Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận lạc nhân có độ ẩm là 9%, Công ty A phải cung cấp chứng từ cho Công ty B trong vòng 5 ngày sau ngày giao hàng; địa điểm kiểm tra số lượng, chất lượng ở
Trang 1Tinh hu ng 01: ống 01:
Tinh hu ng 01: ống 01:
VỀ VIỆC GIAO HÀNG KHÔNG THỂ SỬ DỤNG ĐƯỢC.
Tóm tắt sự việc:
Công ty A ( Việt Nam ) ký hợp đồng bán cho công ty B ( Nga ) 105 MT lạc nhân theo điều kiện CIF cảng Vladivostok Tổng trị giá hợp đồng là 75.600 USD, giao hàng bằng
container trong tháng 10 tại cảng Sài Gòn Hình thức thanh toán TTR trả ngay khi nhận bộ chứng từ
Trang 2Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận
lạc nhân có độ ẩm là 9%, Công ty A phải cung cấp chứng từ cho Công ty
B trong vòng 5 ngày sau ngày giao hàng; địa điểm kiểm tra số lượng,
chất lượng ở cảng Vladivostok là
cuối cùng.
Trang 3Ngày 15/10, Công ty A giao 105 MT lạc nhân và được Vinacontrol cấp Giấy
chứng nhận số lượng, trọng lượng,
chất lượng có các chỉ tiêu đúng như
hợp đồng quy định Hàng được chở
đến cảng Vladivostok vào ngày 30/10 và đã được công ty B thanh toán số
tiền này theo chứng từ xuất trình
Trang 4Ngày 5/11, Công ty B bán lô hàng này lại cho công ty C ( Nga ) và ngày 15/11
công ty C mời Tổ chức giám định Nga kiểm tra số lạc nhân này tại kho hàng của cảng Vladivostok Theo chứng thư của cơ quan này thì lạc nhân có độ ẩm là 12%, lạc mốc, mọc mầm, hư thối
không thể sử dụng được phải hủy bỏ
Trang 5Công ty B báo cho công ty A biết vấn đề này và thông báo đòi lại số tiền hàng đã thanh toán cho công ty A đồng thời
tuyên bố đã hủy bỏ lô hàng trên theo
yêu cầu của cơ quan giám định Công ty
A bác bỏ ý kiến này do đó công ty B
khởi kiện công ty A
Theo anh ( chị ), sự việc này sẽ giải quyết như thế nào?
Trang 6TÌNH HUỐNG 2:
VỤ KIỆN VỀ VIỆC KHÔNG GIAO HÀNG.
Tóm tắt sự việc:
Ngày 1/9, Công ty X ( Việt Nam ) ký hợp đồng mua 20.000 MT cement của công ty Y ( Philippine ) với giá 54 USD/ MT CFR cảng Quy Nhơn, giao hàng vào tháng 10 Thanh toán bằng L/C không hủy
ngang trả ngay L/C phải được mở trước ngày
15/9/2008.
Trong điều khoản về bất khả kháng hai bên có thỏa thuận bên nào bị rơi vào trường hợp bất khả kháng cụ thể được liệt kê trong hợp đồng (trong đó có lũ lụt) thì được miễn trách nhiệm.
Trang 7Trong điều khoản về phạt vi phạm, hai bên thỏa thuận nếu bên bán chậm giao hàng thì phải chịu phạt 0,02%/ ngày trên trị giá lô hàng giao chậm
Ngày 10/9, Công ty X đã mở L/C cho công ty
Y
Ngày 15/9, Công ty X bán lại số cement trên cho công ty Z ( Việt Nam ) với giá 960.000 đồng/ MT, giao hàng tay ba tại cảng Quy Nhơn, thủ tục nhập khẩu, xếp hàng lên
phương tiện vận tải cho bên mua do người bán chịu
Trang 8Thời hạn giao hàng trong tháng10 Công ty Z phải đặt cọc cho công ty X 200 triệu đồng
tiền mặt và sẽ thanh toán toàn bộ tiền hàng cho người bán bằng séc chuyển khoản ngay sau khi hàng đã dỡ khỏi tàu tại cảng Quy
Nhơn Nếu người bán không giao hàng thì
phải trả cho người mua gấp đôi tiền đặt cọc (
400 triệu đồng tiền mặt ) ngay sau khi hết
thời hạn giao hàng quy định trong hợp đồng
Trang 9Ngày 15/10, công ty Y thông báo cho công ty X biết là họ không thể giao số cement nói trên và thông báo cho công ty X biết lý do không giao hàng được
vì họ bị rơi vào trường hợp bất khả kháng là bị lũ lụt và đề nghị hủy bỏ hợp đồng.
Đến hết tháng 10, công ty Z không nhận được hàng của công ty giao nên khiếu nại công ty X và buộc công ty X phải trả 400 triệu đồng như đã thỏa thuận
vì đã không có hàng giao theo hợp đồng Nếu
không, công ty Z sẽ kiện công ty ra Tòa Kinh tế để xét xử.
Theo anh ( chị ), sự việc này sẽ giải quyết như thế
nào?