Tuy nhiên, đây là đề tài cấp cơ sở, thời gian và kinh phí còn hạn hẹp nên đề tài sẽ chỉ phân tích những tác độngpháp lý của nước biển dâng trong luật biển quốc tế trong 3 vấn đề: quy chế
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG
NHỮNG TÁC ĐỘNG PHÁP LÝ CỦA
NƯỚC BIEN DANG TRONG LUAT BIEN QUOC TE
-LIEN HE VOI VIET NAM
MA SO: DTCB.28/21-DHLHN
Chủ nhiệm đề tài: ThS Trần Thị Thu Thuy
Thư ký đề tài: ThS Phạm Thị Bắc Hà
HÀ NỘI - 2022
Trang 2DANH SÁCH CÁC TÁC GIÁ THAM GIA THUC HIỆN DE TÀI
STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC TƯ CÁCH
I | ThS Trân Thị Thu Thuỷ Trường Đại học Luật Hà Nội | Chủ nhiệm
2 | ThS Pham Thi Bac Hà Trường Dai học Luật Hà Nội | Thư ky
3 | GS TS Nguyễn Hồng Thao Học viện Ngoại giao Thành viên
4 | TS Nguyễn Toàn Thang Trường Đại học Luật Hà Nội | Thành viên
5 | NCS ThS Trân Hữu Duy Minh | Học viện Ngoại giao Thành viên
6 | Th§ Võ Ngọc Diệp Học viện Ngoại giao Thành viên
Trang 3DANH SÁCH CÁC CHUYEN DE CUA DE TÀI NGHIÊN CỨU
Thực trạng nước biên dâng và môi liên hệ giữa
nước biên dâng với các vân dé trong Luật Biên
quôc tê
ThS Trần Thị Thu Thuỷ & ThS.Phạm Thị Bắc Hà
Tác động pháp lý của nước biên dâng đến quy
chế pháp lý của đảo và các thực thé, cấu trúc
trên biển — Thực trạng tại một sé quéc gia va
liên hệ với Việt Nam
GS TS Nguyễn Hồng Thao
Tác động pháp lý của nước biển dâng đến
đường cơ sở và các ranh giới ngoài của các
vùng biển được xác định từ đường cơ sở - Thực
trạng tại một số quốc gia và liên hệ với Việt
Nam
NCS ThS Trân Hữu Duy Minh
Tác động pháp lý của nước bién dâng đến
đường phân định biển giữa các quốc gia — Thực
trạng tại một sỐ quốc gia và liên hệ với Việt
Trang 4MỤC LỤCPhần thứ nhấtBAO CAO TONG HOP CUA DE TÀIDANH MUC TU VIET TAT 2GIỚI THIEU CHUNG VE DE TAI NGHIÊN CUU 1
I Tinh cấp thiết của dé tài 1
2 Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của dé tài 4
2.1 Tinh hình nghiên cứu trong nƯỚC c5 3c + *+SEEerrrrrrrrrrrrreeves 4 2:2 Tình hình nghiền cứu Hgöái:HƯỚ se sseceseidantiiooiB GAT0104035338X048811488%3800834388013s51 6
3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài 12
3 Mig dich nghiên cứu của đŠÏồI, ————ii.rmrrre 12 3.2 Mục tiêu nghiên cứu của dé tài - óc t1 v2 1 11111 rrrreg 13
4 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 13
Als - CAGH EHQfYBlllzmamamsmimiindrktntiiiimiEEEiNDHDUELOAENSSHIENGEĐIENGEOSESGMEEISĐGEWVSEIRSNOAEBSS 13 4.2 Phương pháp nghiên CỨU 2 2c 32113311 E111 E111 rrrvre 13
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
5.1 _ Đôi tượng nghiÊn CỨU G- c 1112211131101 13 111 1111 11 811 8 1 1H ng vn ry 14 5.2 Pham vi nghién CU na 14
6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 14CÁC KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐÈ T.ÀI 16
I Khái quát về nước biển dâng nen 16
1.1 Dinh nghĩa và nguyên nhân dan den tình trạng nước biên dang 16 1.2 Thực trạng và dự báo tình hình nước biên dâng trên toàn câu 21 1.3 Tinh hình nước biên dâng tại Việt Nam 525 + + sscsseeeersereses 25
II Tác động của nước biển dâng trong luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam28
2.1 Tac động của nước biển dâng đến đường cơ sở và ranh giới ngoài các vùngbiển 29
2.2 Tac động của nước biên dâng đến quy chế pháp ly của dao và các cau trúc,thực thé trên biỀn - 5-5: t2EtSESE5E12EEE151215511121151115111115111111111111111111111 1xx xE.442.3 Tác động của nước bién dâng đến đường ranh giới là kết quả của phân định
biên 49
2.4 Tác động của nước biển dâng tại Việt Nam - S5 sssssssereses 60
HI Giải pháp pháp lý ứng phó với tac động của nước biển dâng trong luậtbiển quốc tế - gợi mở cho Việt Nam 713.1 _ Thực tiễn một số quốc gia ứng phó với tác động của nước biển dang trong
Wt 8012:0:010xã: HD 4 723.2 Giải pháp pháp lý ứng phó với tác động của nước biển dâng trong luật biểnTHÍ can E66 z6 cöin E6 öEnnniannsrrireEasnrnirairnrsarrzseazs 77
Trang 5KET LUẬN 91
PHU LUC 1 93
PHU LUC 2 96
PHU LUC 3 102
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 106
Phan thir haiBAO CAO TOM TAT CUA DE TAI
3 Khái quát về nước biển dâng .- «<< +5 << + s222<eeess 119
4 Tác động pháp lý của nước biển dâng trong luật biển quốc tế - 121
5 Một số đề xuất pháp lý dé ứng phó với tác động của nước biển dâng trong luật
19:81/0001901 2225 ee .- 129
Phần thứ baNỘI DUNG CÁC CHUYEN ĐÈ NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI
Chuyên đề 1
Thực trạng nước biên dâng va môi liên hệ giữa nước biên dâng với các van dé trong
18073007706 2272777 a 132Chuyên đề 2
Tác động pháp lý của nước biển dâng đến quy chế pháp lý của đảo và các thực thé,
cau trúc trên biên — thực trạng tại một sô quôc gia và liên hệ với Việt
Chuyên đề 3
Tác động pháp lý của nước biên dâng đên đường cơ sở và ranh giới ngoài của các
vùng biển được xác định từ đường cơ sở - thực trạng tại một số quốc gia và liên hệ
VỚI Viet NHÏHcsseccsexss5665566565066 210656565065 065 6655068/058.45/64/6068513)65 3 44I6088 40601/980404/653186 184
Chuyên đề 4
Trang 6Tác động pháp lý của nước biển dâng đến đường phân định biễn giữa các quốc gia
— thực trang tại một số quốc gia và liên hệ với Việt Nam - - - - - 212Chuyên đề 5
Tác động của nước biển dâng trong luật biển ở Việt Nam - - - 243
Trang 7BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BAO CAO TONG HỢP
DE TÀI NGHIÊN CUU KHOA HỌC CAP TRUONG
NHUNG TAC DONG PHAP LY CUA NƯỚC BIEN DANG TRONG LUAT BIEN QUOC TE -
LIEN HE VOI VIET NAM
HA NỘI - 2022
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT
Tên viết tắt | Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
EEZ Exclusive Economic Zone Vùng đặc quyên kinh tếICJ International Court of Justice | Toà án Công ly quốc tế của
Liên hợp quốcILA International Law Association | Hiệp hội Luật pháp quốc tếILC International Law | Uỷ ban Luật quốc tế của Liên
Commission hop quécIPCC Intergovernmental Panel on | Uỷ ban liên chính phủ về biên
Climate Change đổi khí hậuITLOS International Tribunal for the | Toà án Luật biên quốc tế
Law of the SeaPIF Pacific Islands Forum Hiệp hội các quốc dao Thai
Bình DươngSIDS Small Island Developing | Quốc đảo nhỏ đang phát triển
StatesUNCLOS United Nations Convention on | Công ước của Liên hợp quốc
the Law of the Sea về luật biểnVCLT Vienna Convention on the| Công ước Viên về luật điều
Trang 9GIỚI THIỆU CHUNG VE DE TÀI NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hình thành từ hàng triệu năm trước, bién và đại dương đóng vai trò quantrọng trong cuộc sống cua con nguoi Biển tao ra hon một nửa nguồn oxy machúng ta thở hang ngày, cung cấp một nguồn hải san da dang, giúp vận chuyển3/4 hàng hoá tiêu dùng, và chứa đựng trong lòng nó các nguồn tài nguyên thiếtyếu như dầu mỏ Liên Hiệp Quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển,với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biên từ 10 mét trở
xuông!
