gồm cả tài liệu số và tài liệu in ấn; Quản lý và bảo quản các nguồn tài liệu đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng; Cập nhật và bổ sung các tài liệu mới theo xu hướng và nhu cầu nghiên cứu khoa học xã hội
Cung cấp Dịch vụ Thư viện: Tổ chức các dịch vụ mượn, trả, tra cứu và sử dụng tài liệu một cách thuận tiện cho người dùng
Đào tạo và Hướng dẫn: Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, và buổi hướng dẫn sử dụng thư viện và các nguồn tài liệu cho cán bộ, nghiên cứu sinh và học viên; Hướng dẫn cách thức tra cứu, thu thập, và sử dụng thông tin một cách hiệu quả và khoa học
Nghiên cứu và Phát triển: Thực hiện các đề tài nghiên cứu về thư viện học, thông tin học và các lĩnh vực liên quan; Phát triển các dự án nghiên cứu hợp tác với các tổ chức quốc tế, thư viện và trung tâm nghiên cứu trên thế giới
Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH là một đơn vị quan trọng trong hệ thống Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam thông qua việc cung cấp và quản lý các nguồn thông tin quốc tế
Trang 6PHẦN II ĐÁNH GIÁ NGUỒN TƯ LIỆU SÁCH TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH VỀ THÁI LAN Ở Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH.
Chúng tôi đã tiến hành thống kê những tài liệu liên quan đến 3 lĩnh vực của Thái Lan: chính trị, lịch sử, kinh tế hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH Qua quá trình sưu tầm và tổng hợp tài liệu chúng tôi đã đưa ra một vài đánh giá chung và đánh giá cụ thể về nội dung tư liệu
1.1 Đánh giá chung
1.1.1 Về số lượng
Theo như đã thống kê tại thư viện, có tất cả 104 đầu mục sách tiếng Việt
và đầu mục sách tiếng Anh Điều này chứng tỏ tính chuyên biệt của một cơ quan nghiên cứu chuyên về một khu vực
1.1.2 Về thời gian xuất bản
Sách tiếng Việt nghiên cứu về Thái Lan chủ yếu được xuất bản trong những năm 1990, đặc biệt là trong những năm 2000, thể hiện việc nghiên cứu Thái Lan ở nước ta mới bắt đầu được khoảng 2 thập kỷ, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) và mở rộng quan hệ với Thái Lan Các loại sách tham khảo tiếng Anh viết về lịch sử, kinh tế, chính trị Thái Lan có thời gian xuất bản sớm hơn, chủ yếu trong những thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ XX Đây là nguồn tư liệu phong phú cho những ai say mê nghiên cứu Thái Lan
1.1.3 Về nội dung
Nguồn sách viết về lĩnh vực lịch sử Thái Lan ở Việt Nam có số lượng vượt trội hơn những lĩnh vực Kinh tế - Xã hội, Chính trị - An ninh Có thể thấy rằng, ở Việt Nam việc nghiên cứu Thái Lan vẫn còn hạn chế Tuy vậy, bằng những đầu mục sách đã thu thập được, nhóm chúng tôi sẽ chỉ ra những tác phẩm tiêu biểu và được đánh giá cao về chất lượng, từ đó giúp cho Bộ môn Đông Nam
Á và Nhà trường sử dụng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy
1.2 Đánh giá cụ thể nội dung
1.2.1 Lĩnh vực lịch sử - văn hóa
Qua việc tổng hợp và sắp xếp các đầu mục sách theo nội dung nghiên cứu Lịch sử - Văn hóa Thái Lan, nhóm chúng tôi có thể phác họa bức tranh lịch sử của quốc gia này từ cổ đại đến ngày nay qua bốn thời kỳ: Cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại
Thời kỳ cổ đại
Những tài liệu nói đến thời kỳ cổ đại ở Thái Lan có thể kể ra một vài cuốn
sách tiếng Việt và tiếng Anh tiêu biểu như: “Lịch sử Thái Lan” - Phạm Nguyên
