1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hệ thống tư pháp xử lý Người chưa thành niên vi phạm pháp luật: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam

101 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống tư pháp xử lý Người chưa thành niên vi phạm pháp luật: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam
Tác giả Hồ Đặng Thanh Thúy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Quơn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 26,3 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Hệ thống tư pháp tư pháp xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong bối cảnh hiện nay..........................--- 2-2-5 £+E£2EE2EESEEEEEEEEEE1EE1211211271211711211211111 1E xe 9 1. Khái quát hệ thong tư pháp.......................------ 2 ¿+ ©xSE+EE£EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEkerxrrrrrrrex 9 2. Hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên..........................---¿- ¿©5255 19 1.2. Tam ảnh hưởng, vai trò của hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên vi (15)
  • CHUONG 2. MOT SO KINH NGHIEM THE GIOI VE TU PHAP CHUA THÀNH NIÊN VA GOT Y CHO VIET NAM...........................--2-52-+cs+cxvrxesrxerrsees 37 2.1. Kinh nghiệm từ hệ thống tư pháp xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên thé giới......................------ 22 2 S+Sx2E£2E1EE1E21211211717112112117171121121111 21.11. xe. 37 2.1.1. Quy định về xử lý người chưa thành niên phạm tội trong các văn kiện quốc 37 2.1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia về xử lý người chưa thành niên vi phạm (0)
    • 2.2. Một số gợi ý cho Việt Nam trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật (53)
    • 2.3. Thực trạng người chưa thành niờn vi phạm phỏp luật tại Việt Nẹam (0)
    • 2.4. Nguyên tắc chung về xử lý người chưa thành niên VPPL tại Việt Nam (67)
    • 2.5. Thực tiễn xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật (70)

Nội dung

Tình hình nghiên cứuDưới góc độ đề tài nghiên cứu có: “Những nguyên nhân chủ yếu của tìnhtrạng trẻ em phạm tội” của Nguyễn Minh Ngọc, Hà Nội năm 1992; “Về tình trạng trẻ em lang thang ph

Hệ thống tư pháp tư pháp xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong bối cảnh hiện nay - 2-2-5 £+E£2EE2EESEEEEEEEEEE1EE1211211271211711211211111 1E xe 9 1 Khái quát hệ thong tư pháp . 2 ¿+ ©xSE+EE£EE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEkerxrrrrrrrex 9 2 Hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên -¿- ¿©5255 19 1.2 Tam ảnh hưởng, vai trò của hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên vi

1.1.1 Khái quát hệ thống tư pháp

Trong khoa học pháp lí Việt Nam, khái niệm tư pháp được giải thích theo nhiều nghĩa khác nhau và việc xác định cơ quan nào là cơ quan tư pháp cũng chưa có sự thống nhất Bài viết này không đề cập cơ sở lí luận để xác định cơ quan nào là cơ quan tư pháp mà chỉ phân tích quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các cơ quan tư pháp - những cơ quan mà về mặt học thuật cũng như trong thực tiễn hiện nay đã có được sự nhất trí phổ biến, bao gom: Toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án Việc phân kì phát triển của hệ thống cơ quan tư pháp Việt Nam được dựa trên tiêu chí cơ bản là sự ra đời của các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 1992 sửa đổi. a Hệ thống có quan tư pháp thời kì trước Hiễn pháp năm 1946 Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, các cơ quan tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoa đã được thành lập, bao gồm: Toà án quân sự (TAQS), toà án đặc biệt, toà án binh và toà án thường (toà án tư pháp) TAQS được thành lập theo Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1995, tại các tỉnh và thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình, Vinh, Quảng Ngãi, Sài Gòn, Mỹ

Tho Sau đó, theo Sắc lệnh số 77C ngày 18/12/1945, thành lập thêm hai TAQS tại Nha Trang và Phan Thiết TAQS được tổ chức theo mô hình một cấp, có thâm quyền xét xử sơ thấm đồng thời chung thẩm tat cả những người phạm vào việc có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Việc xét xử các vụ án hình sự thường như xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của công dân và trật tự an toàn xã hội và các vụ án dân sự được tạm thời giao cho ban tư pháp thuộc Uỷ ban hành chính cấp huyện và cấp tỉnh đảm nhiệm [29, tr.44]