Về diện tích, biển và đại dương bao phủ 72% bề mặt Trái đất Mực nướcbiển của Trái đất không phẳng lặng mà luôn có sự lên xuống hằng ngày và hằnggiờ, mỗi khu vực có một biên độ khác nhau Sự thay đôi ay do tác động đồng thờicủa nhiều yếu tố, bao gồm thủy triều, anh hưởng của gió và bão, và tác động củakhí hậu Trong khi thủy triều hay nước dang do gió và bão dé nhận quan sát được
bằng mắt thường do có biên độ lớn, thì sự thay đôi mực nước do tác động của khí
hậu tương đối khó nhận biết
Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, trong trường hợp toàn cầu hoànthành cam kết trong Thỏa thuận khí hậu Paris 2015, giới hạn nhiệt độ Trái đấttăng không quá 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, mực nước các đại dương sẽdâng trung bình 0,5m vào năm 2100 và 2m vào năm 2300 Tuy nhiên nếu cácnước không hoàn thành được nhiệm vụ kiểm soát nhiệt độ toàn cầu, Trái đất cóthé tăng 3,5°C đến năm 2100, khi đó nước biến sẽ dâng 1,3m Cũng theo kịch bannày, đến năm 2300 khi hang ti tan băng tại Tây Nam Cực va Greenland tan chảy,
mực nước biên có thê dâng cao đên hơn 5m Khi đó, hình dạng bờ biên trên Trái
! Luu Quang Hưng, Nước biển dâng: Bài toán khó can giải trong thế kỷ 21, truy cập tại:
https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Nuoc-bien-dang-Bai-toan-kho-can-giai-trong-the-ky-2 23083
Trang 101-đất sẽ thay đối hoàn toàn, không chỉ các thành phố mà nhiều quốc gia ven biểnhoàn toàn có thé bị xoá số khỏi ban đồ thé giới”.
Nước biển dâng hiện nay là một chủ đề được cộng đồng quốc tế rất quantâm, vì hiện tượng thiên nhiên này có nhiều liên quan tới các vấn đề quan trọngcủa luật quốc tế Tháng 12/2019, Uỷ ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc (ILC)
đã đưa chủ đề “Sea-level rise in relation to international law” (Nước biển dângtrong mối quan hệ với luật quốc tế) vào chương trình làm việc của mình và đãthành lập một nhóm nghiên cứu Báo cáo đầu tiên dài 80 trang của nhóm đượccông bố ngày 28/2/2020 Tiếp đó, chủ đề “Addressing the Law of the SeaChallenges of Sea Level Rise” (Đối phó với các thách thức luật biển từ hiện tượngnước biển dâng) cũng đã được đưa thành riêng một phiên thảo luận trong Hộinghị thường niên của Hội Luật quốc tế Hoa Ky (ASIL) năm 2020+
Nước biên dâng tác động đên rât nhiêu vân đê xã hội nói chung và trong luật quôc tê nói riêng Dưới góc độ luật biên quôc tê, khi nước biên dâng cao, sẽ làm
ảnh hưởng đên một sô vân dé sau:
(i) Tac động pháp lý có thê có của nước biên dâng đên đường cơ sở và cácranh giới ngoai của các vùng biển được xác định từ đường cơ Sở,
(ii) Các tác động pháp lý có thé có của nước biển dâng đến các đường phânđịnh biển
(iii) Các tác động pháp lý có thé có của nước biển dâng với quy chế pháp lýcủa các đảo (bao gồm ca dao đá) và quyền lợi hàng hai của quốc gia ven biển với
các đảo bao quanh
(iv) Quy chế pháp lý của các đảo nhân tạo, đảo cải tạo hoặc các hoạt độngcủng cố như một biện pháp ứng phó/thích ứng với nước biển dâng, ví dụ như hoạt
động cải tạo đât, xâm lân biên
? Nghiên cứu mới: Nước biển sẽ dang cao hơn nhiều so với dự báo, truy cập tại:
https://tuoitre.vn/nghien-cuu-moi-nuoc-bien-se-dang-cao-hon-nhieu-so-voi-du-bao-truoc-day-20200512144137646.htm
3 https://documents-dds-ny.un.org/doc/ UNDOC/GEN/N20/053/9 1/PDF/N200539 1.pdf?OpenElement
* https://www.asil.org/events/addressing-law-sea-challenges-sea-level-rise
2
Trang 11Tại Việt Nam, theo số liệu năm 2018, nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ cókhoảng 40% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long bị ảnh hưởng trực tiếp Các dựbáo gan đây cũng đều khang định mực nước biên của Việt Nam có thé tăng thêm33,3cm vào năm 2050 và 45cm vào năm 2020, và khoảng Im vào năm 2100 Nếu
kịch bản này diễn ra, nhiều khu vực dat liền ven biển va vùng đất trũng sẽ bị chìmtrong nước, thậm chí có khu vực sẽ bị ngập sâu vĩnh viễn”
Nước biển dâng đã và đang diễn ra theo xu hướng ngày càng phức tạp, đồngthời những tác động do nước biển dâng trong luật quốc tế nói chung, luật biénquốc tế nói riêng sẽ ngày càng nhiều hơn Việt Nam là một trong những quốc giađược đánh giá sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi nước biển dâng Do đó, việc nghiêncứu, đánh giá những tác động của nước biển dâng trong luật biển quốc tế là rất
cân thiệt.
Xuất phát từ lý do trên, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Những tác độngpháp lý của nước biển dâng trong luật biến quốc tế - liên hệ với Việt Nam”
là rất cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng Tuy nhiên, đây là đề tài cấp cơ
sở, thời gian và kinh phí còn hạn hẹp nên đề tài sẽ chỉ phân tích những tác độngpháp lý của nước biển dâng trong luật biển quốc tế trong 3 vấn đề: quy chế pháp
ly của dao và các thực thé, cấu trúc trên biển; đường cơ sở và các ranh giới ngoàicủa các vùng biển được xác định từ đường cơ sở; phân định biển giữa các quốcgia
Vé pháp lý, nghiên cứu, phân tích các tác động pháp lý của nước biển dângvới 3 van đề của luật biển quốc tế: quy chế pháp lý của đảo và các thực thé, cautrúc trên biển; đường cơ sở và các ranh giới ngoài của các vùng biển được xác
định từ đường cơ sở; phân định biên giữa các quôc gia;
> Nguyễn Luận, Nước biển dâng cao de doa các quốc gia châu A, Tạp chí Kinh tế môi trường, truy cập
tại: https://www.thiennhien.net/2020/02/28/nuoc-bien-dang-cao-de-doa-cac-quoc-gia-chau-a/
3
Trang 12Về thực tiễn, nghiên cứu thực tiễn một sỐ quốc gia cụ thể chịu sự tác độngcủa nước biên dâng, từ đó đưa ra những đánh giá, phương hướng dé xử lý các tìnhhuống phát sinh do tác động của nước biển dâng (liên quan đến 3 lĩnh vực trên);
Đôi với Việt Nam, phân tích các tác động mà nước biên dâng đã, đang và sẽ
có thê xảy ra đôi với Việt Nam trong các vân đê về biên, từ đó đưa ra phương
hướng, giải pháp dé xử lý các tình huống này (liên quan đến 3 lĩnh vực trên)
2 _ Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Những công trình trong nước hiện nay chủ yêu tiêp cận nước biên dâng dưới góc độ là một biêu hiện của biên đôi khí hậu, do đó các công trình này chủ yêu
tập trung nghiên cứu những tác động của nước biên dâng đên vân đê vê môi
trường, kinh tế Cụ thé như:
- Nguyễn Đức Minh (2017), Xây dựng chính sách, pháp luật và triển khaicác hành động ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lậppháp, số tháng 10/2017° Bài viết tiếp cận nước biển dâng là một trong những hệquả của biến đổi khí hậu, từ đó đặt ra nhiệm vụ, trách nhiệm của Nhà nước phảichủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung
- Vũ Văn Phái (chủ biên) (2018), Biển Đông — Đường bờ biển các tỉnh Nam
Bộ dưới tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, Nxb ĐHQGHN.Tôn That Vĩnh (2011), Bảo vệ bờ biển chong nước biển dâng, Nxb Khoa học va
kỹ thuật Hai cuốn sách này đều nhận định được vấn đề nước biển dâng sẽ làmảnh hưởng đến đường bờ biển (xói lở bờ biển) của các quốc gia ven biển, tuynhiên đều là tiếp cận dưới góc độ về vấn đề địa chất, môi trường Mục đích củahai cuốn sách này là cung cấp những kiến thức về nguyên nhân xói lở bờ biển,các biện pháp phòng chống xói lở bờ biển, khả năng tôn thương của hai đồng bang
Nguyễn Đức Minh (2017), Xdy dung chính sách, pháp luật và triển khai các hành động ứng pho biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 10/2017, truy cập tại:
dong-ung-pho-bien-doi-khi-hau-o-Viet-Nam.html
Trang 13http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/208092/Xay-dung-chinh-sach phap-luat-va-trien-khai-cac-hanh-lớn của Việt Nam do nước biển dâng; từ đó góp phần nâng cao kiến thức cộngđồng về phòng chống thiên tai, ứng phó với nước biển dâng do biến đôi khí hậu.