Long, Nguyễn Tương Lai (chủ biên) - NXB Khoa học xã hội - 1998 - 572tr;
“Lịch sử Đông Nam Á” Hall D.G.E NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1997 1295tr; “Lịch sử Vương quốc Thái Lan” Lê Văn Quang Tp.Hồ Chí Minh
-1995 - 292tr; “A History of Thailand!” - Rong Syamananda - xb lần 1- Bangkok:
Chulalongkorn University - 1972 - 203tr; Tuy nhiên thời cổ đại đã cách ngày nay hàng vạn năm và không được ghi lại nhiều trong sử sách, những gì chúng ta biết chủ yếu thông qua kết quả nghiên cứu của ngành khảo cổ học Vì thế có thể
Trang 7nhận định rằng: Ở nước ta cũng chưa có một công trình nghiên cứu độc lập nào
về lịch sử cổ đại Thái Lan
Thời kỳ trung đại
Thái Lan thời trung đại với các quốc gia của người Thái kéo dài suốt 5 thế
kỷ (Thế kỷ XIII-XVIII) thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Tài liệu về thời kỳ này khá đa dạng Về tiếng Việt, có 3 đầu mục sách
“Lịch sử Đông Nam Á” Hall D.G.E NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1997 1295tr.; “Lịch sử Vương quốc Thái Lan” Lê Văn Quang Tp Hồ Chí Minh
-1995 - 295tr.; “Lịch sử Thái Lan” - Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai (chủ
biên) - NXB Khoa học xã hội - 1998
Ngoài ra, đầu mục sách tiếng Anh về lĩnh vực lịch sử - văn hóa Thái Lan
trong thời kỳ này cũng khá đa dạng Tiêu biểu trong đó có cuốn “Southeast Asia Archaeology at the XV the Pacific Science Congress” (ký hiệu kho: LV 2932)
của tác giả Bayard, Donn được xuất bản năm 1984 Cuốn sách này tập hợp các tài liệu nghiên cứu về nguồn gốc của nông nghiệp, luyện kim và nhà nước ở khu vực Đông Nam Á lục địa Cuốn sách được chia làm 4 phần, trong đó phần 1 nghiên cứu về đồ gốm, dân cư, dân tộc học, cơ cấu xã hội… của người Thái thời tiền sử
Chúng tôi nhận thấy rằng, các cuốn sách bằng tiếng Anh và tiếng Việt viết
về thời kỳ này đều tập trung làm rõ nguồn gốc và sự di cư của người Thái Nội dung nghiên cứu xoay quanh thời kỳ Ayutthaya, chứng minh rằng nước Thái đã được xây dựng và mở rộng về lãnh thổ, thể chế chính trị, tổ chức xã hội, kinh tế phát triển…trong thời kỳ này như thế nào Ở nước ta, những cuốn sách viết về lịch sử Thái Lan chỉ đề cập một cách đại cương về vương quốc này Do vậy Ayutthaya vẫn còn nhiều khoảng trống cho các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam
Thời kỳ cận đại
Thời kỳ cận đại của Thái Lan chỉ tồn tại trong vòng 81 năm (1851 - 1932), trải qua 4 triều đại: Rama IV (1851-1868), Rama V (1868-1910), Rama VI (1925) và Rama VII (1925-1932) Tuy kéo dài không lâu nhưng đây lại là giai đoạn phát triển độc đáo trong lịch sử Thái Lan và được quan tâm nghiên cứu nhiều
Theo thống kê, có 11 cuốn sách tiếng Việt và 18 cuốn sách tiếng Anh viết
về giai đoạn này
Sách tiếng Việt có thể kể đến: “Thái Lan - một số nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử” của tác giả Nguyễn Khắc Viện, xuất
bản năm 1988 Tài liệu tiếng Anh đề cập đến giai đoạn này chi tiết và sâu sắc
hơn với nhiều chủ đề trong những cuốn sách như: “Description of Old Siam” của
tác giả Micheal Smithies xuất bản tại New York: Oxford University Press năm
1995; cuốn sách “Family and State The Foundation of a Sino Thai Tin -Mining Dynasty 1797-1932” của tác giả Jennier W Cushman xuất bản tại
Michigan: Uni of Michigan năm 1975
