Nghệ thuật công cộng ppsx

7 434 0
Nghệ thuật công cộng ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghệ thuật công cộng 1. Nghệ thuật cần thay đổi như xã hội thay đổi. Nguyễn Anh Tuấn Nghệ thuật cộng đồng bắt nguồn từ những công trình công cộng cho một cộng đồng dân cư sống tập trung, có tổ chức, định chế xã hội và văn hoá cùng nhu cầu thẩm mỹ nhất định. Nền văn minh La Mã cổ với những đô thị lớn là nơi đầu tiên đưa ra thế giới những khái niệm về không gian công cộng như quảng trường, khải hoàn môn, câu lạc bộ, đấu trường Những công trình tôn giáo lớn ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác cũng có thể coi là công trình công cộng lớn, và yếu tố nghệ thuật trong đó có tính cộng đồng rõ rệt. Sự xuất hiện của nghệ thuật công cộng là tín hiệu của một xã hội đã đạt đến độ phát triển nhất định và thể hiện một trình độ văn hoá – thẩm mỹ tầm cỡ. Trong thời cổ, người Việt từng có những công trình công cộngcông năng sử dụng hữu hiệu, hàm chứa chất lượng nghệ thuật và yếu tố văn hoá cao. Đình, đền, chùa là ba loại công trình lớn trong mỗi ngôi làng Bắc bộ, cũng là công trình tiêu biểu của nền văn minh làng xã và đời sống làng xã – một trong những mô hình sống cộng đồng đặc trưng nhất của người Việt vào ba thế kỷ 16 – 17 – 18. Chùa có chức năng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho cả dân làng ngày rằm và mùng một, cũng như cho từng cá nhân. Đền là nơi thờ vị thần bảo hộ cho làng. Đình là công trình có tính cộng đồng lớn nhất, nơi diễn ra các hoạt động chung của làng từ hành chính cho tới lễ hội. Sự xuất hiện đồng thời của cả ba công trình trong mỗi ngôi làng là một thể hoàn hảo về mô hình công trình cộng đồng cho một quần thể vừa và nhỏ, thoả mãn các nhu cầu từ hành pháp, luật pháp tới sinh hoạt thường nhật, tâm linh và lễ hội. Nghệ thuật cộng đồng phải xuất phát trực tiếp từ đời sống của người dân, có tiếng nói, ngôn ngữ và hơi thở thời đại, hình ảnh của những vật phẩm trong cuộc sống hôm nay. Biểu tượng Coca-Cola của Andy Warhol trị giá hàng triệu USD, chưa hẳn đã đẹp về thẩm mỹ, nhưng tiêu biểu cho một xã hội công nghiệp và văn hoá đại chúng – một thứ pop art của nước Mỹ ảnh hưởng trên toàn thế giới trong thế kỷ 20. Một nhà điêu khắc từng cho rằng nghệ thuật công cộng là loại hình giáo dục xã hội có tính hiệu quả cao nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Thứ nhất bởi nó miễn phí. Thứ hai bởi nó luôn sử dụng một ngôn ngữ nghệ thuật có tính đại chúng. Thứ ba bởi nó có tính tương tác cao nhất với đời sống người dân, thông qua sự hiện diện của tác phẩm tại các không gian công cộng, nơi con người hoạt động tập thể và riêng tư. Tuy nhiên, sự hình thành của nghệ thuật cộng đồng không dễ, khi nó đòi hỏi xã hội có một nền tảng ổn định về đời sống, và có nhu cầu đích thực về văn hoá nghệ thuật, một điều chưa được rõ rệt ở Việt Nam. Đường sá lộn xộn, nhà cửa xây cất triền miên, áp lực về kinh tế, môi trường ô nhiễm không phải là một nền móng tốt cho nghệ thuật cộng đồng phát triển. Giáo dục thẩm mỹ chưa bao giờ được coi trọng, và đại bộ phận người dân chỉ biết đến nghệ thuật thị giác ở hai thứ là tranh cổ động và tượng đài – một thứ nghệ thuật minh hoạ thô sơ – chứ không phải là một nghệ thuật có ngôn ngữ của đời sống thực, hàm chứa ước vọng và hoài bão của dân tộc. Dẫu vậy, vẫn cần đặt nền móng cho sự xuất hiện của