- Lê Thị Bích Hạnh, Đào Minh Hương (2020), Nước biển dâng và van đê didan dưới góc độ pháp luật quốc tế - Gợi mở cho Việt Nam, Đề tài sinh viên nghiêncứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Việt Nam Đây là một trong SỐ Ítnhững công trình nghiên cứu về tác động của nước biến dâng dưới góc độ luậtquốc tế, tuy nhiên công trình này cũng chỉ tập trung nghiên cứu về van dé di dân
do nước biên dâng.
- Bộ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao (2021), Ảnh hưởng của mực nước biểndâng đối với các chế định trong luật biển quốc tế và chính sách pháp by của ViệtNam, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Đây là một trong số những công trìnhnghiên cứu đầu tiên và khá đầy đủ liên quan đến tác động của nước biển dâng tớicác vấn đề trong luật biển quốc tế, đồng thời cũng đã chỉ ra các tác động của nướcbiển dâng tới những vấn đề này tại Việt Nam Từ đó, đề tài có đề xuất các chínhsách pháp ly để Việt Nam ứng phó với các tác động của nước biển dâng
- Nguyễn Thị Kim Ngân (2022), Tác động của mực nước biển dâng đến cáchxác định đường cơ sở của quốc gia ven biển, Tạp chí Luật học số tháng 7/2022.Bài viết đã tập trung nghiên cứu tác động của mực nước biển dâng đến cách xácđịnh đường cơ sở của quốc gia ven biển, cả dưới góc độ pháp lí dựa trên các quyđịnh của UNCLOS và thực tiễn giải quyết của một số quốc gia Bài viết cũng dựbáo tác động của mực nước biển dâng đến hệ thống đường cơ sở của Việt Nam
và đề xuất một số giải pháp dé bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích trên biển của ViệtNam phù hợp với pháp luật quốc tế Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đề cập đến tácđộng của nước biển dâng đến xác định đường cơ sở, chưa đề cập tới những tácđộng pháp lý khác trong lĩnh vực luật biển của nước biển dâng
Ngoài ra, năm 2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã xây dựng và
công bố kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam Năm 2011,
Trang 142015, 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp tục cập nhật kịch bản này” Kịchbản đầu tiên năm 2009 được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong
và ngoài nước dé kip thời phục vụ các Bộ, ngành và các địa phương trong đánhgiá tác động của biến đôi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực và khu vực đồng thời
là cơ sở dé phục vụ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2010 — 2015 Mức độ chi tiết của các kịch bản mới chỉ giớihạn cho 7 vùng khí hậu và dai ven biển Việt Nam Kịch bản biến đổi khí hậu vànước biển dâng năm 2016 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và bổ sung các kịchbản công bố trước đây, nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về diễn biến, xuthé biến đổi của khí hậu và nước biển dâng trong thời gian qua và kịch bản biếnđổi khí hậu và nước biến dâng trong thế kỷ 21 ở Việt Nam Kịch bản này được
dùng làm cơ sở khoa học định hướng cho các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác
động tiềm tàng của biến đổi khí hậu, xây dụng và triển khai kế hoạch ứng phóhiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biên dâng Tuy nhiên các kịch bản này cũngmới chỉ dừng lại ở góc độ đưa ra các hương án dé ứng phó với biển đôi khí hậu,chứ chưa nghiên cứu cụ thé đến những tác động trong luật biển do nước bién dângcũng như những giải pháp về pháp lý cho những vấn đề này
Như vậy, về co bản sô lượng công trình nghiên cứu về những tác động của nước biên dâng ở Việt Nam cũng còn chưa thực sự nhiêu, bên cạnh đó hâu như
` A
những công trình này nghiên cứu tac động của nước biển dâng dưới góc độ vềmôi trường, kinh tế Số lượng công trình trực tiếp nghiên cứu về tác động pháp
lý của nước biển dâng trong lĩnh vực luật biển còn rất ít và chưa toàn diện
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
- International Law Association, Sofia Conference, Baselines under the
International Law of the Sea, Report (2012)° Đây là báo cáo của Uy ban đường
7 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Tóm tat Kịch bản Biến đổi khí hậu va nước biển dâng cho Việt
Nam, Hà Nội, truy cập tại: BDKH-va-NBD-cho-VN_2016_ Tieng-Viet.pdf
https://vihema.gov.vn/wp-content/uploads/2015/12/03.-Tom-tat-Kich-ban-® International Law Association (2012), Sofia Conference, Baselines under the International Law of the
Sea, Report Sofia-2012.pdf
Trang 15https://ilareporter.org.au/wp-content/uploads/2015/07/Source-1-Baselines-Final-Report-cơ sở của ILA (ILA Committee on Baselines) Trong Báo cáo đã phân tích những
quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến đường cơ sở thông thường, vànhững van dé phát sinh trong ứng phó đối với nước biên dâng và những tác động
mà nước biển dâng có thé gây ra, đặc biệt đối với các quốc gia ở vùng tring hoặc
là các quốc đảo nhỏ Theo quan điểm của Uỷ ban đường cơ sở trong báo cáo,đường cơ sở thông thường là đường cơ sở lưu động, có nghĩa răng nó có thé mởrộng hoặc di chuyên nếu có sự thay đổi địa hình bở biển (như đất được bồi đắphoặc bị xói mòn, nước biến dâng ) Uy ban cho rằng, trong những trường hopkhắc nghiệt, nước biên dâng có thé dẫn đến việc lãnh thé (hoặc 1 phần lãnh thé bịbiến mat) và ảnh hưởng đến đường cơ sở cũng như các vùng biển được xác định
từ đường cơ sở Các quy định của pháp luật quốc tế hiện hành về đường cơ sởthông thường không đưa ra giải pháp thích hợp cho vấn đề này Ủy ban khuyếnnghị rang van đề về các tác động của việc lãnh thé bị biến mat do nước biển dâng
sẽ được xem xét thêm bởi một Uỷ ban được thành lập với mục đích cụ thé là giảiquyết các vân dé này.
- Davor Vidas (2014), Sea-Level Rise and International Law: At theConvergence of Two Epochs, Climate Law Bai báo nhận định rằng các khía cạnhcốt lõi của pháp luật quốc tế đều dựa trên sự ồn định chung về điều kiện dia ly”.Trên cơ sở khi điều kiện dia lý thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến những van dé củaluật quốc tế, bài báo đi vào giải quyết 3 câu hỏi: (i) những van đề mà nước biểndâng gây ra có thực sự là mối quan tâm từ quan điểm của luật pháp quốc té?; (ii)mức độ liên quan của van đề này với luật quốc tế hiện hành là gi? (ii) luật quốc tếtrong tương lai nên tiếp cận hiện tượng nước biển dâng như thế nào Như vậy, bàiviết đi sâu vào giải quyết mối quan hệ giữa nước biển dâng và luật quốc tế hiệnnay cũng như cách tiêp cận của luật quôc tê sau này với van dé này.
