BAO CAO TONG HỢP KET QUÁ NGHIÊN CUU DE TÀIPHAN THU NHAT MO DAU Tinh cấp thiết của đề tài Tình hình nghiên cứu đề tài Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài Cách tiếp cận và phương pháp
Trang 1ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ
TRIET LY XU LÝ NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ SỰ THẺ HIỆN TRONG
THUC TIEN LẬP PHAP CUA MOT SO QUOC GIA
TREN THE GIỚI
Chi nhiém dé tai: TS BAO LE THUThư kí đề tài: NCS.ThS ĐÀO PHƯƠNG THANH
HÀ NỘI - 2022
Trang 2DE TÀI KHOA HỌC CAP CƠ SỞ
TRIET LÝ XU LÝ NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN
VI PHAM PHÁP LUẬT VÀ SU THE HIỆN TRONG THỰC TIEN LẬP PHAP CUA MOT SO QUOC GIA
TREN THE GIỚI
Mã số: LH-2021-34/DHL-HN
Chủ nhiệm đề tài: TS ĐÀO LỆ THUThư kí đề tai: NCS.ThS ĐÀO PHƯƠNG THANH
HÀ NỘI - 2022
Trang 3TT HỌ VÀ TEN CHUC VỤ, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC ĐỂ
1 | TS Đào Lệ Thu Giảng viên chính, Giám đốc Trung 1,2,
tâm nghiên cứu so sánh luật công, 3,4 Viện Luật so sánh, Trường Đại học
Luật Hà Nội
2 | NCS.ThS Lưu Hải Yến Giảng viên, Khoa Pháp luật Hình sự, 5
Trường Đại học Luật Hà Nội
3 | NCS.ThS Đào Phương Thanh | Giảng viên, Khoa Pháp luật Hình sự, 6
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 4BLHS Bộ luật hình sư
BLTTHS_ Bộ luật tố tụng hình sự
NCTN Người chưa thành niên
TNHS Trach nhiém hinh sw VPPL Vi phạm pháp luật
Trang 5BAO CAO TONG HỢP KET QUÁ NGHIÊN CUU DE TÀI
PHAN THU NHAT
MO DAU
Tinh cấp thiết của đề tài
Tình hình nghiên cứu đề tài
Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đóng góp mới của đề tài
Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cau trúc của dé tài
PHAN THỨ HAI CÁC KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
Chương |
KHÁI QUAT VỀ TRIET LÝ XỬ LÝ NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN
VIPHẠM PHÁP LUẬT
Khái niệm “người chưa thành niên vi phạm pháp luật” và “vi phạm
pháp luật của người chưa thành niên”
Khái niệm triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật
Các yếu tố định hình triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm
pháp luật
Các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật điển hình
Ảnh hưởng (ý nghĩa) của triết lý xử lý người chưa thành niêm vi phạm
pháp luật đối với hoạt động lập pháp
Chương 2
SU THE HIỆN CUA CÁC TRIET LÝ XỬ LÝ NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN
VI PHAM PHAP LUẬT TRONG THUC TIEN LẬP PHÁP
CUA ANH, PHAP, CANADA VA TRUNG QUOC
Sự thê hiện trong thực tiễn lập pháp của Anh
Sự thê hiện trong thực tiễn lập pháp của Pháp
Su thé hiện trong thực tiễn lập pháp của Canada
Sự thê hiện trong thực tiễn lập pháp của Trung Quốc
Trang
14 l5 l5 l6 17 17 18
63
Trang 63.2.
3.3.
SỰ THÊ HIỆN CỦA CÁC TRIÉT LÝ XỬ LÝ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
VI PHAM PHÁP LUAT TRONG THỰC TIEN XÂY DỰNG PHÁP LUAT
CUA VIỆT NAM - SO SANH VA DE XUẤT
Su thể hiện của các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp
luật trong thực tiễn xây dựng pháp luật của Việt Nam
So sánh sự thé hiện các triết lý xử lý trong thực tiễn xây dựng pháp
luật của Việt Nam với Anh, Pháp, Canada và Trung Quốc
Những đề xuất cho Việt Nam
CÁC CHUYEN ĐÈChuyên đề 1 Khái quát về triết lý xử lý người chưa thành niên vi
phạm pháp luật
Khái niệm người chưa thành niên vi phạm pháp luật và vi phạm pháp
luật của người chưa thành niên
Khái niệm triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật
Các yếu tố định hình triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm
pháp luật
Các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật điển hình
Ảnh hưởng (ý nghĩa) của triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm
pháp luật đôi với hoạt động lập pháp
Chuyên đề 2 Các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật
trong thực tiên lập pháp của Anh và sự gợi mở cho Việt Nam
Khái quát về các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp
luật của Anh
Sự thé hiện các triết lý trong thực tiễn lập pháp của Anh
Những gợi mở cho Việt Nam
Chuyên đề 3 Các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp
luật trong thực tiên lập pháp của Pháp và sự gợi mở cho Việt Nam
Khái quát về các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp
luật của Pháp
Sự thê hiện các triết lý trong thực tiễn lập pháp của Pháp
Những gợi mở cho Việt Nam
Chuyên đề 4 Các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp
luật trong thực tiên lập pháp của Canada và sự gợi mở cho Việt Nam
Khái quát về các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp
luật của Canada
71
71 82 85
129
140
145 145
153
168 173 173
Trang 7Những gợi mở cho Việt Nam
Chuyên đề 5 Các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp
luật trong thực tiễn lập pháp của Trung Quốc và sự gợi mở cho Việt Nam
Khái quát về triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật
của Trung Quốc
Sự thê hiện các triết lý trong thực tiễn lập pháp của Trung Quốc
Những gợi mở cho Việt Nam
Chuyên đề 6 Các triết lí xử lí người chưa thành niên vi phạm pháp luật
trong thực tiên lập pháp của Việt Nam và những đê xuât
Những triết lí xử lí người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam
Sự thé hiện các triết lí xử lí người chưa thành niên vi phạm pháp luật
trong thực tiên lập pháp ở Việt Nam
Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử lí người
chưa thành niên vi phạm pháp luật
Bài viết “Triết lí xử lí người chưa thành niên phạm tội trong lập pháp
của Canada - Liên hệ với Việt Nam và những đề xuất”, Tạp chỉ Luật học,
số 10/2022
187 195
196
201 213
219
219
224 234
240
Trang 8KET QUA NGHIEN CUU DE TAI
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khác với các quốc gia phát triển nơi mà những vấn đề về tư pháp NCTNtrong đó có các triết lý xử lý NCTNVPPL đã được thảo luận từ khá lâu, ViệtNam mới chỉ quan tâm đến chủ đề pháp luật về xử ly NCTNVPPL này kể từ khinhững đạo luật liên quan được ban hành Các chủ thé nghiên cứu và mức độnghiên cứu về tư pháp NCTN ở Việt Nam cho thấy hiện nay đây là một trongnhững vấn đề dần thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các tô chức vàcủa toàn xã hội Sự hình thành và phát triển muộn, chưa rõ nét của hệ thống tư
pháp NCTN ở Việt Nam cùng với mức độ quan tâm ngày càng tang của Nhà
nước và xã hội tới kết quả hoạt động của hệ thông ấy chính là một lí do quantrọng cho sự cần thiết của một đề tài tiếp cận vấn đề mang tính nền tảng, vừa cótính lý luận vừa có cơ sở thực tiễn
Một vài nghiên cứu ít ỏi về tư pháp NCTN của Việt Nam trong cả hai bốicảnh lịch sử và hiện tại để nhìn ra sự phát triển của hệ thong manh nha ay da chothấy những băn khoăn rằng liệu việc lập pháp về xử lý NCTNVPPL ở Việt Nam
đã thực sự đi theo những triết lý xử ly NCTN mang tính nhân văn và tiến bộ mànhân loại đã phát triển (Đào Lệ Thu, 2019) Những băn khoăn đó chưa được giảiđáp một cách rõ ràng và đầy đủ, nếu nhìn vào bức tranh tổng quát của tình hìnhnghiên cứu Điều đó cho thấy tuy mức độ quan tâm của toàn xã hội đến vấn đề
này ngày càng tăng nhưng lại chưa có những nghiên cứu đáp ứng được sự quan
tâm ấy, và quan trọng hơn nữa là giải đáp được những băn khoăn, trăn trở vềviệc cải cách pháp luật dựa trên những triết lý xử lý NCTNVPPL ở Việt Nam vàphù hợp với các chuẩn mực quốc tế, với xu thế của các hệ thống tư pháp choNCTN tiến bộ trên thế giới và ứng phó được với những thách thức của tình hìnhVPPL của NCTN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Một nghiên cứu về nền
tảng lý luận của việc xử lý NCTNVPPL trong sự phân tích, liên hệ, so sánh với
thực tiễn lập pháp của một số quốc gia dé đưa ra những đề xuất cho Việt Nam ségóp phần giải quyết được một cách toàn diện những van dé đặt ra cho hệ thống
tư pháp NCTN hiện nay ở Việt Nam Đặc biệt, trong bối cảnh Tòa án nhân dântối cao đang trong quá trình chủ trì soạn theo dự án Luật Tư pháp người chưa
Trang 10và cả thực tiễn lập pháp, từ pháp luật quốc gia tới so sánh với pháp luật của một
số nước khác, sẽ trở thành một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
Cho đến thời điểm hiện nay phần lớn những nghiên cứu về tư pháp NCTN
ở Việt Nam tập trung vào những vấn đề của pháp luật thực định như phân tích
về các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của NCTN, nguyên tắc
xử lý NCTN phạm tội, TNHS của NCTN phạm tội, về thủ tục tố tụng đối với vụ
án NCTN, thi hành án phạt tù với NCTN Qua các nghiên cứu về lý luận đãđược tìm hiểu, có thé nhận ra trên thé giới đã tồn tại một hệ thống lý luận đượcthừa nhận chung, làm nên tảng cho sự hình thành và hoạt động của hệ thống tưpháp cho NCTN với các triết lý cốt lõi trong xử lý NCTNVPPL, các luận điểm
về sự cần thiết của một hệ thống riêng và chuyên biệt, những gợi mở về các
thành t6 của hệ thống ay Day chinh la hé quy chiếu cho việc nhận diện đặc
trưng của hệ thống tư pháp NCTN của Việt Nam và cho việc lựa chọn triết lý
phù hợp với việc xử lý NCTNVPPL ở Việt Nam trong tương lai Tuy nhiên rà
soát tình hình nghiên cứu cũng cho thấy cuộc cạnh tranh chưa đi đến thắng bại
và sự thay đổi của các triết lí xử lý NCTNVPPL ở những quốc gia khác nhau vàtrong những giai đoạn lịch sử với các bối cảnh khác nhau Điều đó có nghĩa làcần có việc vận dụng sâu sắc những lý luận này trong việc phân tích thực tiễnlập pháp của Việt Nam về xử lý NCTNVPPL để từ đó có cơ sở cho việc hoànthiện quy định của pháp luật hiện hành Bên cạnh đó, cần thừa nhận bản thânnhững nghiên cứu lý luận về nội dung này ở Việt Nam còn khiêm tốn Việc tìm
ra một hoặc một số triết lý và cách tiếp cận phù hợp cho việc xây dựng khung
pháp lý chuyên biệt cho NCTN ở Việt Nam còn chưa được quan tâm và cũng chưa thực sự có câu trả lời.