Theo Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946, Toà án binh lâm thời đã được thành lập tại Hà Nội, có thâm quyền xét xử các quân nhân hoặc những người làm việc tại cơ quan chuyên môn của quân đội phạm pháp hoặc phạm pháp có ảnh hưởng đến quân đội Đồng thời, các toà án binh tại mặt trận cũng được thành lập dé kịp thời xét xử các vụ việc xảy ra ở các điểm đang tác chiến nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cách mạng, củng cố sức mạnh của quân đội.

Theo Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945, tại Hà Nội toà án đặc biệt đã được thành lập dé xét xử những người là nhân viên của uỷ ban hành chính các cấp và của các cơ quan Chính phủ phạm tội, do ban thanh tra đặc biệt truy tố [29, tr.44]

Các toà án tư pháp được thành lập ở các cấp theo Sắc lệnh số 13/SL ngày

24/1/1946: Ở mỗi quận (phủ, huyện, châu) có một toà án sơ cấp; ở mỗi tỉnh và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn có một toa án đệ nhị cấp; ở mỗi kì có một toà thượng thâm đặt tại Hà Nội, Huế (Thuận Hoa) và Sai Gòn Toà án sơ cấp có thâm quyền xét xử sơ thâm, sơ chung thâm các vụ án hình sự, dân sự và thương sự Toà án đệ nhị cấp có thâm quyền xét xử sơ thấm, sơ chung thâm các vụ án hình sự, dân sự và thương sự; khi xét xử các vụ án dân sự và thương sự, chánh án xét xử một mình nhưng khi xét xử các việc tiểu hình phải có thêm hai phụ thâm nhân dân và khi xét xử các việc đại hình toà đệ nhị cấp có 5 người cùng ngồi xét xử và đều có quyền quyết nghị Toà thượng thâm có thầm quyền xét xử phúc thâm các bản án của toa án so cap va toa an dé nhi cap bị kháng cáo.

Ngoài ra, theo Điều 75 Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945, các ban tư pháp xã đã được thành lập bao gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch và thư kY của uy ban hành chính xã, dé thực hiện nhiệm vụ tu pháp ở cơ sở Sau đó, theo Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/7/1946, tổ chức tư pháp công an đã được thành lập dé điều tra các vụ phạm pháp đại hình, tiểu hình và vi cảnh, thu thập tang chứng và bắt người phạm pháp giao cho toà án xét xử [28, tr.365].

Do yêu cầu củng cố sức mạnh của quân đội trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến toàn quốc, TAQS và toà án binh được củng cố và mở rộng để kip thời xét xử các tội phạm trong quân đội và trừng trị những người xâm hại đến sức chiến dau của quân đội Hệ thống toà án binh trong thời kì này bao gồm: Toà án binh mặt trận, toà án binh khu, Toà án binh tối cao và Toà án khu trung ương Toà án binh mặt trận được thành lập từ cấp trung đoàn trở lên, có thẩm quyền xét xử sơ, chung thâm

10 những người phạm tội phản quốc, gián điệp hoặc cướp của, những nhiễu nhân dân ở các điểm đang tác chiến; toà án binh khu có thâm quyền xét xử những quân nhân phạm vào một hay nhiều tội định ở hình luật chung, một hay nhiều tội có tính cách nhà binh (Điều 67 Sắc lệnh 163/SL); Toà án binh tối cao có thâm quyền xét xử những quân nhân từ cấp trung đoàn trở lên và các quân nhân thuộc cơ quan trung ương phạm vào các tội đã được quy định ở hình luật chung và những tội có tính cách nhà binh (Điều 67 Sắc lệnh số 163/SL) và Toà án khu trung ương tại Bộ quốc phòng, có thẩm quyền xét xử các nhân viên thuộc các cơ quan của Bộ quốc phòng và Bộ tổng chỉ huy, ké cả trung đoàn trưởng trở lên phạm tội trong địa bàn khu trung ương Một đặc điểm đáng lưu ý trong thời kì này là toà án binh có nhiều chức năng khác nhau như xét xử, điều tra, công tố, tuyên truyền giáo dục pháp luật và quản lí phạm nhân.

Ngày 22/5/1950, Sắc lệnh sé 85/SL về cai cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng đã được ban hành Từ đây, toà án sơ cấp được đổi thành toà án nhân dân huyện; toà án đệ nhị cấp được đối thành toà án nhân dân tỉnh; hội đồng phúc án được đối thành toà án phúc thâm và phụ thâm nhân dân được gọi là hội thâm nhân dân; hội thẩm nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra với nhiệm kì là một năm, có quyền biểu quyết và quyền tài phán như thâm phán Sắc lệnh số 85/SL còn quy định về việc thành lập hội đồng hoà giải ở cấp huyện và mở rộng thâm quyền cho ban tư pháp xã đối với việc phạt vi cảnh và giải quyết một số việc ít quan trọng về mặt trị an Những cải cách này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng dân chủ, làm cho cơ quan tư pháp gần dân, hơn và trở thành công cụ quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng, phục vụ lợi ích của Nhà nước và nhân dân [29, tr.365].

Các co quan điều tra cũng đã có sự thay đổi đáng ké Theo Sắc lệnh số

141/SL ngày 16/12/1953, Nha công an Việt Nam được đôi thành Thứ bộ công an và hệ thống cơ quan điều tra của Thứ bộ công an được thành lập gồm có: Vụ chấp pháp và lao cải (ở trung ương); ban chấp pháp (ở các tỉnh, thành phố) và phòng chấp pháp (ở các liên khu).

Một trong những cải cách quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của các cơ quan tư pháp Việt Nam là vào tháng 4/1958, tại kì họp thứ 8 của Quốc hội (khoá

D đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Toà án nhân dân tối cao và Viện công tố nhân dân trung ương Từ đây, hệ thống toà án nhân dân và viện công tố tách khỏi

Bộ tư pháp và chịu sự quản lí của Hội đồng Chính phủ Những cải cách này được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1959. b Hệ thong có quan tư pháp thời kì 1960 — 1980 Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, tổ chức bộ máy nhà nước ta đã có những thay đôi căn bản, trong đó tô chức bộ máy của các cơ quan tư pháp được quy định tại Chương VIII của Hiến pháp Các cơ quan tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân đã hình thành một hệ thống thống nhất từ trung ương xuống địa phương và không trực thuộc Hội đồng Chính phủ nữa mà trực thuộc Quốc hội và hội đồng nhân dân cùng cấp.

Hệ thống toà án nhân dân bao gồm: Toà án nhân dân tối cao; các toà án nhân dân địa phương (cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc đơn vi hành chính tương đương và toa án khu tự tri) và các toà án quân sự (TAQS trung ương và các TAQS quân khu, quân binh chủng, sư đoàn trực thuộc Bộ quốc phòng và tương đương) Ngoai ra, theo Điều 97 Hiến pháp năm

1959, trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thé quyết định thành lập toà án đặc biệt Hệ thống toà án nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc hai cấp xét xử; các nguyên tắc tô chức và hoạt động của toà án nhân dân thời kì 1946-1960 đã được kế thừa và phát triển ở mức cao hơn, cụ thể là: Khi xét xử, toà án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 100 Hiến pháp năm 1959); việc xét xử của toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia Khi xét xử, hội thâm nhân dân ngang quyền với thâm phán (Điều 99 Hiến pháp năm 1959); toà án nhân dân xét xử công khai; bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo (Điều 101 Hiến pháp năm 1959); toà án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều binh dang trước pháp luật (Điều 3 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960)

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp 1959, Luật tổ chức toà án nhân dân