3 Vi dụ như địa hình bờ biển của quốc gia được đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc
quôc gia thực hiện các quyên hàng hải, các tranh châp phân định biên; lãnh thô xác định là một trong những yêu tô câu thành quôc gia theo luật pháp quôc tê
7
Trang 16- Jörgen Odalen (2014), Underwater Self-determination: Sea-level Riseand Deterritorialized Small Island States, Ethics, Policy & Environment!° Bai
viết này tập trung vào giải quyết van đề liên quan đến chủ quyền và quyền tựquyết của một Nhà nước khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi nước biển dâng Câu hỏiđặt ra ở đây là liệu một Nhà nước có thể thực hiện chủ quyền và quyền tự quyếtcủa mình ngay cả khi quốc gia đó thiếu dân cư ổn định cư trú trên lãnh thé xácđịnh không? Việc lãnh thổ của quốc gia có thé bị biến mat do nước biển dang cóảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện quyền tự quyết của quốc gia
- Codère Charles (2015), The Legal Implications of Adaptation to Sea
Level Rise: The Case of Pacific Island States, Faculty of Law, University ofOslo!! Luận văn này tập trung phân tích các van đề pháp lý liên quan đến mựcnước biển dang ở các quốc đảo Thái Bình Dương, chủ yếu liên quan đến 2 nhómvan đề: (i) các vấn đề pháp lý nảy sinh trong bối cảnh các quốc đảo Thái BinhDương cố gắng thích ứng với mực nước biển dâng (thực hiện nghĩa vụ thành viêncủa Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) dé nhằmgiảm thiêu việc biến đổi khí hậu; các van đề liên quan đến di dân ) ; (ii) các van
đề pháp lý có thể phát sinh nếu các quốc gia thích ứng không thành công với nướcbiển dâng (ảnh hưởng đến đường cơ sở và các vùng biển của quốc gia, chủ quyền
và vị thế quốc gia ) Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp đề giải quyếtcác van dé nêu trên
- International Law Association, Johannesburg Conference, International
Law and Sea Level rise, Interim Report (2016)12 Báo cáo này được xây dung bởi
Uy ban nước biển dâng của ILA (ILA International Law and Sea Level Rise
!° Jorgen Odalen (2014) Underwater Self-determination: Sea-level Rise and Deterritorialized Small
Island States, Ethics, Policy & Environment, 17:2, 225-237, DOI: 10.1080/21550085.2014.926086
!! Codére Charles (2015), The Legal Implications of Adaptation to Sea Level Rise: The Case of Pacific Island — States, Faculty of Law, University of Oslo, truy cap tai:
Trang 17https://ila.vettoreweb.com/Storage/Download.aspx?DbStorageld=1440&StorageFileGuid=6eb01948-Committee) Trong ban báo cáo này, Uỷ ban nước biển dâng nhac lại rằng, trongBáo cáo năm 2012, Uy ban đường cơ sở nhận định rang những tác động của việcmat đi đáng ké lãnh thé quốc gia do nước biển dâng sẽ do Uy ban mới xem xét cụthé Vì vay, trong bản cáo cáo tạm thời nay, Uy ban nước biển dâng sẽ chỉ xemxét một cách sơ bộ về một số vẫn đề như: tác động của nước biển dâng tới giớihạn ngoài các vùng biển (outter limits of maritime zones), tác động của sự thayđổi đường bờ biển tới các đường ranh giới trên biên (maritime boundaries) và cácvân dé về di dân, quyên con người.
- David Freestone, Davor Vidas and AleJandra Torres Camprubi (2017),
Sea Level Rise and Impacts on Maritime Zones and Limits, The Korean Journal
of International and Comparative Law!? Bài báo này được thực hiện trong khuôn
khổ hoạt động của Uỷ ban Hội luật quốc tế về luật quốc tế và nước biển dâng(ILA International Law and Sea Level Rise Committee) Trong bai báo, các tacgiả đã cung cấp thông tin rang Uy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)trong Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (ARS) đã dự đoán mực nước bién trung bìnhtoàn cầu sẽ tăng lên 1 mét vào năm 2100, và từ đó sẽ ảnh hưởng đáng kê đến cácquốc gia ven biển và các quốc gia đảo thấp; đồng thời AR5 cũng nhân mạnh rằngmực nước biển dâng sẽ có mô hình khu vực, tức là một số nơi sẽ bị ảnh hưởngđáng ké trong khu vực hon so với sự thay đổi trung bình toàn cau Bài viết xemxét các công việc của Uỷ ban từ khi được thành lập (2012) đến nay liên quan đếnviệc phân tích các tác động của nước biển dâng đến đường cơ sở và giới hạn các
vùng biển; cũng như xác định một sé công việc cho tương lai của Uy ban
- Matthew Moorhead (2018), Legal implications of rising sea levels,Commonwealth Law Bulletin! Bai báo tập trung phân tích nước mối liên hệ giữa
nước biên dâng và các van đê vê: các vùng biên, các đường phân định biên, chu
!3 Freestone, David, Davor Vidas, and Alejandra Torres Camprubi, Sea Level Rise and Impacts on
Maritime Zones and Limits, The Korean Journal of International and Comparative Law 5, 1 (2017):
5-35, doi: https://doi.org/10.1163/22134484-12340077
'4 Matthew Moorhead (2018), Legal implications of rising sea levels, Commonwealth Law Bulletin,
truy cap tai: https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/03050718.2019.1675948
9
Trang 18quyên quôc gia, vân đê vê nhân quyên Bài báo đã đê cập đa dạng về sự liên quan
giữa nước biên dâng và các vân đê pháp lý trên, tuy nhiên còn chưa phân tích sâu.
Thêm nữa, bai viet cũng chưa thực sự dé cập đên những giải pháp đê giải quyêt
những vân đê này.
- International Law Association, Sydney Conference, International LawAnd Sea Level Rise, Report (2018)'° Trong bản báo cáo này, Uy ban nước biểndang đã phân tích kĩ hon các tac động của nước bién dâng tới các đường giới hạnngoài và ranh giới của các vùng biên, cũng như đưa ra quan điểm đề xuất của Uỷban liên quan đến việc chỉnh sửa hay giữ nguyên các quy định của pháp luật quốc
tế hiện tại về các van dé này Trong báo cáo này, Uy ban cũng đã đưa ra van débảo vệ quyền của người dân bị chia cắt trong bối cảnh nước biển dâng và bảnnháp Tuyên bố Sydney về các nguyên tắc bảo vệ quyền của người dân bị chia cắttrong bôi cảnh nước biên dâng.
- International Law Commission (2020), Sea-level rise in relation to
international law, First issues paper by Bogdan Aurescu and Niliifer Oral,
Co-Chairs of the Study Group on sea-level rise in relation to international law! Day
là báo cáo đầu tiên của nhóm nghiên cứu về chủ dé nước biển dâng trong mỗiquan hệ với luật quốc tế của Uy ban luật quốc tế (ILC) Trong báo cáo, Uỷ banxác định các nhiệm vụ thực hiện bao gồm các tác động pháp lý có thé có của nướcbiển dâng đối với các đường cơ sở và giới hạn ngoài của các vùng bién được đo
từ đường cơ sở; đối với các đường phân định biên và việc thực hiện các quyềnchủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biên; đối với tình trang của các đảo,đảo đá và quyên lợi hàng hải của quốc gia ven biên có các đảo ven bờ; các van déliên quan đến chủ quyền quốc gia và các vấn đề về bảo vệ người dân bị ảnh hưởng
bởi nước biên dâng Tuy nhiên, các vân đê liên quan đên chủ quyên quôc gia và
'S International Law Association (2018), Sydney Conference, International Law And Sea Level Rise,
Report https://www.ila-hq.org/images/ILA/DraftReports/DraftReport_SeaLevelRise.pdf
'6 International Law Commission (2020), Sea-level rise in relation to international law, A/CN.4/740,
https://documents-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/N20/053/91/PDF/N2005391.pdf?OpenElement
10
Trang 19bảo vệ người dân bị ảnh hưởng bởi nước biên dâng sẽ được thực hiện trong báo cáo vào năm 2021.
- Tomas Heidar (editor) (2020), New Knowledge and Changing
Circumstances in the Law of the Sea, Volume 92, Publication on Ocean
Development, Brill Nijhoff Publisher Cuốn sách đề cập tới những van đề mới vacác hoàn cảnh thay đổi trong luật biển như: đa dạng sinh học biển của các khuvực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia; thềm lục đại và các giới hạn ngoài củathềm lục địa; tài nguyên khoáng sản ở đáy biển sâu; và vấn đề nước biển dâng.Phần 7 của cuốn sách đề cập đến những ảnh hưởng của nước biển dâng tới các
đường cơ sở, ranh giới các vùng biên và vân đê phân định biên.