Bên cạnh đó, trong 10 năm gần đây, những khái niệm như xử lý chuyểnhướng, tư pháp phục hồi, tiếp cận thân thiện hoặc nhạy cảm với trẻ em, đã vàđang truyền cảm hứng cho tư pháp NCTN Việt Nam Sự ảnh hưởng ấy thê hiện
ở những sửa đổi quan trọng của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012,BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015 về NCTN Đây chính là những biểuhiện của sự nhận thức ngày càng đúng dan về chính sách xử lý NCTNVPPL.Điều đó đặt ra nhu cầu tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn, mức độ hợp lý vàđiểm còn tồn tai của những sửa đổi ấy, từ đó có hướng di cho những hoạt độnglập pháp về NCTNVPPL trong tương lai Vì vậy hiện nay Việt Nam rất cần một
Trang 11thuyết về hệ thống tư pháp cho NCTN, gắn những triết lý ấy với việc đánh giá
thực trạng và hoàn thiện pháp luật có liên quan.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Có rất ít nghiên cứu trong nước ở góc độ lý luận về triết lý xử lý NCTN viphạm pháp luật Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến vấn đềNCTNVPPL tập trung vào hai nội dung: mét /d làm sáng tỏ một số khái niệm cơbản và một số cách tiếp cận (mô hình) của tư pháp NCTN; hai /à luận bàn vềchính sách và pháp luật về xử lý NCTNVPPL
Trước hết, các nghiên cứu quan tâm tới một số khái niệm cơ bản trong tưpháp đối với NCTN như khái niệm và đặc điểm của NCTN, NCTNVPPL,NCTN phạm tội, khái niệm VPPL của NCTN và các cách tiếp cận tư pháp mangtính đối mới, thích hợp với NCTNVPPL
Tác giả Hoàng Minh Khôi trong bài viết “Cần thống nhất độ tuổi của
người chưa thành niên trong các văn bản pháp luật”, Tap chí Nghiên cứu lập
pháp, số 18/2013, cho rằng pháp luật Việt Nam đang quy định một cách thiếuthống nhất và thiếu hệ thống về cơ sở lý luận, việc lý giải các thuật ngữ trẻ em,NCTN, vị thành niên còn chưa mach lạc, nhằm lẫn giữa khái niệm mang tínhquy phạm và khái niệm mang tính tâm lý xã hội Điều này dẫn đến pháp luậtchưa thé hiện được quy chuẩn cũng như chính sách đối với họ, chưa đủ sức đểphòng ngừa vi phạm, tội phạm cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củaNCTN Trên bình diện chung, Dao Thị Thu An trong Luận án tiễn sĩ Luật họcPháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên,
Truong Đại học Luật Hà Nội năm 2020, đưa ra định nghĩa NCTNVPPL là người
dưới 18 tuổi, chưa phát triển đầy đủ về thé chat và trí não, thực hiện hành vi tráivới quy định của pháp luật một cách cô ý hoặc vô ý khi ở độ tuổi tối thiểu mapháp luật giả định có khả năng nhất định dé nhận thức, điều khiển và chịu tráchnhiệm về hành vi của mình, bị áp dụng các chế tài, biện pháp xử lý theo quy
định của pháp luật Còn dưới góc độ pháp luật hình sự, GS TSKH Lê Cảm và
PGS TS Đỗ Thị Phượng trong bài viết “Tư pháp hình sự đối với người chưathành niên - những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và
so sánh luật học”, Tap chí Toà án, số 10/2004, cho rằng khái niệm NCTN phạm
Trang 12phạm đối với hành vi do NCTN thực hiện và tạo điều kiện cho việc áp dụnghình phạt đối với NCTN sao cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện trên cơ sở những đặc điểm về tâmsinh lý của họ vào thời điểm họ phạm tội.
Ở góc độ nghiên cứu các tiếp cận và chương trình tư pháp cho NCTN,Báo cáo nghiên cứu của Bộ Tư pháp va UNICEF với tiêu đề Báo cáo đánh giáluật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phụchoi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Nxb Tư pháp năm 2012,
đã phân tích một số vấn đề lý luận về xử lý chuyển hướng như nguồn gốc, kháiniệm, mục tiêu và lợi ích của xử lý chuyển hướng Theo đó, xử lý chuyểnhướng là một quá trình thay thế nhằm xử lý các vi phạm của NCTN bên ngoài
hệ thống tư pháp chính thống Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đưa ra một sốkhái niệm, xác định và phân tích các nguyên tắc và mục tiêu của tư pháp phụchồi Tư pháp phục hồi được hiểu là một cách nhìn nhận về tư pháp trong đónhấn mạnh khía cạnh giải quyết hậu quả do hành vi phạm tội hoặc VPPL gây
ra chứ không chỉ nhằm trừng phạt người có tội Mục tiêu của tư pháp phục hồiđược xác định là giúp NCTN hiểu rõ hậu quả do hành vi VPPL của mình gây
ra đối với cộng đồng và chấp nhận sửa chữa sai lầm đó Nghiên cứu tiếp theo
đó của Bộ Tư pháp và UNICEF Báo cáo nghiên cứu pháp luật về phòngngừa, xử lý, phục hồi, tái hoà nhập cộng đông doi với người chưa thành niên
vi phạm pháp luật và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam, Nxb Tư pháp năm 2019, đã cập nhật những cải cách trong chính
sách và pháp luật của Việt Nam về xử lý NCTNVPPL Cũng về chủ đề đó, Đềtài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động tưpháp phục hồi đối với thanh thiếu niên vi phạm pháp luật” của Viện nghiêncứu Thanh niên (do ThS Nguyễn Tuấn Dũng làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm2019), nghiên cứu về tư pháp phục hồi, các lý thuyết áp dụng trong quá trình tưpháp phục hồi, một số quy định thé hiện tư tưởng tư pháp phục hồi, kinhnghiệm của một số quốc gia như Anh và Xứ Wales, Cộng hoà Séc, NewZeland về tư pháp phục hồi
Nội dung thứ hai của các nghiên cứu trong nước luận bàn về chính sách
và pháp luật xử lý NCTN vi phạm pháp luật Dé tạo cơ sở cho việc kiến nghịthay đổi chính sách xử lý hình sự đối với NCTN phạm tội, tác giả Lê Minh
Trang 13tội - nhìn từ phương diện tội phạm học và trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Dán chủ
và pháp luật, số 12/2011 phân tích hai khuynh hướng nổi bật liên quan đến kha
năng phạm tội và khả năng giáo dục, cải tạo của NCTN NCTN thường thực hiện loại tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, trong các vụ án
đồng phạm thường tham gia với vai trò là người thực hành, người giúp sức Khả
năng cải tạo, giáo dục của NCTN thành công cao hơn so với người đã thành
niên Do đó, chính sách hình sự đối với NCTN phải được rộng mở theo hướngnhân văn hơn đối với người đã thành niên, đặc biệt quy trình tố tụng phải giúpNCTN hạn chế những tổn thương do việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tốtụng gây nên Đồng thời, hoạt động giáo dục và môi trường tổ tụng thân thiệnphải được tiến hành ngay từ khâu đầu tiên của tố tụng hình sự, nếu càng sớm thi
hiệu quả càng cao Trong khi đó, bài báo khoa học của tác giả Hoàng Minh Khôi
“Hoàn thiện chính sách hình sự nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dâncủa người chưa thành niên phạm tội theo Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Nghiêncứu lập pháp, số 14/2015 phân tích những bat cập trong chính sách hình sự đốivới NCTN trên ba khía cạnh chính sách về nhân thân và chính sách về tội danh
và hình phạt, chính sách tố tụng - phục hồi Tác giả đưa ra một số định hướnghoàn thiện chính sách hình sự nay nham bảo vệ quyên con người, quyền công
dân của NCTN phạm tội.
Ở khía cạnh pháp luật về xử lý hành chính đối với NCTN, Đào Thị Thu
An trong Luận án tiến sĩ luật học Pháp luật về các biện pháp xử lý hành chínhđối với người chưa thành niên, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2020, đã xâydựng bộ tiêu chí hoàn thiện pháp luật về biện pháp xử ly hành chính đối vớiNCTN Còn tác giả Đặng Thanh Sơn trong bài viết “Pháp luật Việt Nam về tưpháp người chưa thành niên”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, số 20 (12/2008),phân tích thực trạng pháp luật về xử lý NCTN trên các khía cạnh: nguyên tắc xử
lý, hệ thống các biện pháp xử lý chính thức, xử lý không chính thức Từ đó, tácgiả xác định hạn chế của hệ thống tư pháp xử lý NCTN ở Việt Nam như hệthống pháp luật chưa đồng bộ và đầy đủ, việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho NCTNtái hoà nhập cộng đồng sau khi thi hành án phạt tù mới dừng lại ở tầm chủtrương, chính sách, xử lý vi phạm hành chính thiếu tính răn đe Tác giả cũng đưa
ra các khuyến nghị hoàn thiện luật pháp, chính sách xử lý đối với NCTNVPPL
tại Việt Nam.
Trang 14chưa thành niên phạm tội - Đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý, Nxb Tư phápnăm 2011, đã tìm hiéu sâu các đặc điểm tâm ly của NCTN phạm tội dé làm sáng
tỏ một phần nguyên nhân phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên Các tác giả xácđịnh các yếu tố tâm lý xã hội tác động đến hành vi phạm tội của NCTN, đó là
tác động của môi trường gia đình, tác động của nhóm bạn bè, nhà trường, xã hội.
Tác giả cũng đưa ra những trường hợp điển hình minh họa cho mối tương quangiữa đặc điểm tâm lý của NCTN phạm tội và các yếu tố tâm lý xã hội tác độngđến hành vi phạm tội của họ Trên cơ sở đó, tác giả phác hoạ những đặc thùtrong điều tra, xét xử, tái hoà nhập cho NCTN phạm tội Thực tiễn thi hành cácchế tài hình sự và tái hoà nhập cộng đồng đối với NCTN phạm tội cũng được
phân tích, sơ bộ xác định được hạn chế, vướng mắc cơ bản của thực trạng này
Tác giả cũng đề xuất biện pháp tham van là một trong những biện pháp hỗ trợtâm lý cho NCTN phạm tội Tác giả đưa ra một số kiến nghị nâng cao trách
nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng ngừa NCTN phạm
tội và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qua xử lý đối với NCTN phạm tội
Tác giả Lê Thị Sơn trong bài viết “Nguyên tắc xử lí đối với người chưathành niên phạm tội và sự thể hiện trong Bộ luật Hình sự”, Tap chí Luật học, sỐ3/2015, nghiên cứu về các nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội trong BLHS Theotác giả, các nguyên tắc xử lí đặc biệt đối với NCTN phạm tội đã được quy định
rõ ràng tại Điều 69 Tuy nhiên, sự thể hiện các nguyên tắc này trong các điềuluật cụ thể còn có những hạn chế nhất định nên chưa tạo cơ sở pháp lí đầy đủ đểđảm bảo thực hiện các nguyên tắc xử lí đối với NCTN phạm tội Bài viết đánhgiá các hạn chế này và đề xuất hướng khắc phục, trong đó có đối chiếu với cácvăn kiện quốc tế liên quan cũng như tham khảo kinh nghiệm lập pháp của một
số quốc gia khác (Nga) về trách nhiệm hình sự (TNHS) của NCTN phạm tội.Bên cạnh đó, tác giả Lê Huynh Tan Duy trong cuốn Hoàn thiện pháp luật totụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi trên cơ sở khung pháp lý củaLiên Hợp quốc, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, phântích pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi và thực tiễn
áp dụng, chỉ ra thực tiễn giải quyết vụ án hình sự liên quan đến NCTN tại Việt
Nam, từ đó đưa ra những nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Trên cơ sởnày, tác giả đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ViệtNam đối với người dưới 18 tudi trên cơ sở khung pháp lý của Liên Hợp Quốc
Trang 15Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp năm 2020 bên cạnh việc giới thiệu tong quan về tưpháp NCTN cũng như phân tích sự phát triển của NCTN từ góc độ tâm lý học,
đã mô tả khá rõ nét về hiện trạng các thành t6 của tư pháp NCTN ở Việt Namtrong mối liên hệ với các chuẩn mực pháp lý quốc tế Các nội dung và khía cạnhcủa xử lý NCTNVPPL đã được phân tích cụ thê từ Chương 4 đến Chương 7 củaGiáo trình Chương 4 nghiên cứu tư pháp đối với NCTN trong lĩnh vực xử lý viphạm hành chính Xử lý hành chính đối với NCTN theo pháp luật Việt Nam
được phân tích trên các mặt: các vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hành chính NCTNVPPL, các hình thức xử phạt, các biện pháp ngăn chặn va đảm bao
xử lý vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, về biện phápthay thế xử phạt hành chính Chương 5 nghiên cứu về xử lý hình sự đối với
NCTN phạm tội và người có hành vi xâm phạm NCTN Giáo trình phân tích sáu
nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội theo quy định của BLHS năm 2015
Về xử lý hình sự đối với NCTN phạm tội, giáo trình phân tích phạm vi chịu
TNHS của NCTN phạm tội, các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong
trường hợp NCTN được miễn TNHS, biện pháp tư pháp, hình phạt áp dụng đốivới NCTN phạm tội, quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, giảm hình phạt,tha tù trước thời hạn có điều kiện, xoá án tích đối với NCTN phạm tội Chương
6 nghiên cứu về tư pháp đối với NCTN trong tô tụng hình sự Phân tích cho thay
Bộ luật TTHS năm 2015 của Việt Nam đã ghi nhận nhiều nguyên tắc tố tụnghình sự mới đối với NCTN, làm cơ sở, định hướng cho các hoạt động tố tụng.Thủ tục tố tụng hình sự đối với NCTN tại Việt Nam được nghiên cứu ở các khíacạnh: tiêu chuẩn về người tiến hành tổ tụng, quyền của NCTN, áp dụng các biệnpháp giám sát, giáo duc và ngăn chặn đối với NCTN, các van dé cần xác địnhkhi tiến hành tố tụng đối với NCTN, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối vớiNCTN Chương 7 phân tích về các biện pháp thay thế quy trình tư pháp và táihoà nhập cộng đồng đối với NCTN phạm tội
Các tác giả Hoàng Minh Đức, Nguyễn Phan Trung Anh trong bài viết “Bàn
về mục tiêu của tư pháp hình sự người chưa thành niên”, Tạp chí Nghề luật, số4/2017, đã đưa ra 5 mục tiêu của tư pháp hình sự đối với NCTN, đó là: (1) xâydựng hệ thống cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và cơ chế đảm bảo cho việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với NCTN phạm tội; (2) đảm bảoquyền của NCTN được ghi nhận, tôn trọng, thực thi trên thực tế một cách đầy
Trang 16minh nhân loại và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự đối với NCTN;(4) đảm bảo hiệu quả của quá trình thực thi quyền lực nhà nước trong mối quan
hệ hữu cơ và thống nhất, phối hợp và chế ước, khả thi và hợp lý của hệ thốngcác cơ quan nhà nước tương ứng với ba nhánh quyền lực, trong việc cụ thể hóaquan điểm, tư tưởng nhân đạo của Dang và Nhà nước đối với việc xử lý các van
đề có liên quan đến NCTN, (5) góp phần xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch,
vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ
nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp màtrọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu qua và hiệu lực cao
Với góc nhìn tổng thê về hệ thống tư pháp NCTN ở Việt Nam, tác giả Đào
Lệ Thu trong bài Tir pháp người chưa thành niên của Việt Nam và sự nhận điện
từ những mô hình tư pháp người chưa thành niên pho biễn trên thé giới, Ki yêuHội thảo quốc tế “Tư pháp với NCTN - Kinh nghiệm quốc tế và bài học choViệt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 5/2019, nhận định rằng nhữngnghiên cứu giai đoạn trước về tư pháp NCTN cho thấy đây là lĩnh vực còn ítđược quan tâm Thực chất nghiên cứu về tư pháp NCTN hau như mới chỉ dừnglại ở phân tích và bình luận về luật thực định và việc áp dụng luật chứ chưa thực
sự tìm cách nhận diện triết lý và các mô hình của tư pháp NCTN Những cảicách của BLHS năm 2015 trong đó bổ sung những biện pháp giám sát, giáo dục
áp dụng đối với NCTN được miễn TNHS, hoặc việc mở rộng phạm vi ap dụngthủ tụng tố tụng đặc biệt đối với nạn nhân, nhân chứng dưới 18 tuổi của Bộ luậtTTHS năm 2015, hay việc thành lập Tòa gia đình và NCTN đã khiến cho thựctiễn tư pháp NCTN của Việt Nam có những chuyên biến tích cực đáng kể Tuynhiên sự phát triển của hệ thống tư pháp NCTN của Việt Nam vẫn thiếu nhữngyếu tố quan trọng thể hiện triết lý và mô hình của mình, ví dụ như một luậtchuyên biệt điều chỉnh về tư pháp NCTN, một hệ thống những cơ quan và cán
bộ chuyên trách được đào tạo chuyên môn và có kĩ năng làm việc với trẻ em và đặc biệt là nhận thức đúng của cán bộ pháp lý trong lĩnh vực này.
