trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Nữ giới tham gia Nghị viện (Quốchội) hội)
Trong cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995, các nước thống nhất xây dựng mục tiêu cơ cấu nữ trong nghị viện các nước lên 30%. Trên thực tế, theo thống kê đến năm 2017, mới chỉ có 47 quốc gia thành viên đạt được mục tiêu này (so với 5 quốc gia năm 1995)1. Tuy nhiên cũng chỉ có 2 trong 47 nước kể trên là Andorra và Rwanda đạt được hoặc vượt quá mục tiêu số lượng nữ giới trong nghị viện mà các quốc gia này đề ra.
Tỷ lệ nữ giới tham gia nghị viện ở nhiều quốc gia trên thế giới có sự gia tăng trong hơn 20 năm trở lại đây. Theo báo cáo của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), tỷ lệ phụ nữ trong nghị viện tăng gần 1%, từ 22,4% năm 2016 lên 23,3% vào năm 2017 và tăng 12% so với năm 1995 (tỷ lệ năm
1995 là 11.3%) (xem biểu đồ 2). Mức tăng này xác nhận sự gia tăng liên tục của phụ nữ trong nghị viện, với tốc độ thay đổi tăng nhẹ so với các năm trước. Các quốc gia có hạn ngạch giới được phân bổ tốt đã bầu chọn nhiều phụ nữ vào nghị viện hơn so với những nước không có hạn ngạch, lần lượt là 7% nhiều hơn ở hạ viện và 17% nhiều hơn ở thượng viện. Quốc gia có tỷ lệ nữ trong hạ viện cao nhất là Rwanda (61,3%) và 4 quốc gia không có nữ giới trong hạ viện đó là Micronesia, Qatar, Vanuatu và Yemen.
Việt Nam có tỷ lệ nữ giới tham gia Quốc hội xếp thứ 60 trên 193 quốc gia trên thế giới (132 nữ/494 đại biểu Quốc hội, chiếm 26,7%), cao hơn tỷ lệ trung bình nữ giới trong nghị viện trên toàn thế giới (23,3%) và khu vực châu Á (19,3%). (Xem biểu đồ 1, trang 27) Tuy vậy, tỷ lệ nữ giới trong nghị viện, kể cả hạ viện và thượng viện trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chưa đạt mục tiêu 30% mà Diễn đàn Bắc Kinh (1995) đề ra.
Biểu đồ 2 (trang 28) phản ánh xu hướng nữ giới tham gia nghị viện (gồm Hạ viện và Thượng viện) giai đoạn 1995-2017. Trong 22 năm qua, mặc dù tốc độ tăng tỷ lệ nữ giới tham gia nghị viện giữa các khu vực có khác nhau nhưng không ổn định. So sánh với điểm tăng tỷ lệ nữ giới tham gia nghị viện trung bình của toàn thế giới là 12,0% thì khu vực có tốc độ tăng cao nhất là các quốc gia châu Mỹ (+15,4), thứ hai là châu Phi (+13,8), tiếp đến Trung Đông (+13,7), Châu Âu (+13,1), Châu Đại Dương (+11,1) và cuối cùng là Châu Á có tỷ lệ tăng rất thấp với mức tăng 6,1%. Thậm chí khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 1990-2010 còn có những quốc gia đi ngược lại với xu thế tăng tỷ lệ nữ giới tham chính, phản ánh sự tụt hậu về bình đẳng giới trong nghị viện. Điển hình trong nhóm này là Mông Cổ, nước có tiến triển về dân chủ hóa trong những năm gần đây nhưng lại có tỷ lệ nữ được bầu giảm từ 25% (năm 1990) xuống còn 4% (năm 2010) và Tavalu
giảm từ 7% xuống 0%. Sự thay đổi đột ngột trong ngắn hạn cho thấy tác động nhanh chóng của các chính sách, đặc biệt là việc
áp dụng (hoặc loại bỏ) các hạn ngạch giới hiệu quả hoặc các cải cách thể chế khác nhau.
Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi Nghiên cứu - Trao đổi
Biểu đồ 1. Tỷ lệ nữ thành viên nghị viện của các quốc gia trên thế giới
Giới thiệu kết quả nghiên cứu
Biểu đồ 2. Tỷ lệ nữ giới tham gia nghị viện theo khu vực
(Nguồn: Women in parliament in 2017 – The year in review)
Biểu đồ 3. Tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa từ năm 1946 đến nay
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội)
Biểu đồ 4. Tỷ lệ nữ giới giữ chức vụ Chủ tịch nghị viện theo giai đoạn
Việt Nam cũng không nằm ngoài các trường hợp này. Năm 1977, Việt Nam được xếp hạng trong 10 quốc gia hàng đầu thế giới về số lượng phụ nữ trong Quốc hội, tuy nhiên đến năm 2012, thứ hạng này giảm xuống vị trí 44 và 60 vào năm 20172. Tỷ lệ nữ giới trong Quốc hội giảm liên tục trong ba nhiệm kỳ từ 27,31% (khoá XI) xuống 25,76% (khóa XII) và 24,4% (khoá XIII). Một số chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra phấn đấu đến năm 2020 đạt từ 35% - 40% nữ giới tham gia vào các cơ quan dân cử ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có nhiều khả năng đạt được3. Tỷ lệ nữ giới tham gia Quốc hội giảm nhẹ trong ba nhiệm kỳ liên tục từ năm 2002 đến năm 2016 (nhiệm kỳ XI đến nhiệm kỳ XIII). Mặc dù bầu cử Quốc hội khoá XIV (2016 - 2021), tỷ lệ nữ trong Quốc hội có tăng hơn nhiệm kỳ trước (đạt 26,72%) nhưng tốc độ tăng chậm và chưa có cơ sở vững chắc để khẳng định sự tăng tỷ lệ này là ổn định và bền vững.