Những đầu mục sách này cung cấp cho người đọc những quan điểm, ý kiến đánh giá khác nhau của các học giả trong và ngoài nước về lịch sử Thái Lan giai đoạn này, đặc biệt là tập trung vào chính sách đối ngoại
Thời kỳ hiện đại
Trang 8Thời kỳ hiện đại của Vương quốc Thái Lan được bắt đầu từ cuộc cách mạng tư sản 1932 Tài liệu về lịch sử Thái Lan thời hiện đại thường đề cập đến các vấn đề như Thái Lan trong Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào dân chủ, nền dân chủ lập hiến, chế độ độc tài quân sự, đảo chính…
Có 15 cuốn sách tiếng Việt, 20 cuốn sách tiếng Anh có liên quan đến lịch
sử Thái Lan giai đoạn này Sách tiếng Việt có những cuốn như: “Lịch sử hiện đại Thái Lan” của tác giả Rê-bơ-ri-cô-va N.V - NXB Sự Thật - 1962 - 293tr; cuốn
“Lịch sử Vương quốc Thái Lan” - Lê Văn Quang - Tp Hồ Chí Minh năm 1995 gồm 292tr; “Những vấn đề Thái Lan phải đương đầu sau Chiến tranh lạnh” của X.Bămrungxuk từ tr 189-192 xuất bản năm 1997; “Quá trình phát triển của nước Thái hiện đại” của tác giả Pierre Fissties - 1979 - 43tr….
Sách tiếng Anh giai đoạn này cũng tương đối nhiều, đề cập đến các vấn đề
của lịch sử hiện đại Thái Lan Một số cuốn tiêu biểu như: “Thailand: the war that is, the war that will be” của Louis E Lomax N.Y: Random House 1967 -188tr; cuốn “Thailand’s Durable Premier: Phibun though three decades 1932-1957” của Kobkua Suwannathat - NXB Oxford University Press xuất bản năm
1995 gồm 332 tr
Có thể thấy rằng, những tác phẩm trong giai đoạn này thường tập trung nói về tiến trình phát triển của phong trào dân chủ, sự hội nhập của Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á Qua đây, những học giả đã giúp người đọc có cái nhìn tổng thể hơn về sự phát triển của Thái Lan trong thời kỳ hiện đại
Về Văn hóa Thái Lan, những nét đặc sắc của văn hóa Thái Lan đã được
làm rõ trong những tác phẩm sách như: “Thai Folk Crafts” của tác giả Viboon
Leesuwan thuộc The Office of the National Cultural Commission Ministry of Education - NXB Bangkok: Office of the National Culture năm 1986 gồm 120tr Cuốn sách nói về nghề thủ công dân gian Thái Lan, động cơ thúc đẩy, đặc điểm, các loại nghề truyền thống, sự phát triển, các giá trị của nghề truyền thống…
Cuốn sách “Study on History and Cultural of Thailand” - Hanoi: Social
Sciences Committe of Vietnam - 1981 - 42tr
Ngoài ra còn có cuốn “Introducing Cultural Thailand in Outline” của tác
giả Phya Anman Rajadhon NXB Bangkok: The Pine Arts Department 1980 -16tr Nói về sơ lược đất nước, con người, lịch sử, âm nhạc, nghệ thuật văn học… của Thái Lan
1.2.2 Lĩnh vực chính trị - an ninh
Chính trị - an ninh cũng là một trong những vấn đề nghiên cứu trọng điểm trong các tài liệu về Thái Lan, tập trung vào chủ thể nhà nước và chế độ quân
chủ Tác phẩm “Mô hình nền hành chính các nước ASEAN” của tác giả Lương
Trọng Yêm và Bùi Thế Vĩnh xuất bản bởi NXB Chính trị Quốc gia Sự thật năm
1996 Trong đó, đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận
và thực tiễn về mô hình nền hành chính của Thái Lan, khảo sát từ tổng quan đến
mô hình hành chính cụ thể ở Thái Lan Quan hệ ngoại giao của Thái Lan đối với
các nước trong ASEAN cũng được thảo luận trong các đầu sách như “Quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong những năm 90” (2001) và “Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN” (1997).