nghệ thuật cộng đồng, bởi các đô thị lớn của Việt Nam đã hình thành và phát triển, đời sống đô thị đã tương đối định hình, ngay cả ở các vùng nông thôn, làng xã cổ cũng dần “phố hoá”, biến thành các tiểu đô thị thu nhỏ. Nghệ thuật cần thay đổi như xã hội đã thay đổi, và những nhân tố mới cho nghệ thuật mới dần hình thành, vấn đề là tìm một ngôn ngữ khác, cách thể hiện nghệ thuật khác cho đời sống đương đại. Và đó là một câu chuyện mới bắt đầu. 2. Tín hiệu của một xã hội tiến bộ Phan Cẩm Thượng Trong bài trước, người viết đặt vấn đề tìm hiểu về nghệ thuật cộng đồng nhìn từ góc độ lịch sử và văn hoá hiện tại của Việt Nam. Bài kỳ này trình bày quan điểm của nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng về các hình thái nghệ thuật cộng đồng trên nhiều bình diện xã hội, đồng thời đưa ra cái nhìn riêng của ông về loại hình nghệ thuật phổ quát này. Nghệ thuật cộng đồng là một khái niệm mới mà cũ ở Việt Nam, vì phần nào đó chúng từng tồn tại trong lịch sử, trong thời cận đại và hiện đại, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau và cũng có hình thức khác nhau. Nghệ thuật cộng đồng trong xã hội phong kiến cổ thường được định hướng bởi tôn giáo (Phật giáo hoặc Nho giáo) hoặc từ Nhà nước. Từ những công trình kỳ vĩ như các kim tự tháp ở Ai Cập, đền Angkor Wat ở Campuchia, Borobudur ở Indonesia, hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng (Trung Quốc), hang Ajanta ở Ấn Độ, nhà thờ Đức Bà ở Paris đến những công trình nhỏ lẻ ở Việt Nam như chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Thầy, đền Đinh – Lê ở Ninh Bình, đều là những ví dụ của trí tuệ và công sức xã hội gây dựng dưới một ý thức hệ thống nhất từ Nhà nước và thần quyền. Từ đó dẫn đến một kết quả chung cho nhiều thời đại trong lịch sử là toàn xã hội đóng góp xây cất những công trình chung, thống nhất cả về tư tưởng tới hình thức, không thay đổi, kéo dài qua nhiều thế kỷ. Một điểm quan trọng khi nhìn nhận về nghệ thuật cộng đồng là chúng ta cần phân biệt các hình thái nghệ thuật nói trên với nghệ thuật cộng đồng trong xã hội dân chủ, và trong xã hội đang đòi hỏi phát triển dân chủ, bởi những xã hội này có nghệ thuật cộng đồng khác hẳn nhau, rất đa dạng về hình thức, và thay đổi linh hoạt theo sự chuyển biến nhanh chóng của xã hội. Ví dụ trong xã hội dân chủ chủ nô thời Hy Lạp, cũng có nghệ thuật cộng đồng, đó là mọi người từ tầng lớp trên tới tầng lớp dưới đều có quyền được xem sân khấu, đấu võ, thể thao, bầu cử. Ngay cả ở xã hội dân chủ tư sản hiện đại, có thời nghệ thuật cộng đồng không phát triển, mà do các cá nhân quyết định. Một bộ phim, một bức tranh, một cuốn sách hoàn toàn do cá nhân, không ai làm tập thể cho điều đó. Nhưng như thế nghệ thuật lại dần quý tộc hoá theo kiểu khác và quá khó cho bình dân. Từ đó mới sinh ra một thứ nghệ thuật cộng đồng khác, mới, làm sao cho dễ hiểu, dễ thực hiện và nhiều người đều có thể tham gia vào: đó là pop art của Andy Warhol và Roy Lichtenstein; graffiti của Keith Haring và Banksky; nghệ thuật thông tục ở Trung Quốc đầu những năm 80 thế kỷ trước với Từ Băng (Xu Binh), Trương Hiểu Cương (Zhang Xiaogang) hay Lương Thạc (Liang Shuo); installation, performance, video art, land art ở Mỹ và phương Tây.