Giải pháp tăng cường sự tham gia của nữ giới trong lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu TTKQNCKH 012020 (Trang 33 - 34)

gia của nữ giới trong lĩnh vực chính trị của các quốc gia trên thế giới

Hiến pháp và pháp luật của mỗi quốc gia thúc đẩy sự tham gia chính trị của nữ giới ở những mức độ khác nhau thông qua việc cụ thể hóa các biện pháp tích cực vì bình đẳng giới như (1) hạn ngạch pháp lý cho nữ giới; (2) các quy định về hệ thống bầu cử thân thiện với nữ giới; (3) xóa bỏ định kiến giới trong văn hóa và giá trị truyền thống. Các nghiên cứu xu hướng nữ giới tham gia nghị viện trên thế giới đều cho thấy, hầu hết các quốc gia có sự thay đổi lớn về tỷ lệ nữ giới tham gia chính trị trong thời gian ngắn, đó là do đã áp dụng hay loại bỏ hạn ngạch giới hiệu quả hoặc thực hiện các cải cách thiết chế.

3.1. Áp dụng hạn ngạch giới

Việc đặt ra các hạn ngạch về giới như một chiến lược toàn cầu nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng loại bỏ phụ nữ ra khỏi chính trường đã có từ lâu. Bản chất của hạn ngạch pháp lý cho các ứng cử viên nữ là yêu cầu tất cả các đảng (ở những quốc gia đa đảng) hay các cơ quan, tổ chức (trong trường hợp của Việt Nam) đề cử một phần trăm nhất định các ứng viên nữ vào các cơ quan dân cử như một trong các biện pháp tích cực thúc đẩy bình đẳng giới. “Phần trăm nhất định” này thường chiếm khoảng từ 25% đến 50% các ứng viên nghị viện do các đảng chính trị hay các cơ quan, tổ chức đề cử.

Việc sử dụng các biện pháp và hành động tích cực điển hình như các dạng thức của hạn ngạch giới là chiến lược quan trọng để nâng cao tỷ lệ nữ giới tham gia chính trị. Hạn ngạch pháp lý cho các ứng viên nữ được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh và những xã hội hậu xung đột, như ở châu Phi, Trung Đông và Đông Nam châu Âu. Theo IPU, cho đến năm 2018, trên toàn thế giới có 130 quốc gia áp dụng hạn ngạch giới pháp lý cho nữ ứng cử viên vào các cấp của cơ quan dân cử. Trong số 22 quốc gia có tỷ lệ nữ giới tham gia nghị viện cao nhất thế giới năm

2018 thì phần lớn các quốc gia này đã sử dụng các hình thức khác nhau của hạn ngạch giới (17 quốc gia là Rwanda, Bolivia, Thụy Điển, Senegal, Ecuador, Nam Phi, Iceland, Nambia, Tây Ban Nha, Na Uy, Bỉ, Nicaragua, Timor Leste, Mexico, Hà Lan, Angola, và Slovenia) và chỉ có 5 quốc gia không sử dụng các biện pháp hạn ngạch giới (Andorra, Cuba, Mozambique, Phần Lan và Đan Mạch).

Một dạng thức tiêu biểu của hạn ngạch giới đó là “ghế dành riêng cho nữ giới”. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, quốc gia có tốc độ gia tăng mạnh về tỷ lệ nữ tham gia nghị viện trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là Nepal, do đã áp dụng biện pháp chiến lược ghế dành riêng cho nữ giới vào nghị viện. Nepal đạt thành công nhanh và ấn tượng với tỷ lệ tăng là 27% chỉ trong 10 năm từ 2000 đến 2010. Ghế dành riêng cho nữ giới có thể được xác định thông qua hình thức bầu cử gián tiếp hoặc bổ nhiệm, cũng có thể được các công dân xác định thông qua bầu cử phổ thông, trực tiếp.

Hình thức bầu cử trực tiếp: ghế dành riêng được xác định thông qua một quá trình dân chủ, trong đó, các nữ ứng cử viên đại diện cho các đảng khác nhau hoặc ứng cử viên độc lập cạnh tranh trực tiếp với nhau thông qua bầu cử trực tiếp mà kết quả được xác định bởi lá phiếu phổ thông của cử tri.

Hình thức bầu cử gián tiếp: nữ ứng cử viên nhận được vị trí ghế dành riêng nhờ vào sự bảo trợ, ủng hộ của lãnh đạo, các đảng chính trị hoặc của các nghị sĩ.

Hình thức bổ nhiệm: các ứng cử viên nhận được vị trí vào ghế dành riêng nhờ sự bổ nhiệm bảo trợ (patronage appointment) của lãnh đạo, các đảng chính trị, hoặc của các nghị sĩ.