Tóm lại, hiện nay ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào nghị viện, đồng nghĩa các nền dân chủ tốt hơn, mạnh hơn và mang tính đại diện hơn, hoạt động vì tất cả người dân. Mức tăng 1% mà chúng ta đã thấy trong năm 2017 thể hiện một sự cải thiện nhỏ về tính đại diện của phụ nữ trong nghị viện. Điều này đồng nghĩa công cụ mà IPU đã nỗ lực thực hiện trong nhiều năm, như hạn ngạch giới được phân bổ và được triển khai tốt, đang bắt đầu mang lại hiệu quả. Báo cáo của IPU cho thấy hạn ngạch bầu cử cho phụ nữ hiện đã lan rộng ra tất cả các khu vực trên thế giới với hơn 130 quốc gia thông qua và áp dụng chính sách hạn ngạch này.
Phụ nữ giữ vai trò Chủ tịch nghị viện
Theo số liệu thống kê của IPU năm 2017, 19.1% số ghế Chủ tịch nghị viện các nước (bao gồm cả Thượng viện và Hạ viện) do phụ nữ nắm giữ (tăng 1% so với năm 2016 và 3.3% so với năm 2015). Trong số đó, có 9 nữ chủ tịch được bầu mới, 7 nữ chủ tịch tái đắc cử (lần 2, thậm chí tái đắc cử lần 3) trong lần bầu cử năm 2016. Ba nước lần
đầu tiên trong lịch sử có Chủ tịch nghị viện là nữ giới là Syria, Bahrain và Việt Nam.
37 nữ chủ tịch Hạ viện của các nước bao gồm: Austria, Bangladesh, Belize, Bolivia, Bosnia and Herzegovina, Botswana, Bulgaria, Denmark, Dominica, Dominican Republic, Ecuador, Fiji, Finland, Iceland, India, Italy, Lao People’s Democratic Republic, Latvia, Lesotho, Mauritius, Mozambique, Nepal, Netherlands, Peru, Rwanda, Saint Lucia, Serbia, Singapore, South Africa, Spain, Suriname, Syrian Arab Republic, Trinidad and Tobago, Turkmenistan, Uganda, United Arab Emirates và Việt Nam.
16 nữ chủ tịch Thượng viện của các nước bao gồm: Antigua and Barbuda, Argentina, Austria, Bahamas, Barbados, Belgium, Equatorial Guinea, Gabon, Germany, Namibia, Netherlands, Russian Federation, South Africa, Swaziland, Trinidad and Tobago and Zimbabwe.
2.2. Sự tham gia của phụ nữ vào các vịtrí được bổ nhiệm trí được bổ nhiệm
a. Phụ nữ là người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ
Dựa vào báo cáo hàng năm của IPU, ta thấy có sự gia tăng về tỷ lệ phụ nữ giữ vai trò người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Năm 2016, có 8 phụ nữ được bổ nhiệm làm người đứng đầu Nhà nước (so với 6 phụ nữ năm 2000) và 13 phụ nữ được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ (so với 3 phụ nữ năm 2000).
b. Phụ nữ là người đứng đầu các Bộ
Cùng với sự gia tăng đại diện phụ nữ tham gia nghị viện, số lượng phụ nữ giữ vai trò Bộ trưởng cũng có sự phát triển. Tuy nhiên, hai yếu tố này không nhất thiết phải liên quan và tác động đến nhau. Ví dụ như ở Rwanda, trong năm 2016, đứng đầu tỷ lệ phụ nữ tham gia nghị viện, nhưng chỉ xếp hạng thứ 7 về tỷ lệ nữ giới đứng đầu các Bộ với 47.4% (9 Bộ trưởng là nữ giới trong tổng số 19 Bộ trưởng).
Giới thiệu kết quả nghiên cứu
2. Theo cơ sở số liệu năm 2016 của Liên minh Nghị viện.
3. Luật Bình đẳng giới và Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh những nước có tỷ lệ cao Bộ trưởng là nữ giới như liệt kê theo biểu đồ 5, vẫn tồn tại 13 nước không có phụ nữ nào nắm giữ chức vụ Bộ trưởng trong Chính phủ (theo kết quả bầu cử đến năm 2017) (xem
biểu đồ 6). Chính phủ Việt Nam hiện nay (sau kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV) cũng chỉ có duy nhất một nữ bộ trưởng đó là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Giới thiệu kết quả nghiên cứu
Biểu đồ 5: Các quốc gia có số lượng nữ Bộ trưởng nhiều nhất trên thế giới (2017)
Nguồn: Women in Politics 2017 – UN Women
Biểu đồ 6: Các quốc gia không có nữ Bộ trưởng