đều là những thứ có tính cộng đồng. Một đặc điểm nổi bật của các loại hình nghệ thuật này là tính mở rộng hết cỡ ở quy mô, vật liệu và kỹ thuật, mọi tầng lớp xã hội, trong đó ai tham gia cũng được, không đúng nghề cũng được, không được đào tạo cũng được, làm đến đâu, thế nào cũng được. Khi chúng ta bắt đầu đặt vấn đề phát triển dân chủ, sự xuất hiện nghệ thuật cộng đồng là cần thiết, vì trước đây nghệ thuật luôn bị chính trị định hướng, nguời ta được đọc xem những thứ đã quy chuẩn, và không có điều kiện hoạt động nghệ thuật. Quá trình tham gia nghệ thuật cộng đồng cũng là học hỏi thêm văn hoá và dân chủ. Đây là điểm quan trọng nhất, vì ở mỗi nước, tuỳ theo chính trị và văn hoá, phong kiến hay dân chủ, nguời ta luôn có nhiều chương trình cho họ về hoạt động cộng đồng. Như y tế cộng đồng, giáo dục cộng đồng, môi trường cộng đồng, hướng đạo sinh, nghệ thuật cộng đồng với mục đích là khuyến khích, hướng dẫn sống sao cho tốt hơn, chứ không nhằm mục đích giá trị nghệ thuật. Cho đến khi xuất hiện nhu cầu về nghệ thuật cộng đồng, chắc chắn đó là tín hiệu của một xã hội thực sự tiến bộ và dân chủ. 3. Cái bóng của những tượng đài Nguyễn Anh Tuấn Bước từ thời phong kiến sang hiện đại, xã hội Việt Nam có sự chuyển mình lớn qua nhiều giai đoạn khó khăn, mỗi giai đoạn có những hình thức nghệ thuật phát triển theo đặc thù chính trị – văn hoá xã hội, có tác dụng nhất định đối với cộng đồng. Bài viết sẽ điểm qua các dạng nghệ thuật cộng đồng trên phương diện nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam. Tượng đài và tranh cổ động Trong một thời gian dài hơn nửa thế kỷ 20, người Việt chỉ có tượng đài và tranh cổ động là hai thứ nghệ thuật có tính xã hội thực thụ, gắn với thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sau đó là giai đoạn bao cấp đến những năm 1990. Tượng đài chịu ảnh hưởng từ dòng nghệ thuật hoành tráng Đông Âu, phối cảnh trong những không gian công cộng, có tính kiến trúc cũng như đòi hỏi một tư duy lớn về khối, quy hoạch không gian và môi trường. Tranh cổ động là một hình thức tuyên truyền chính trị bằng ngôn ngữ đồ hoạ, từng đóng vai trò lớn trong công tác tuyên truyền tư tưởng nhà nước thời chiến bởi ngôn ngữ đồ hoạ nhanh, đơn giản, trực tiếp và dễ nhân bản. Đặc điểm chung của hai dòng nghệ thuật này là mô tả tư tưởng một cách trực tiếp bằng thứ ngôn ngữ nghệ thuật đơn giản và dễ nhận biết, dẫn đến việc môtíp hoá chung chung các hình tượng từ điêu khắc đến hội hoạ. Ở tranh cổ động, công – nông – binh nhất thiết phải cầm búa, cầm liềm, cầm súng, trên cánh đồng hoặc trong nhà máy, ở tượng đài đều là một dáng nhân vật mặt chữ điền, chân tiến lên một bước Dẫu vậy, tranh cổ động có tác dụng lớn trong việc thay đổi nhận thức xã hội, và cũng xuất hiện nhiều tác phẩm độc đáo, đạt đến ngôn ngữ đồ hoạ biểu tượng và tạo ấn tượng thị giác cao, vượt qua tính mô tả đơn giản thông thường như các bức tranh của Lương Xuân Nhị, Đào Đức hay Đặng Thị Khuê. Tượng đài, ngược lại, lại là một sự thất bại kéo dài, vì nghệ sĩ Việt Nam phần lớn không được đào tạo về nghệ thuật hoành tráng, thiếu tư duy và khả năng xử lý không gian trên diện rộng, thiếu vắng quy hoạch kiến trúc tổng thể cho không gian công cộng. Khi xã hội chuyển mình sang thời hiện tại, hai dòng nghệ thuật này trở nên lạc lõng khi không thay đổi theo những đòi hỏi mới về ngôn ngữ nghệ thuật và ý tưởng. Triển lãm nghệ thuật toàn quốc và khu vực Một trong những hình thức nghệ thuật cộng đồng phổ biến sau 1975 là triển