10 năm tồn tại và phát triển của Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huếđược đánh dấu không chỉ bởi chất lượng giảng dạy ngày một được cải thiện mà còn bởi sự nổi
Trang 1trình, chúng em xin được gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các Thầy Cô trong đoàn thực tế giáo trình, đặc biệt là Thầy Nguyễn Hoàng Ngọc Linh, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo chúng em trong trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài
Tiếp đó xin được gởi đến các bạn sinh viên khóa 44 và 45 hệ chính quy đang học tập tại trường Đại học kinh tế Huế đã nhiệt tình hợp tác trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin cho đề tài
Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp từ phía các Thầy Cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài này.Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Trang 2nhóm trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế”
Biểu đồ 1 Cơ cấu mẫu theo giới tính
Biểu đồ 2 Thời gian tham gia câu lạc bộ đội nhóm
Biểu đồ 3 Phương tiện biết đến câu lạc bộ, đội nhóm
Biểu đồ 4 Mục đích tham gia câu lạc bộ, đội nhóm
Biểu đồ 5 Tổng hợp mức độ trả lời đồng ý ở mục hỏi số 1, 2, 3, 4 của Ban chủ nhiệm bốnnhóm CLB
Biểu đồ 6 Tổng hợp mức độ trả lời đồng ý ở mục hỏi số 1, 2, 3, 4 của Thành viên bốnnhóm CLB
Trang 3Bảng 1 Họ và tên, chức danh Cán bộ Đoàn Hội trường Đại học Kinh Tế Huế năm học 2011 - 2012Bảng 2 Họ và tên, chức danh thành viên Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, đội nhóm trườngĐại học Kinh tế Huế năm học 2011 – 2912
Bảng 3 Số lượng thành viên các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế nămhọc 2011 – 2012
Bảng 4 Thứ tự các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế trong danh sáchchọn mẫu
Bảng 5 Cơ cấu mẫu điều tra
Bảng 6 Tỉ lệ hồi đáp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi
Bảng 7 Phần trăm mẫu hợp lệ
Bảng 8 Cơ cấu mẫu điều tra theo khóa học
Bảng 9 Phương tiện biết đến các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế Bảng 10 Mục đích tham gia câu lạc bộ, đội nhóm
Bảng 11 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 4 nhóm câu lạc bộ dành cho thànhviên Ban chủ nhiệm
Bảng 12 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 4 nhóm câu lạc bộ thành viên
Bảng 13 Tổng hợp mức độ trả lời đồng ý ở mục hỏi số 1, 2, 3, 4 của Ban chủ nhiệm bốnnhóm CLB
Bảng 14 Tổng hợp mức độ trả lời đồng ý ở mục hỏi số 1, 2, 3, 4 của Thành viên bốn nhóm CLB
Bảng 15 Tổng hợp mức độ trả lời đồng ý ở mục hỏi số 11, 12, 13, 15 của Ban chủ nhiệm
Bảng 19 Tổng hợp mức độ trả lời đồng ý ở mục hỏi số 22, 23 của Ban chủ nhiệm và Thành viên nhóm 4
Trang 4PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Ngày 6 tháng 6 năm 2008, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc BộGiáo dục và Đào tạo phối hợp với Dự án Giáo dục đại học Việt Nam – Hà Lan đã xây
dựng tài liệu Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học Trong số 9
tiêu chuẩn được Cục đề nghị hỗ trợ đánh giá chất lượng trường Đại học thì tiêu chuẩn
“Người học” được quan tâm với một loạt các tiêu chí đánh giá những lợi ích mà ngườihọc có được khi tham gia vào một hệ thống giáo dục của trường Bên cạnh kết quả họctập thì lợi ích mà người học nhận được từ hoạt động ngoại khóa cũng nằm trong bộ tiêuchí đánh giá Nếu các hoạt động ngoại khóa được tổ chức nhân những ngày lễ kỉ niệmdiễn ra không thường xuyên và không có tác dụng rõ rệt đối với sự rèn luyện con ngườisinh viên thì việc tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ đội nhóm chính là miếng ghép bùđắp những thiếu hụt trên Kĩ năng có được từ việc tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộđội nhóm do vậy có vai trò quan trọng góp phần thực tế hóa kiến thức mà sinh viên đượctiếp nhận trên giảng đường đại học
10 năm tồn tại và phát triển của Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huếđược đánh dấu không chỉ bởi chất lượng giảng dạy ngày một được cải thiện mà còn bởi
sự nổi bật của 16 câu lạc bộ đội nhóm hoạt động trong trường từ khi thành lập đến nay.Vậy hoạt động của các câu lạc bộ đội nhóm của trường Đại học Kinh tế Huế có tác độngnhư thế nào đến sinh viên? Liệu sinh viên có nhận được đầy đủ các lợi ích tinh thần khitham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ? Đáp án cho những thắc mắc trên sẽ là chìa khóaquan trọng giúp tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các câu lạc bộ trườngĐại học Kinh tế Huế, góp phần làm nổi bật vị thế nhà trường không chỉ bởi thành tích họctập mà còn bởi thành tích hoạt động ngoài giờ lên giảng đường
Trang 5Xuất phát từ nguyên nhân trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động của các câu lạc đội nhóm trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
làm đề tài nghiên cứu Thực tế giáo trình với mục đích sẽ vận dụng các kiến thức đã đượccác Thầy Cô truyền đạt, tham khảo từ tài liệu và điều tra thực tế nhằm xác định các tiêuchí đánh giá hiệu quả hoạt động, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả mà các câu lạc bộ độinhóm mang lại cho sinh viên Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy
Cô và những bạn sinh viên quan tâm đến đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ đội nhóm trường Đại học Kinh tế - Đạihọc Huế Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp có tính thực tiễn cao góp phần đưa cáccâu lạc bộ đội nhóm trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế hoạt động hiệu quả hơn, đápứng nhu cầu hoạt động ngoại khóa của sinh viên
3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế Huế
3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 10/09/2012 đến 03/10/2012
Đề tài khảo sát tình hình hoạt động của các câu lạc bộ trong năm học 2011 – 2012
Trang 63.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các Thầy Cô phụ trách công tác Đoàn Hội, banchủ nhiệm và sinh viên tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ đội nhóm trường Đại họcKinh tế Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Các thông tin cần thu thập
Đề tài tiến hành điều tra 2 đối tượng:
- Cán bộ Đoàn Hội sinh viên, Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại họcKinh tế Huế
- Thành viên các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế
Các thông tin cần thu thập từ 2 đối tượng điều tra trên:
Đối tượng 1: Cán bộ Đoàn, Hội sinh viên
- Tên câu lạc bộ, đội nhóm mà thành viên Ban chủ nhiệm tham gia phỏng vấn đangsinh hoạt
- Khoảng thời gian các thành viên trong Ban chủ nhiệm tham gia câu lạc bộ, độinhóm tính đến hết năm học 2011 – 2012
- Phương tiện giúp các thành viên Ban chủ nhiệm biết đến câu lạc bộ, đội nhóm màmình đang tham gia
- Mục đích của các thành viên Ban chủ nhiệm khi tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ,đội nhóm của mình
- Đánh giá của các thành viên Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, đội nhóm về câu lạc bộmình tham gia thông qua thang đo đánh giá hiệu quả hoạt động câu lạc bộ đội theo từngnhóm
- Đánh giá của Cán bộ Đoàn Hội đối với tất cả các câu lạc bộ thông qua quá trìnhphỏng vấn định tính đánh giá hiệu quả hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm
- Giải pháp của các thành viên Ban chủ nhiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của câulạc bộ đang tham gia và tất cả các câu lạc bộ trong trường
Trang 7- Giải pháp của Cán bộ Đoàn Hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tất cả các câulạc bộ trong trường.
Đối tượng 2: Thành viên các câu lạc bộ, đội nhóm
- Tên câu lạc bộ, đội nhóm mà thành viên các câu lạc bộ, đội nhóm tham gia phỏngvấn đang sinh hoạt
- Khoảng thời gian các thành viên các câu lạc bộ, đội nhóm tham gia câu lạc bộ, độinhóm tính đến hết năm học 2011 – 2012
- Phương tiện giúp các thành viên biết đến câu lạc bộ, đội nhóm mà mình đang thamgia
- Mục đích của các thành viên các câu lạc bộ, đội nhóm khi tham gia sinh hoạt tạicâu lạc bộ, đội nhóm của mình
- Đánh giá của các thành viên các câu lạc bộ, đội nhóm về câu lạc bộ mình tham giathông qua thang đo đánh giá hiệu quả hoạt động câu lạc bộ đội theo từng nhóm
- Giải pháp của các thành viên các câu lạc bộ, đội nhóm nâng cao hiệu quả hoạtđộng của câu lạc bộ đang tham gia và tất cả các câu lạc bộ trong trường
4.2 Thiết kế nghiên cứu
4.2.1 Chiến lược nghiên cứu
Đề tài sử dụng nghiên cứu mô tả để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra
4.2.2 Quy trình nghiên cứu
Trang 8Mã hóa, nhập và làm sạch
Xử lý dữ liệu
Tiến hành điều tra theo cỡ
mẫu
Chỉnh sửa lại bảng hỏi, điều tra chính thức
Dữ liệu Thứ cấp Thiết kế bảng câu hỏi
Điều tra thử để kiểm tra
bảng hỏi
Nghiên cứu định tính
Xác định vấn đề nghiên cứu Thiết kế
Sơ đồ 1 Quy trình nghiên cứu của đề tài
“Đánh giá hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế”
Trang 9Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống vì những lí do sau:
- Để kết quả nghiên cứu của đề tài Đánh giá hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ đội nhóm trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế có thể áp dụng vào thực tiễn, cần lựa chọn
phương pháp có thể suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể nghiên cứu
- Phương pháp ngẫu nhiên đơn giản không phù hợp với nội dung nghiên cứu của đềtài vì ngoài việc phải tốn nhiều công sức đánh số từng thành viên, kết quả của quá trìnhlấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản không có tính đại diện cho tổng thể (vídụ: có thể xảy ra trường hợp máy tính chọn số lượng thành viên của một câu lạc bộ quánhiều hoặc quá ít so với các câu lạc bộ khác)
- Tổng thể nghiên cứu của đề tài là các câu lạc bộ đội nhóm, tổng thể không có cáctiêu chí để phân tầng cụ thể và có tính đồng nhất Do vậy đề tài không lựa chọn phươngpháp ngẫu nhiên phân tầng
- Kết quả của phương pháp ngẫu nhiên theo cụm là có được một số câu lạc bộ trongcụm được chọn ngẫu nhiên, nếu chỉ đi sâu đánh giá một số câu lạc bộ được chọn thì kếtquả không thể suy rộng cho tổng thể bởi đặc thù của mỗi câu lạc bộ là khác nhau Do vậy
ta cũng không lựa chọn phương pháp ngẫu nhiên theo cụm
Trang 10- Phương pháp chọn mẫu đa giai đoạn bao gồm một chuỗi các kĩ thuật chọn mẫukhác nhau, khung chọn mẫu của mỗi kĩ thuật không đồng nhất, do vậy, tính đại diện củamẫu sẽ giảm dần qua các bước của phương pháp này.
- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống khắc phục được những nhược điểmtrên đồng thời đề tài có được danh sách các thành viên trong mỗi câu lạc bộ, đội nhóm, đólà lí do nhóm chọn phương pháp này
4.4.2 Phương pháp tính cỡ mẫu
Đề tài tiến hành điều tra 2 đối tượng:
- Đối tượng 1: Cán bộ Đoàn, Hội và các thành viên Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, đội
nhóm trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 1 Họ và tên, chức danh Cán bộ Đoàn Hội trường Đại học Kinh Tế Huế năm học 2011 - 2012
2 Chủ tịch Hội Sinh viên Huỳnh Anh Thuận
3 Chánh VP Đoàn Nguyễn Phạm Bảo Quý
Bảng 2 Họ và tên, chức danh thành viên Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế năm học 2011 – 2912
3 Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Thiên Lý
4 Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Nhật Ly
Trang 11Âm nhạc
8 Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Quý
9 Phó chủ nhiệm Lê Lương Duyên
Bóng
chuyền
13 Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Bích Phương
14 Phó chủ nhiệm Thái Nhật Đạt
Cờ vua, cờ
tướng
18 Phó chủ nhiệm Phan Thị Hằng
19 Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Minh Trâm
20 Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị PhươngNhã
21 Phó chủ nhiệm Đinh Văn Lĩnh
Guitar
22 Chủ nhiệm Thân Thị Thanh Phương
23 Phó Chủ nhiệm Võ Phan Thế Anh
24 Nhóm trưởng nhóm Đàn Nguyễn Anh Tuấn
25 Nhóm trưởng nhóm Hát Trương Thị Thu Hà
26 Nhóm trưởng nhóm Hậu cần Võ Thị Tuyết Trinh
Trang 12Nhóm 2
Báo chí
28 Chủ nhiệm Nguyễn Khoa Diệu Hường
29 Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Nga
30 Ban chủ nhiệm Hồ Hữu Thành
31 Ban chủ nhiệm Nguyễn Xuân Kiều Anh
32 Ban chủ nhiệm Lê Thị Thảo Tiên
Diễn đàn
34 Phó chủ nhiệm Nguyễn Đình Hưng
35 Phó chủ nhiệm Hoàng Hữu Trung
36 Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Thùy Ngân
Cổng thông tin
38 Chủ nhiệm Trần Nguyễn Bảo Trân
39 Phó chủ nhiệm Nguyễn Hoài Minh Châu
40 Phó chủ nhiệm Nguyễn Đình Hưng
41 Phó chủ nhiệm Trần Hoài Nam
43 Phó chủ nhiệm Nguyễn Thế Châu
44 Phó chủ nhiệm Đặng Thị Linh Chi
45 Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Thúy
46 Phó chủ nhiệm Hoàng Kim Phúc
47 TB Nội Dung Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 1348 Chủ nhiệm Lê Thị Diệu Hiền
49 Phó chủ nhiệm Trương Thị Kim Chi
50 Phó chủ nhiệm Hồ Bảo Quỳnh Châu
Học làm
giàu
51 Chủ nhiệm Trần Quốc Khánh
52 Phó chủ nhiệm Ngô Văn Trường Mạnh
Nhóm 4
Công tác
xã hội
55 Đội Trưởng Trần Đại Thuyết
Văn minh
giảng đường
60 Đội trưởng Thạch Quang Quyền
64 Nhóm trưởng Nguyễn Ngọc Hoàng
Tuyên truyền hiến máu
67 Nhóm trưởng Nguyễn Vũ Thi Thơ
Trang 1468 Nhóm trưởng Lê Thị Trang
69 Nhóm trưởng Nguyễn Hữu Nhân
Tổng 69 sinh viên
Nguồn: Khảo sát tình hình hoạt động các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học
Kinh tế Huế năm học 2011 – 2012
Nhằm đảm bảo số lượng bảng hỏi, đáp ứng điều kiện kiểm định độ tin cậy thang
đo hiệu quả câu lạc bộ đội nhóm bằng hệ số Cronbach’s Alpha Đề tài quyết định tiếnhành phỏng vấn định tính 2 Cán bộ Đoàn Hội và điều tra toàn bộ bằng bảng hỏi 69 thànhviên thuộc các Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế theodanh sách bên trên
- Đối tượng 2: Thành viên các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế.
Vì thời gian thực hiện đề tài trùng lịch học Thực tế giáo trình tại Đà Nẵng của sinhviên khóa K43 nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu đối tượng là thành viên các câu lạc bộđội nhóm thuộc hai khóa K44 và K45 Thời gian khảo sát của đề tài là hoạt động các câulạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế năm học 2011 – 2012, sinh viên K46 nhậphọc năm học 2012 – 2013 do vậy không có mặt trong danh sách điều tra
Bảng 3 Số lượng thành viên các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học
Kinh tế Huế năm học 2011 - 2012 STT Tên nhóm Tên câu lạc bộ, đội, nhóm Số lượng thành viên
1
Nhóm 1 Văn hóa, văn nghệ, thể thao
Khiêu vũ 29Kịch 9
Âm nhạc 31Bóng chuyền 31Cờ vua, cờ tướng 37
Ghita 17Thời trang 7
Trang 15Nhóm 2 Câu lạc bộ thông tin
Báo chí 31Diễn đàn sinh viên 11Cổng thông tin Đoàn - Hội 14
3
Nhóm 3
Kĩ năng học thuật
Kĩ năng mềm – C4S2 136Tiếng Anh – ELT 7Học làm giàu 22
4
Nhóm 4 Tình nguyện cộng đồng
Công tác xã hội 142Văn minh giảng đường 192Tuyên truyền hiến máu 34
Tổng 750
Nguồn: Khảo sát tình hình hoạt động các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học
Kinh tế Huế năm học 2011 – 2012
- Xác định kích cỡ mẫu:
- Đề tài sử dụng công thức tính cỡ mẫu theo tỉ lệ:
n= z2× p×(1− p)
e2
Do tính chất: p + q = 1, do đó tích p.q sẽ lớn nhất khi p = q = 0.5 p.q = 0.25
thay vào công thức trên để xác định cỡ mẫu n
Trang 16Bước 1: Lập danh sách sinh viên của 16 câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh
tế Huế theo thứ tự các câu lạc bộ, tên của các thành viên được sắp xếp theo thứ tự bảngchữ cái Tiếng Việt
Bảng 4 Thứ tự các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế
trong danh sách chọn mẫu
1
Nhóm 1 Văn hóa, văn nghệ, thể thao
Khiêu vũKịch
Âm nhạcBóng chuyềnCờ vua, cờ tướngGhita
Kĩ năng mềm – C4S2Tiếng Anh – ELTHọc làm giàu
4
Nhóm 4 Tình nguyện cộng đồng
Công tác xã hộiVăn minh giảng đườngTuyên truyền hiến máu
Bước 2: Đánh số thứ tự các thành viên trong danh sách, bắt đầu từ số 1 đánh số
liên tục đến 255
Bước 3: Dùng lệnh Randbetween() trong MS Excel để chọn ngẫu nhiên một số bất
kì, được số 206
Trang 17Bước 4: Tính bước nhảy k:
k= N n
1
=750255=2.94 ≈3
Bước 5: Bắt đầu từ sinh viên thứ 206, cứ cách đều 3 sinh viên thì chọn 1 sinh viên
đưa vào danh sách mẫu điều tra cho đến khi đủ 255 sinh viên Nếu đến cuối danh sách vẫnchưa thu thập đủ số lượng mẫu thì quay lại đánh số từ sinh viên đầu tiên của danh sách
4.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứuđịnh lượng
5 Câu lạc bộ Anh văn - ELT
Tiến hành phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi định tính dành cho thành viên đối với 5thành viên của các câu lạc bộ:
1 Câu lạc bộ Cờ vua, cờ tướng
2 Câu lạc bộ Ghita
3 Câu lạc bộ Văn minh giảng đường
4 Câu lạc bộ Diễn đàn sinh viên
5 Câu lạc bộ Báo chí
Mục đích của nghiên cứu là để lấy thông tin cho việc thiết kế bảng hỏi nghiên cứuđịnh lượng cũng như hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu
4.4.3.2 Nghiên cứu định lượng
Trang 18Nhóm nghiên cứu sử dụng phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi để lấy đượcđầy đủ thông tin nhất, tránh được tình trạng lỗi bảng hỏi và mong muốn có tỷ lệ hồi đáp cao.
4.5 Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu nghiên cứu thu thập được sẽ được phân tích dựa trên sự trợ giúp của phầnmềm SPSS 17
- Sử dụng công cụ Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy củathang đo đánh giá hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ, đội nhóm
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả hiệu quả mà hoạt động câu lạc bộ,đội nhóm mang lại cho sinh viên
Trang 19PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUChương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Bình luận các nghiên cứu liên quan
Các chuyên đề được báo cáo tại Hội nghị đánh giá mô hình hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học Kinh tế Huế lần thứ II ngày
06/05/2012 là tài liệu quan trọng xác định hướng đi của đề tài, những hướng nghiên cứutiếp theo mà các chuyên đề vạch ra là một trong những cơ sở quan trọng giúp đề tài hoànthiện mục tiêu nghiên cứu
1.1.1 Tóm tắt nội dung “Hội nghị đánh giá mô hình hoạt động của các câu lạc
bộ, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học Kinh tế Huế lần thứ II”
Mục đích chính của Hội nghị đánh giá mô hình hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học Kinh tế Huế lần thứ II là đánh giá toàn
diện kết quả và hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên trong đào tạotín chỉ năm học 2011 – 2012, hướng tới Hội nghị tổng kết 4 năm (khóa đầu tiên) đào tạotheo học chế tín chỉ giai đoạn 2008 – 2012 của nhà trường
Hội nghị nêu rõ thực trạng của các câu lạc bộ, đội nhóm sinh viên và sự tự đánhgiá của các câu lạc bộ, đội nhóm về những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề còn tồn tạicần giải quyết Bên cạnh đó, đưa ra những đề xuất về giải pháp, kiến nghị thông qua 4chuyên đề:
- Chuyên đề 1: Khảo sát nhu cầu sinh viên đối với các hoạt động câu lạc bộ và đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu đó – Thực hiện đề tài: Nhóm các câu lạc bộ Kỹ
năng, học thuật
Chuyên đề 2: Giải pháp nâng cao sự tương tác, liên kết giữa các câu lạc bộ
-Thực hiện đề tài: Nhóm các câu lạc bộ Văn hóa, văn nghệ, thể thao
- Chuyên đề 3: Huy động sự tham gia của xã hội vào hoạt động của các câu lạc
bộ, đội nhóm – Thực hiện đề tài: Nhóm các câu lạc bộ tình nguyện, vì cộng đồng.
Trang 20- Chuyên đề 4: Tái cấu trúc câu lạc bộ, đội nhóm – Thực hiện đề tài: Nhóm các
câu lạc bộ Thông tin
1.1.2 Đánh giá các chuyên đề được báo cáo tại “Hội nghị đánh giá mô hình hoạt động của các câu lạc bộ đội nhóm trong đào tạo tín chỉ của trường Đại học Kinh tế Huế lần thứ II”
1.1.2.1 Chuyên đề 1: “Khảo sát nhu cầu sinh viên đối với các hoạt động câu lạc bộ
và đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu đó”
- Chuyên đề thực hiện điều tra khóa sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế (K42, 43,
44, 45), do nghiên cứu trên đối tượng có tính bao quát mà chuyên đề có tính đại diện cao
- Chuyên đề đã chỉ ra thực trạng tham gia của sinh viên đối với các câu lạc bộ, độinhóm trường Đại học Kinh tế Huế
Hạn chế:
- Bộ tiêu chí mà chuyên đề sử dụng để đánh giá kì vọng của sinh viên; chất lượngcác câu lạc bộ, đội nhóm còn sơ sài (chỉ gồm 7 tiêu chí)
Trang 21- Chuyên đề chỉ dừng lại ở việc đánh giá kì vọng của sinh viên các câu lạc bộ, độinhóm trường Đại học Kinh tế Huế mà chưa tiến hành thực hiện đánh giá kết quả sinh viênnhận được từ việc tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ, đội nhóm tại trường.
1.1.2.2 Chuyên đề 2: “Giải pháp nâng cao sự tương tác, liên kết giữa các câu lạc bộ” Nội dung chính:
- Thực trạng chung của các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế
- Giải pháp nâng cao hiệu quả tương tác giữa các câu lạc bộ trong cùng một lĩnh vựchoạt động
Điểm mạnh:
- Trên cơ sở nhận định tình hình những khó khăn chung của các câu lạc bộ, độinhóm trường Đại học Kinh tế Huế, chuyên đề trình bày một số giải pháp áp dụng chotừng câu lạc bộ, đội nhóm trong trường
- Có sự phân chia rõ ràng các câu lạc bộ, đội nhóm vào những nhóm cụ thể dựa vàođặc trưng lĩnh vực hoạt động
Hạn chế:
- Các đánh giá của chuyên đề về thực trạng các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại họcKinh tế Huế chưa đi sâu vào thực trạng của từng câu lạc bộ, đội nhóm mà chỉ dừng lại ởtừng nhóm câu lạc bộ; các đánh giá chưa được cụ thể bằng các số liệu hoạt động của cáccâu lạc bộ, đội nhóm
1.1.2.3 Chuyên đề 3: “Huy động sự tham gia của xã hội vào hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm”
Nội dung chính:
- Thực trạng của các nhóm câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế
- Khó khăn mà các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế gặp phải trongquá trình hoạt động
Trang 22- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho từng nhóm câu lạc bộ, đội nhóm vàgiải pháp chung cho các câu lạc bộ trong trường.
Hạn chế:
- Một số giải pháp mà chuyên đề đưa ra để thực hiện tái cấu trúc các câu lạc bộ, độinhóm trường Đại học Kinh tế Huế chưa có tính thực tiễn, chưa thể áp dụng vào thực tế
1.2 Tìm hiểu hoạt động của câu lạc bộ, đội nhóm các trường Đại học tại Việt Nam
1.2.1 Hoạt động của câu lạc bộ, đội nhóm các trường Đại học tại Hà Nội
Khu vực phía Bắc là một trong những khu vực có số lượng trường đại học nhiềunhất cả nước, đặc biệt là thủ đô Hà Nội Đây là nơi tập trung số lượng lớn các trường đạihọc lớn, có danh tiếng và chất lượng đào tạo bậc nhất cả nước Các hoạt động ngoại khóa,công tác Đoàn của các trường cũng khá sôi nổi và phản ánh đúng tính năng động của sinhviên các trường này
Trang 23Số lượng các câu lạc bộ ở các trường này rất lớn, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu củasinh viên trong trường về sinh hoạt ngoại khóa, học tập, giao lưu học hỏi cũng như cáchoạt động mang tính xã hội, giúp cho sinh viên nâng cao các kĩ năng, sự tự tin trong giaotiếp, các mối quan hệ và khả năng ứng dụng vào thực tế.
Một số trường Đại học có phong trào hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm mạnh tại HàNội:
- Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 1: Tính đến thời điểm hiện tại, trường có hơn
30 câu lạc bộ đang hoạt độn; thu hút sự tham gia của sinh viên nhiều nhất phải kể đến cáccâu lạc bộ hoạt động về mảng kinh tế như: Bất động sản, Chứng khoán, Marketing, …
- Trường đại học Công nghiệp Hà Nội: Số lượng các câu lạc bộ hoạt động tại
trường tuy không nhiều nhưng đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên Trường có tất cả 12 câulạc bộ đội nhóm Các câu lạc bộ được phân chia chức năng nhiệm vụ rất rõ ràng: Câu lạc
bộ ngoại ngữ, Tin học, Võ thuật, Du lịch, …
- Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội: Hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm
tại trường rất sôi nổi và năng động, Nhà trường thường xuyên khen thưởng sinh viên cóthành tích hoạt động tốt Số lượng tuy không nhiều như những trường khác nhưng hoạtđộng của các câu lạc bộ trong trường đáp ứng tốt các nhu cầu của sinh viên Các câu lạc
bộ trong trường đươc chia ra thành 2 nhóm: Các câu lạc bộ đội nhóm và Các đội hình tình nguyện Sự phân chia này đã tránh được tính chồng chéo các nhiệm vụ, chức năng và
hoạt động giữa các câu lạc bộ, đội nhóm
Bên cạnh những mô hình hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm mạnh tại Hà Nội vẫn tồntại những trường vẫn chưa chú trọng công tác sinh viên, câu lạc bộ, đội nhóm trongtrường:
- Trường Đại học Mở Hà Nội: chỉ có trung tâm hỗ trợ sinh viên nên không thể làm
hết tất cả các nhiệm vụ, chức năng của mình và không thể đáp ứng đủ các nhu cầu củasinh viên
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Đây là một trường lớn trong khu vực và cả
nước nhưng hoạt động các câu lạc bộ, đội nhóm rất thiếu về chất và lượng Sinh viên của
Trang 24trường vẫn đang thiếu một sân chơi lành mạnh, tích cực để phát huy hết tất cả các khảnăng của mình Các tổ chức và câu lạc bộ, đội nhóm hoạt động tại trường tính đến thời
điểm hiện tại chỉ có Cổng công tác thông tin sinh viên, Hội sinh viên, Đoàn Thanh niên,
hoạt động ngoại khóa của sinh viên do vậy trở nên yếu kém, thiếu chất lượng
1.2.2 Hoạt động của câu lạc bộ, đội nhóm các trường Đại học tại thành phố
Hồ Chí Minh
Sự phát triển kinh tế mau chóng của các thành phố khu vực phía Nam mà Thành phố
Hồ Chí Minh là điểm sáng nhất đã tạo ra môi trường năng động, phù hợp với tính chấthoạt động của mô hình câu lạc bộ, đội nhóm tại trường Đại học Trong số những ngôitrường có phong trào hoạt động ngoại khóa mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh phải kể đến:
- Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh: Không dừng lại ở chương trình
sinh hoạt phục vụ nhu cầu hoạt động ngoại khóa của sinh viên trong trường, Hội sinh viêntrường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức rất nhiều chương trình hoạtđộng vì cộng đồng Đây cũng chính là nét nổi bật làm nên tên tuổi phong trào hoạt độngcâu lạc bộ, đội nhóm tại ngôi trường này Các chương trình hoạt động cộng đồng mangtính từ thiện xã hội đã được tổ chức thường xuyên tại các trung tâm trẻ em đường phố,người già neo đơn, những người có công với cách mạng, Tuổi trẻ trường Đại HọcKinh Tế thành phố Hồ Chí Minh còn vươn vai, vươn đôi tay tình nguyện đến những vùng
xa của Tổ quốc thông qua các chiến dịch Chung sức cộng đồng hàng năm trên khắp địabàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên
- Trường Đại học Luật: Điểm đặc biệt trong công tác tổ chức sinh hoạt các câu lạc
bộ, đội nhóm tại trường là sự liên kết với các câu lạc bộ thuộc các trường Đại học kháctrên địa bàn thành phố như: câu lạc bộ Truyền thông REC miền Nam, câu lạc bộ Kinhdoanh quốc tế (Đại học Kinh tế), AIESEC Ngoại thương, SIFE Đại học Hoa Sen, nhómVietYouth Enterpreneurs, …
1.2.3 Hoạt động của câu lạc bộ, đội nhóm các trường Đại học tại Đà Nẵng
Nhắc đến phong trào hoạt động câu lạc bộ đội nhóm tại Đà Nẵng không thể bỏ quangôi trường trẻ tuổi, năng động Đại học Kinh tế Đà Nẵng Đặc thù ngành học đã tạo điều
Trang 25kiện thuận lợi để sinh viên tại trường phát huy tính sáng tạo và nhanh nhẹn của bản thântrong công tác sinh hoạt câu lạc bộ:
- Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Nói đến các phong trào về hoạt động Đoàn
Thanh niên và các chương trình dành cho sinh viên tại Trường, không thể không kể đến
sự hoạt động tích cực của các câu lạc bộ Sức Trẻ Kinh Tế, Đội Tiền Phong, câu lạc
bộ Doanh nhân tương lai, câu lạc bộ Tiếng Anh, … Điểm đáng chú ý trong phong tràosinh hoạt của các câu lạc bộ tại trường chính là sự chuyên nghiệp trong các khâu lên ýtưởng và thực hiện chương trình hàng tháng của câu lạc bộ: hoạt động ghi đĩa Anh văntặng sinh viên năm nhất của câu lạc bộ Doanh nhân tương lai, hoạt động nấ u ăn nhânngày lễ 8-3 giữa các câu lạc bộ trong trường, …
- Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng: hoạt động câu lạc bộ tại trường không có
nhiều nét nổi bật, sự khác biệt lớn giữa các Khoa tạo nên rào cản giao lưu ở mảng kĩ nănghọc thuật giữa các sinh viên trong trường: Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Xây dựng,Khoa Hóa, Khoa Điện tử, Khoa Nhiệt máy lạnh, …
- Trường Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng: sinh hoạt câu lạc bộ theo đặc thù của từng
Khoa là điểm độc đáo của phong trào sinh hoạt câu lạc bộ đội nhóm tại trường Đại họcNgoại Ngữ Đà Nẵng Sự khác biệt lớn về văn hóa của từng Khoa theo ngôn ngữ giảngdạy tạo nên các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ vô cùng đa dạng và phong phú: ngày hộivăn hóa Hàn Quốc, Tết Thái Lan, …
1.2.4 Hoạt động của câu lạc bộ, đội nhóm các trường Đại học tại Huế
Sinh hoạt câu lạc bộ theo nhóm (nhóm kĩ năng học thuật, nhóm tình nguyện cộngđồng, …) là đặc trưng của các trường Đại học tại Huế Trường Đại học Kinh tế Huế đứngđầu danh sách các trường Đại học hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm sôi nổi tại Đại học Huế
Dù số lượng các câu lạc bộ ở mỗi trường nhiều nhưng chất lượng chưa được đảm bảo.Hoạt động câu lạc bộ tại các trường chưa thu hút sự tham gia của sinh viên bởi cácchương trình hoạt động còn khá nghèo nàn về ý tưởng và phạm vi hoạt động
Trang 261.3 Tổng quan về trường Đại học Kinh tế Huế và giới thiệu các câu lạc bộ, đội nhóm tại trường
1.3.1 Tổng quan về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là một trong 7 trường đại học thành viênthuộc Đại học Huế Sự ra đời của Trường Đại học Kinh tế bắt nguồn từ Khoa Kinh tếnông nghiệp-Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc (giai đoạn 1969-1983), Khoa Kinh tế - Đạihọc Nông nghiệp II Huế (giai đoạn 1984-1995) và Khoa Kinh tế-Đại học Huế (giai đoạn1995-2002)
Nhiệm vụ của Trường Đại học Kinh tế là đào tạo cán bộ khoa học có trình độ đạihọc, sau đại học về lĩnh vực kinh tế; nghiên cứu khoa học và thực hiện các dịch vụ phục
vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nướcnói chung, các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên nói riêng
Sứ mệnh của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng, trình độ cao và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ vềlĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miềnTrung và Tây Nguyên
Với bề dày gần 40 năm đào tạo bậc đại học, Trường đại học Kinh tế đã có nhữngbước phát triển nhanh, vững chắc trên mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực đàotạo Đến nay Trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo 13 chuyênngành bậc đại học, 03 chuyên ngành thạc sỹ và 1 chuyên ngành tiến sĩ Trong đó, ngànhKinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngành đào tạo truyền thống của Trường vàlà ngành đào tạo duy nhất khu vực miền Trung, Tây Nguyên có khả năng đào tạo tất cảcác bậc học từ cử nhân đến tiến sỹ
Với việc mở ra các chuyên ngành đào tạo mới, qui mô đào tạo cũng tăng lên nhanhchóng, từ hơn 4.200 sinh viên đại học, 60 học viên sau đại học năm 2002, (trong đó sinhviên hệ chính quy 1650) đến nay Trường đã có hơn 7500 sinh viên đại học và 250 họcviên cao học
Trang 27Về hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo, Trường đã thiết lập được quan hệ hợp tác vớinhiều trường Đại học và viện nghiên cứu của nhiều nước trong khu vực và trên thế giớinhư Pháp, Australia, … nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của trường.Nhiều dự án trong và ngoài nước đã và đang được triển khai có hiệu quả.
1.3.2 Giới thiệu về các câu lạc bộ, đội nhóm tại trường Đại học Kinh tế Huế
Môi trường đào tạo, cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy tại trường Đại học Kinh tếHuế khá đầy đủ, hiện đại, đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu học tập của sinh viên.Để nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập, rèn luyện phẩm chất, kĩ năng cho sinh viên cầnphải có các hoạt động ngoại khóa, các chương trình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm Cáccâu lạc bộ, đội nhóm ra đời, hoạt động trên nhiều lĩnh vực 16 câu lạc bộ đang hoạt độngtại trường gồm:
1 Diễn đàn sinh viên
8 Câu lạc bộ Thời trang
9 Câu lạc bộ Báo chí
10 Đội Công tác xã hội
11 Câu lạc bộ kĩ năng mềm C4S2
12 Câu lạc bộ tiếng Anh – ELT
13 Câu lạc bộ Học làm giàu
14 Cổng thông tin
15 Đội Văn minh giảng đường
16 Đội Sinh viên tuyên truyền – Hiến máu
Trang 28Hoạt động sôi nổi, tích cực của các câu lạc bộ, đội nhóm đã làm nên sức mạnh trongphong trào sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế, tạo môi trường lành mạnh, hấp dẫn, bổích cho các bạn sinh viên muốn nâng cao kiến thức, kĩ năng giao tiếp và mở rộng mốiquan hệ xã hội cho bản thân
1.4. Giới thiệu các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế
1.4.1 Nhóm câu lạc bộ Văn hóa, Văn nghệ, Thể thao
- Tổ chức diễn kịch mang tính chất tình nguyện nhân các ngày lễ trong năm tại cáctrung tâm trẻ em, các trung tâm người già neo đơn tại Thừa Thiên Huế
Trang 29Câu lạc bộ hiện đang nằm trong giai đoạn phát triển khó khăn, các thành viên khôngcòn nhiệt tình với công việc tập luyện và biểu diễn như trước đây.
Số lượng thành viên tham gia sinh hoạt thường xuyên là 20 thành viên Tuy sốlượng thành viên không nhiều nhưng câu lạc bộ đã tổ chức được nhiêu tiết mục chấtlượng Ngoài ra, câu lạc bộ Âm nhạc còn tích cực tham gia tất cả các hoạt động trong vàngoài trường, các dịp lễ, ngày kỉ niệm, … Câu lạc bộ đã đạt được nhiều thành tích nổibật: Giấy khen, Bằng khen của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Huế, Ban chấp hànhĐoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Kinh tế Huế
1.4.1.4 Câu lạc bộ Ghita
Câu lạc bộ Ghita thành lập ngày 19/03/2009 , đây là câu lạc bộ hoạt động trong lĩnhvực nghệ thuật với số thành viên sinh hoạt thường xuyên khoảng 30 người
Phương thức hoạt động:
- Tham gia biểu diễn nhiều chương trình, ngày lễ kỉ niệm của Nhà trường
- Ngoài ra, câu lạc bộ còn liên hệ bên ngoài, biểu diễn ở các phòng trà và quán càphê, một mặt tạo ra sân chơi thiết thực để rèn luyện thêm kĩ năng cho các thành viên, mặtkhác gây quỹ cho câu lạc bộ
1.4.1.5 Câu lạc bộ Bóng chuyền
Câu lạc bộ bóng chuyền được thành lập vào tháng 03/2012 với mục đích tạo sânchơi thể dục thể thao cho các bạn ham thích bóng chuyền có nơi sinh hoạt, tập luyện vàthi đấu.
Trang 30Phương thức hoạt động:
- Tổ chức tự luyện tập giữa các thành viên trong câu lạc bộ
- Chủ động tổ chức thi đấu, giao lưu với các câu lạc bộ khác của các trường Đại họctrên địa bàn thành phố Huế như: Đại học Y, Nông lâm, Giao dục thể chất, Sư phạm
1.4.1.6 Câu lạc bộ Cờ vua, cờ tướng
Câu lạc bộ Cờ vua, cờ tướng được thành lập cách đây khoảng chừng 1 năm và cókhoảng 15 thành viên hoạt động thường xuyên Tuy chưa có nhiều hoạt động giao lưucũng như thi đấu nổi bật nhưng câu lạc bộ cũng đã góp phần vào thành công chung trongcông tác Đoàn hôi của trường, tạo nên sân chơi đa dạng, phong phú cho các bạn sinh viên
1.4.2 Nhóm câu lạc bộ Thông tin
1.4.2.2 Câu lạc bộ Diễn đàn sinh viên
Câu lạc bộ thành lập ngày 08/03/2009, đây là cầu nối thông tin để các sinh viên Đạihọc Kinh tế Huế nói riêng và các sinh viên nói chung ở khắp mọi miền đất nước có cơ hộitận dụng sức mạnh truyền thông của mạng Internet liên lạc, chia sẻ thông tin, kinh nghiệmvà hỗ trợ nhau trong đời sống, học tập và nghề nghiệp, phát huy được sức mạnh trí tuệcủa tập thể
Trang 311.4.2.3 Cổng thông tin Đoàn Hội
Cổng thông tin Đoàn Hội Trường Đại Học Kinh Tế Huế thành lập vào ngày26/03/2011, đây là kênh thông tin chính thức của Đoàn thanh niên - Hội sinh viên trườngĐại học Kinh tế Huế, cập nhật nhanh nhất mọi thông tin, hoạt động của Đoàn Thanh niên
- Hội sinh viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế
1.4.3 Nhóm câu lạc bộ Kĩ năng, học thuật
1.4.3.1 Câu lạc bộ Kĩ năng mềm - C4S2
Câu lạc bộ kĩ năng mềm được thành lập vào tháng 4 năm 2008 Mục tiêu của câu lạc
bộ là giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng mềm - những kỹ năng thuộc về tính cách conngười, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tínhđặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhàthương thuyết hay người hòa giải xung đột
Phương thức hoạt động:
- Tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các sinh viên tham gia trao đổi, giao lưu
- Giới thiệu các “Kĩ năng mềm” tới sinh viên và phát Kĩ năng mềm trong mỗi sinh viên
- Cầu nối giữa sinh viên với thầy cô và các doanh nghiệp
1.4.3.2 Câu lạc bộ Tiếng Anh – ELT
Câu lạc bộ tiếng Anh - ELTown là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động dưới hình thứclà 1 CLB Tiếng Anh, do nhóm 11 sinh viên thuộc trường Đại học Kinh tế Đại học Huếthành lập vào 27/09/2009
Mục tiêu của EL Town là góp phần nâng cao các kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anhcho tất cả các thành viên tham gia, xây dựng môi trường học tập ngoại ngữ lành mạnh và
bổ ích
Phương thức hoạt động:
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành viên được phát triển các kĩ nănggiao tiếp
- Thúc đẩy các thành viên và cộng đồng giao lưu, trao đổi kiến thức và văn hóa
- Tăng cường cơ hội tiếp cận với văn hóa nước ngoài
Trang 321.4.3.3 Câu lạc bộ Học làm giàu
Câu lạc bộ Học làm giàu được Ban chấp hành Đoàn Thanh niên – Hội sinh viêntrường thành lập với mong muốn sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế học hỏi thêm kinhnghiệm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội
Phương thức hoạt động:
Câu lạc bộ là nơi dành cho những sinh viên trẻ giao lưu, trao đổi, học tập và chia sẻkiến thức thông tin với nhau thông qua việc thử sức với các hoạt động tổ chức kinh doanhthiết thực hay những hành trình khảo sát tham quan thực tế, Từ đó, tích lũy những trảinghiệm cho chính mình, cùng chung tay, chung sức vươn tới thành công
1.4.4 Nhóm Tình nguyện vì cộng đồng
1.4.4.1 Đội Công tác xã hội
Câu lạc bộ Công tác xã hội ra đời và hoạt động tương đối âm thầm trong số hơn 10câu lạc bộ đội nhóm của Trường Đại Học Kinh tế nhưng lại là câu lạc bộ có nhiều hoạtđộng thiết thực hướng về cộng đồng với tinh thần "Sinh viên Kinh tế - Tâm & Tài" Phương thức hoạt động:
- Tổ chức thăm hỏi, tăng quà cho các trung tâm bảo trợ trẻ em, viện dưỡng lão, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Lao động công ích tại các khu vực công cộng, xin quỹ, gây quỹ hoạt động từ cácđợt quyên góp, bán hoa nhân các dịp Lễ
1.4.4.2 Đội Văn minh giảng đường
Đội Sinh viên tình nguyện Văn minh giảng đường được thành lập ngày 07/05/2004dưới sự chỉ đạo và quản lý của Hội sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế Đội được thànhlập trên cơ sở tập hợp những sinh viên có tinh thần tự giác cao, phẩm chất tốt và năngđộng trong công tác Hội ở các khóa
Phương thức hoạt động:
- Nhắc nhở các bạn sinh viên trong trường về việc thực hiên đúng tác phong khi đếntrường như: mang bảng tên khi đến trường, ko đi dọc hành lang khi giảng viên đang giảng
Trang 33bài,…Các sinh viên vi phạm sẽ được đội ghi lại và gửi về các Khoa để xét điểm rènluyện
- Tham gia các phong trào khác do Nhà trường, Đoàn hội và tỉnh Đoàn tổ chức
1.4.4.3 Đội Sinh viên Tuyên truyền - Hiến máu tình nguyện
Đội Sinh viên Tuyên truyền - Hiến máu tình nguyện được thành lập dựa trên mongmuốn tập hợp những người có chung sự quan tâm, chia sẻ, sẵn sàng cho những giọt máutình nguyện của mình vào những dịp hiến máu định kỳ hay những trường hợp cấp cứu độtxuất
Phương thức hoạt động:
- Tham gia các đợt hiến máu tình nguyện và các hoạt động tuyên truyền sinh viêntham gia hiến máu
Trang 34Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Mô tả đặc điểm của mẫu
2.1.1 Cơ cấu mẫu điều tra
Trong năm học 2011 – 2012, trường Đại học Kinh tế Huế có 16 câu lạc bộ, độinhóm hoạt động chia thành 4 nhóm1:
- Nhóm 1: Câu lạc bộ Văn hóa, Văn nghệ, Thể thao
- Nhóm 2: Câu lạc bộ Thông tin
- Nhóm 3: Câu lạc bộ Kĩ năng, học thuật
- Nhóm 4: Tình nguyện vì cộng đồng
Sau khi tiến hành lấy mẫu từ danh sách tổng thể điều tra bằng phương pháp chọnmẫu ngẫu nhiên hệ thống, đề tài thu được danh sách mẫu gồm 255 sinh viên theo cơ cấunhư sau:
Bảng 5 Cơ cấu mẫu điều tra ST
T Tên nhóm Tên câu lạc bộ, đội nhóm
Tần số
1
Nhóm 1 Văn hóa, văn nghệ, thể thao
Cổng thông tin Đoàn Hội 3
1 Báo cáo Khảo sát tình hình hoạt động các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế năm học 2011 – 2012 – Đơn vị thực hiện: Đoàn Thanh niên trường Đại học Kinh tế Huế.
Trang 35Kĩ năng học thuật
4
Nhóm 4 Tình nguyện cộng đồng
Số lượng bảng hỏi không đạt yêu cầu Số lượng bảng hỏi đạt yêu cầu
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 17
Đề tài tiến hành điều tra 255 sinh viên thuộc hai khóa K44 và K45, sau khi thu vềnhóm tiến hành kiểm tra lại bảng hỏi và loại 1 bảng hỏi không hợp lệ Trong 254 bảng hỏihợp lệ thu về, do số lượng thành viên giữa các câu lạc bộ, đội nhóm và giữa 4 nhóm câulạc bộ, đội nhóm chênh lệch nhau nên tỉ lệ bảng hỏi thu được ở từng nhóm cũng khácnhau Nhóm 4 chiếm tỉ lệ cao nhất với 129 bảng hỏi hợp lệ đạt 50,8% Nhóm 2 chiếm tỉ lệthành viên tham gia phỏng vấn thấp nhất với 23 bảng hỏi hợp lệ đạt 9,1%
Trang 36Kết quả thống kê trên cho thấy cơ cấu mẫu điều tra của nhóm nghiên cứu đã đảmbảo tính đại diện cho từng câu lạc bộ và của từng nhóm Cơ cấu mẫu là đảm bảo và hợp lýđể tiến hành phân tích.
2.1.2 Cơ cấu giới tính mẫu điều tra
2.1.3 Cơ cấu mẫu điều tra theo khóa học
Bảng 8 Cơ cấu mẫu điều tra theo khóa học
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 17
Biểu đồ 1 Cơ cấu mẫu theo giới tính
Trang 37Đề tài điều tra 255 sinh viên thuộc hai khóa 44 và 45, trong đó, khóa 44 chiếm 49%và khóa 45 chiếm 47,5% Trong quá trình điều tra, vì một số yếu tố khách quan và sai sótnhất định nên một số bảng hỏi thu về có những thông tin không thu thập đượcchiếm 3,5%.
2.2 Thời gian tham gia câu lạc bộ, đội nhóm
Dưới 1 năm Từ 1 đến 2 năm Trên 2 năm
bộ của mẫu điều tra với thời gian sinh viên hai khóa 44 và 45 học tại trường thì đây là mộttín hiệu khả quan Điều này chứng tỏ sinh viên hai khóa 44 và 45 không hoàn toàn thờ ơvới công tác sinh hoạt Đoàn thể tại trường
Biểu đồ 2 Thời gian tham gia câu lạc bộ đội nhóm
Trang 382.3 Phương tiện biết đến các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế Bảng 9 Phương tiện biết đến các câu lạc bộ, đội nhóm trường Đại học Kinh tế Huế
Phương tiện biết đến
Bảng thông tin trước Văn phòng Đoàn 68 26,8% 186 73,2%
Thông tin từ ngày học chính trị đầu khóa học 189 74,4% 65 25,6%
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 17
Cổng thông tin Đoàn Hội
Diễn đàn sinh viên
Trang web của câu lạc bộ
Bảng thông tin trước Văn
phòng Đoàn
Mimo, Facebook, …
Thông tin từ ngày học chính
trị đầu khóa học
Thầy/Cô, bạn bè giới thiệu
Biểu đồ 3 Phương tiện biết đến câu lạc bộ, đội nhóm