- Chris Armstrong, Jack Corbett (2020), Climate Change, Sea Level Rise
and Maritime Baselines: Responding to the Plight of Low-Lying Atoll States,
Global Enviromental Politics!’ Bài báo tập trung phân tích những van dé quốcgia có đảo san hô ngầm phải đối mặt khi nước biển dâng cao, đường bờ biển củaquốc gia thay đổi, các đảo có thé bị nhấn chìm, các vùng biển của quốc gia thay
đôi, dân đên ảnh hưởng đên sinh kê của người dân đảo.
- | Nguyen Hong Thao (2020), Sea-Level Rise and the Law of the Sea in the Western Pacific Region, Journal of East Asia and International Law, Volume
13 (1)! Bai báo đã tóm tắt các hậu quả mà nước biển dang gây ra cho các quốcgia Tây Thái Bình Dương và chỉ ra các vấn đề pháp lý liên quan đến nước biểndâng Bài báo cũng đưa ra các bình luận về các vấn đề cụ thể, những thách thức
và cơ hội mà các quốc gia Tây Thái Bình Dương phải đối mặt trong việc duy trì
!” Chris Armstrong, Jack Corbett (2020), Climate Change, Sea Level Rise and Maritime Baselines:
Responding to the Plight of Low-Lying Atoll States, Global Enviromental Politics, truy cập tai: https://www.researchgate.net/publication/339954319 Climate Change Sea Level Rise_and Maritim
e Baselines Responding to the Plight of Low-Lying Atoll States
'8 Thao, Nguyen (2020), Sea-Level Rise and the Law of the Sea in the Western Pacific Region, Journal
of East Asia and International Law 13 121-142 10.14330/jeail.2020.13.1.06; truy cập tại: https://www.researchgate.net/publication/341789104 Sea-
Level_Rise_and_the Law of the Sea_in the Western Pacific Region
11
Trang 20các đường cơ sở và các giới hạn hàng hải bat chấp những thay đổi vật lý do nướcbiển dâng gây ra.
- International Law Commission (2022), Sea-level rise in relation to
international law, Second issues paper by Patricia Galvao Teles and Juan José Ruda Santolaria, Co-Chairs of the Study Group on sea-level rise in relation to
international law!' Đây là bao cáo thứ 2 của nhóm nghiên cứu về chủ dé nướcbiển dâng trong mối quan hệ với luật quốc tế của Uỷ ban luật quốc tế Trong báocáo này, nhóm nghiên cứu đã trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề về sự tồntại của nhà nước (statehood) và vấn đề về bảo vệ quyền của người bị ảnh hưởngbởi nước biển dâng
Nhu vậy có thé thay các công trình nghiên cứu ngoài nước rất đa dạng, phongphú về anh hưởng của nước biển dâng Điều này cho thay nước biển dâng đã vàđang là một chủ đề rất được quan tâm trong giới học thuật quốc tế Tuy nhiên, cáccông trình nghiên cứu ngoài nước chủ yếu phân tích những tác động của nướcbiển dâng đối với các quốc gia quần đảo, các quốc gia có đảo san hô ngầm (cũng
là những quốc gia dang và sé bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng nước biên dâng)
3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích những tác động của nước biển dâng trong lĩnh vực luậtbiển (liên quan đến 3 vấn đề: quy chế pháp lý của đảo và các thực thé, cấu trúctrên biển; đường cơ sở và các ranh giới ngoài của các vùng biển được xác định từđường cơ sở; phân định biển giữa các quốc gia), nghiên cứu thực tiễn của một sốquốc gia cũng như phản ứng pháp lý của họ, từ đó đề tài muốn đóng góp, hoànthiện cơ chế pháp ly của Việt Nam và đề xuất các giải pháp về mặt pháp lý dé giảiquyết các tình huống phát sinh do nước biển dâng tại Việt Nam
'? International Law Commission (2022), Sea-level rise in relation to international law, A/CN.4/752,
https://documents-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/N22/276/29/PDF/N2227629.pdf?OpenElement
12
Trang 213.2 Mục tiêu nghiên cứu của dé tài
- — Nghiên cứu, phân tích một sô tác động của nước biên dâng trong luật biên quôc tê (liên quan đên 3 vân đê: quy chê pháp lý của đảo và các thực thê, câu trúc trên biên; đường cơ sở và các ranh giới ngoài của các vùng biên được xác
định từ đường cơ sở; phân định biển giữa các quốc gia)
- — Nghiên cứu, đánh giá các tác động của nước biên dâng trong luật biên đôi với Việt Nam (liên quan dén 3 vân đê: quy chê pháp lý của dao và các thực
thê, câu trúc trên biên; đường cơ sở và các ranh giới ngoài của các vùng biên được
xác định từ đường cơ sở; phân định biển giữa các quốc gia)
- _ Phân tích, đưa ra các đề xuất pháp lý để ứng phó với các tác động củanước biển dâng trong luật biển quốc tế đối với các quốc gia và Việt Nam (liênquan đến 3 van đề: quy chế pháp lý của đảo và các thực thể, cau trúc trên biển;đường cơ sở và các ranh giới ngoài của các vùng biển được xác định từ đường cơsở; phân định biên giữa các quốc gia)
4 _ Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Cách tiếp cận: đề tài tiếp cận những tác động của nước biển dâng dưới góc
độ khoa học pháp ly và trong lĩnh vực luật biển (vi nước biển dâng nói chung sẽgây ra rất nhiều tác động trong nhiều lĩnh vực như môi trường, kinh tế, quyền conngười ); từ đó đề xuất một số lựa chọn pháp lý để ứng phó với những tác độngcủa nước biển dâng trong luật biển quốc tế (liên quan đến 3 van đề: quy chế pháp
ly của đảo và các thực thé, cau trúc trên biển; đường cơ sở và các ranh giới ngoàicủa các vùng biển được xác định từ đường cơ sở; phân định biển giữa các quốcgia).
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích,phương pháp tổng hợp, phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh
13
Trang 225 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Từ việc phân tích các quy định của pháp luật quốc tế (các quy định trong cácđiều ước quốc tế, tập quán quốc tế), tuyên bố/quan điểm của các quốc gia vàpháp luật Việt Nam có liên quan trong lĩnh vực luật biển quốc tế và về van dénước biên dang, dé tai tập trung nghiên cứu, làm rõ một số van dé:
- Những tác động pháp ly của nước biển dâng trong luật biên quốc tế;
- Thực tiễn một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng và các phản
ứng pháp lý của các quốc gia này
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài không nghiên cứu tat cả những tác động pháp lý của nước biển dângtrong luật biển quốc tế, mà chỉ lựa chọn nghiên cứu một vai tác động của nướcbiển dâng trong luật quốc tế như: tác động đến vấn đề đường cơ sở và các ranhgiới ngoài của các vùng biển; tác động đến các đường phân định biển; tác độngđến quy chế pháp lý của các đảo và các thực thé, cau trúc trên biên
- Đề tài nghiên cứu những tác động của nước biển dâng trong luật bién tớiViệt Nam (liên quan đến 3 vấn đề: quy chế pháp lý của đảo và các thực thể, cấutrúc trên biển; đường cơ sở và các ranh giới ngoài của các vùng biển được xácđịnh từ đường cơ sở; phân định biển giữa các quốc gia), từ đó đưa ra những giảipháp pháp lý để ứng phó với những tình huống này
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đối với lĩnh vực giáo duc va dao tạo: dé tai cung cap tai liệu phục vụ cho
việc nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên, sinh viên Trường Đại học Luật Hà
Nội, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu cũng như các cá nhân, tô chức có quantâm.
- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Nhữngvan dé lý luận và pháp lý và những đề xuất được nêu ra trong dé tài là những đóng
14
Trang 23góp khoa học mang tính thiết thực, có thể phục vụ quá trình nghiên cứu, đánh giánhững tác động của nước biển dâng trong luật biến tại Việt Nam.