Trang 9Các tài liệu tiếng nước ngoài thì nghiên cứu Thái Lan về phương diện
chính trị đa dạng và cụ thể hóa hơn “The Impact of the West on Government in Thailand” của tác giả Walter F Vella phân tích tác động của phương Tây đến
chính phủ Thái Lan, đặc biệt là khuynh hướng dân chủ giai đoạn 1910-1932 và
sự ban hành Hiến pháp năm 1932 Những thay đổi trong cải cách chính trị ở Thái
Lan cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã được mô tả trong “Reforming Politics”
của Duncan McCargo Từ năm 1932, nền chính trị Thái Lan đã có nhiều biến đổi, đỉnh điểm là việc soạn thảo và công bố Hiến pháp năm 1997 Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã đặt ra những vấn đề lớn cho cơ cấu chính trị và
xã hội Thái Lan
Bạo loạn ở miền Nam Thái Lan là một trong những vấn đề an ninh nổi bật khi đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nó, có thể kể đến các cuốn sách như
“Conspiracy, Politics and a Disorderly Border: The Struggle's to Conprehend Insurgency in Thailand's Deep South” của Mark Askew, “Rethinking Thailand’s Southern Violence” hay “Southern Thailand: The Dynamics of Conflict” Qua
đó, các tác giả đã chỉ ra những đặc điểm và nguyên nhân của tình trạng bạo lực ở miền Nam Thái Lan dựa trên ba chủ đề chính: âm mưu phá hoại và giết người có chủ đích và đường lối, vai trò chính phủ Thái Lan trong chống mạng lưới quân sự nổi dậy, biên giới và các phe đối lập vì dân chủ
1.2.3 Lĩnh vực kinh tế - xã hội
Những đặc điểm về nền kinh tế Thái Lan đã được tác giả Lâm Quang
Huyên khái quát trong sách “Kinh tế Vương quốc Thái Lan”, trong đó tổng kết
nền kinh tế Thái Lan, các ngành kinh tế chủ yếu quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái
Lan Trong số những đề tài ít ỏi nghiên cứu về Thái Lan bằng tiếng Việt, “Thái Lan cuộc hành trình tới câu lạc bộ các nước công nghiệp mới” đã trình bày sơ
lược bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Thái Lan trong mấy thập kỷ qua, nêu lên những chiến lược kinh tế của chính phủ Cuốn
“Địa lý kinh tế - xã hội các nước ASEAN Tập 1: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore” xuất bản năm 1999 thì thảo luận về đặc điểm của các
nước ASEAN-5 và các chỉ số kinh tế chính theo từng năm Tác giả Trương Duy
Hòa trong “Kinh tế Thái Lan Một số chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu trong ba thập niên cuối thế kỷ XX” đề cập đến các chính sách công nghiệp
hóa hướng về xuất khẩu mà Thái Lan đã vận dụng và hiệu ứng lan tỏa của chúng
Giới là một trong những trọng tâm nghiên cứu về xã hội Thái Lan, đặc
biệt là vai trò của phụ nữ “By Women, For Women A Study of Women’s Organizations” nghiên cứu những tổ chức phụ nữ ở Thái Lan Vai trò của phụ nữ
trong xã hội Thái Lan, sự phát triển các chương trình hành động chung của phụ
nữ, chăm sóc sức khỏe phụ nữ là các nội dung nổi bật
1.3 Kết luận
Có thể thấy rằng, số lượng tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh về 3 lĩnh vực: Lịch sử - Văn hóa, Chính trị - An ninh, Kinh tế - Xã hội hiện có ở Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH nhìn chung còn khiêm tốn Đối với tài liệu tiếng Việt, chủ yếu tập trung khai thác quan hệ bang giao và những chính sách của Thái Lan thời cận - hiện đại Số lượng sách tiếng Anh tương đối nhiều nhưng nội dung tản mạn Thực tế này cho thấy việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa,
Trang 10kinh tế - xã hội, chính trị - an ninh Thái Lan ở nước ta còn mang tính tổng quát, chưa đi sâu vào những vấn đề cụ thể, những giai đoạn cụ thể Vì vậy, vẫn còn những khoảng trống cần được quan tâm nghiên cứu trong tương lai
PHẦN III ĐÁNH GIÁ NGUỒN TƯ LIỆU SÁCH TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH VỀ INDONESIA Ở Trung tâm Thư viện khối quốc tế, Viện Thông tin KHXH.
2.1 Đánh giá chung
2.1.1 Về mặt số lượng
Theo dữ liệu tìm kiếm, chúng tôi đưa ra con số thống kê sơ bộ về số lượng tài liệu nghiên cứu về Indonesia tại hệ thống thư viện phân chia theo 3 loại ngôn ngữ; bao gồm: 119 đầu sách tiếng Việt, 483 đầu sách tiếng Anh và 377 đầu sách tiếng Indonesia Con số kể trên quả thực chưa nhiều so với hệ thống tư liệu nghiên cứu về Indonesia trên toàn thế giới; theo số liệu thu thập được, các đầu sách tìm kiếm chủ yếu xoay quanh các chủ đề lịch sử, kinh tế, xã hội; đề tài văn hóa nghệ thuật và tôn giáo chỉ chiếm thiểu số
2.1.2 Về thời gian
Hầu hết các nghiên cứu, tư liệu và các kết quả liên quan mà chúng tôi thu thập được là những tác phẩm khoa học xã hội được viết trong thời gian gần đây, phần lớn là những năm của thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI
2.1.3 Về mặt nội dung
Những tư liệu trên tuy không nhiều, nhưng cũng đề cập tới nhiều lĩnh vực của Indonesia Các vấn đề được tập trung trong các tài liệu mà chúng tôi thu thập được phần lớn tập trung vào các chủ đề: Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Văn hóa và các nghiên cứu khác về văn học, nghệ thuật, tín ngưỡng, đúng với định hướng chương trình học của chuyên ngành Đông Nam Á học Các nghiên cứu được tìm thấy là những tư liệu thuần một khía cạnh duy nhất hoặc kết hợp gồm nhiều yếu
tố chính và phụ như kinh tế - chính trị, xã hội - các sắc luật của đất nước Indonesia
2.2 Đánh giá cụ thể
2.2.1 Lĩnh vực lịch sử - văn hóa
Những tài liệu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của Indonesia mà chúng tôi tìm được có khoảng thời gian nghiên cứu từ thế kỉ XV-XVI đến cận, hiện đại Những nghiên cứu liên quan đến lịch sử phần lớn là theo tiến trình thời gian lịch
sử, không có quá nhiều những nghiên cứu chuyên sâu, bàn luận về một vấn đề lịch sử cụ thể Lĩnh vực về văn hóa với những khía cạnh như ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn học, nghệ thuật chiếm đa số
Một số tài liệu bằng tiếng Việt nghiên cứu về lịch sử Indonesia có thể kể
đến như: “Indonesia những chặng đường lịch sử” của tác giả Ngô Văn Doanh,
với nội dung: tìm hiểu về đất nước con người và lịch sử Indonesia qua những sự kiện lớn trong lịch sử những truyền thống văn hóa bền vững tồn tại từ lâu đời và
qua những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội; cuốn “Lịch sử Indonesia (từ thế kỷ thứ XV-XVI đến những năm 1950)” của tác giả Huỳnh Văn