Tóm lại, những nghiên cứu trong nước về tư pháp NCTN nói chung và xử
lý NCTNVPPL nói riêng mới chỉ manh nha đề cập đến triết lý xử lýNCTNVPPL nhưng chưa có nghiên cứu sâu từ nhiều góc độ và có minh họa bởithực tiễn lập pháp của các quốc gia khác nhau
Trang 17Qua tìm hiểu có thé nhận thay trong tâm của các nghiên cứu lý luận về tupháp đối với NCTN là triết lý xử lý NCTN vi phạm pháp luật và ảnh hưởng củanhững triết lý này đối với sự hình thành và phát triển của các hệ thong tư phápNCTN trên thể giới.
Dưới góc độ nghiên cứu so sánh, các tác giả Harry R Dammer, Jay S.
Albanese trong cuốn sách Các hệ thống tr pháp hình sự so sánh (Comparative
Criminal Justice Systems), Wadworth Cengage Learning, Fifth Edition, 2014,
phan ánh những triết lý xử lý ở một số mô hình tư pháp NCTN trên thé giới.Theo tác giả mô hình xuất hiện đầu tiên vào những năm đầu của thế kỉ 20 là môhình phúc lợi hay còn gọi là mô hình cải tạo với tinh thần xử lý dựa trên đặcđiểm của cá nhân và sự chăm lo của Nhà nước Triết lý nền tảng cho mô hìnhnay là học thuyết parens patriae, một học thuyết có nguồn gốc từ thời trung cổtrong đó nêu lên răng Hoàng gia Anh có thể can thiệp vào các van dé gia đìnhnếu cha mẹ không thể hoặc không muốn chăm sóc cho lợi ích (an sinh) của đứatrẻ Với triết ly đó, tiến trình tư pháp được chuyền từ việc xem xét lỗi của người
phạm tội chưa thành niên sang tìm phương hướng giáo dục thông qua việc xử lý
cải tạo thay thế cho trừng phạt Ở giai đoạn tiếp theo vào những năm sau Chiếntranh thế giới thứ 2 có sự chuyên hướng từ mô hình phúc lợi sang mô hình tưpháp với triết lý công minh, coi trọng việc xử lý thích đáng và thủ tục đúng phápluật Theo triết lý mới này, hệ thông tư pháp NCTN có nghĩa vụ bảo đảm nhữngquyền hợp pháp của họ Mô hình tư pháp tập trung nhất vào việc bảo đảm cácquyên tố tụng của NCTN phạm tội, việc bảo đảm phúc lợi cho NCTN trở thànhthứ yếu Sau đó, sự gia tăng của tội phạm cùng với những kết quả nghèo nàn củanhững nỗ lực cải tạo đã dẫn tới sự cấp thiết của việc trừng phạt, xem như là mụcđích chính của tư pháp NCTN Điều đó dẫn tới kết quả là những thay đổi trong
thái độ của người làm công tác tư pháp hình sự, trong luật pháp và trong chính
sách Triết lý trừng trị thích đáng được thé hiện trong suốt những năm 1950 tới
những năm 1970.
Cũng tiếp cận dưới góc độ so sánh, Richard J Terrill trong cuén Các hệthong tư pháp hình sự trên thé giới — Một khảo sát so sánh (World Criminal
Justice Systems — A Comparative Survey), Ninth Edition, New York: Anderson
Publishing, 2016, đã chỉ ra những triết lý cho sự hình thành, phát triển va vậnhành của các hệ thong tư pháp NCTN ở 7 quốc gia và khu vực trên thế giới Tác
Trang 18giả đề cập đến cơ sở cho sự hình thành của các hệ thống tư pháp cho NCTN ởAnh là ý tưởng về việc thiếu niên VPPL cần được xử lý với các quy định luậthình sự và quy trình tố tụng riêng rẽ Ý tưởng đó dựa trên triết lý nhân đạo đốivới trẻ em của các gia đình nghèo và cũng là để bảo vệ lợi ích của cộng đồng khi
xã hội nhận thức được nguy cơ những trẻ em đó sẽ trở thành những người phạm
tội trong tương lai Đối với Pháp, tác giả chỉ ra triết lý ở thời kì đầu của hệ thống
tư pháp cho NCTN phạm tội là coi việc tri liệu/điều trị quan trọng hơn là xửphạt Chính vì vậy mà hệ thống tư pháp cho NCTN của Pháp đi theo hướng tiếpcận phúc lợi xã hội trong việc can thiệp Tuy nhiên sang thé kỉ 21 đã có một sốthay déi về triết lý xử lý khi mà việc bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng cũng
được song hành với bảo đảm lợi ích của NCTN, theo đó một mục đích mới được
lồng ghép vào trọng tâm của tư pháp NCTN bên cạnh cải tạo và giáo dục là
trừng tri những NCTN phạm tội đáng phải chịu trách nhiệm Tác giả cũng phan
ánh một số triết lý tương tự ở những hệ thống tư pháp cho NCTN khác
Susan Reid, Rebecca Bromwich trong cuốn “Thiếu niên và Luật pháp”
Youth and the Law, Fourth Edition, Canada: Edmond Montgomery Publications
Limited (2019) dua ra năm mô hình với triết lý khác nhau về tu pháp choNCTN, đó là mô hình phúc lợi, mô hình công lý, mô hình kiểm soát tội phạm,
mô hình thay đôi cộng đồng và mô hình tư pháp phục hồi Trong mô hình phúc
lợi (welfare model), triết lý xử lý nhắn mạnh vào tầm quan trong của việc quantâm tới các nhu cầu của người phạm tội dé bảo đảm rằng các vấn đề của họ đượcgiải quyết sao cho tái phạm không xảy ra Mô hình công ly (justice model) lạichú trọng tới việc bảo đảm các quyền tố tụng của NCTN phạm tội, nhắn mạnhviệc họ cần được xử lý với cùng những bảo vệ pháp lý giống như quyền củangười trưởng thành Mô hình kiểm soát tội phạm (crime control model) chủ yếuliên quan tới việc bảo vệ xã hội và bảo đảm với công chúng rằng tội phạm sẽkhông được khoan dung và sẽ bị xử lý một cách nghiêm khắc, được dựa trêntriết lý ngăn ngừa và quan niệm chính người phạm tội lựa chọn việc thực hiệntội phạm trên cơ sở động cơ cá nhân của họ chứ không phải do yếu té nào khác.Trong khi đó, mô hình tư pháp phục hồi (restorative justice model) lại có cáchtiếp cận tới tư pháp trong đó coi tội phạm như sự gây tôn thất, tổn thương chocon người và các mối quan hệ, vì vậy thúc đây những cách thức xử lý tội phạmtheo đó có thể giúp chữa lành, khắc phục lại những ton thương ấy Cùng với môhình tư pháp phục hồi, một mô hình khác có tính hỗ trợ là mô hình thay đổi cộng
Trang 19đồng (community change model) với triết lý là tất cả các thành tố trong xã hội
có trách nhiệm làm tăng phúc lợi cho tất cả các công dân của mình và phải cùng
nhau ngăn ngừa tội phạm, trong đó có tội phạm của NCTN Vì vậy trong mô
hình này hành vi phạm tội của NCTN được xem là hậu quả của những yếu tốcủa cuộc sống như đói nghèo, thiếu cơ hội, và quá trình xử lý phải chú trọngvào giải quyết các vấn đề xã hội đó
Trong Báo cáo nghiên cứu “Giải quyết các ưu tiên về tư pháp người chưathành niên trong khu vực châu A — Thái bình dương” (Addressing Juvenile
Justice Priorities in the Asia — Pacific Region), the International Juvenile Justice Observatory, Belgium 2016, các tac gia Cédric Foussard va Giulia Melotti đã
tiép cận một số nội dung liên quan đến việc đưa triết lý tư pháp phục hồi vào hệthông tư pháp NCTN ở các quốc gia trong khu vực
Bên cạnh các nghiên cứu ở góc độ lý luận, nhiéu nghiên cứu ngoài nướcphan ánh thực tiễn hình thành và phát triển của hệ thống tư pháp NCTN của cácquốc gia trong đó thể hiện sự ảnh hưởng của các triết lý xử lý NCTN khác nhau.Jacqueline A Meyers (năm 1999) trong Luận án tiễn sĩ The Determinants
of Juvenile Justice Policy in France and Germany thực hiện tai Center for Public
Policy, Virginia Commonwealth University đã nhận định triết ly xử lýNCTNVPPL của Pháp ở thời kì từ cuối thế kỉ 19 đến nửa đầu thế kỉ 20 coi việctrị liệu và giáo dục, cải tạo quan trọng hơn là xử phạt Chính vì vậy mà hệ thong
tư pháp cho NCTN của Pháp đi theo hướng tiếp cận phúc lợi xã hội trong việc
can thiệp ngăn ngừa VPPL của NCTN và xử lý NCTNVPPL Sau đó, Anne Wyvekens (2006), với chương sách “The French Juvenile Justice System”, trong sách: Josine Junger-Tas, Scott H Decker, /nternational Handbook of Juvenile
Justice, NXB Springer tiếp tục khang định hệ thống tư pháp dành cho NCTNcủa Pháp từ cuối thế kỉ 19 đến cuối thế kỉ 20 đã thúc đây cách tiếp cận can thiệptheo triết lý phúc lợi xã hội Anne Wyvekens nhận định trong mô hình tư phápNCTN lúc đó, vai trò của thâm phán và các nhà giáo dục trong Cơ quan bảo vệ
tư pháp thanh thiếu niên rất lớn và lấn at hoàn toàn vai trò của công tô viên và
luật sư Bên cạnh đó, Nicolas Sallée (2017) trong bai “Rehabilitation within a Punitive Framework: Responsibilization and Disciplinary Utopia in the French Juvenile Justice System”, dang trén Tap chi Youth Justice, Vol.17(3) phat hién
từ giữa những năm 1990, triết lý công lý quay trở lại Pháp do ảnh hưởng của hainhận thức chính: thứ nhất cho rằng tội phạm NCTN là một hiện tượng xã hội
Trang 20liên quan đến những thanh thiếu niên ngảy càng trẻ hơn, nhiều hơn, bạo lực hơn
và gây mất an toàn cho xã hội, đang tạo nên mối đe dọa thường trực cho trật tự
xã hội; thứ hai nhìn nhận tội phạm NCTN với tư cách là hành vi của cá nhân được thực hiện bởi những NCTN ngày càng phải chịu trách nhiệm cho hành vi
của họ khi họ gần với tuổi trưởng thành Ngoài ra, Jessica Filippi (2022), trong
bai “Restorative justice France which approaches juvenile offenders”, đăng tai Restorative justice in France | European Forum for Restorative Justice
(euforumrj.org) đã nhận định triết lý phục hồi cũng thé hiện vai trò nhất địnhtrong xu hướng mới của việc xử lý NCTNVPPL tại Pháp Filippi cho rằng triết
ly này nhấn mạnh sự liên quan trực tiếp của NCTN với quan điểm “khắc phục”thiệt hại do hành vi của mình gây ra Y tưởng “khắc phục/sửa chữa” này đãđược phát triển như một sự chuyền tiếp của triết ly cải tạo, khi tạo cơ hội cho
chính NCTN phạm tội được sửa chữa những thiệt hại mà tội phạm cua mình gây
ra và tự nhận ra lỗi lầm của mình
Trong tác pham Các luận thuyết, thực tiễn và pháp luật về tội phạm người
chưa thành niên (Juvenile delinquency - Theories, Practice and Law), Twelfth Edition, CENGAGE Learning, USA 2015, Larry J Siegel va Brandon C Welsh
trình bày quá trình thay đổi, phát triển của hệ thong tư pháp cho NCTN từ thé kỷ
19 đến nay ở Mỹ, từ đó phân tích các biện pháp can thiệp, các hình phạt và cácbiện pháp phi hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành đối với NCTNphạm tội Phản ánh về thực tiễn hệ thống tư pháp NCTN ở Đức, Frieder Dunkeltrong nghiên cứu với tựa đề 7 pháp người chưa thành niên ở Đức (YouthJustice in Germany), Published to Oxford Scholarship Online 2016, đề cập đếncác nội dung về lich sử phát triển và tổng quan pháp luật hiện hành của Đức về
tư pháp NCTN; hệ thống chế tài, bao gồm các biện pháp can thiệp chính thức vàkhông chính thức được quy định trong Luật tư pháp NCTN của Đức; thủ tục tố
tụng với NCTN; các phương thức không chính thức trong xử lý NCTN phạm tội
và thực tiễn của xử lý chuyền hướng: thực tiễn quyết định hình phạt ở các tòa án
NCTN của Duc.
Chomil Kamal trong nghiên cứu Các hướng di cua cải cách tu pháp người chưa thành niên ở Singapore (Directions of Juvenile Justice Reforms in
Singapore), Research Papers delivered at 118” International Training Course
Visiting Experts’ Papers, Resource Material Series No 59 (2002) đã nhận định
tư pháp phục hồi dựa trên ý tưởng giúp NCTN phạm tội nhận thức đầy đủ về tội
Trang 21phạm của mình và hậu quả của nó tới bản thân họ, tới gia đình, những người
khác và xã hội nói chung Mô hình tư pháp này tìm kiếm cách giải quyết những
nguyên nhân của việc phạm tội và hòa nhập người phạm tội và gia đình họ vào
xã hội bằng cách làm cho các bên có liên quan tham gia vào giải quyết tội phạm
và cuộc sông của người phạm tội Tác giả nhận thấy sự ảnh hưởng to lớn củatriết lý tư pháp phục hồi tới hệ thống tư pháp NCTN của Singapore Một trongnhững ảnh hưởng ấy chính là tinh thần và quy định của đạo luật quan trọng nhất
là Luật trẻ em và thiếu niên 1946 (sửa đổi năm 2001)
Theo các tác giả Ruohui Zhao, Hongwei Zhang và Jianhong Liu nhận định
tại Chương 6 “Tư pháp người chưa thành niên Trung Quốc: Một hệ thống đangchuyền tiếp” (Chapter 6: “China’s Juvenile Justice: A System in Transition”),
trong sách cua John Winterdyte (chủ biên), Tir pháp người chưa thành niên: các
khía cạnh, mô hình và xu hướng quốc té (Juvenile justice: internationalperspectives, models, and trends), CRC Press (2015),' tu pháp NCTN của TrungQuốc chịu anh hưởng kết hợp của tư tưởng Nho giáo, chủ nghĩa Mao, quan niệm
về phúc lợi “Parens Patriae” và sau này là quan điểm của chủ nghĩa cộng sản.Trong thời gian gần đây, tư pháp NCTN của Trung Quốc đang dan tiếp cận đến
mô hình tư pháp phục hồi của các nước phương tây Ở Trung Quốc, Luật Bảo vệ
NCTN (Juvenile Protection Law) năm 1991 và Luật ngăn ngừa tội phạm NCTN (Juvenile Delinquency Prevention Law) năm 1999 có vi trí quan trọng trong hệ
thống văn bản luật Năm 2012, Trung Quốc đã bổ sung 1 chương mới vàoBLTTHS với 11 điều liên quan đến trình tự, thủ tục đối với NCTN phạm tội.Triết lý nền tảng của BLTTHS Trung Quốc là xử lý NCTN phạm tội dựa trênnguyên tắc ưu tiên giáo dục hơn trừng phạt Mặc dù có sự tăng cường của tưpháp phục hồi nhưng cơ bản mô hình tư pháp của Trung Quốc là mô hình kiểmsoát với trọng tâm là giáo dục và giảm trừng phạt Các tác giả nhận định tiếp cậncủa hệ thống tư pháp NCTN của Trung Quốc là tiếp cận cải tạo Trong tư tưởng
về cải tạo ở tư pháp NCTN Trung Quốc, hình phạt là công cụ răn đe cần thiết.Việc cần thiết đưa đến nơi giáo dưỡng với quan điểm cải tạo thông qua lao độngcho thấy trường giáo dưỡng dành cho NCTN được coi là như một nhà tù
Như vậy có thê thấy khác với các nghiên cứu trong nước của tác giả Việt
Nam, các nghiên cứu của tác giả ngoài nước đã giới thiệu và phân tích khá sâu
! Truy cập ngày 18/10/2020 tại: https://www.researchgate.net/publication/281612947_China's Juvenile Justice_
A_ System in Transition
Trang 22sắc ở ca góc độ lý luận về triết lý xử ly NCTNVPPL lẫn góc độ thực tiễn phápluật quốc gia thé hiện những ảnh hưởng của các triết lý này.
Với đề tài “Triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật và sựthé hiện trong thực tiễn lập pháp của một số quốc gia trên thế giới”, nhómnghiên cứu đề tài đã tiếp thu và tổng hợp những tri thức lý luận về các triết lý xử
lý NCTNVPPL (ví dụ như về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển củacác triết lý này), phát triển thêm một bước khi đi sâu phân tích một số nội dung
về các yếu tố định hình những triết lý này, ảnh hưởng của các triết lý này đối vớihoạt động xây dựng pháp luật Ở góc độ phản ánh thực tiễn lập pháp của một sốquốc gia thể hiện ảnh hưởng của các triết lý xử lý NCTNVPPL, nhóm nghiêncứu đề tài sẽ tiếp tục kế thừa những nội dung đã được nghiên cứu về pháp luật
có liên quan của Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và Việt Nam, làm mới nhữngtri thức này băng những cập nhật của pháp luật cũng như tiếp tục có những phântích so sánh và rút ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam
3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là xác định triết lý xử lý NCTNVPPL phù hợp với bốicảnh phòng ngừa và xử lý VPPL của NCTN ở Việt Nam cũng như các điều kiện
về chính trị, xã hội, văn hóa của Việt Nam và tâm lý của người Việt, từ đó cónhững đề xuất xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan
Từ mục đích trên, đề tài có mội số mực tiêu cụ thê sau:
- Tìm ra và khái quát hóa, phân tích, lý giải cho các triết lý xử lýNCTNVPPL đã có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử và hiện tại ở các hệ thống tưpháp NCTN tiêu biểu trên thế giới;
- Phân tích sự thé hiện của những triết ly đó trong thực tiễn lập pháp củacác quốc gia Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và Việt Nam;
- Tìm ra sự phù hợp và sự không phù hợp của những triết lý xử lýNCTNVPPL nhất định với thực tiễn xây dựng pháp luật của Việt Nam qua phân
tích so sánh.
- Nhận diện va phân tích những hạn chế, những khoảng trong trong phápluật Việt Nam có liên quan từ góc độ sự phản ánh các triết lý xử lý NCTNVPPL,trên cơ sở đó và lấy những kinh nghiệm phù hợp của các quốc gia được so sánh
dé đưa ra các đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam
Trang 234 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
Đề tài sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khi tiếp cận vẫn
đề nghiên cứu Các triết lý xử lý NCTNVPPL được nghiên cứu trong bối cảnhlịch sử - pháp lý của các quốc gia, thể hiện mối quan hệ tương tác với các yếu tốchính trị, xã hội, văn hóa va tập quán, trong trạng thái luôn vận động, phát trién.Đồng thời, thực tiễn lập pháp về xử lý NCTNVPPL của các quốc gia được lựachọn trong đề tài này được nghiên cứu theo sự phát triển lịch sử và là minh chứngcho sự tương tác với và chịu ảnh hưởng bởi các triết lý xử lý NCTNVPPL
Bên cạnh đó, dé tài sử dụng cách tiép cận khoa học liên chuyên ngành,trong đó bên cạnh cách tiếp cận luật học còn có cả tiếp cận tâm lý học và tộiphạm học, đặc biệt là nền tảng kiến thức và phương pháp của các lĩnh vực tưpháp hình sự Các tiếp cận xã hội học pháp luật và lịch sử pháp luật cũng đượcnhóm nghiên cứu quán triệt trong thực hiện đề tài
Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp phân tích,tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong đề tài để làm rõ, cụ thể hoặc khái quát
hóa tùy theo từng nội dung Phương pháp nghiên cứu lịch sử pháp luật và phương pháp nghiên cứu so sánh luật được sử dụng với tư cách là các phương
pháp chuyên biệt trong thực hiện đề tài này, nhằm làm sáng tỏ quá trình pháttriển của các triết lý xử lý NCTNVPPL cũng như quá trình lập pháp của cácquốc gia Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và Việt Nam thé hiện các triết lý này
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các triết lý xử lý NCTNVPPL và thực tiễn lập pháp củacủa một số quốc gia thé hiện những triết lý này
Trang 24Trung Quốc và Việt Nam Thực tiễn lập pháp của các quốc gia trong nghiên cứunày được tiếp cận mở rộng hơn so với phạm vi khái niệm lập pháp thôngthường, tức là không chỉ liên quan đến hoạt động làm luật của Nghị viện/Quốchội mà còn được thé hiện trong việc xây dựng các loại văn bản pháp luật có liênquan khác của những cơ quan nhà nước có thâm quyền.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các hệ thống tư pháp NCTN củaquốc gia được nhóm tác giả lựa chọn dé nghiên cứu so sánh bao gồm: Anh quốc
là quốc gia khởi nguồn của những triết lý đầu tiên về tư pháp NCTN; Pháp làquốc gia phát triển về tư pháp NCTN và có cùng truyền thống pháp luật civillaw với Việt Nam cũng như vốn có nhiều ảnh hưởng tới pháp luật Việt Nam vì
lý do lịch sử; Canada là quốc gia đi đầu trong các cải cách về tư pháp NCTN và
có sự đa dạng về các triết lý xử lý NCTN VPPL; Trung Quốc là quốc gia Châu
Á có nhiều nét tương đồng về điều kiện chính trị, xã hội, văn hóa và mối quantâm tới tư pháp NCTN với Việt Nam và cuối cùng là Việt Nam Kết quả nghiêncứu của dé tài được thé hiện bằng những bài học kinh nghiệm về phát triển triết
lý xử lý NCTN VPPL, về những nội dung có thể vận dụng trong bối cảnh xây
dựng Luật tư pháp NCTN ở Việt Nam hiện nay.