15
Trang 24CÁC KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
I Khái quát về nước biển dâng
1.1 Dinh nghĩa và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước biển dâng1.1.1 Định nghĩa nước biển dâng
Theo Kịch bản biến đôi khí hậu do Bộ Tài Nguyên và Môi trường đưa ra vàonăm 2016, “Biến đổi khí hậu - Climate Change là sự thay đổi của khí hậu trongmột khoảng thời gian dai do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt độngcủa con người Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cau, mựcnước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan”
Sự thay đổi mực nước biên là thực tiễn đã diễn ra trong lịch sử nhân loại vàvẫn tiếp tục đến nay Tuy nhiên, là một trong những biểu hiện của biến đôi khíhậu, sự dâng cao của mực nước biển thực sự được cảnh báo từ những báo cáođánh giá về biến đổi khí hậu của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu(IPCC)?0 Có thé nói, báo cáo đánh giá của IPCC vào năm 1990 đã và đang “cảnhtinh” cho nhận thức của nhân loại về sự thay đôi mực nước bién?! Trong hai bảnbáo cáo đầu tiên vào năm 1990 và năm 1996, IPCC nhận định mức nước biển đãdâng lên trong suốt thế kỷ XX và tốc độ dâng cũng cao hơn so với thế kỷ 19.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do sự giãn nở nhiệt của dại dương vàsông băng tan Báo cáo này cũng dự đoán ngay cả khi cắt giảm khí nhà kính thìtốc độ nước biển dâng vẫn tăng và mức tăng không giống nhau trên thé giới vàothé kỷ XXI Nguyên nhân chủ yếu chính dẫn đến nước biển dâng là do sự giãn nởnhiệt của đại đương và sông băng tan Qua các báo cáo đánh giá của IPCC, có théthấy, mực nước biến dâng là một trong những hiện tượng biến đổi khí hậu màcộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia phải chủ động ứng phó và thích ứng bởi hiệntượng này đã, đang và sẽ là một thách thức lớn đối với nhân loại trên nhiều khía
?° IPCC đã đưa ra 5 Báo cáo đánh giá vào năm 1990, 1996, 2001, 2007 và 2013 và và đang triển khai
báo cáo đánh giá thứ sáu (kết thúc chu trình dự kiến là năm 2023)
?! Warrick and Oélemans, 1990
16
Trang 25cạnh của đời sông Như vậy, thuật ngữ “nước biển dâng” thực chất chính là chỉ
“mực nước biển dâng”
Kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài Nguyên va Môi trường đưa ra vào năm
2016 đã giải thích “Nước biển dâng - Sea Level Rise là sự dâng mực nước của đạidương trên toàn cau, trong đó không bao gém triều, nước dâng do bão Nướcbiển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bìnhtoàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại đương và các yếu tô khác ”
Về thuật ngữ “mực nước biển” (còn gọi là “sea level”), theo Từ điển Oxford,
là độ cao trung bình của đại dương, được sử dụng để làm cơ sở cho việc đo độcao của tất cả các địa điểm trên đất liền” Thuật ngữ “dâng” (còn gọi là “rise”) là
động từ miêu tả sự tăng lên cao hơn.
Kết hợp khoa học với giải thích thuật ngữ, “muc nước biển dâng ” hay “nướcbiển dâng” là hiện tượng độ cao trung bình của đại dương trên toàn cầu nânglên.
Thực tế, hiện tượng này vẫn diễn ra một cách tự nhiên từ nhiều năm trướctrong lịch sử Tuy nhiên, hiện tượng này đang ngày càng ray lên sự quan ngại củacộng đồng quốc tế bởi đây là một trong những hiện tượng của biến đổi khí hậu và
nó đang có những diễn tiến phức tạp, mang lại những tác động tiêu cực, tháchthức với cộng đồng quốc tế
1.1.2 Nguyên nhân dân đến tình trạng nước biển dâng
Sự thay đôi mực nước biển đang diễn ra ở phạm vi rộng cả về không gian vàthời gian do nhiều yếu tố từ tự nhiên và do chính con người Dưới góc độ khoahọc, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng nước biển dâng hiện nay có thểchia theo bốn nhóm, bao gồm: sự giãn nở nhiệt của đại dương, băng tan, sự thayđổi trữ lượng nước trên dat liền và các yêu tô địa chất các Cụ thé:
- Sự giãn nở nhiệt của nước biển
Sự giãn nở nhiệt của nước biển được hiểu là nước biển mở rộng thé tích do
sự nóng lên của đại dương Nói cách khác, đại dương ngày càng mở rộng khi nước
?2 https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/american_english/sea-level#sea-level 10
17
Trang 26biển ấm lên Trong Báo cáo đặc biệt về tác động của việc nóng lên 1,5 độ trêntoàn cầu, IPCC đã khẳng định nếu xu thế biến đổi nhiệt độ toàn cầu vẫn tiếp tụcdiễn ra như hiện nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ cao hơn nhiệt độ trung bìnhthời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1,5°C vào thời ky 2030-2050?3 Điều này đồngnghĩa với việc nếu không có giải pháp toàn cầu giảm phát thải khí nhà kính thìnhiệt độ trung bình toàn cầu có thé tăng hơn cả 1,5°C vào cuối thế kỷ XXI?! Trongnhững thập ky gần đây mực nước biên dang do sự am lên ở đại đương là một biểuhiện trong phản ứng của trái đất đối với sự tăng nồng độ khí nhà kính
- Băng tan
Băng tại các sông băng, núi băng trên lục địa cũng như sông băng, tảng băng
ở hai cực của đang tan Khoảng 10% bề mặt trái đất hiện được bao phủ bởi cácsông băng, nơi lưu trữ 70% lượng nước ngọt của Trái đất Tuy nhiên, với sự nónglên toàn cầu và nhiệt độ tăng cao, những khối băng không 16 này đang tan ra vớitốc độ chưa từng thay’ Từ năm 1994 đến 2017, các sông băng trên toàn thé giới
đã mat gần 30 nghìn ty tan băng và hiện chúng đang tan chảy với tốc độ tươngđương 1,2 nghìn tỷ tấn mỗi năm”5 Trong số đó, các sông băng đang biến matnhanh nhất là những sông nằm ở day Alps, Iceland và Alaska?7 Theo báo cáo của
Cơ quan Vũ trụ châu Âu vào tháng 9 năm 2007, khu vực bao phủ bởi băng biển
ở Bắc Cực đã bị thu hẹp xuống mức thấp nhất ké từ khi bắt đầu các phép đo vệtinh từ 30 năm trước day”’ Cu thé, điện tích băng biển bao phủ trung bình trongkhoảng thời từ năm 1979-2000 là 6,74 triệu km?, con số này giảm xuống chỉ còn4.13 triệu km? vào năm 2007?° Các nghiên cứu cho thay không chỉ diện tích băng
3 https://www.ipec.ch/sr15/
? https://www.ipcc.ch/sr15/
? Hugonnet, R., McNabb, R., Berthier, E ef al , “Accelerated global glacier mass loss in the early
twenty-first century”, trang 726-731, 2021 Xem thêm tai:
Trang 27bi thu hep mà cả độ dày của băng đã giảm khoảng 40%*° Những dấu hiệu về băngtan trên các dai băng Greenland, ở Tây Nam Cực là minh chứng cho điều này.Theo Báo cáo của IPCC năm 2019, nhiệt độ toàn cầu tăng nhanh sẽ khiến quátrình tan băng ở các vùng băng vĩnh cửu diễn ra nhanh hơn và mực nước biểntrung bình có thé dâng thêm 1m theo phương án cực đoan nhất vào cuối thé kyXXI Khi nước biển dâng cao, hậu quả tác động sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiềukhi có sự kết hợp với đỉnh triều và bão mạnh tăng trong thế kỷ XXI Báo cáo của
IPCC vào năm 2019 cũng cảnh báo, các diện tích khu vực sông băng và băng vĩnh
cửu đang giảm dân và sẽ tiêp tục giảm Ngay cả khi sự nóng lên toàn câu đượcgiới hạn ở dưới 2C, thì khoảng 1/4 băng vĩnh cửu dự tính sẽ tan và giảm độ daycủa lớp băng khoảng 3-4m vào năm 2100 Nếu phát thải khí nhà kính tiếp tục tăngmạnh, khoảng 70% lớp băng vĩnh cửu gần bề mặt dự tính sẽ bi mất! Khối băngtan vào đại đương làm thay đổi lực tải lên lớp vỏ trái đất, dẫn đến sự phản ứng lạicủa lớp vỏ trái đất đến lớp chất lỏng trên đại đương làm mực nước biển giảm
mạnh ngay tại các khu vực có băng tan như Alaska, Scandinavia nhưng lại làm
tăng mực nước biên ở hau hêt các khu vực khác trên toàn câu””
3° Xem Rothrock, D.A., Yu, Y and Maykut, G.A., “Thinning of the Arctic Sea Ice Cover”,
Geophysical Research Letters, 26 (23) (1999): 3469-3472 594
3! IPCC, 2019 Special Report on climate change, desertification, land degradation, sustainable land
management, food security, and greenhouse gas fluxes in terrestrial ecosystems (SRCCL).