3.2. Cải cách hệ thống bầu cử

Các hệ thống bầu cử hiện nay được chia làm ba loại chính: đại diện theo đa số; đại diện phối hợp; đại diện theo tỷ lệ. Mỗi hệ thống bầu cử lại có nhiều thể loại nhỏ. Châu Á - Thái Bình Dương có ít quốc gia sử dụng hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ nhưng những quốc gia sử dụng hệ thống bầu cử theo đại

diện như Cambodia, TimorLeste, và Sri Lanka đều có tỷ lệ nữ trong nghị viện tăng trong thập niên vừa qua. Các nghiên cứu từ giữa những năm 1980 đã chỉ ra rằng, các hệ thống bầu cử đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia nghị viện của nữ giới. Nhiều phụ nữ thường được bầu vào nghị viện trong các hệ thống bầu cử sử dụng danh sách của đảng có tỷ lệ đại diện hơn là trong các hệ thống bầu cử theo đa số. Tỷ lệ nữ giới tham gia nghị viện trong các hệ thống bầu cử hỗn hợp thường ít hơn tỷ lệ bầu cử theo đa số thuần tuý.

Nghiên cứu của UNDP (2012) lý giải sự thành công hơn của nữ giới dưới các hệ thống bầu cử theo đại diện (và hệ thống bầu cử hỗn hợp sử dụng phiếu bầu theo tỷ lệ) là do các đảng đều có động cơ bầu cử là tối đa hóa sự thu hút tập thể trong các danh sách của đảng bằng cách đưa các ứng cử viên từ các nhóm xã hội lớn vào danh sách ứng viên của đảng mình. Việc thiếu bất kỳ thành phần xã hội nào (kể cả phụ nữ), có thể cho thấy sự phân biệt và do đó sẽ có nguy cơ bị trừng phạt trong bỏ phiếu. Ngược lại, trong hệ thống người thắng cử có nhiều phiếu nhất, các ứng viên nghị viên tranh cử trong khu vực bầu cử đơn thành viên. Thành viên các đảng địa phương thường muốn một đại diện tối đa hóa các cơ hội thắng cử trong khu vực bầu. Lựa chọn phương án ngầm định - một ứng viên phản ánh các đặc điểm và phẩm chất của nghị sĩ khoá trước - có thể là phương án nổi trội trong nhiều trường hợp do chiến lược tối đa hóa phiếu bầu được xây dựng nhằm giảm thiểu rủi ro bầu cử.

Như vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các hệ thống bầu cử khác nhau cho thấy: (1) Hệ thống bầu cử theo đa số cho tỷ lệ nữ giới trong nghị viện thấp hơn hệ thống bầu cử hỗn hợp và bầu cử theo tỷ lệ đại diện; (2) Các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương sử dụng hệ thống bầu cử theo tỷ lệ đại diện, có tỷ lệ nữ giới trong nghị viện tăng trong những năm gần đây; (3) Quy mô bầu cử có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nữ giới tham gia nghị viện trong hệ thống bầu cử

cử lại trong nhiệm kỳ sau ảnh hưởng đến việc đề cử và trúng cử của nữ ứng cử viên mới. Nhiều nghị sĩ tái cử sẽ làm giảm số lượng nữ ứng viên được đề cử và trúng cử; (5) Hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ theo danh sách đảng tạo điều kiện thuận lợi cho các hành động tích cực nhằm tăng tỷ lệ nữ trong nghị viện; (6) Các đảng cánh tả thường có xu hướng ủng hộ các hành động tích cực nhằm tăng tỷ lệ nữ trong nghị viện.

3.3. Xóa bỏ định kiến giới trong vănhóa và giá trị truyền thống hóa và giá trị truyền thống

Nhiều nghiên cứu ở Tây Âu, Trung Đông và Việt Nam chỉ ra rằng, văn hóa có mối liên hệ với tỷ lệ nữ giới được bầu vào các cơ quan dân cử. Văn hóa và các giá trị truyền thống là những ràng buộc quan trọng cho việc đạt được bình đẳng giới trong xã hội nói chung và trong chính trị nói riêng thông qua việc hạn chế cơ hội đối với nữ giới trong việc tham gia vào các cơ quan dân cử. Quan niệm về vai trò giới trong gia đình và xã hội thực sự có ảnh hưởng đến cơ hội nữ giới tham gia vào nghị viện. Ở những nước mà vai trò của nữ giới chủ yếu gắn với trách nhiệm hoàn thành các công việc chăm sóc trong gia đình, phụ nữ sẽ có ít thời gian để phát triển sự nghiệp và tham gia vào đời sống chính trị, đặc biệt là tham gia vào lãnh đạo, quản lý. Định kiến giới và các giá trị truyền thống cho rằng, nam giới làm lãnh đạo chính trị giỏi hơn nữ giới là rào cản ảnh hưởng đến nữ giới tham gia chính trị hoặc lãnh đạo, quản lý.

Tài liệu tham khảo:

1. TS. Lương Thu Hiền (2017), Nữ giới tham gia Nghị viện: Xu hướng và những yếu tố ảnh hưởng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

2. UNDP (2012), Gender Equaltiy in Elected Office in Asia Pacific: Six Actions to Expand Women’s Empowerment, tr.29-30.

3. International IDEA (2005) Women in Politics: Beyond Numbers.

4. Pippa Norris, Mona Lena Krook (2011) Gender Equality in Elected Office: A Six - Step Action Plan, tr.19.

5. IPU (2017), Women in parliament in

Một phần của tài liệu TTKQNCKH 012020 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)