6 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài là một trong vai nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu việc xử
lý NCTNVPPL từ nguồn gốc của van dé, đó là triết lý xử lý Từ trước đến naycác nghiên cứu ở Việt Nam về tư pháp NCTN nói chung và xử lý NCTNVPPLnói riêng chỉ tập trung vào phân tích pháp luật thực định, nghiên cứu lý luận vềchủ đề này rất ít và nghiên cứu về triết lý xử lý chỉ mới manh nha và mới dừnglại ở mức độ giới thiệu Đề tài “Triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạmpháp luật và sự thé hiện trong thực tiễn lập pháp của một số quốc gia trên thégiới” lần đầu tiên đi phân tích khái niệm triết lý xử lý NCTNVPPL và đưa rađịnh nghĩa về khái niệm này Lần đầu tiên ở Việt Nam, các triết lý này được giớithiệu và phân tích ở một bình diện rộng nhất, cụ thé nhất và sâu sắc nhất Vấn đềảnh hưởng của các triết lý này tới toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật của cácquốc gia, trong đó có Việt Nam, lần đầu được phân tích tương đối hệ thống vàsâu sắc Đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên đề xuất khung van dé cầnđược đưa vào dự thao Luật Tu pháp người chưa thành niên dé thể hiện rõ néttriết lý xử lý NCTNVPPL
Trang 257 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa hoc, đề tài góp phan phát triển lý luận về tư pháp đối vớiNCTN nói chung và cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
xử lý NCTN vi phạm pháp luật nói riêng Về mặt thực tiễn, đề tài có thé được sử
dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy cho các bậc đào tạo luật Bên cạnh đó,
đề tài có thể có những đóng góp cho việc xây dựng Luật tư pháp NCTN và một
số văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực tư pháp này ở Việt Nam
8 Cấu trúc của đề tài
Đề tài được chia thành hai nội dung lớn:
- Báo cáo tông hợp kết quả nghiên cứu đề tài
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài bao gồm hai phần: Phần thứnhất là “Mở đầu”; Phần thứ hai là “Các kết quả nghiên cứu chính của đề tài”
- Các chuyên đề của đề tài
Chuyên đề 1: Khái quát về triết lý xử lý NCTN vi phạm pháp luật
Chuyên đề 2: Các triết lý xử lý NCTN vi phạm pháp luật trong thực tiễn
lập pháp của Anh và sự gợi mở cho Việt Nam.
Chuyên đề 3: Các triết lý xử lý NCTN vi phạm pháp luật trong thực tiễn
lập pháp của Pháp và sự gợi mở cho Việt Nam.
Chuyên đề 4: Các triết lý xử lý NCTN vi phạm pháp luật trong thực tiễn
lập pháp của Canada và sự gợi mở cho Việt Nam.
Chuyên đề 5: Các triết lý xử lý NCTN vi phạm pháp luật trong thực tiễnlập pháp của Trung Quốc và sự gợi mở cho Việt Nam
Chuyên đề 6: Các triết lý xử lý NCTN vi phạm pháp luật trong thực tiễnlập pháp của Việt Nam và những đề xuất
Trang 26PHAN THU HAICAC KET QUA NGHIEN CUU CHINH CUA DE TAI
CHUONG 1KHÁI QUAT VE TRIET LY XU LÝ NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN
VI PHAM PHAP LUAT
1.1 Khái niệm “Người chưa thành niên vi phạm pháp luật” và “Vi phạm pháp luật của người chưa thành niên”
Người chưa thành niên (NCTN) được coi là người chưa trưởng thành đầy
đủ cả về thé chất và tinh than Vì tình trạng chưa trưởng thành đó, họ không thé
tự quyết định và/hoặc tự mình tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định.”Khái niệm NCTN được tiếp cận từ cả hai góc độ: chuẩn mực pháp lý quốc tế vàpháp luật quốc gia, trong đó có pháp luật Việt Nam
NCTN theo pháp luật và thông lệ quốc tế được hiểu là người dưới độ tuôitrưởng thành Khác với khái niệm trẻ em, khái niệm này trong pháp luật quốc tếkhông được sử dụng trong bối cảnh rộng mà chỉ được dùng trong lĩnh vực tưpháp hình sự NCTN vi vậy được hiểu gồm những người ở độ tuổi thanh thiếuniên có hành vi vi phạm pháp luật, bi can, bi cáo, người bi kết án, bị giam giữ, bịthi hành các phán quyết hình sự Theo Bộ Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về thựchiện tư pháp đối với NCTN (Quy tắc Bắc Kinh), “NCTN là một trẻ em hoặcmột thanh thiếu niên, theo những hệ thống pháp luật tương ứng, sẽ được xử lý
về một hành vi vi phạm pháp luật theo cách khác với người trưởng thành” (Quytắc 2.2(a)) Bình luận chính thức của Quy tắc này nêu rõ giới hạn tuổi sẽ tùythuộc vào mỗi hệ thống pháp luật với tinh thần tôn trọng các đặc điểm về kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa và pháp lý của các quốc gia thành viên Định nghĩa
về NCTN như vậy tao ra một sự phong phú về độ tuổi của nhóm chủ thé nàytrong thực tiễn, có khoảng cách được xác định từ 7 đến 18 tuổi và hơn nữa.Luật pháp của các quốc gia sử dụng thuật ngữ NCTN khi nói về “người
chưa thành niên vi phạm pháp luật” (NCTNVPPL) hoặc “người chưa thành niên
? Xem: UNICEF-Bộ Tư pháp (2009), Thuật ngữ tư pháp người chưa thành niên, Hà Nội, tr.72.
> The United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice (The Beijing Rules)
— ban hành theo Nghị quyét cua Đại Hội đông LHQ số 40/33 ngày 29 tháng 11 năm 1985.
Trang 27bị buộc tội” Ví dụ như theo Luật cải cách tư pháp người chưa thành niên của Mỹ
năm 2018 thì NCTN được hiểu là người dưới độ tuổi chịu TNHS day đủ theo quyđịnh của pháp luật bang và bị bắt, bị tạm giam, bị kết án hoặc bị áp dụng các biệnpháp giám sát, cải tạo"; Singapore quy định NCTN là người từ đủ 7 tuổi đến dưới
16 tuổi vi phạm pháp luật (Luật trẻ em và thiếu niên năm 1993); Phillipines quyđịnh đó là người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi phạm tội (Luật tư pháp và phúc lợiNCTN năm 2006); Luật về Tòa gia đình và NCTN của Thái Lan (1991) tuykhông trực tiếp sử dụng thuật ngữ NCTN nhưng đối tượng thuộc thâm quyền xét
xử của tòa này là những trẻ em và thiếu niên vi phạm pháp luật từ đủ 7 tuổi đếndưới 18 tuổi; Nhật Bản quy định NCTN là người dưới 20 tuổi vi phạm pháp luật
hoặc có nguy cơ vi phạm pháp luật (Luật NCTN năm 1948); v.v
Như vậy, có thê thấy trong pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều quốcgia trên thế giới, khái niệm NCTNVPPL (hay trong các văn bản pháp lý quốc tếtrước đây thường được phản ánh bằng thuật ngữ “juvenile offender” và ngày nay
là cụm từ “children in conflict with the law”) là khái niệm dùng dé chỉ nhữngngười dưới 18 tuổi có hành vi cấu thành một vi phạm pháp luật Trong đề tàinày, ở một số nội dung các tác giả còn đề cập đến thuật ngữ “thanh thiếu niênphạm pháp” Đây có thể xem là khái niệm rộng hơn khái niệm NCTNVPPL vì
có những quốc gia quy định độ tuôi này lên đến 21 tuổi hoặc hơn
Trong pháp luật Việt Nam, khái nệm NCTN được định nghĩa và sử dụng
với sự khác biệt nhất định so với chuẩn mực pháp lý quốc tế và pháp luật nhiềuquốc gia khác Thuật ngữ này được sử dụng cả trong lĩnh vực dân sự, theo đó Bộluật dân sự Việt Nam năm 2015 quy định NCTN là người đưới 18 tuổi (Điều21) Trong khi đó các đạo luật quan trọng về hình sự của Việt Nam hầu nhưkhông sử dụng thuật ngữ NCTN Một số đạo luật hình sự trước đây như BLHSnăm 1999, BLTTHS năm 2003 đều sử dụng thuật ngữ “NCTN” dé chỉ ngườidưới 18 tuổi phạm tội Tuy nhiên khi được sửa đổi vào năm 2015, với tinh than
đi trước đón đầu định hướng xây dựng Luật trẻ em là nâng độ tuổi của trẻ emlên tới dudi 18 tuổi, các đạo luật trong lĩnh vực hình sự này đã không tiếp tục sửdụng thuật ngữ NCTN mà chuyên sang dùng thuật ngữ “
thé theo BLHS năm 2015 đây là những “người dưới 18 tuổi phạm tội”, còn theo
BLTTHS năm 2015 họ là “người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18
người dưới 18 tuổi” Cụ
* Xem: Section 102(5)(B) và các quy định khác của Luật cải cách tư pháp người chưa thành niên của Mỹ Đăng
tai tại: https://www.congress.gov/115/plaws/publ385/PLAW-1 1 5pub1385.pdf
Trang 28tuổi” Những tên gọi này không làm thay đổi bản chất vốn có của khái niệmNCTN trong lĩnh vực tư pháp hình sự, vì thực chất độ tuổi của nhóm chủ thể nàyvẫn giữ nguyên Trên thực tế cũng như trong khoa học pháp lý hình sự, thuậtngữ này vẫn tiếp tục được sử dụng và vẫn được hiểu là thuật ngữ dùng để chỉ
người dưới 18 tudi Trong lĩnh vực luật hành chính, NCTN bị xử ly vi phạm
hành chính là những người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi viphạm hành chính hoặc hành vi có dau hiệu của tội phạm nhưng NCTN chưa đủtuổi chịu TNHS theo Điều 12 BLHS năm 2015
Một vấn đề nữa cần được thong nhất nhận thức trong đề tài này là kháiniệm “vi phạm pháp luật của người chưa thành niên” Ở bình diện pháp luậtquốc tế, các văn bản pháp luật trước đây thường gọi hành vi này là vi phạm củaNCTN (thuật ngữ tiếng Anh thường được sử dụng là juvenile offences hoặcjuvenile delinquents) Sau này, pháp luật quốc tế và các quốc gia có xu hướng
sử dụng thuật ngữ “trái với pháp luật” (conflict with the law) hoặc “hành vi
phạm pháp của người trẻ tuổi” (delinquent behaviours) để chỉ những hành vinày Nhìn chung pháp luật quốc tế thé hiện cách nhìn cũng như sử dụng thuậtngữ có tính chat dung hòa về khái niệm nay dé phù hợp với thực tiễn quy định
về tội phạm và vi phạm khác nhau ở các quốc gia, đồng thời cũng làm nhẹ đi
sự gay gắt của xã hội đối với các vi phạm của NCTN Cách gọi đó cũng bớt đitính miệt thị và sự dán nhãn xấu cho trẻ em vi phạm pháp luật, vì đã khôngdùng thuật ngữ “chưa thành niên” (juvenile) Các chuẩn mực pháp lý quốc tế
về tư pháp NCTN cũng khuyến nghị các quốc gia không tội phạm hóa các hành
vi bị nhìn nhận là xấu vì tình trạng đang là trẻ em của người thực hiện hành vi(status offences) như bỏ học, trốn tiết, đi chơi qua đêm, quan hệ tình dục ở tuổi
chưa thành niên, v.v
Hiện nay có cách hiểu và quy định không giống nhau về VPPL (VPPL) ởcác hệ thống pháp luật, trong đó ở một số quốc gia có sự phân định giữa tộiphạm và vi phạm hành chính trên cơ sở tính chất và mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi (ví dụ như Việt Nam, Nga, Đức, Canada ), trong khi ở nhiềuquốc gia khác chỉ có khái niệm tội phạm và quy định tội phạm bao gồm cả cáchành vi vi phạm nhỏ, có tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thườngđược gọi là tội vi cảnh (ví dụ như các nước Anh, Pháp, ) Trong 5 hệ thongpháp luật được nghiên cứu ở đề tài này, chi pháp luật Việt Nam có quy định táchbiệt về vi phạm hành chính của NCTN, các quốc gia còn lại đều quy định chung
Trang 29về các vi phạm của NCTN (bao gồm cả những hành vi có tính chất vi cảnh vàtội nghiêm trọng) cũng như các van đề về xử lý chúng trong một thé thống nhất.
Vì vậy, để tránh việc thiếu thống nhất trong cách hiểu và tiếp cận van dé,
đề tài này sử dụng thuật ngữ giống như cách được thể hiện trong pháp luật quốc
tế, theo đó thuật ngữ “vi phạm pháp luật của người chưa thành niên” được dùng
để bao hàm tất cả khái niệm tội phạm và vi phạm hành chính do NCTN thựchiện ở cả hai kiểu hệ thống pháp luật nói trên Trong những phân tích dưới đâyhoặc ở các chuyên đề có liên quan đến từng hệ thống pháp luật cụ thể được
nghiên cứu so sánh, tùy từng trường hợp các tác giả sẽ sử dụng các thuật ngữ “vi phạm pháp luật” hoặc “tội phạm” một cách phù hợp.
