Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng - Trao đổi chất là quá trình sinh vật lấy các chất cần thiết từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tr
Trang 1A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM – Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
I Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Trao đổi chất là quá trình sinh vật lấy các chất cần thiết từ môi trường, biến đổi chúng thành các
chất cần thiết cho cơ thể và trả lại môi trường các chất thải
- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác
1 Vai trò
- Cung cấp nguyên liệu cho sự hình thành chất sống, cấu tạo nên tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan
và cơ thể sinh vật
Ví dụ: lipid trong thức ăn cung cấp nguyên liệu cho việc xây dựng màng tế bào
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật
Ví dụ: chất hữu cơ trong thức ăn chuyển hóa thành ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động bơi lội
- Bài tiết các chất dư thừa, chất độc hại ra ngoài môi trường nhằm đảm bảo hoạt động sống bình thường của cơ thể
Ví dụ: cơ thể bài tiết muối, urea, uric acid, ra ngoài môi trường
2 Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Thu nhận các chất từ môi trường
Ví dụ: lá cây ở thực vật có vai trò hấp thu năng lượng ánh sáng và CO2
- Vận chuyển các chất
Ví dụ: ở động vật, chất dinh dưỡng và oxygen được vận chuyển đến các tế bào cơ thể nhờ hệ tuần hoàn
- Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng
Ví dụ: chuyển hóa tinh bột thành glucose ở động vật
TÀI LIỆU ÔN THI GIỮA KÌ I MÔN SINH HỌC – LỚP 11
Trang 2+ Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
Ví dụ: quá trình quang hợp ở thực vật giúp tổng hợp các đại phân tử như carbohydrate, lipid, protein, ở cả động vật và thực vật
+ Phân giải các chất và giải phóng năng lượng
Ví dụ: tế bào phân giải các hợp chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào
- Đào thải các chất ra ngoài môi trường
Ví dụ: thực vật ngập mặn thải lượng muối thừa qua các mô tiết ở lá; động vật thải nước tiểu, phân
ra khỏi cơ thể qua cơ quan tiêu hóa
3 Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
a Giai đoạn tổng hợp
- Nguồn năng lượng khởi đầu trong sinh giới là
năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng)
- Thực vật quang hợp để chuyển hóa quang năng
thành hóa năng chứa trong các liên kết hóa học của
các hợp chất hữu cơ
- Động vật lấy năng lượng (hóa năng) sẵn có trong
thức ăn
b Giai đoạn phân giải
- Các hợp chất hữu cơ phức tạp (protein, lipid,
carbohydrate, ) được phân giải thành các hợp chất
đơn giản thông qua quá trình dị hóa
- Năng lượng chứa trong các liên kết hóa học của các hợp chất hữu cơ phức tạp được giải phóng tích lũy trong ATP và thoát ra ngoài dưới dạng nhiệt năng
c Huy động năng lượng
- Năng lượng tích lũy trong ATP được huy động tham gia vào các quá trình sinh lí như trao đổi chất, vận động, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, của cá thể
4 Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào và cơ thể có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại, phát triển và thống nhất với môi trường
Trang 35 Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Tự dưỡng là phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở nhóm sinh vật có khả năng
tự tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ
- Dị dưỡng là phương thức sinh vật lấy chất hữu cơ từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ sinh vật dị dưỡng khác để tiến hành trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Nguồn năng lượng Nguồn carbon Ví dụ Quang tự dưỡng
Ánh sáng
CO2 Tảo, vi khuẩn lam
Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2 Vi khuẩn nitrat hóa
Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Động vật nguyên sinh
II Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
1 Vai trò của nước và khoáng ở thực vật
a Vai trò của nước
- Là thành phần cấu tạo của tế bào, chiếm hơn 70% khối lượng cơ thể
- Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển vật chất trong cây
- Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật
- Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa
b Vai trò của các nguyên tố khoáng
- Cấu trúc cơ thể thực vật, điều tiết các quá trình sinh lý, trao đổi chất trong cây
Trang 4- Khi bị thiếu hụt một nguyên tố khoáng (đa lượng hay vi lượng), cây có biểu hiện có thể quan sát được bằng mắt thường dẫn đến bị suy giảm sinh trưởng và phát triển
*Vai trò của một số nguyên tố khoáng thiết yếu: xem trong sách giáo khoa
2 Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật
a Sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ
Hấp thụ khoáng
Hấp thụ nước
Cơ chế thụ động Cơ chế chủ động
Các ion khoáng từ môi trường
đất vào rễ theo cách hút bám
trao đổi hoặc di chuyển theo
dòng nước từ nơi có nồng độ
cao đến nơi có nồng độ thấp
Các ion khoáng từ môi trường đất có nồng độ thấp di chuyển vào dịch bào có nồng độ cao hơn nhờ các chất vận chuyển
và cần cung cấp năng lượng
Theo cơ chế thẩm thấu:
Nồng độ chất tan tế bào lông hút > dung dịch đất → nước vận chuyển thụ động từ đất vào lông hút
Sự vận chuyển nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường:
- Con đường tế bào chất: sau khi vào tế bào lông hút, nước và chất khoáng sẽ di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp của vỏ rễ thông qua các cầu sinh chất để vào mạch gỗ của rễ
Trang 5- Con đường gian bào: nước và khoáng di chuyển qua thành của các tế bào và các khoảng gian bào
để vào bên trong Khi qua lớp nội bì có đai caspary không thấm nước giúp điều tiết lượng nước và khoáng đi vào mạch gỗ của rễ
b Sự vận chuyển các chất trong cây
Cấu tạo Cấu tạo từ hai loại tế bào chết: quản bào
và mạch ống, thành tế bào thấm lignin
Các tế bào rây nối liền với nhau, xung quanh ống rây là các tế bào kèm
Thành phần
Nước, các chất khoáng hòa tan và một
số chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ
Các chất hữu cơ tổng hợp từ lá, các hormone, vitamin và các ion khoáng
di động
Hướng vận
chuyển
Hướng xuống dưới (cùng chiều trọng lực)
Hướng lên trên (ngược chiều trọng lực)
Động lực
Sự phối hợp của 3 lực:
+ Lực đẩy của rễ (do áp suất rễ) + Lực kéo của lá (do thoát hơi nước)
Sự chênh lệch gradient nồng độ của các chất vận chuyển
Trang 6+ Lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa phân tử nước với thành mạch dẫn
c Sự thoát hơi nước ở lá
- Vai trò:
+ Tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ kéo nước và khoáng vận chuyển từ rễ lên các bộ phân của cây
+ Hạ nhiệt độ bề mặt lá, đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
+ Sự mở khí khổng tạo điều kiện cho sự trao đổi khí CO2 và O2 giữa cơ thể với môi trường
Qua khí khổng Qua lớp cutin
Khả năng điều chỉnh Bởi sự đóng mở khí khổng Không được điều chỉnh
3 Dinh dưỡng nitrogen ở thực vật
Vai trò
- Là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
- Là thành phần tham gia cấu tạo nhiều hợp chất sinh học quan trọng
- Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất của tế bào thực vật
Nguồn cung cấp
- Trong tự nhiên: N2 khí quyển và các dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ
- Thực vật hấp thu chủ yếu ở 2 dạng: NH4+ và NO3-
Quá trình biến
đổi nitrate và
ammonium
Quá trình khử nitrate trong cây:
Quá trình đồng hóa ammonium trong cây:
Trang 7Keto acid + NH4+ → Amino acid Amino acid + Keto acid → Keto acid + Amino acid Amino acid + NH4+ → Amide
Amide + Keto acid → Amino acid + Amino acid
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật
Ánh sáng
- Thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá
- Tạo động lực đầu trên
- Cần cho quang hợp, cung cấp nguyên liệu cho hô hấp, qua đó giải phóng năng lượng cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất trong cây
→ Trong trồng trọt cần đảm bảo mật độ gieo trồng, hướng phơi sáng, độ che bóng, nhằm đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng theo nhu cầu của cây
Nhiệt độ
- Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của mỗi loài thực vật, tốc độ hấp thụ nước
và nguyên tố khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ
→ Cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng
- Khi trời rét cần che chắn cho cây trồng và bóng bổ sung phân giàu K
Độ ẩm
- Độ ẩm tăng, sự hấp thụ nước của rễ càng mạnh
- Nếu lượng nước tăng quá mức gây ngập úng, ngược lại khi độ ẩm của đất quá thấp sẽ gây khô hạn
→ Cần tưới đủ nước cho cây trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt
Tính chất
của đất
- Độ thoáng khí của đất làm tăng hàm lượng O2 trong đất → rễ hô hấp mạnh, cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho sự hút nước và khoáng
- Nồng độ dung dịch đất phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho sự hấp thụ nước và khoáng của rễ
→ Cần làm tơi xốp đất nhằm tăng độ thoáng khí cho đất
- Bón vôi để điều chỉnh độ pH cho đất chua phèn
Trang 8III Quang hợp ở thực vật
1 Khái quát
Khái niệm
Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ (C6H12O6) từ CO2 và nước đồng thời giải phóng
O2
Phương trình
Vai trò
- Cung cấp nguồn chất hữu cơ đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và dưỡng khí của hầu hết các sinh vật trên Trái Đất
- Tạo ra chất hữu cơ làm nguồn thức ăn cho chính cơ thể thực vật
- Cung cấp nguồn chất hữu cơ và O2 đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và dưỡng khí của hầu hết các sinh vật trên Trái Đất
- Cân bằng O2/CO2 trong khí quyển
Hệ sắc tố
quang hợp
- Nằm trên màng thylakoid:
+ Chlorophyll a (trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi quang năng thành hóa năng) và chlorophyll b
+ Carotenoid: carotene và xanthophyll
2 Quá trình quang hợp ở thực vật
Nơi diễn ra Màng thylakoid Chất nền lục lạp
Trang 9Điều kiện Cần có ánh sáng Không cần ánh sáng
Nguyên liệu Ánh sáng, nước, ADP, NADP+ ATP, NADPH, CO2
Sản phẩm ATP, NADPH, O2 Chất hữu cơ, ADP, NADP+, H2O
Con đường cố định CO2 ở thực vật C3, C4 và CAM
Nơi xảy ra Tế bào mô giậu Tế bào mô giậu và tế
bào bao bó mạch Tế bào mô giậu
Chất nhận
CO2 đầu tiên
Ribulose 1,5 biphosphate (RuBP)
Phosphoenol pyruvate
(PEP)
Phosphoenol pyruvate
(PEP)
Sản phẩm đầu
tiên Hợp chất 3 carbon Hợp chất 4 carbon Hợp chất 4 carbon
Hiệu suất
Đại diện Lúa, khoai, sắn, đậu, Mía, ngô, rau dền, Xương rồng, thanh
long,
3 Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quang hợp
Ánh sáng
- Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau
- Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại
- Quang hợp xảy ra tại vùng ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ:
+ Tia sáng xanh tím kích thích quá trình tổng hợp amino acid, protein
+ Tia ánh sáng đỏ kích thích quá trình tổng hợp carbohydrate
Trang 10- Cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đỏ cho hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng xanh tím
Nồng độ CO2
- Điểm bù CO2: nồng độ CO2 mà tại đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau
- Điểm bão hòa CO2: nồng độ CO2 mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại
Nhiệt độ
- Trong điều kiện thuận lợi, khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp ở thực vật C3 tăng dần và đạt mức cực đại ở nhiệt độ tối ưu, sau đó nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp sẽ giảm
IV Hô hấp ở thực vật
Khái niệm
Là quá trình oxi hóa hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể
Phương trình C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (ATP + nhiệt)
Vai trò
- Cung cấp năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động sống của tế bào
và cơ thể
- Giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt năng giúp duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống
- Tạo ra các sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho các quá trình khác trong cơ thể
- Tăng khả năng chống bệnh của thực vật
Một số yếu tố
ảnh hưởng đến
hô hấp
- Nước: ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp vì nước là nguyên liệu, dung môi và môi trường diễn ra các phản ứng hóa học cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hô hấp thông qua ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme tham gia xúc tác các phản ứng
Trang 11- Nồng độ O2 và CO2: nếu nồng độ O2 giảm xuống dưới 5% thì cường độ
hô hấp giảm, cây chuyển sang phân giải kị khí Nếu nồng độ CO2 trong không khí tăng cao sẽ ức chế quá trình hô hấp
Một số biện pháp bảo quản hạt và nông sản:
- Bảo quản lạnh, bảo quản khô, bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 thấp
Các con đường hô hấp ở thực vật:
Hô hấp
hiếu
khí
Đường
phân
- Xảy ra ở tế bào chất
- Từ 1 phân tử glucose phân giải thành 2 phân tử pyruvate và thu được 2 ATP, 2 NADH
Chu
trình
Krebs
- Xảy ra tại chất nền ti thể
- Biến đổi thành 2 acetyl CoA, a NADH và 2 CO2 đi vào chu trình Krebs
- Mỗi phân tử acetyl CoA bị chuyển hóa hoàn toàn giải phóng ra 2 CO2, 3 NADH, 1 FADH2, 1 ATP
Chuỗi
truyền
electron
- Diễn ra ở màng trong ti thể
- Các phân tử NADH và FADH2 sẽ tham gia vào chuỗi truyền electron hô hấp và quá trình phosphoryl hóa oxi hóa diễn ra ở màng trong ti thể, tạo ra ATP và H2O
Lên
men
Gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men; trong đó giai đoạn đường phân tương tự như hô hấp hiếu khí
Ở giai đoạn lên men: pyruvate trong điều kiện không có O2 sẽ lên men tạo thành ethanol hoặc lactate
IV Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
1 Quá trình dinh dưỡng
Trang 122 Các hình thức tiêu hóa ở động vật
Tiêu hóa ở động vật
chưa có hệ tiêu hóa
- Quá trình tiêu hóa là tiêu hóa nội bào (bên trong tế bào)
- Đại diện: trùng biến hình, trùng roi,
Tiêu hóa ở động vật
có túi tiêu hóa
- Quá trình tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào kết hợp nội bào
- Đại diện: ngành ruột khoang, giun dẹp,
Tiêu hóa ở động vật
có ống tiêu hóa
- Quá trình tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào thông qua:
+ Tiêu hóa cơ học: là các động tác như cắn, xé, nhai, sự co bóp dạ dày,
nhu động ruột,
+ Tiêu hóa hóa học: là tác động của các enzyme có trong dịch tiêu hóa
để phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành những hợp chất đơn giản hơn
+ Tiêu hóa vi sinh vật: là nhờ các tác động của vi sinh vật hữu ích có
trong dạ dày hoặc ruột để tiêu hóa thức ăn
3 Ứng dụng trong việc chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa
a Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Đủ năng lượng
- Đủ các chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng
b Vai trò của thực phẩm sạch
- Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
- An toàn cho người sử dụng
Thải chất cặn bã
Trang 13Nguyên nhân:
- Do ăn uống không đúng cách - Chế độ ăn uống không cân đối
- Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh - Lối sống không tích cực
Cách phòng tránh:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Ăn uống hợp vệ sinh, tránh các tác nhân gây hại cho cơ quan tiêu hóa
- Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí đảm bảo đủ dinh dưỡng
- Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; sau ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí
để sự tiêu hóa đạt hiệu quả
V Hô hấp ở động vật
1 Khái quát
- Hô hấp là quá trình lấy O2 liên tục từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo ra năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài
- Vai trò:
+ Lấy O2 từ môi trường bên ngoài cung cấp cho tế bào, tham gia vào sự oxi hóa trong tế bào bằng các phản ứng sinh hóa tạo năng lượng cho các hoạt động sống
+ Thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa trong tế bào ra ngoài môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường bên trong cơ thể
2 Các hình thức trao đổi khí
Trao đổi khí qua bề
mặt cơ thể
- Là hình thức trao đổi khí mà O2 và CO2 được khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào hoặc lớp biểu bì bao quanh cơ thể
- Đại diện: sinh vật đơn bào, ruột khoang, bọt biển, giun tròn,
Trao đổi khí qua hệ
thống ống khí
- Là hình thức trao đổi khí mà không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể Ngược lại, CO2 từ các tế bào khuếch tán vào các ống khí và di chuyển ra ngoài qua các lỗ thở
- Đại diện: ruồi, ong, châu chấu, dế mèn,