MOT SO KINH NGHIEM THE GIOI VE TU PHAP CHUA THÀNH NIÊN VA GOT Y CHO VIET NAM 2-52-+cs+cxvrxesrxerrsees 37 2.1 Kinh nghiệm từ hệ thống tư pháp xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên thé giới 22 2 S+Sx2E£2E1EE1E21211211717112112117171121121111 21.11 xe 37 2.1.1 Quy định về xử lý người chưa thành niên phạm tội trong các văn kiện quốc 37 2.1.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia về xử lý người chưa thành niên vi phạm

Một số gợi ý cho Việt Nam trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Theo khoản 2 Điều 1 Phụ lục 3 Luật Trẻ em, thanh niên và gia đình năm

2005 của bang Victoria: “người chưa thành niên VPHC là người tính đến thời điểm vi phạm phải từ đủ 10 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi” Điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý VPHC năm 2012 của Việt Nam quy định: “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý Người từ đủ 16 tuổi đến dưới

18 tuổi bị xử phạt VPHC về mọi VPHC” Như vậy, pháp luật về xử phạt VPHC của bang Victoria quy định độ tuôi bị xử phạt VPHC thấp hon của Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu như pháp luật của bang Victoria sử dụng thuật ngữ “chưa đủ

18 tuổi” thi pháp luật xử phạt VPHC của Việt Nam lại sử dụng thuật ngữ là

“đưới 18 tuổi” Cách quy định này chưa tương thích với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật của nước ta Cụ thể, Điều 20 Bộ luật Dân sự năm

2015 quy định “người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên” Điều 21

Bộ luật Dân sự năm 2015 lại quy định “người chưa thành niên là người chưa đủ mười tam tuổi” Như vậy, người chưa thành niên là người “chưa đủ 18 tuổi” chứ không phải là người “dưới 18 tuổi” Cách quy định độ tuổi của người chưa thành niên bị xử phạt VPHC trong Luật Xử lý VPHC năm 2012 không chính xác vì đã bỏ sót một nhóm đối tượng VPHC là người từ lúc bước sang 18 tuổi đến chưa đủ

18 tuôi Nói cách khác, “dưới 18 tuổi” được hiểu là “từ đủ 17 tuổi trở xuống” còn “từ đủ 18 tuổi” là “tính từ ngày đủ 18 tuổi trở lên” Vì vậy, trong khoa học pháp lý, khái niệm “dưới 18 tuổi” rõ ràng khác với “chưa đủ 18 tuổi”.

Như vậy, nếu chỉ xét riêng về kỹ thuật lập pháp thì pháp luật xử phạt VPHC của bang Victoria lại tỏ ra chính xác hơn Trong trường hợp này, chúng ta có thé tiếp thu kinh nghiệm của bang Victoria khi quy định về độ tuổi của người chưa thành niên VPHC Cu thé, cần chỉnh sửa quy định của điểm a khoản 1 Điều 5 Luật

Xử lý VPHC năm 2012 theo hướng như sau: “người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cô ý Người từ đủ 16 tuổi đến chưa du18 tuổi bi xử phạt VPHC về mọi VPHC”.

Một ưu điểm của pháp luật về xử phạt VPHC của bang Victoria là nhà làm luật quy định rất cụ thể, rõ ràng các hình thức xử phạt đối với người chưa thành niên VPHC Theo đó, người có thẩm quyền chi cần căn cứ vào hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử phạt đã được quy định cụ thé trong điều luật tương ứng Điều này làm cho việc áp dụng pháp luật trở nên thống nhất trong toàn bang Người có thâm quyền chỉ cần căn cứ vào điều luật cụ thể để áp dụng chế tài xử phạt mà không lo ngại về việc áp dụng chế tài không chính xác, dẫn đến bị khiếu kiện.

Theo quy định tại Điều 135 Luật Xử ly VPHC năm 2012 của Việt Nam, người chưa thành niên VPHC có thé bi áp dụng các hình thức xử phat: i) Cảnh cáo; ii) Phạt tiền; iii) Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC Cảnh cáo và phạt tiền luôn được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có thé được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính hoặc bồ sung.

Căn cứ vào Điều 22 và khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý VPHC năm 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tudi VPHC sẽ không bi áp dụng hình thức phạt tiền mà chỉ bị cảnh cáo Trong trường hợp này, hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là “người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC liệu có thé bi áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC hay không? Nếu có thì hình thức xử phạt này được áp dụng với tư cách hình thức xử phạt chính hay bổ sung?” Đây không chỉ là vấn đề mang tính lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn bởi nhiều văn bản pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt “tịch thu tang vật, phương tiện

VPHC” đối với những VPHC cụ thé.

Xét về logic pháp lý, Điều 134 và Điều 135 Luật Xử lý VPHC năm 2012 không cam ap dung hình thức xử phạt chính là tịch thu tang vật, phương tiện VPHC đối với người từ đủ 14 tuổi đến đưới 16 tuổi Tuy nhiên, Điều 22 Luật Luật Xử lý VPHC năm 2012 lại gián tiếp không cho áp dụng bởi theo Điều 22 thì mọi VPHC

48 do người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo Nói cách khác là đối với mọi VPHC do người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện thì người có thẩm quyền chỉ áp dụng hình thức phạt chính là cảnh cáo Mỗi VPHC lại chỉ được quyền áp dụng một hình thức xử phạt chính Do đó, một khi đã áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới

16 tuổi thì không được đồng thời áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC với tính chất là hình thức xử phạt chính Ngược lại, nếu người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC với tư cách là hình thức xử phạt chính đối với người đủ 14 tuổi đến đưới 16 tuổi thì lại vi phạm Điều 22 Luật Xử lý VPHC năm 2012 Do đó, chúng tôi cho răng, cần tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của bang Victoria, quy định cu thể, rõ ràng các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên VPHC Theo đó, cần chỉnh sửa quy định của Luật Xử lý VPHC năm 2012 theo hướng:

Người chưa thành niên VPHC có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt là Cảnh cáo; Phạt tiền; Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC.

Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi VPHC có thé bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt là cảnh cáo; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC Trường hợp pháp luật có quy định phạt tiền là hình thức xử phạt chính thì đối với người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tudi vẫn phải áp dụng hình xử thức phạt cảnh cáo đề thay thế.

Theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC của bang Victoria, đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với người chưa thành niên VPHC phải luôn luôn thấp hơn mức phạt tiền đối với người đã thành niên vi phạm Cụ thể, theo quy định tại Điều 373 Luật Trẻ em, thanh niên và gia đình năm 2005, mức phạt tối đa đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi VPHC là 5 don vị phạt Đối với người chưa đủ 15 tuổi VPHC, mức tiền phạt tối đa là 1 đơn vị phạt. Ngoài điều khoản mang tính nguyên tắc này, pháp luật về xử phạt VPHC của bang Victoria quy định khá chi tiết mức tiền phạt đối với các VPHC cụ thé của người chưa thành niên.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý VPHC năm 2012, “trường

Nguyên tắc chung về xử lý người chưa thành niên VPPL tại Việt Nam

Việc xử lý NCTNVPPL trước hết phải tuân thủ những quy định về bảo vệ quyền con người của Hiến pháp 2013, đặc biệt là những quy định sau:

* Mọi người đều có quyền bat khả xâm phạm về thân thé;

* Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang:

* Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

* Người bị buộc tội phải được xét xử kip thời, trong thời hạn luật định, công bang, công khai Trường hợp xét xử kin theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai;

* Không ai bi kết tội hai lần về một tội phạm;

+ Người bị bắt, tam giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Luật Trẻ em quy định các nguyên tắc chung về bảo đảm quyền của trẻ em (Điều 5), bao gồm: ằ Khụng phõn biệt đối xử với trẻ em (khoản 2);

* Bao dam lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em (khoản 3);

* Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em

Việc phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với NCTNVPPL trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc này Quyền được bảo vệ trong tố tụng (gồm tố tụng hình sự, dân sự, hành chính) và xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 30 của LTE, theo đó, trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyên tự do trái pháp luật; không bi tra tan, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

Bên cạnh đó, Điều 70 của LTE còn quy định 10 yêu cầu để bảo vệ mọi trẻ em16 trong quá trình tố tụng, xử lý VPHC, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng, bao gồm trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại, người làm chứng hoặc vì những ly do khác như chăm sóc, cấp dưỡng, v.v Những yêu cầu này bao gồm:

1 Bảo đảm trẻ em được đối xử công bang, bình đăng, tôn trong, phù hợp với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em;

2 Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc liên quan đến trẻ em dé giảm thiểu tổn hại đến thể chất và tinh thần của trẻ em;

3 Bảo đảm sự hỗ trợ của cha mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp khác đối với trẻ em trong suốt quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em;

4 Người tiến hành té tụng, người có thâm quyền xử lý VPHC, luật sư, trợ giúp viên pháp lý phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa

62 học giáo dục đối với trẻ em, sử dụng ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu với trẻ em;

5 Bảo đảm quyền được bào chữa, trợ giúp pháp lý cho trẻ em;

6 Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi VPPL và tái phạm của trẻ em thông qua việc kịp thời hỗ trợ, can thiệp để giải quyết các nguyên nhân, điều kiện VPPL, giúp trẻ em phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng:

7 Bảo đảm kịp thời cung cấp các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp an toàn, liên tục, đầy đủ, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh, độ tuổi, đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng trẻ em trên cơ sở xem xét và tôn trọng ý kiến, nguyện vọng, tình cảm và thái độ của trẻ em;

8 Bảo đảm sự liên kết chặt chẽ, kip thời giữa các cơ quan, tô chức, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, gia đình, cơ sở giáo dục với các cơ quan tiến hành tố tung, xử lý VPHC;

9 Ưu tiên áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý VPHC đối với trẻ em VPPL; biện pháp cưỡng chế và hạn chế tự do chỉ được áp dụng sau khi các biện pháp ngăn chặn, giáo dục khác không phù hợp;

10 Bảo đảm bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế trẻ em phải xuất hiện trước công chúng trong quá trình tố tụng.

Việc quy định những nguyên tắc và yêu cầu tổng quát về bảo vệ trẻ em có liên quan đến pháp luật là một bước tiễn quan trọng của LTE 2016, nhằm bảo đảm trẻ em VPHC, phạm tội hình sự cũng như mọi trẻ em khác có liên quan đến pháp luật đều được bảo vệ ở một mức độ tối thiểu Tuy nhiên, do đối tượng bảo vệ của

LTE là người dưới 16 tuổi, những nguyên tắc này không được áp dụng đối với NCTNVPPL từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Ngoài những nguyên tắc và yêu cầu nêu trên, LXLVPHC, BLHS, BLTTHS còn quy định những nguyên tắc riêng đối với việc xử lý NCTNVPPL trong hệ thống hành chính và hệ thống hình sự.

Thực tiễn xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật

a VỀ nguyên tắc xử lý

Một nguyên tắc tối cao trong việc xử lý NCTNVPPL là phải luôn quan tâm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em.

Theo quy định củaPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (tại các Điều 7, 23,

24, 26) thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính chỉ bị phạt cảnh cáo; người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên vi phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thé bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt không quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Việc xử lý NCTNVPPL phải đáp ứng được mục đích chính là giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm và trở thành người có ích cho xã hội Tinh thần này được thể hiện rõ trong Luật về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004(Diéu 58) và Bộ luật Hình sựnăm 1999 (Điều 69) Theo đó, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm nói chung và phạm tội nói riêng chủ yêu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội Các em được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ dé sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội Việc tô chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm Đây là một trong những nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự Ngoài những điều kiện miễn trách nhiệm hình sự áp dụng chung, người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiệt giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tô chức nhận giám sát, giáo duc.