1.2 Khái niệm triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật
“Triết lý là quan niệm chung và sâu sắc nhất của con người về những vấn
dé nhân sinh và xã hội”” Như vậy triết lý là quan niệm chung, là suy luận, ýniệm về những van đề nhân sinh và xã hội Cụ thé hơn triết lý có thé được hiểu
là những quan niệm, cách nhìn nhận có tính chất nền tảng, cốt lõi cho hànhđộng, lối sống của con người hoặc cho cách ứng phó, phương sách của một cộng
đồng đối với những vấn đề của con người, của cuộc sống, được đúc rút có chọn
lọc bởi trải nghiệm, được phát biểu ngắn gọn, xúc tích Ví dụ như một tín điều,một kim chỉ nam cho cách xử thế, cho hành động hay lối sông của một cá nhânhay một cộng đồng Khái niệm triết lý được định nghĩa phố biến và được côngnhận rộng rãi là hệ thống tư tưởng của con người nhằm lý giải và định hướngcho hành động về đời sống của con người và vũ trụ mà con người đang sống
“Những triết lý này được đúc kết từ thực tiễn của đời sống và vũ trụ xoay quanhcuộc sống con người Một triết lý đúng đắn, có giá trị thường sẽ được áp dụngtrong lĩnh vực tương ứng với tam quan trọng cao.” Triết lý có trước, được kiểmchứng rồi mới có thé trở thành chân lý khoa học Triết lý có thé là những suy
luận, suy tư sâu xa hoặc là những lẽ thường về con nguoi, về cuộc sống Ví dụ
điển hình trong đời sống của người Việt Nam là những triết lý như “nhân chi sơ
tính bản thiện” hay “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, v.v
Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đã chỉ ra triết lý là bộ phận cốt
lõi và quan trong của văn hóa Triết lý trong mỗi nên văn hóa thường gan gũi,
Š Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại ter điển tiếng Việt, Bộ Giáo dục va Đào tao, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa
Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, tr 1707.
Xem: https://www.ngoaingucongdong.com/triet-ly-la-gi-mot-so-triet-ly-trong-giao-duc/, truy cập ngày
30/7/2022.
Trang 30gắn bó trực tiếp với đời sống hàng ngày của con người Triết lý được truyền tảiqua giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình, tiếp thu qua kinh nghiệm,học hỏi ở bạn bè, v.v Các triết lý là sự khái quát hóa kinh nghiệm và khôngphải là lý luận nên dễ hiểu, dé vận dụng, sát với tâm thức, bản sắc, tính cách củacộng đồng nên dễ đi sâu vào lòng người, dễ tiếp thu và định hướng cho hoạt động”.Như vậy có thê nói triết lý về những vấn đề nhân sinh và xã hội rất đa dạng
vì những van đề về con người và cuộc sống rất phong phú Trong phạm vi dé tàinày, chúng tôi chỉ bàn đến triết lý xử lý NCTN VPPL Đó là những triết lý về việcgiải quyết vấn đề trách nhiệm pháp lý của NCTN VPPL từ cả góc độ pháp lý và
góc độ tâm lý, xã hội; từ cả lợi ích của NCTN VPPL và lợi ích chung của cộng
đồng Theo chúng tôi, triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật lànhững quan điểm, tư tưởng chủ dao, cốt lỗi trong việc nhìn nhận, đánh giá, quantâm, đưa ra biện pháp để giải quyết thấu đáo và hợp lý các vấn dé pháp lý của
họ Cu thé hon do là những quan diém, tu tưởng định hướng cho việc hoạch địnhchính sách, xây dung và thực thi pháp luật để xử lý các vấn dé pháp lý của ngườichưa thành niên vi phạm pháp luật Đó là những hệ tư tưởng hay quan điểm cốt
lõi của giới luật học nói chung, của các nhà tội phạm học và hình sự học nóiriêng, của nhà làm luật và những nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tư pháp
NCTN về nguyên nhân và các giải pháp phòng, chống vi phạm hành chính và tộiphạm của NCTN; về sự cần thiết, mục đích và cách xử ly NCTN VPPL; vénguyên tắc xử ly NCTN VPPL; về vai trò của các thiết chế tu pháp và xã hộitrong xử lý NCTN VPPL Những triết lý này làm nên một phần cơ sở cho sự hìnhthành và phát triển các mô hình tư pháp NCTN, các hệ thống tư pháp NCTN và
có ảnh hưởng lớn tới việc ban hành và thi hành các chính sách, các đạo luật và các
văn bản pháp luật có liên quan khác về tư pháp NCTN ở các quốc gia’
Xử lý NCTN VPPL không thuần túy là việc xây dựng pháp luật và ápdụng trách nhiệm pháp lý đúng và tương xứng để công lý được thực thi Đốitượng NCTNVPPL với những đặc điểm riêng xuất phát từ lứa tuổi và tâm, sinh
ly, với yêu câu được tiêp cận một cách nhạy cam, thân thiện và dựa trên quyên
7 Xem: Lương Dinh Hai (2020), Văn hóa, triết lý và triết học, truy cập tại: Văn hóa, triết lý và triết học*
(vass.gov.vn), ngày 11/5/2022.
® Xem vi dụ như: Dao Lệ Thu (2022), “Triết ly xử lí NCTN phạm tội trong lập pháp của Canada — Liên hệ với Việt Nam và những đề xuất”, Tạp chí Luật học, số 9: Susan Reid, Rebecca Bromwich (2019), Youth and the Law, Edmond Montgomery Publications Limited, Canada; Hoàng Xuân Châu, “Các triết ly phổ biến trong xử
lí NCTN phạm tội trên thé giới - Kinh ngiệm của Anh, xứ Wales và gợi ý cho Việt Nam”, Tap chi Luật hoc,
số 2 /2021; Harry R Dammer, Jay S Albanese, Comparative Criminal Justice Systems, Wadworth Cengage
Learning, Firth Edition, 2014.
Trang 31khiến việc xử lý họ cũng trở nên phức tạp hơn và cần nhiều nỗ lực hơn Việc xử
lý đó giống như một cuộc đấu tranh cả về mặt pháp lý và về mặt xã hội, tâmly, để NCTN VPPL có thé nhận ra cái xấu, cái sai, cái trái pháp luật và có théthiết lập cho mình ý thức cũng như kỉ luật trong cuộc sống; bên cạnh đó để cộng
đồng, xã hội có thể nhận thức đúng và có tắm lòng, có trách nhiệm trong việc
chung tay xử lý và cải tạo NCTN VPPL Triết lý xử lý NCTN VPPL vì vậy luônmang hơi thở của cuộc đấu tranh tạo dựng lại ý thức song thién, sống có kỉ luật
và có ý thức tuân thủ pháp luật cho NCTN VPPL; đồng thời bồi đắp tinh thầncảm thông và lòng trắc ấn cho cộng đồng trước van đề của NCTN VPPL
Triết lý xử lý NCTN VPPL là một trong những cơ sở cốt lõi cho sự hìnhthành và phát triển của lĩnh vực tư pháp đối với NCTN “Tư pháp đối với
NCTN” dưới góc độ lý luận là một tập hợp các nghiên cứu liên ngành tâm lý học, tội phạm học, khoa học luật hình sự va tư pháp hình sự Mang nghiên cứu
liên ngành này có đối tượng nghiên cứu là NCTN VPPL (hoặc có nguy cơ
VPPL), NCTN là người bị buộc tội hoặc là người bị hại, người làm chứng.
Phạm vi các van dé được nghiên cứu của lĩnh vực tư pháp đối với NCTN baogồm: các khái niệm, nguyên tắc và mô hình tư pháp đối với NCTN nhìn từ cảhai góc độ lý luận và chuẩn mực pháp lý quốc tế cũng như pháp luật quốc gia;
sự phát triển của NCTN và những khía cạnh tâm lý của NCTN vi phạm pháp
luật/phạm tội hoặc có nguy cơ vi phạm pháp luật /phạm tội cũng như của NCTN
là nạn nhân, nhân chứng của tội phạm trong mối quan hệ với việc phòng ngừa
và xử lý NCTN vi phạm pháp luật /phạm tội; bảo vệ NCTN nói chung khỏi các nguy cơ xâm hại và NCTN là nạn nhân và nhân chứng của tội phạm; xử lý NCTN vi phạm pháp luật và phạm tội, trong đó chú trọng nghiên cứu các biện
pháp xử lý thay thế cho tư pháp chính thống; các thủ tục tố tụng và thiết chế tưpháp hình sự bảo đảm tiếp cận nhạy cảm và vì lợi ích tốt nhất của NCTN Dướigóc độ thực tiễn, tư pháp đối với NCTN là một phần của hệ thống tư pháp trong
đó điều chỉnh, xử ly NCTN vi phạm pháp luật/phạm tội hoặc NCTN bị buộc tội.Các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp đối với NCTN khá rộng vàphức hợp: từ phòng ngừa việc vi phạm pháp luật của NCTN đến can thiệp sớmtrong những trường hợp có yếu tố nguy cơ cao, từ xử lý chuyên hướng đến truy
tố và xét xử, từ thi hành án và bảo đảm các điều kiện giam giữ đến tái hòa nhậpcộng đồng đối với NCTN đã chấp hành án xong Trợ giúp pháp lý cho NCTNtrong các thủ tục pháp lý cũng là những nội dung trong hệ thống phức hợp đó
Trang 32Khái niệm tư pháp đối với NCTN theo cách tiếp cận mang tính phức hợp nàybao gồm hệ thống các quy định pháp luật có liên quan đến NCTN vi phạm phápluật, hệ thống các cơ quan áp dụng pháp luật về NCTN (bao gồm cả đội ngũ cán
bộ thực thi pháp luật) cũng như các yếu tô xã hội khác tham gia vào các hoạtđộng bảo vệ lợi ích của NCTN trong việc tiếp cận công lý”
Như vậy triết lý xử lý NCTN VPPL là một trong những cơ sở cốt lõi,kim chỉ nam cho các hoạt động từ xây dựng pháp luật đến thực hiện pháp luật
về NCTN, từ phòng ngừa (với ý nghĩa là phòng ngừa tái phạm và can thiệpsớm dé ngăn chặn nguy cơ VPPL) đến xử lý VPPL của NCTN Các triết lý nàyluận giải cho những ưu tiên về chính sách cũng như pháp luật đối với NCTNVPPL Trong đó, sự ra đời hay thay đổi của chính sách hình sự nói chung vàchính sách hình sự đối với NCTN phạm tội nói riêng cũng chịu sự chi phối củacác triết lý này Có sự ảnh hưởng đó bởi vì chính sách hình sự đối với NCTNphạm tội thé hiện quan điểm, tư tưởng, đường lối của Dang (cầm quyền), chínhsách pháp luật của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm doNCTN thực hién!” Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu bản chất
và sự thể hiện của các triết lý này trong thực tiễn lập pháp của một số quốc gia,trong đó có Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất liên quan đến hoàn thiệnpháp luật Việt Nam về xử lý NCTN VPPL
Triết lý xử lý NCTN VPPL - với bản chất là hệ thống tư tưởng, quanniệm, lối suy nghĩ, sự luận bàn về nội dung và cách thức xử lý NCTN VPPL -mang tính chủ quan và luôn cần có thực tiễn kiểm chứng dé có thé trở thànhchân lý khoa học hoặc bị phủ định Dù các triết lý xử lý NCTN VPPL có thểđược dựa trên nhiều yếu tố khách quan và khoa học, chúng vẫn thể hiện lăng
kính chủ quan của các nhà luật học, người xây dựng chính sách và pháp luậtcũng như người làm công tác thi hành và áp dụng pháp luật, vẫn phát sinh và
được định hình bởi một số yếu tố mang tính kinh nghiệm, tính thực tiễn hoặctính ý chí Các triết lý khi được hình thành từ càng nhiều yếu tố tồn tại kháchquan thì sẽ càng phản ánh đúng vai trò, chức năng của hệ thống tư pháp (cảchính thống và phi chính thống) trong việc xử lý NCTN VPPL, càng phù hợp vàphát huy được ý nghĩa đối với thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật về NCTN
? Xem: UNICEF-Bộ Tư pháp (2009), Thuật ngữ tư pháp người chưa thành niên, Hà Nội, tr 98.
'° Xem: Trương Quang Vinh, “Chính sách hình sự áp dụng đối với NCTN phạm tội — Từ lịch sử lập pháp đến quy định trong BLHS năm 2015”, trong sách: Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Luật học Việt Nam -
Những vấn dé đương dai (Sách chuyên khảo), NXB Tư pháp, tr 565-593.
Trang 331.3 Các yếu tố định hình triết lý xử lý người chưa thành niên vi
phạm pháp luật
Trước hết, nhân sinh quan là một yếu tố định hình triết lý xử lýNCTNVPPL “Nhân sinh quan là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống baogồm lí tưởng, lẽ sống, lối sống, v.v ”'" Nhân sinh quan cũng được hiểu là cách
nhìn nhận đời sống, công việc, xã hội, lịch sử, dựa theo lợi ích của giai cấp
mình Nhân sinh quan do đó bao gồm cả quan niệm về nguyên nhân cho những
xử sự của con người va sự nhìn nhận tinh đúng, sai cũng như hệ quả của hành vi
của con người Như vậy có thể hiểu nhân sinh quan của các nhà luật học hay làmcông tác pháp luật trong thực tiễn là khởi nguồn cho cách suy nghĩ, quan niệm,đánh giá của họ về VPPL của NCTN, về cách thức xử lý NCTNVPPL, về vai tròcủa nhà nước và thành tố xã hội trong việc giải quyết các vấn đề củaNCTNVPPL, trong đó có vấn đề trách nhiệm pháp lý của họ Một nhân sinhquan tiến bộ, tích cực và có cơ sở sẽ là tiền đề tốt đẹp cho những triết lý xử lýNCTNVPPL nhân văn, thấu cảm va phù hợp
Bên cạnh đó, văn hóa có vai trò bồi đắp cho các triết lý Một nhà nghiêncứu đã nhận định văn hóa dân tộc là nguồn sữa bất tận nuôi dưỡng và pháttriển các triết lý “Một nên văn hóa càng phát triển thì số lượng và chiéu sâucủa các triết lý càng lớn” và “các triết lý phát triển và mở rộng đến đâu thìchúng mở đường, tạo hướng, dựng khuôn mẫu cho các hành vi, giao tiếp vàhoạt động để tạo ra những giá trị văn hóa mới, môi trường văn hóa mới, sảnphẩm văn hóa mới ” `”
Yếu tô tiếp theo có thê ké đến là truyền thống Truyền thống là hệ thốngnhững giá trị tinh thần và vật chất, hữu hình và vô hình, những phong tục, tậpquán, thói quen, hành vi, việc làm thuộc lao động, lối sống, lối tổ chức của một
dân tộc, một xã hội đã được gia đình và xã hội tích lũy từ đời này sang đời khác
và đã được truyền lại cho nhau từ những người sống trong cùng một thời đại,một thế hệ, tức là những người cùng thời, tới những người thuộc các thế hệ sau,thé hệ tương lai Truyền thống, theo nghĩa chung được hiểu là những hiện tượngvăn hóa — xã hội, bao gồm tư tưởng tình cảm, tập quán, thói quen, phong tục, lối
sông, cách ứng xử được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định,
được bảo tôn qua năm tháng trong đời sông vat chat va tinh thân của các cộng
!! Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Dai tir điển tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa
Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.
2 Xem: Lương Dinh Hải (2020), tldd.
Trang 34đồng xã hội khác nhau và có thể chuyền giao từ thế hệ nay qua thé hệ khác”.Truyền thống tương thân tương ái cũng như truyền thống sẻ chia, cảm thôngchính là cội nguồn cho tư tưởng tư pháp phục hồi cũng như tư pháp dựa trêncộng đồng trong xử lý NCTNVPPL Ví dụ như truyền thống văn hóa gia đình,cộng đồng của những tộc người thé dân ở New Zealand, trong đó có ngườiMaori đã là nền tang cho triết lý tư pháp phục hồi, thé hiện rõ nét nhất ở môhình “họp nhóm gia đình” đã được xem là điển hình trên thé giới” Hay có théthấy hệ thống tư pháp NCTN của Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu sắc củanhững triết lý văn hóa, đạo đức truyền thống, đó là sự kết hợp giữa văn hóahướng thiện và khoan dung - kết quả của những tư tưởng Nho giáo và Phật giáo
— với triết ly “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”Š
Ngoài ra, một yếu tổ nữa cũng có ảnh hưởng quan trọng tới triết lý xử lýNCTNVPPL là quan điểm về vai trò của giáo dục và các phương thức kháctrong việc hình thành và phát triển các phẩm chất của con người, đặc biệt là củathế hệ trẻ Nếu nhìn nhận vai trò cốt yếu của giáo dục và coi trọng các giá trịnhư tôn trọng, dân chủ, nhân văn thì triết lý xử lý NCTNVPPL sẽ trở nên mềmdẻo, thân thiện; nhưng nếu có cách nhìn khắc nghiệt hoặc thậm chí cực đoan vềđiều chỉnh suy nghĩ, hành vi của con người thì sẽ cho ra triết lý theo kiểu “yêucho roi cho vọt” Ví dụ khi xem xét hệ thong tư pháp NCTN cua Anh va xứWales, Charles Taylor nhan dinh giao duc cần được xem là yếu tố trung tâm và
là cách ứng phó của hệ thống tư pháp đối với VPPL của NCTN Chính vì vậyông cho rằng cần duy trì tiếp cận phúc lợi và thiết lập hệ thống trường học antoàn (Secure Schools) cho những NCTN phạm các tội nghiêm trọng ” Nhìnchung các triết lý xử lý NCTNVPPL đều xuất phát từ tư tưởng nhân văn hay chủnghĩa nhân văn trong giáo dục con người Tư tưởng nhân văn là hệ thống quanđiểm, lý luận về con người, xuất phát từ sự tôn trọng giá trị, nhân phẩm con
người, yêu thương con người, tin vào sức sáng tạo vô biên của con người, coi
3 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Gia đình, “Khái niệm truyền thống, giá trị truyền thống, gia đình, tại:
http://giadinh.bvhttdI.gov.vn/khai-niem-truyen-thong-gia-tri-truyen-thong-gia-dinh/, truy cập: 06/08/2022.
' Xem: Carolyn Henwood, Stephen Stratford (2014), New Zealand's Gift to the World — The Youth Justice
Family Group Conference, Wellington: The Henwood Trust.
'S Xem: Dao Lệ Thu, “Tư pháp người chưa thành niên của Việt Nam va sự nhận điện từ những mô hình tu pháp người chưa thành niên phô biến trên thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế 7 pháp với người chưa thành niên — Kinh nghiệm quốc tế va bài học cho Việt Nam, t6 chức tại Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng
6/2019.
'© Xem: Ministry of Justice (2016), Review of the Youth Justice System in England and Wales, by Charles
Taylor, https://www.gov.uk/government/publications/review-of-the-youth-justice-system, truy cap 22/7/2022.
Trang 35quyền con người được phát triển tự do hạnh phúc và lợi ích của con người làtiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã hội '”.
Triết lý xử lý NCTNVPPL còn chịu sự chi phối của các yêu tổ chính trị vàkinh tế Quan điểm chính trị của một nhà nước, của các đảng phái chính trị có
ảnh hưởng tới suy nghĩ, tư tưởng của giới luật nói riêng và của nhà nước, xã
hội nói chung về sự cần thiết và cách thức xử lý NCTNVPPL Một nhà nghiêncứu về tư pháp NCTN đã nhận định xu thế quan điểm chính trị đóng một vaitrò quan trọng trong cuộc tranh luận về cách xử lý hành vi của những người trẻ
và theo ông xu thế ấy diễn đi diễn lại cuộc tranh luận giữa chủ đề “luật pháp vàlệnh trừng phạt” với chu đề “xử lý chuyển hướng và các chiến lược thay thế”'3
Có thé thay rõ sự chi phối này qua sự hình thành và lan tỏa của triết lý phúc lợi
khi mà nhà nước ở thời điểm đó áp dụng học thuyết “cha mẹ nhân dân”, tự cho
mình đóng vai trò là người thay thế cho bố mẹ đẻ của NCTN để giáo dục, cảitạo và chăm sóc họ Trong thực tiễn tư pháp NCTN ở Việt Nam, triết lý củachủ nghĩa cộng sản trong việc hình thành và phát triển thé hệ trẻ có ảnh hưởngsâu sắc Đặc biệt khi nhìn lại những bước phát triển của tư pháp NCTN ViệtNam có thể nhận thấy sự ảnh hưởng và tư tưởng chỉ đạo của những chính sáchđối với trẻ em của Đảng Chính phủ Việt Nam đã sớm thể hiện những lí tưởng
cộng sản trong việc xây dựng các chương trình giáo dục và hành động mang
tính xã hội hóa đối với thanh thiếu niên” Bên cạnh đó, sự phát triển của nềnkinh tế cũng góp phần định hình những quan niệm về xử lý NCTNVPPL Mộtnền kinh tế chưa phát triển với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất dành cho việccải tạo và giáo dục NCTNVPPL sẽ không thê có có cơ sở cho triết lý phúc lợi.Trong khi điều kiện kinh tế đó lại thúc day triết lý dựa trên cộng đồng trongviệc chuyển vai trò chủ đạo trong xử lý NCTNVPPL sang cho chủ thể khácngoài nhà nước, vì triết lý này tạo ra cơ chế xử lý thay thé tư pháp chính thongcủa nhà nước và do đó bớt đi được một gánh nặng cho ngân sách quốc gia Mộtnghiên cứu đã chỉ ra “về mặt lý thuyết, việc sử dụng triết lý trừng phạt sẽ giảm
!” Xem: Nguyễn Thị Hương (2007), Tự tưởng nhân văn truyền thong Việt Nam từ thé kỷ X đến thé kỷ XIV, NXB.
Lao động — xã hội, Hà Nội.
!8 Xem: Smith, R (2014), Youth Justice: Ideas, Policy, Practice, si edition, London, UK: Routledge.
'° Xem: Dao Lệ Thu, “Tư pháp người chưa thành niên của Việt Nam và sự nhận diện từ những mô hình tư pháp
người chưa thành niên phô biến trên thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Tw pháp với người chưa
thành niên — Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, t6 chức tại Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng
6/2019.
Trang 36di khi mà công chúng trở nên thất vọng về sự ton kém kinh tế gan với các chínhsách trừng trị ”
Một yêu tô khác góp phần định hình triết lý xử lý NCTNVPPL là sự pháttriển của tội phạm học và các khoa học có liên quan đến tư pháp hình sự Nhữngthay đổi về mặt tư tưởng trong các lý thuyết về nguyên nhân tội phạm đã khiếnnhững người cấp tiến hình thành các triết lý kiểm soát xã hội va tư pháp hình sựmới ở thế kỉ 19 Vào đầu thế kỷ này, các nhà cải cách tư pháp hình sự tiến bộmong muốn vị thế khoa học và tìm cách củng có những điểm tương đồng giữathuyết xác định nhân quả của khoa học tự nhiên và thuyết này của khoa học xã
hội Tội phạm học đã vay mượn cả phương pháp luận và thuật ngữ từ ngành y
khoa Tội phạm học tích cực khẳng định những thuyết khoa học về hành vi lệch
chuẩn, chuyền hướng nghiên cứu về người phạm tội theo một cách khoa học vàtìm cách xác định các yếu tố gây ra tội phạm và VPPL Theo PGS TS DươngTuyết Mién, có nhiều học thuyết của các học giả trên thé giới nghiên cứu về van
đề NCTN thực hiện VPPL (trong đó có tội phạm) mà tiêu biểu là thuyết gánnhãn và thuyết nhóm khác biệt Học giả tiêu biểu cho thuyết gan nhãn là FrankTannenbaum, Howard Becker Thuyết gán nhãn là lý thuyết dựa trên hành vi của
cá nhân để gán nhãn Thuyết này cho rằng hành vi của cá nhân lệch lạc hay
không cũng như có phải là tội phạm hay không là do phản ứng của các cá nhân
khác trong xã hội nhiều hơn là tự thân hành vi đó biểu hiện và các cá nhân khác
gán cho hành vi mà cá nhân đã thực hiện cái nhãn là hành vi lệch lạc hoặc tội
phạm.”' Học giả tiêu biểu cho Thuyết nhóm khác biệt là Edwin Sutherland Tư
tưởng chính của Thuyết nhóm khác biệt là người phạm tội đã học việc phạm tội
thông qua nhóm khác biệt qua quá trình tiếp xúc, giao tiếp với những ngườikhác và những người này có ảnh hưởng nhất định đối với việc gây ra tội phạm.Sutherland đã nhấn mạnh vai trò của học lại từ xã hội được giải thích như lànguyên nhân của tội phạm Ông cho rằng tất cả những hành vi có ý nghĩa củacon người chăng qua là sự học lại và hành vi phạm tội là một hình thức của hành
vi cũng không nằm ngoài phạm trù đó” Như vậy những nhà tội phạm học cảicách cho rằng hành vi phạm tội được xác định thay vì được lựa chọn, làm giảm
trách nhiệm đạo đức của các chủ thê đôi với hành vi của họ và cô gang thay đôi
?9 Jacqueline A Meyers (1999), The Determinants of Juvenile Justice Policy in France and Germany, Ph.D in
Public Policy and Administration, Center for Public Policy, Virginia Commonwealth University, tr 9.
>! Xem: Dương Tuyết Mién (2022), Tội phạm học đương dai, NXB Tu pháp, Hà Nội, tr 134.
?? Xem: Dương Tuyết Miên (2022), 7/đ4, tr 129.
Trang 37người phạm tội thay vì trừng phạt họ” Nhiều công trình nghiên cứu ngày naycho rằng các thuyết trên là cơ sở nền tảng của việc áp dụng biện pháp xử lýchuyển hướng đối với NCTN vi phạm pháp luật.” Chính vì vậy cách suy nghĩcủa các nhà tội phạm học về VPPL của NCTN giống như cách chân đoán bệnh
và điều trị bệnh trong y khoa Triết lý xử lý NCTNVPPL lúc này là tư tưởngđiều trị thay vì trừng phạt Ngày càng nhiều các chuyên gia khoa học xã hội đã
áp dụng các phương pháp tương tự y khoa dé “điều trị” những người phạm tội
và nuôi dưỡng lý tưởng “phục hồi” trong các chính sách tư pháp hình sự Một lýtưởng phục hồi phát triển mạnh mẽ đòi hỏi một niềm tin vào tính dé uốn nắn củahành vi con người và sự đồng thuận cơ bản về các hướng thay đổi phù hợp củacon người Tư tưởng “cải tạo dé phục hồi” đã thắm nhuan trong nhiều cải cách
tư pháp hình sự tiễn bộ như việc thiết kế các chế định quản chế và tạm tha, cácbản án không xác định và tòa án dành cho NCTN, đồng thời thúc đây các chínhsách cởi mở, không chính thức và rất linh hoạt
Ngoài ra, sự phát triển của các nghiên cứu tâm lý học về NCTN cũng tạo
cơ sở cho những quan điểm tích cực, cấp tiễn về xử lý NCTNVPPL Mang tâm
lý học về NCTN và VPPL của họ đã cho thấy những ảnh hưởng lớn của các yếu
tố nguy cơ và bảo vệ trong quá trình phát triển của các em để thấy được sự cầnthiết phải có các biện pháp xử lý hiệu quả Những thành tựu nghiên cứu tâm lýhọc này đã giúp các nhà tư pháp hình sự định hình những triết lý xử lý như cảitạo, phục hồi”
Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội như sự bình 6n hay bat ôn của xã hội cũngkhiến nhà nước và giới luật có quan điểm mềm dẻo hoặc cứng rắn đối với việc
xử lý, răn đe phòng ngừa người có hành vi VPPL, trong đó có NCTN Thực tiễn
dau tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác ở Việt Nam đã chothấy điều đó Trong những năm vừa qua (thời gian trước và sau khi BLHS vàBLTTHS năm 2015 được ban hành), nhiều ý tưởng và ý kiến, thái độ đối với
? Xem: Juvenile Justice: History and
Philosophy,https://www.encyclopedia.com/law/legal-and-political-magazines/juvenile-justice-history-and-philosophy, truy cập 15/8/2022.
Xem: Robert L.Marsh and Steven B Partrick (2006), Chapter 25- Juvenile Diversion Program, trong sách: Handbook of Juvenile Justice, Theory and Practice, Taylor and Francis Group, tr 473-489; Kirk HeilbRun, Naomi E.Sevin GoldsTein and Richard E Reeding (2005), Juvenile deliquency prevention, asessment and intervention, Oxford University Press, tr 161-178; ChristopherJ.Scheck (2017), Encyclopedia of Juvenile Delinquency and Justice, Wiley Blackwell; Andrew McGrath (2008), “The effect of Diversion from Court: A
review of the evidence”, Psychiatry, Psychology and Law, Vol 15 No 2, tr 317-339.
Xem: Trường Đại hoc Luật Ha Nội (2020), Giáo trinh Tw pháp đối với người chưa thành niên, NXB Tư
pháp, tr 53-99.
24
25
Trang 38những vấn đề về xử lý NCTN phạm tội ở Việt Nam đã được đưa ra và thể hiện.Những ý kiến, thái độ đó đến từ các đại biểu Quốc hội, giới truyền thông, các
nhà khoa học xã hội và khoa học pháp lý và cả những cán bộ thực thi pháp luật.
Các ý kiến tập trung vào những vấn đề về chính sách hình sự và đường lỗi xử lýhình sự đối với NCTN phạm tội Phần lớn những tranh luận có liên quan đếnphạm vi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) của NCTN phạm tội Nhiều ý kiến
ủng hộ một phạm vi giới hạn hơn các tội phạm mà NCTN phải chịu TNHS,
trong khi một số khác vẫn luận giải cho sự cần thiết duy trì cách quy định vềtuổi chịu TNHS như trong BLHS năm 1999” Có quan điểm còn cực đoan khicho răng cần xử lý trẻ em theo cùng một đường lối giống như các chủ thê đãthành niên, không quan tâm đến sự phát triển tự nhiên của thời niên thiếu Quanđiểm đó có lẽ là kết quả của sự lo lắng trước một vài vụ án đặc biệt nghiêmtrong và gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua”” Một số ý kiến khác có vẻ ủng
hộ việc thực hiện một chính sách xử lý đúng mức đối với tội phạm của NCTNVỚI mong muốn bảo vệ trật tự và an toàn xã hội, đề cao việc bảo vệ các lợi íchcông hơn quyền lợi của NCTN” Như vậy triết lý phòng ngừa cũng đang trở nên
đáng chú ý trong tư pháp NCTN ở Việt Nam.
Từ góc độ tư pháp hình sự, triết lý xử lý NCTNVPPL nhìn nhận và quanniệm về việc xử lý dựa trên những lý giải về nguyên nhân của VPPL của NCTN
và đặc điểm phát triển của NCTN, dựa trên thực tiễn của tình hình VPPL của
NCTN, dựa trên mức độ hiệu quả của những biện pháp xử lý hiện tai, dựa trên
quan điểm về vai trò của các chủ thê trong xã hội đối với việc xử lý NCTNVPPL(bao gồm cả các chủ thê thi hành và áp dụng pháp luật nhân danh nhà nước).Cuối cùng, một yếu tô nữa góp phần định hình và phát triển các triết lý xử
lý NCTNVPPL cả trên bình diện quốc tế và quốc gia là các chuẩn mực pháp lýquốc tế, được thê hiện rõ nét trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế về tư pháp
°° Xem ví dụ như các bản tin về thảo luận của các đại biéu quốc hội chuyên trách về hai phương án quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, truy cập ngày 12/5/2019 tại: https://www.tienphong.vn/phap-luat/hai-phuong-
https://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Ban-an-du-luan-danh-cho-sat-thu-Le-Van-Luyen-Vi dụ xem: Pham Minh Tuyên, Phong ngừa tội phạm người chưa thành niên cua Tòa án thông qua hoạt
động xét xử các vụ án hình sự - Kết quả, những bat cập hạn chế và nguyên nhân, truy cập ngày 8/5/2019, tại:
http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461?p_page_id=27677461&pers_id=283463
79&folder_id=&item_id=96168833&p_details=1
ZT
28
Trang 39NCTN Các quy phạm và chuẩn mực quốc tế về tư pháp đối với NCTN được xáclập tập trung và chuyên biệt trong một số văn bản pháp lý sau: Hướng dẫn củaLHQ về phòng ngừa phạm pháp ở NCTN (Hướng dẫn Riyadh); Quy tắc tiêuchuẩn tối thiểu của LHQ về thực hiện tư pháp đối với NCTN (Quy tắc BắcKinh); Quy tắc của LHQ về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do(Quy tắc Havana); Chiến lược mẫu và biện pháp thực tiễn của LHQ về xóa bỏbạo lực đối với trẻ em trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự.Ngoài ra còn có một số văn bản pháp lý quốc tế chung khác cũng chứa đựngnhững quy phạm hoặc chuẩn mực liên quan đến tư pháp đối với NCTN như:Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Công ước chống tra tấn vànhững hành động đối xử hoặc trừng phạt khác mang tính độc ác, vô nhân đạohay hạ nhục; Quy tắc tối thiểu của Liên Hợp quốc về các biện pháp không giamgiữ (Quy tắc Tokyo); Quy tắc tiêu chuẩn tối thiêu của Liên Hợp quốc về việc đối
xử đối với tù nhân (Quy tắc Mandela); Những nguyên tắc và hướng dẫn củaLHQ về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong các hệ thống tư pháp hình sự; Nguyêntắc cơ bản của LHQ về sử dụng các chương trình tư pháp phục hồi trong những
K A 1% 2
van đề hình sự, v.v ”
Ra soát các văn bản đó có thé thấy các quy phạm và chuẩn mực quốc tế
tập trung vào các nội dung: phòng ngừa NCTN vi phạm pháp luật; ghi nhận
quyền của NCTN vi phạm pháp luật; thực hiện tư pháp đối với NCTN, trong đó
có xử lý và thi hành án đối với NCTN vi phạm pháp luật, xử lý chuyên hướng và
tư pháp phục hôi đối với NCTN Vi dụ như về phòng ngừa NCTN vi phạm pháp
luật, Hướng dẫn Riyadh xác định những chính sách và biện pháp phòng ngừa
NCTN phạm pháp nên liên quan đến một số yếu tố trong đó bao gồm những triết
lý và cách tiếp cận chuyên biệt về phòng ngừa phạm pháp NCTN có mục đíchgiảm động cơ, nhu cầu, cơ hội và điều kiện của vi phạm pháp luật của NCTN
Về thực hiện tư pháp đối với NCTN, Quy tắc Bắc Kinh cũng xây dựng các tiêuchuẩn tối thiểu về tư pháp NCTN ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụnghình sự (điều tra, truy tố, xét xử và quyết định các biện pháp xử phạt) và vớinhững thủ tục tố tụng nhạy cảm (bắt, tạm giam), đồng thời đưa ra những biệnpháp thay thé cho tư pháp chính thống như xử lý chuyển hướng, xử lý ngoài hệ
?” Xem những phân tích cụ thể về các chuân mực pháp lý quốc tế này trong Đào Lệ Thu (2020), Chương 1
“Khái quát vê tư pháp đôi với người chưa thành niên”, Gido frình Tu pháp doi với người chưa thành niên của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, tr 40-46.
Trang 40thống tư pháp chính thống, xử lý không đưa vào các cơ sở giam giữ ” Quy tắcHavana đã thiết lập các chuẩn mực tối thiểu dé bảo vệ NCTN bị tước tự do nhằmgiảm những ảnh hưởng tiêu cực do việc giam giữ và tạo điều kiện để các em này
được tái hòa nhập cộng đồng nơi sinh song Theo Quy tac Havana, NCTN bi
giam giữ theo lệnh bắt hoặc khi chờ xét xử được giả định là vô tội và sẽ được đối
xử như người vô tội (Item 17) Bởi vì việc tước tự do chỉ được xem là biện pháp
cuối cùng và trong thời hạn ngắn nhất thích hợp nên các tòa án và cơ quan điềutra buộc phải dành ưu tiên tối đa có ngay giải pháp cho các vụ án như vậy
Các quy phạm và tiêu chuẩn được đưa ra trong các văn kiện pháp lý quốc
tế này tạo thành một khung pháp lý có tính chất bắt buộc ở một số khía cạnh và
có tính chất khuyến nghị (luật mềm) ở những khía cạnh khác, định hướng cho
các quốc gia trong việc theo đuôi các triết lý xử lý NCTN VPPL và hiện thựchóa trong hệ thống pháp luật của họ
1.4 Các triết lý xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật điển hìnhTriết lý đầu tiên cần được nói đến là triét jý phúc lợi dựa trên học thuyếtpháp lý Parens patriae*' một học thuyết có nguồn gốc từ thời trung cổ trong đónêu lên rang Hoàng gia Anh có thé can thiệp vào các van dé gia đình nếu cha mekhông thé hoặc không muốn chăm sóc cho lợi ích (an sinh) của đứa trẻ Triết lý
này xác định nhà nước như cha mẹ của trẻ em và NCTN, vì vậy phải chăm lo
cho phúc lợi của NCTN phạm tội Triết lý phúc lợi tạo nền tảng tư tưởng cho môhình đầu tiên về tư pháp NCTN là mô hình phúc lợi hay mô hình cải tạo vớiquan điểm xử lý dựa trên đặc điểm của cá nhân với sự chăm lo của Nhà nước,được hình thành ở Anh theo Luật về trẻ em năm 1908 và được phát triển ở cácnước theo truyền thống Common Law như Anh, Mỹ vào những năm đầu của thế
ki 20 Với triết ly đó, tiến trình tư pháp được chuyên từ việc xem xét lỗi của
người phạm tội chưa thành niên sang tìm phương hướng giáo dục thông qua việc
xử lý cải tạo thay thế cho trừng phạt Một ý tưởng khác cũng nỗi lên cùng thờiđiểm đó là thiếu niên cần được đối xử như những cá nhân có cả nhu cầu và
Ầ ` x z À 2 A32 tk z z sy A z ` x 2 z
quyền mà nhà nước cần bảo vệ” Triết ly phúc lợi còn xuất phát từ nền tảng lý
3° Các biện pháp thay thé cho tư pháp chính thống là những biện pháp thực hiện bởi các chủ thể ngoài hệ thống
tư pháp chính thống và sử dụng các cách thức không chính thống dé xử lý vi phạm pháp luật do NCTN gây
ra, như sử dụng các cơ chế tại cộng đồng.
3! Thuật ngữ Latinh có nghĩa là cha mẹ của quốc gia.
3 Richard J Terrill (2016), World Criminal Justice Systems — A Comparative Survey, Ninth Edition, New
York: Anderson Publishing.