? Bộ Tai nguyên và môi trường, Kịch bản nước biển dâng, năm 2016 Xem thêm tai:
Tieng-Viet.pdf
https://vihema.gov.vn/wp-content/uploads/2015/12/01.-Kich-ban-BDKH-va-NBD-cho-VN_2016-19
Trang 28Table 9.8 Estimated contitbutions to sea-level sẽ over the last 100 years (in cm)
Mức thấp | Mức trung bình I Mức cao
Sông băng tan | 15 4 7
Giãn nở nhiệt
Băng Greenland tan
Băng Nam Cực tan
Tổng -05 105 22
Biểu đồ 1 Các yếu tố làm gia tăng mực nước biển
Nguôn:
https://www.ipcc.ch/site/assets/uploads/2018/03/ipcc_far_ wg I chapter_09.pdf
- Sự chuyên dich từ trữ lượng nước trên dat liền ra dai dương
Các hoạt động của con người và biến đôi khí hậu đã và đang tác động đếnchu trình nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến trữ lượng nước không chỉ ở đại đương
mà cả trên đất liền như trong hồ, sông, mạch nước ngầm và hồ chứa Ước tínhkhoảng sáu tấn nước chảy trên mặt đất của Trái đất Trong đó, mưa được giữ lạitrong các thuỷ vực và đất trên hành trình quay trở lại đại dương, được gọi là “trữnước trên đất liền” Tuy nhiên, con người đã tăng tốc chu kỳ này bằng cách liêntục hút nước từ mặt đất và các vùng đất ngập nước, và nước sẽ chảy ra đại đương.Trong các yếu tố dẫn đến sự dâng cao của mực nước biên, đây là một yếu tôgóp phần tương đối nhỏ nhưng cũng không thể phủ nhận Trong hai thập kỷ qua,nước ngầm khai thác đã tăng thêm 0,38 mm mỗi năm vào mực nước biển toàncầu?3 Các nhà khoa học dự đoán trữ lượng nước trên đất liền sẽ góp khoảng 10%
vào sự gia tăng mực nước biên trung bình toàn câu được dự báo vào cuôi thê ky
33 Robert Mcsweeney, Water stored on land stopped recent sea level rise being up to 22% higher,
2016 Xem thêm tai: being-up-to-22-higher/
https://www.carbonbrief.org/water-stored-on-land-stopped-recent-sea-level-rise-20
Trang 292132 Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn đáng kể và có thể lên tới 60% ở một số khu vực
có nguy cơ cao bao gồm các đảo Thái Bình Dương, bờ biển phía nam của châuPhi và bờ biển phía tây của Úc°Š
- Các yếu tố khí hậu và tự nhiên khác như dong hải lưu đảo lộn kinh tuyếnhay sự nâng lên và kiến tạo của vỏ trái đất?5 cũng tác động đến mực nước bién.Tuy nhiên, đây không phải là yêu tố chính thúc day nhanh mức độ và tốc độ nướcbiển dang trên toàn cầu””
Nhu vậy, trong các yếu tô dẫn đến hiện tượng nước biển dâng, sự giãn nởnhiệt của nước biển và băng tan là những yếu tố chính Theo đó, có thé thấynguyên nhân sâu sa dẫn đến hiện tượng nước biển dâng là do sự nóng lên toàn cầu
kế từ cuộc Cách mạng Công nghiệp
1.2 Thực trạng và dự báo tình hình nước biển dâng trên toàn cầuMực nước biển trên thế giới có sự thay đổi theo thời gian nhưng trước đây
sự thay đôi này thường diễn ra trong khoảng thời gian vài trăm đến vài ngàn năm
Do sự biến động của lượng băng trên trái đất qua các thời kỳ băng hà, mực nướcbiển đã thay đôi hơn 100m°* Từ sau thời kỳ băng hà cuối cùng khoảng 2000 đến
6000 năm trước, mực nước biển đã tăng lên hơn 120m, va sau đó giảm dan.Khoảng 1000 năm trở lại đây, mực nước biên trung bình toàn cầu biến động không
quá 0,25m?°
Hiện nay, nước biển dâng đang đặt ra những thách thức cho cộng đồng quốc
tê bởi mức độ và tôc độ dâng cao của mực nước biên Trong báo cáo đánh giá thứ
34 Sitar Karabil, Edwin H Sutanudjaja, Erwin Lambert, Marc F P Bierkens, và Roderik S W Van de
Wal, Contribution of Land Water Storage Change to Regional Sea-Level Rise Over the Twenty-First Century, 2021 Xem thém tai: https://doi.org/10.3389/feart.2021.627648
35 Nhu trén
37M Nordman, A Peltola, M Bilker-Koivula, va S Lahtinen, Past and Future Sea Level Changes and
Land Uplift in the Baltic Sea Seen by Geodetic Observations, 2020 Xem thém tai:
https://link.springer.com/chapter/10.1007/1345_ 2020 124#auth-A_-Peltola
38 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016, trang 16 Xem thêm tại:
Tieng-Viet.pdf
https://vihema.gov.vn/wp-content/uploads/2015/12/01.-Kich-ban-BDKH-va-NBD-cho-VN_2016-3 Bộ Tài nguyên va Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016, trang 16 Xem thêm tại:
Tieng-Viet.pdf
https://vihema.gov.vn/wp-content/uploads/2015/12/01.-Kich-ban-BDKH-va-NBD-cho-VN_2016-21
Trang 30ba, IPCC đã dự kiến nước biển tăng từ 8 đến 88 em (trung bình là 48 cm) từ năm
1990 đến năm 21009 Đến Báo cáo thứ 5 của IPCC, dự báo này đã tăng lên mức
từ 22 đến 98 em (trung bình là 55 cm) đến năm 2100*! Báo cáo đặc biệt của IPCCvào năm 2018 về nhiệt độ toàn cầu ấm lên 1,5° dự đoán mực nước biển dâng trongkhoảng 26 đến 77 em vào năm 2100 Báo cáo mới đây về nước biển dâng củaIPCC vào năm 2021 nhận định nước biên đã tăng 20 cm và sẽ tăng thêm 30 cmđến Im hoặc hơn thế nữa vào năm 2100 tuỳ thuộc vào lượng khí thải trong tươnglai Điểm đáng lưu ý là các dự báo về mực nước biển dâng chủ yếu sử dụng thuậtngữ “mực nước biển trung bình toàn cầu” (còn gọi là Global mean sea level —GMSL) Thuật ngữ này chỉ lượng nước biển dâng trung bình ở mọi điểm trên đạidương Tuy nhiên, mực nước biển tại một điểm bat kỳ nhất định nào cũng có thékhác nhau tùy thuộc vào dong chảy của đại đương và một số yếu tố khác, bao gồm
cả lực hấp dẫn của băng ở Greenland và Nam Cực (hoặc sự thiếu hụt của băng,nếu nó đang tan chảy) Lượng nước biên dang tại một địa điểm cụ thé có thé thayđổi khoảng 30% so với mực nước biên trung bình toàn cau“ Dién hình như, theo
cơ quan quản lý khí quyên và đại đương của Mỹ (NOAA), mực nước biển đọctheo Bờ biển phía Đông có thé cao hơn GMSL từ 0,4m — 0,7m; cao hơn mực nướcbiển ở doc theo Bờ Vịnh từ 0,2m — 1,0m; cao hơn mực nước biển ở dọc theo BờTây 0,2-0,3m; cao hơn mực nước biển ở Hawaii và quần đảo Thái Bình Dương0,3m - 0,5; va thấp hơn mực nước biển ở Alaska tới 1m# Ngoài ra, mực nướcbiển trên toàn cầu không chỉ dâng lên cao mà tốc độ nước biển dâng cũng đangtăng tốc ) Tốc độ tăng của GMSL là 3,16 mm/năm (2,8 — 3,5 mm/năm) trong
giai đoạn 1993-2015; 3,6 mm/năm (3,1 — 4,1 mm/năm) trong giai đoạn
2006-2015 Day là mức tăng cao nhất trong thé ky qua, gấp khoảng 2,5 lần tốc độ trong
#9 https://www.ipcc.ch/site/assets/uploads/2018/05/SYR_TAR_full_report.pdf
4) https://www.ipcc.ch/site/assets/uploads/2018/03/ipcc_far wg I chapter_09.pdf
# https://www.ipcc.ch/site/assets/2/2019/05/SR15_SPM_version_report_LR.pdf
°% Báo cáo năm 2021 của IPCC về nước biển dâng, trang 89 Xem thêm tại:
https://report.ipcc.ch/ar6/wg1/IPCC_AR6 WGI FullReport.pdf
“4 https://www.nrdc.org/experts/rob-moore/new-ipcc-report-sea-level-rise-challenges-are-growing
*' https:/www.nrdc.org/experts/rob-moore/new-ipcc-report-sea-level-rise-challenges-are-growing
22
Trang 31thời kỳ 1901-1990 là 1,4 mm/năm (0,8 — 2,0 mm/nam)** Trong những thập ky
gan đây, tốc độ GMSL dâng lên ngày càng nhanh do sự 4m lên toàn cầu (đặc biệtsau cuộc cách mạng công nghiệp) làm tan chảy các sông băng, các tảng băng ở Greenland và Nam Cực, và sự giãn nở nhiệt của đại dương.
