Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
291,85 KB
Nội dung
Nghệ thuậtcộngđồng
Nghệ thuật cần thay đổi như xã hội thay đổi
Nghệthuậtcộngđồng bắt nguồn từ những công trình côngcộng
cho một cộngđồng dân cư sống tập trung, có tổ chức, định chế xã hội
và văn hoá cùng nhu cầu thẩm mỹ nhất định. Nền văn minh La Mã cổ
với những đô thị lớn là nơi đầu tiên đưa ra thế giới những khái niệm về
không gian côngcộng như quảng trường, khải hoàn môn, câu lạc bộ,
đấu trường Những công trình tôn giáo lớn ở Trung Quốc, Ấn Độ và
nhiều nước khác cũng có thể coi là công trình côngcộng lớn, và yếu tố
nghệ thuật trong đó có tính cộngđồng rõ rệt. Sự xuất hiện của nghệ
thuật côngcộng là tín hiệu của một xã hội đã đạt đến độ phát triển nhất
định và thể hiện một trình độ văn hoá – thẩm mỹ tầm cỡ.
Trong thời cổ, người Việt từng có những công trình côngcộng có
công năng sử dụng hữu hiệu, hàm chứa chất lượng nghệthuật và yếu tố
văn hoá cao. Đình, đền, chùa là ba loại công trình lớn trong mỗi ngôi
làng Bắc bộ, cũng là công trình tiêu biểu của nền văn minh làng xã và
đời sống làng xã – một trong những mô hình sống cộngđồng đặc trưng
nhất của người Việt vào ba thế kỷ 16 – 17 – 18. Chùa có chức năng
phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho cả dân làng ngày rằm và mùng một,
cũng như cho từng cá nhân. Đền là nơi thờ vị thần bảo hộ cho làng.
Đình là công trình có tính cộngđồng lớn nhất, nơi diễn ra các hoạt
động chung của làng từ hành chính cho tới lễ hội. Sự xuất hiện đồng
thời của cả ba công trình trong mỗi ngôi làng là một thể hoàn hảo về
mô hình công trình cộngđồng cho một quần thể vừa và nhỏ, thoả mãn
các nhu cầu từ hành pháp, luật pháp tới sinh hoạt thường nhật, tâm linh
và lễ hội.
Nghệthuậtcộngđồng phải xuất phát trực tiếp từ đời sống của
người dân, có tiếng nói, ngôn ngữ và hơi thở thời đại, hình ảnh của
những vật phẩm trong cuộc sống hôm nay. Biểu tượng Coca-Cola của
Andy Warhol trị giá hàng triệu USD, chưa hẳn đã đẹp về thẩm mỹ,
nhưng tiêu biểu cho một xã hội công nghiệp và văn hoá đại chúng –
một thứ pop art của nước Mỹ ảnh hưởng trên toàn thế giới trong thế kỷ
20.
Tác phẩm điêu khắc của Alexander Calder, bảo tàng nghệthuật
Sprengel (Hannover, Đức) năm 1971
Một nhà điêu khắc từng cho rằng nghệthuậtcôngcộng là loại hình
giáo dục xã hội có tính hiệu quả cao nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Thứ
nhất bởi nó miễn phí. Thứ hai bởi nó luôn sử dụng một ngôn ngữ nghệ
thuật có tính đại chúng. Thứ ba bởi nó có tính tương tác cao nhất với
đời sống người dân, thông qua sự hiện diện của tác phẩm tại các không
gian công cộng, nơi con người hoạt động tập thể và riêng tư. Tuy nhiên,
sự hình thành của nghệthuậtcộngđồng không dễ, khi nó đòi hỏi xã hội
có một nền tảng ổn định về đời sống, và có nhu cầu đích thực về văn
hoá nghệ thuật, một điều chưa được rõ rệt ở Việt Nam. Đường sá lộn
xộn, nhà cửa xây cất triền miên, áp lực về kinh tế, môi trường ô
nhiễm không phải là một nền móng tốt cho nghệthuậtcộngđồng
phát triển. Giáo dục thẩm mỹ chưa bao giờ được coi trọng, và đại bộ
phận người dân chỉ biết đến nghệthuật thị giác ở hai thứ là tranh cổ
động và tượng đài – một thứ nghệthuật minh hoạ thô sơ – chứ không
phải là một nghệthuật có ngôn ngữ của đời sống thực, hàm chứa ước
vọng và hoài bão của dân tộc. Dẫu vậy, vẫn cần đặt nền móng cho sự
xuất hiện của nghệthuậtcộng đồng, bởi các đô thị lớn của Việt Nam đã
hình thành và phát triển, đời sống đô thị đã tương đối định hình, ngay
cả ở các vùng nông thôn, làng xã cổ cũng dần “phố hoá”, biến thành
các tiểu đô thị thu nhỏ. Nghệthuật cần thay đổi như xã hội đã thay đổi,
và những nhân tố mới cho nghệthuật mới dần hình thành, vấn đề là tìm
một ngôn ngữ khác, cách thể hiện nghệthuật khác cho đời sống đương
đại. Và đó là một câu chuyện mới bắt đầu.
Cái bóng của những tượng đài
Tượng đài và tranh cổ động
Trong một thời gian dài hơn nửa thế kỷ 20, người Việt chỉ có tượng
đài và tranh cổ động là hai thứ nghệthuật có tính xã hội thực thụ, gắn
với thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sau đó là giai đoạn
bao cấp đến những năm 1990. Tượng đài chịu ảnh hưởng từ dòngnghệ
thuật hoành tráng Đông Âu, phối cảnh trong những không gian công
cộng, có tính kiến trúc cũng như đòi hỏi một tư duy lớn về khối, quy
hoạch không gian và môi trường. Tranh cổ động là một hình thức tuyên
truyền chính trị bằng ngôn ngữ đồ hoạ, từng đóng vai trò lớn trong
công tác tuyên truyền tư tưởng nhà nước thời chiến bởi ngôn ngữ đồ
hoạ nhanh, đơn giản, trực tiếp và dễ nhân bản. Đặc điểm chung của hai
dòng nghệthuật này là mô tả tư tưởng một cách trực tiếp bằng thứ ngôn
ngữ nghệthuật đơn giản và dễ nhận biết, dẫn đến việc môtíp hoá chung
chung các hình tượng từ điêu khắc đến hội hoạ. Ở tranh cổ động, công
– nông – binh nhất thiết phải cầm búa, cầm liềm, cầm súng, trên cánh
đồng hoặc trong nhà máy, ở tượng đài đều là một dáng nhân vật mặt
chữ điền, chân tiến lên một bước Dẫu vậy, tranh cổ động có tác dụng
lớn trong việc thay đổi nhận thức xã hội, và cũng xuất hiện nhiều tác
phẩm độc đáo, đạt đến ngôn ngữ đồ hoạ biểu tượng và tạo ấn tượng thị
giác cao, vượt qua tính mô tả đơn giản thông thường như các bức tranh
của Lương Xuân Nhị, Đào Đức hay Đặng Thị Khuê. Tượng đài, ngược
lại, lại là một sự thất bại kéo dài, vì nghệ sĩ Việt Nam phần lớn không
được đào tạo về nghệthuật hoành tráng, thiếu tư duy và khả năng xử lý
không gian trên diện rộng, thiếu vắng quy hoạch kiến trúc tổng thể cho
không gian công cộng. Khi xã hội chuyển mình sang thời hiện tại, hai
dòng nghệthuật này trở nên lạc lõng khi không thay đổi theo những đòi
hỏi mới về ngôn ngữ nghệthuật và ý tưởng.
Triển lãm nghệthuật toàn quốc và khu vực
Một trong những hình thức nghệthuậtcộngđồng phổ biến sau
1975 là triển lãm mỹ thuật. Khi hoạ sĩ chưa thể có triển lãm cá nhân, và
vào thời kỳ nghệthuật có tính tập thể cao, triển lãm mỹ thuật toàn quốc
năm năm một lần là sự kiện nghệthuật lớn cả trong giới nghệthuật và
trên toàn xã hội. Trong thời kỳ đầu, các triển lãm nhà nước có vai trò
nhất định trong việc đưa nghệthuật tiếp xúc với xã hội, cho nghệ sĩ bày
tỏ cá nhân và sáng tạo của mình ra công chúng, có ý nghĩa giáo dục
thẩm mỹ và nâng cao văn hoá cho người dân. Tuy nhiên, sự cứng nhắc
của tiêu chí tác phẩm và giải thưởng, sự lạc hậu về nhận thức trong
chính hội đồngnghệthuật và tính hội hè dễ dãi của các triển lãm nhà
nước đã hạ thấp giá trị nghệthuật của hoạt động này. Nghệ sĩ càng cá
tính, tác phẩm càng độc đáo càng dễ bị gạt bỏ, nghệthuật hiện thực xã
hội chủ nghĩa và nghệthuật tả thực vẫn được đề cao, dẫn đến một thứ
sáng tác chuyên dành cho các “triển lãm” và một loạt nghệ sĩ chuyên
đoạt “giải thưởng”, dẫn đến việc hoạt động này ngày càng lạc hậu, xa
rời cộng đồng.
Triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm
Trước năm 1985, các nghệ sĩ chưa từng có triển lãm cá nhân, và họ
chỉ giới thiệu nghệthuật qua triển lãm toàn quốc. Các hoạ sĩ Bùi Xuân
Phái, Nguyễn Sáng và Nguyễn Tư Nghiêm là những người đầu tiên
được làm triển lãm cá nhân vào năm 1986. Các triển lãm cá nhân và
nhóm sau thời Đổi mới, ngoài việc nghệ sĩ tự giới thiệu nghệthuật của
mình ra công chúng, còn có vai trò lớn trong việc giới thiệu văn hoá
Việt Nam ra thế giới từ khi mở cửa, như những triển lãm nhóm “Gang
of Five” của Đặng Xuân Hoà, Hà Trí Hiếu nhóm “Năm hoạ sĩ” Hà Nội
của Đinh Quân, Nguyễn Quốc Hội, Phạm Ngọc Minh và các triển lãm
cá nhân của Nguyễn Quân, Nguyễn Xuân Tiệp, Lương Xuân Đoàn, Lê
Huy Tiếp, Đinh Ý Nhi, Trương Tân, Vũ Thăng cùng nhiều nghệ sĩ
khác. Dù những triển lãm này ít nhiều còn phổ biến ngoài giới nghệ
thuật, đây vẫn là sự mới mẻ đối với cộngđồng xã hội, khi họ bắt đầu có
cơ hội thưởng thức nghệthuật đích thực đầy cá tính và sáng tạo với tư
duy mới, nằm ngoài tính chính trị và ngôn ngữ tập thể cũ kỹ. Đến
những năm gần đây, khi văn hoá trở nên đa chiều, nghệthuật bắt đầu
phổ quát, công chúng đòi hỏi cao hơn về chất lượng tác phẩm và
thưởng thức, vai trò các triển lãm nhỏ bắt đầu suy giảm. Số lượng triển
lãm ngày càng nhiều mà thời gian diễn ra ngắn, nghệthuật không có cơ
hội được nghiên cứu kỹ lưỡng và công chúng cũng không có cơ hội
được thưởng thức trọn vẹn.
Nghệthuật mới cho một xã hội mới
Tượng đài Cây chổi viết
Tượng đài Olympic 1990 - Albert Palay
Khi những hình thức hoạt động cũ không còn phù hợp, nghệthuật
cộng đồng tự tìm đến những ý tưởng mới, hình thức mới và con đường
mới đến với xã hội. Hoạt động bảo tàng hiện đại, trại sáng tác
(workshop), dự án nghệ thuật, nghệthuật đường phố (như graffiti)
xuất hiện, đưa nghệthuật tương tác và thâm nhập vào xã hội một cách
trực tiếp hơn và mạnh mẽ hơn.
Bảo tàng nghệthuật hiện đại không còn là nơi lưu giữ những bức
tranh và pho tượng một cách ngay ngắn, chờ đợi người đến xem một
cách thụ động, mà trở thành một trung tâm văn hoá nghệ thuật, nơi
triển lãm và giới thiệu những sáng tác mới, khuynh hướng mới của
nghệ sĩ đương đại. Hoạt động bảo tàng phải liên tục và sôi nổi như một
thực thể sống và trong đó, người dân có thể trực tiếp tham quan nghệ sĩ
sáng tác, hoặc tham dự vào nghệthuật như một phần của các tác phẩm,
cộng đồng được hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp qua việc thưởng
thức nghệthuật đa chiều như vậy. Điều vẫn chưa xảy ra ở các bảo tàng
nghệ thuật Việt Nam.
Tác phẩm Cổng Đám Mây của nhà điêu khắc Anish Kapoor (Chicago-
Hoa Kỳ)
Trại sáng tác (workshop) là hình thức hoạt độngnghệthuậtcộng
đồng có tính lưu động và tương tác cao diễn ra trong những năm gần
đây. Sau 1997, các trại sáng tác điêu khắc ngoài trời được tổ chức
thường xuyên, bắt đầu từ ba trại điêu khắc trong dịp festival Huế các
năm 1998, 2002 và 2005, sau đó tác phẩm được để lại hai bên bờ con
sông Hương. Trại điêu khắc An Giang hai năm 2003 và 2005, là một
mô hình tổ chức mới liên kết giữa chính quyền địa phương và doanh
nghiệp, mời các nhà điêu khắc trong nước và quốc tế đến sáng tác với
dự định thành lập một công viên điêu khắc cho tỉnh. Phong trào làm trại
sau đó lan ra nhiều nơi như Vũng Tàu, Đà Lạt, Việt Trì, Nha Trang, Đà
Nẵng như một trào lưu đầy hứa hẹn về nghệthuậtcộng đồng, trong đó
người dân được tiếp xúc với nghệ sĩ trong quá trình sáng tác, các tác
phẩm được đặt để ở nơi côngcộng như một sự miễn phí về nghệ thuật.
Tuy nhiên, phần lớn các trại cho đến hiện tại chưa đạt hiệu quả mong
muốn, dẫn đến trở thành một thứ nghệthuật phong trào kiểu khác, mất
đi tính xã hội hoá và chất lượng nghệ thuật.
Dự án nghệthuật là khái niệm mới xuất hiện chừng năm năm ở
Việt Nam, khởi đầu từ những chương trình văn hoá cộngđồng của các
đại sứ quán và nhà văn hoá nước ngoài, sau đó là vai trò của một số
nghệ sĩ tiền phong và vài trung tâm nghệthuật tư nhân. Miền Bắc khởi
xướng là hoạ sĩ Trần Lương hoạt động ban đầu ở trung tâm Nghệthuật
đương đại (Hà Nội), Nhà sàn Đức quy tụ nhiều nghệ sĩ trẻ khát vọng về
nghệ thuật mới, Nguyễn Minh Phước với Ryllega, sau đó trong Nam có
Nguyễn Như Huy và Zero Station, gần đây là Ngô Lực, Himiko
Nguyễn. Những dự án khởi đầu có quy mô nhỏ, mang tính thể nghiệm
nghệ thuật sắp đặt và trình diễn, mời một vài người dân tham gia tương
tác với nghệ sĩ, sau đó mở rộng về cự li và mang tính xã hội nhiều hơn
[...]... đem nghệthuật lên vùng cao, dự án sắp đặt lớn tại mỏ than Mạo Khê năm 2003, dự án graffiti đường phố Các dự án nghệthuật ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, dầu quy mô vẫn nhỏ, song vẫn là hoạt động có tính khả thi và triển vọng nhất Ở đây, chưa bàn tới một vài yếu tố cho nghệ thuậtcộngđồng như đầu tư từ Nhà nước và doanh nghiệp, quy hoạch không gian công cộng, giáo dục thẩm mỹ, năng lực nghệ thuật. .. doanh nghiệp, quy hoạch không gian công cộng, giáo dục thẩm mỹ, năng lực nghệthuật nhưng có một điểm quan trọng là nhận thức sâu sắc về lợi ích cho cộngđồng Chỉ khi mỗi cá thể trong cộngđồng gắn lợi ích của mình vào lợi ích chung, nghệ thuậtcộngđồng mới có cơ hội phát triển, và xã hội mới thu được lợi ích đáng có . Nghệ thuật cộng đồng
Nghệ thuật cần thay đổi như xã hội thay đổi
Nghệ thuật cộng đồng bắt nguồn từ những công trình công cộng
cho một cộng đồng. thể coi là công trình công cộng lớn, và yếu tố
nghệ thuật trong đó có tính cộng đồng rõ rệt. Sự xuất hiện của nghệ
thuật công cộng là tín hiệu của một