lãm mỹ thuật. Khi hoạ sĩ chưa thể có triển lãm cá nhân, và vào thời kỳ nghệ thuật có tính tập thể cao, triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm năm một lần là sự kiện nghệ thuật lớn cả trong giới nghệ thuật và trên toàn xã hội. Trong thời kỳ đầu, các triển lãm nhà nước có vai trò nhất định trong việc đưa nghệ thuật tiếp xúc với xã hội, cho nghệ sĩ bày tỏ cá nhân và sáng tạo của mình ra công chúng, có ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ và nâng cao văn hoá cho người dân. Tuy nhiên, sự cứng nhắc của tiêu chí tác phẩm và giải thưởng, sự lạc hậu về nhận thức trong chính hội đồng nghệ thuật và tính hội hè dễ dãi của các triển lãm nhà nước đã hạ thấp giá trị nghệ thuật của hoạt động này. Nghệ sĩ càng cá tính, tác phẩm càng độc đáo càng dễ bị gạt bỏ, nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa và nghệ thuật tả thực vẫn được đề cao, dẫn đến một thứ sáng tác chuyên dành cho các “triển lãm” và một loạt nghệ sĩ chuyên đoạt “giải thưởng”, dẫn đến việc hoạt động này ngày càng lạc hậu, xa rời cộng đồng. Triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm Trước năm 1985, các nghệ sĩ chưa từng có triển lãm cá nhân, và họ chỉ giới thiệu nghệ thuật qua triển lãm toàn quốc. Các hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng và Nguyễn Tư Nghiêm là những người đầu tiên được làm triển lãm cá nhân vào năm 1986. Các triển lãm cá nhân và nhóm sau thời Đổi mới, ngoài việc nghệ sĩ tự giới thiệu nghệ thuật của mình ra công chúng, còn có vai trò lớn trong việc giới thiệu văn hoá Việt Nam ra thế giới từ khi mở cửa, như những triển lãm nhóm “Gang of Five” của Đặng Xuân Hoà, Hà Trí Hiếu nhóm “Năm hoạ sĩ” Hà Nội của Đinh Quân, Nguyễn Quốc Hội, Phạm Ngọc Minh và các triển lãm cá nhân của Nguyễn Quân, Nguyễn Xuân Tiệp, Lương Xuân Đoàn, Lê Huy Tiếp, Đinh Ý Nhi, Trương Tân, Vũ Thăng cùng nhiều nghệ sĩ khác. Dù những triển lãm này ít nhiều còn phổ biến ngoài giới nghệ thuật, đây vẫn là sự mới mẻ đối với cộng đồng xã hội, khi họ bắt đầu có cơ hội thưởng thức nghệ thuật đích thực đầy cá tính và sáng tạo với tư duy mới, nằm ngoài tính chính trị và ngôn ngữ tập thể cũ kỹ. Đến những năm gần đây, khi văn hoá trở nên đa chiều, nghệ thuật bắt đầu phổ quát, công chúng đòi hỏi cao hơn về chất lượng tác phẩm và thưởng thức, vai trò các triển lãm nhỏ bắt đầu suy giảm. Số lượng triển lãm ngày càng nhiều mà thời gian diễn ra ngắn, nghệ thuật không có cơ hội được nghiên cứu kỹ lưỡng và công chúng cũng không có cơ hội được thưởng thức trọn vẹn. 4. Nghệ thuật mới cho một xã hội mới Nguyễn Anh Tuấn Khi những hình thức hoạt động cũ không còn phù hợp, nghệ thuật cộng đồng tự tìm đến những ý tưởng mới, hình thức mới và con đường mới đến với xã hội. Hoạt động bảo tàng hiện đại, trại sáng tác (workshop), dự án nghệ thuật, nghệ thuật đường phố (như graffiti) xuất hiện, đưa nghệ thuật tương tác và thâm nhập vào xã hội một cách trực tiếp hơn và mạnh mẽ hơn. Bảo tàng nghệ thuật hiện đại không còn là nơi lưu giữ những bức tranh và pho tượng một cách ngay ngắn, chờ đợi người đến xem một cách thụ động, mà trở thành một trung tâm văn hoá nghệ thuật, nơi triển lãm và giới thiệu những sáng tác mới, khuynh hướng mới của nghệ sĩ đương đại. Hoạt động bảo tàng phải liên tục và sôi nổi như một thực thể sống và trong đó, người dân có thể trực tiếp tham quan nghệ sĩ sáng tác, hoặc tham dự vào nghệ thuật như một phần của các tác phẩm, cộng đồng được hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp qua việc thưởng thức nghệ thuật đa chiều như vậy. Điều vẫn chưa xảy ra ở các bảo tàng nghệ thuật Việt Nam. Trại sáng tác (workshop) là hình thức hoạt động nghệ thuật cộng đồng có tính lưu động và tương tác cao diễn ra trong những năm gần đây. Sau 1997, các trại sáng tác điêu khắc ngoài trời được tổ chức thường xuyên, bắt đầu từ ba trại điêu khắc trong dịp festival Huế các năm 1998, 2002 và 2005, sau đó tác phẩm được để lại hai bên bờ con sông Hương. Trại điêu khắc An Giang hai năm 2003 và 2005, là một mô hình tổ chức mới liên kết giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp, mời các nhà điêu khắc trong nước và quốc tế đến sáng tác với dự định thành lập một công viên điêu khắc cho tỉnh. Phong trào làm trại sau đó lan ra nhiều nơi như Vũng Tàu, Đà Lạt, Việt Trì, Nha Trang, Đà Nẵng như một trào lưu đầy hứa hẹn về nghệ thuật cộng đồng, trong đó người dân được tiếp xúc với nghệ sĩ trong quá trình sáng tác, các tác phẩm được đặt để ở nơi công cộng như một sự miễn phí về nghệ thuật. Tuy nhiên, phần lớn các trại cho đến hiện tại chưa đạt hiệu quả mong muốn, dẫn đến trở thành một thứ nghệ thuật phong trào kiểu khác, mất đi tính xã hội hoá và chất lượng nghệ thuật. Dự án nghệ thuật là khái niệm mới xuất hiện chừng năm năm ở Việt Nam, khởi đầu từ những chương trình văn hoá cộng đồng của các đại sứ quán và nhà văn hoá nước ngoài, sau đó là vai trò của một số nghệ sĩ tiền phong và vài trung tâm nghệ thuật tư nhân. Miền Bắc khởi xướng là hoạ sĩ Trần Lương hoạt động ban đầu ở trung tâm Nghệ thuật đương đại (Hà Nội), Nhà sàn Đức quy tụ nhiều nghệ sĩ trẻ khát vọng về nghệ thuật mới, Nguyễn Minh Phước với Ryllega, sau đó trong Nam có Nguyễn Như Huy và Zero Station, gần đây là Ngô Lực, Himiko Nguyễn. Những dự án khởi đầu có quy mô nhỏ, mang tính thể nghiệm nghệ thuật sắp đặt và trình diễn, mời một vài người dân tham gia tương tác với nghệ sĩ, sau đó mở rộng về cự li và mang tính xã hội nhiều hơn như những dự án đem nghệ thuật lên vùng cao, dự án sắp đặt lớn tại mỏ than Mạo Khê năm 2003, dự án graffiti đường phố Các dự án nghệ thuật ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, dầu quy mô vẫn nhỏ, song vẫn là hoạt động có tính khả thi và triển vọng nhất. Ở đây, chưa bàn tới một vài yếu tố cho nghệ thuật cộng đồng như đầu tư từ Nhà nước và doanh nghiệp, quy hoạch không gian công cộng, giáo dục thẩm mỹ, năng lực nghệ thuật nhưng có một điểm quan trọng là nhận thức sâu sắc về lợi ích cho cộng đồng. Chỉ khi mỗi cá thể trong cộng đồng gắn lợi ích của mình vào lợi ích chung, nghệ thuật cộng đồng mới có . Nghệ thuật công cộng 1. Nghệ thuật cần thay đổi như xã hội thay đổi. Nguyễn Anh Tuấn Nghệ thuật cộng đồng bắt nguồn từ những công trình công cộng cho một cộng đồng dân cư. những công trình công cộng có công năng sử dụng hữu hiệu, hàm chứa chất lượng nghệ thuật và yếu tố văn hoá cao. Đình, đền, chùa là ba loại công trình lớn trong mỗi ngôi làng Bắc bộ, cũng là công. biệt các hình thái nghệ thuật nói trên với nghệ thuật cộng đồng trong xã hội dân chủ, và trong xã hội đang đòi hỏi phát triển dân chủ, bởi những xã hội này có nghệ thuật cộng đồng khác hẳn

Ngày đăng: 29/06/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan