quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
quyền cho phụ nữ về mặt chính trị, đảm bảo sự đại diện bình đẳng của phụ nữ trong chính trị. Đây chính là vấn đề cốt lõi gắn liền với sự thịnh vượng và phát triển bền vững của một quốc gia. Trên bình diện quốc tế, bình đẳng giới đã trở thành một trong tám mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của toàn cầu và là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập của mỗi quốc gia. Trong xu thế phát triển đó, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979 theo Nghị quyết số 34/180. Được đánh giá là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên khẳng định nguyên tắc không chấp nhận sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính tương đối triệt để, Công ước CEDAW có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và là cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình đấu tranh giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ ở các quốc gia trên thế giới.
Về lĩnh vực chính trị, điều 7 của Công ước CEDAW quy định: Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong đời sống chính trị và cộng đồng của đất nước và đặc biệt là phải đảm bảo cho phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, được thụ hưởng các quyền sau:
a. Tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào tất cả các cơ quan dân cử;
b. Được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của chính phủ, tham gia vào bộ máy và các chức vụ nhà nước ở mọi cấp chính quyền;
c. Tham gia vào các tổ chức xã hội và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công cộng và chính trị của đất nước.
Hiện nay có 187 quốc gia trên thế giới ký và phê chuẩn công ước CEDAW, chiếm hơn 90% thành viên Liên hợp quốc. Việt Nam là nước thứ 6 trên thế giới ký Công ước (29/7/1980) và là nước thứ 35 phê chuẩn Công ước (19/3/1982). Việc phê chuẩn và trở thành thành viên chính thức của Công ước CEDAW có ý nghĩa rất quan
trọng đối với việc phát triển pháp luật về quyền con người, đối với việc tạo dựng hành lang pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm các quyền bình đẳng của phụ nữ, đồng thời là yếu tố quốc tế thúc đẩy việc xây dựng cơ chế quốc gia về bảo vệ, phát triển các quyền của phụ nữ, góp phần xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển phụ nữ tại Việt Nam.
1.2. Tuyên bố và Cương lĩnh Hànhđộng Bắc Kinh động Bắc Kinh
Năm 1995, xét thấy nhu cầu tăng nữ giới trong các cơ quan dân cử và thu hẹp bất bình đẳng giới, hàng nghìn đại biểu từ hơn 180 quốc gia và các tổ chức phi chính phủ tham dự Hội nghị Thế giới lần thứ 4 của Liên Hợp Quốc về phụ nữ tại Trung Quốc đã nhất trí ký kết Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh trên 12 lĩnh vực. Các văn bản này khẳng định quyết tâm tiến tới mục tiêu bình đẳng, phát triển và hòa bình cho tất cả phụ nữ ở mọi nơi trên Trái Đất vì lợi ích của toàn nhân loại. Nhờ đó, các chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và người dân đã và đang thúc đẩy chuyển những cam kết đó thành thay đổi cụ thể tại từng quốc gia.
Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh còn có ý nghĩa quan trọng trong loại bỏ rào cản ngăn nữ giới tham chính. Đây cũng là nền tảng xây dựng mục tiêu cơ cấu nữ trong Nghị viện các nước lên 30%. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu tăng cường vai trò của phụ nữ trong việc đưa ra các quyết định lớn. Cương lĩnh là kết quả những cuộc đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế giới qua hàng thập kỷ để đạt được bình đẳng, phát triển và hòa bình. Mặc dù không phải là văn kiện bắt buộc, nhưng nó được coi là văn bản được thống nhất và là tuyên bố toàn diện nhất về những vấn đề liên quan đến phụ nữ tính đến thời điểm đó.
1.3. Hiến pháp và các quy định phápluật của các quốc gia luật của các quốc gia
Hiến pháp và luật pháp của mỗi quốc gia trực tiếp quyết định việc loại trừ hay hạn chế sự tham gia của nữ giới vào trong lĩnh vực chính trị. Nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị nói
Nghiên cứu - Trao đổi
riêng và bình đẳng giới nói chung, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định vấn đề này trong Hiến pháp (Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Kosovo, Bosnia, Albania… ). Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, nhiều nước ban hành đạo luật riêng về bình đẳng giới với tên gọi như Luật Bình đẳng giới (Đan Mạch, Na Uy, Kosovo, Thụy Sỹ, Bosnia…) hoặc Luật về bình đẳng giữa nam và nữ (Phần Lan). Tại một số nước lại gọi tên Luật theo mục đích mà luật hướng tới như Luật vì một xã hội bình đẳng giới (Anbani), Luật về các cơ sở đảm bảo bình đẳng giới (Kyggyzstan), Luật cơ bản về một xã hội bình đẳng (Nhật Bản) hay Luật cơ hội bình đẳng (Thụy Điển), Luật bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ (Trung Quốc). Về cơ bản, nội dung pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị của các nước quy định về bình đẳng trong tham chính, bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Quốc hội, Nghị viện, tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của Chính phủ.