64 Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến đưới 16 tuổi phạm tội thì các em chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng và việc miễn trách nhiệm hình sự đối với các em được thực hiện theo quy định chung. b Về hệ thống biện pháp xử lý chính thức Việt Nam có hai hệ thống chính thức xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và đối với vi phạm của người chưa thành niên nói riêng (còn gọi là hệ thống xử lý chính thức) Đó là hệ thống xử lý vi phạm hành chính và hệ thống tư pháp hình sự Đặc điểm chung của hai hệ thống xử lý vi phạm này là chúng mang tính quyền lực nhà nước và việc thi hành các quyết định xử lý được bảo đảm bằng cưỡng chế của Nhà nước. s* Xu lý vi phạm hành chính

Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người chưa thành niên vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.

Thứ nhất, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Pháp lệnh Theo đó, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuôi chỉ bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do có ý và hình thức phat áp dụng đối với các em chỉ là cảnh cáo, dù đó là bat cứ loại hành vi vi phạm hành chính nào Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tudi bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra và hình thức phạt áp dụng đối với họ là cảnh cáo hoặc phạt tiền Tuy nhiên, mức tiền phạt đối với người chưa thành niên ở độ tuổi này không được quá một phan hai mức tiền phạt đối với người đã thành niên Trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay Ngoai ra, người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại các điều 54, 55 và 56 của Pháp lệnh XLVPHC thì việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo một trong hai loại thủ tục xử phạt là thủ tục xử phạt đơn giản (tức là phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản) và thủ tục xử phạt có lập biên bản (tức là trước tiên phải lập biên bản về vi phạm hành chính,

65 sau đó người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt) Thủ tục xử phạt đơn giản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng còn thủ tục xử phạt có lập biên bản được áp dụng trong trường hợp phạt tiền trên 100.000 đồng.

Ngoài ra, Pháp lệnh XLVPHC còn quy định về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm dé xử lý bằng biện pháp khác, theo đó, khi xem xét vụ vi phạm dé quyết định xử phạt hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tổ tụng hình sự có thâm quyền; nếu đã ra quyết định xử phạt, nhưng sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt hành chính phải huỷ quyết định đó và chuyền hồ sơ vụ vi phạm cho co quan tiến hành tố tụng hình sự có thâm quyền Nghiêm cam việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính (Điều 62).

Trong trường hợp vụ án hình sự bị đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi phạm pháp có dau hiệu vi phạm hành chính, thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyền quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án kèm theo hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị xử phạt hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (Điều 63).

Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người chưa thành niên cũng được Pháp lệnh XLVPHC quy định rõ Có ba trong số bốn biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm Đó là: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị tran quyết định áp dụng biện pháp Giáo dục tại xã, phường, thị tran đối với người chưa thành niên vi phạm để giáo dục, quản lý các em tại nơi cư trú trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng đối với 3 trường hợp sau:

(1) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuôi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cô ý quy định tại Bộ luật Hình sự;

(2) Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cap vặt, lừa dao nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rỗi trật tự công cộng và

(3) Là người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định.

Theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh thì Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định áp dụng biện pháp Đưa vào trường giáo dưỡng với thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm đối với người chưa thành niên vi phạm dé các em học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường.

Biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự; người tr đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị tran hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rỗi trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị tran hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Điều 26 Pháp lệnh XLVPHC quy định Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính Đưa vào cơ sở chữa bệnh với thời hạn từ 3 tháng đến 18 tháng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên bán dâm có tính chất thường xuyên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định dé các em lao động, học văn hoá, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của cơ sở chữa bệnh.

Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nêu trên được quy định tại

Chương VII về Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác (Mục 1, Mục

2 và Mục 4), tại các điều từ Điều 70 đến Điều 83 và các điều từ Điều 93 đến Điều

Trước hết, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do Chủ tịch UBND cấp xã tự quyết định hoặc quyết định theo đề nghị của Trưởng Công an cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc đại diện cơ quan, tô chức,

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w