Theo các kịch ban phat thải, mực nước biển sẽ còn tăng trong nhiều thé kytới và tăng tốc trong nửa sau của thế kỷ này còn mức độ và tốc độ như thế nào
còn phụ thuộc vào lượng khí thải trong tương lai" Hiện nay các báo cáo khoa
học có thé có dự đoán sai số khác nhau về mức cũng như tốc độ nước biển dang*®Tuy nhiên, dù với nghiên cứu nào thì chắc chắn nước biển dâng là một hệ quảkhông thé đảo ngược của biến đổi khí hậu" Các dự báo hiện nay chủ yếu đưa racho khung thời gian đến năm 2100 (một số báo cáo đưa ra thời điểm xa hơn nhưNOAA dự báo đến năm 21500) nhưng thực tế là mực nước biên dâng không dừnglại vào năm đó?! Báo cáo đặc biệt về biển và quyền băng của IPCC (gọi tắt làSROCC) đã khăng định ngay cả trong các kịch bản giảm phát thải lạc quan nhất,thé giới vẫn sẽ phải trải qua tình trạng mực nước biển dâng cao trong vài thé kytới Theo Ngân hàng phát triển châu A, nếu Thoả thuận Paris được thực thi đầy
đủ thì mực nước biển dâng có thé giới hạn đến 0.65m”2 Theo đó, khoảng hơn 1
tỷ người sống ở hơn 570 thành phó ven biển sẽ bị ảnh hưởng do mực nước biểndâng lên 50 cm vào năm 20505, và thiệt hại từ 7 đến 14 nghìn tỷ đôla về cơ sở hạ
“© IPCC, 2007 Climate Change 2007: The Physical Science Basis, Contribution of Working Group I to
the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change [Solomon, S, D, Qin,
M, Manning, Z, Chen, M, Marquis, K,B, Averyt, M,Tignor and H,L, Miller (eds,)], Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.
47 Báo cáo năm 2021 của IPCC về nước biển dang, trang 89 Xem thêm tại:
https://report.Ipcc ch/ar6/wg1/IPCC_ AR6_ WGI FullReport.pdf
a NOAA ước tính mực nước biển có thé sẽ tăng trong khoáng từ 0,3 m đến 1,3m và có thể tăng tới 2,5m
vào cuối thé ky XXI nếu băng Nam Cực tan nhanh Xem thêm tại: moore/new-ipcc-report-sea-level-rise-challenges-are-growing
https://www.nrdc.org/experts/rob-® Báo cáo năm 2021 của IPCC về nước biển dang, trang 106 Xem thêm tại:
https://report.ipcec.ch/ar6/wg1/IPCC_AR6 WGI FullReport.pdf
3° https://oceanservice.noaa.gov/hazards/sealevelrise/sealevelrise-tech-report.html
5! Báo cáo năm 2021 của IPCC về nước biển dâng, trang 89 Xem thêm tại:
https://report.ipcc.ch/ar6/wg1/IPCC_AR6 WGI FullReport.pdf
* Asian Development Bank (2017), A region at risk The Human dimensions of climate change in Asia
and the Pacific, 2017.
3 Diễn đàn kinh tế thế giới (2019), Global risks Report, (14th edition, 2019) Xem thêm tại:
http://documents.worldbank.
23
Trang 32tang ven biên vào năm 2100” Vì thê, việc giảm 10 cm nước biên dâng toàn cau
có thê giúp 10 triệu người không phải đôi mặt với các rủi ro liên quan”.
Bang dự báo nước biển dâng.
Nguôn: https://www.ipcc.ch/site/assets/uploads/2018/03/ipcc_far_wg I full report.pdf
Mực nước biển dâng đặt ra những thách thức đối với nhiều quốc gia venbiển, đặc biệt những quốc gia có vùng dat trũng ven bién rộng lớn và đông dân
cư, cũng như các quốc đảo nhỏ Ước tính khoảng hơn ba tỷ người, hoặc khoảngmột nửa dân số thế giới, sống trong phạm vi 200 km từ bờ biển°5 Khi nước biểndâng cao, các quốc gia và cộng đồng dân cư ven biển phải đối mặt với hiện tượngxói mòn bờ biên và các vùng đất ven biển, xâm thực mặt và thậm chi có thé bịnhắn chìm Ngoài ra, mực nước bién dâng tiềm năng cao cho lũ lụt Lũ lụt do triềucường và các hình thức ngập lụt khác ở các vùng trũng ven biến đang xảy ra nhiềuhơn Điển hình như người dân ở phía Đông và vùng Vịnh của Hoa Kỳ đã phải traiqua tinh trạng lũ lụt kéo đài”” IPCC gọi đây là các hiện tượng “nước biển dâng
cực đoan””° Theo SROCC, “Trong trường hợp không thích ứng, các hiện tượng
mực nước biển cực đoan dién ra thường xuyên và dit đội hon, cùng với xu hướngphát triển vùng ven biển sẽ làm tăng thiệt hai do lũ lụt hàng năm dự kiến lên 2-3
3“ Báo cáo thứ 6 (AR6) của IPCC về “Tác động thích ứng và tinh dé bị tốn thương” Xem thêm tai:
https://www.ipcc.ch/report/sixth-assessment-report-working-group-ii/
*' https://www.ipec.ch/site/assets/2/2019/05/SR15_SPM_version_report_LR.pdf
°6 Walker, G and King, D., The Hot Topic: How to Tackle Global Warming and Still Keep the Lights
On, London: Bloomsbury, 2008.
>? https://www.nrdc.org/experts/rob-moore/new-ipcc-report-sea-level-rise-challenges-are-growing
*Š https://www.ipcc.ch/sroce/chapter/technical-summary/
24
Trang 33bậc vào năm 2100 ””” Như vậy, mực nước biển dâng đã và đang tăng nhanh trongvài thập kỷ qua và điều này tác động trực tiếp đến cuộc sống của các cộng đồngdọc theo bờ biển, gây ra những thách thức, khó khăn về kinh tế - xã hội, môitrường và an ninh con người trên phạm vi toàn cầu.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng không chỉ đem lại những tác động địa lygây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia mà từnhững tác động địa lý còn kéo theo những thay đổi về pháp lý Minh chứng nhưnước biển dang dẫn đến mức thấp nhất của mực nước biển tiến gần hơn với đấtliền hay một số điểm cơ sở quan trọng có thé bị ngập trong nước hay/ hoặc một
số cau trúc địa lý trên biển không còn tổn tại theo quy chế pháp lý mà nó đang cóvà/hoặc biến mất Điều này dẫn đến những phức tạp về đường cơ sở, từ đó ảnhhưởng đến giới hạn bên ngoài của các vùng biển Bên cạnh đó, sự nhắn chìm cácđiểm cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến thâm quyền tài phán cũng như kinh tế củaquốc gia đối với các tài nguyên có giá trị trong các không gian biển này Một sốquốc đảo thấp hơn mực nước biển ở khu vực Thái Bình Dương chịu ảnh hưởnglớn về vấn đề này là Kiribati, quần đảo Marshall và Tuvalu
1.3 Tinh hình nước biển dâng tại Việt Nam
Kịch ban BĐKH và nước biển dâng năm 2016 của Việt Nam nhận định, mựcnước biển dâng trung bình ven biển Việt Nam có khả năng cao hơn mực nướcbiển trung bình toàn cầu Khu vực giữa Biển Đông có mực nước biển dâng caohơn so với các khu vực khác Mực nước biển dâng khu vực ven biển các tinh phíanam cao hon so với khu vực phía bacTM Theo kịch ban RCP4.5, mực nước biểndâng trung bình cho toàn đải ven biển Việt Nam đến năm 2050 là 22 em (14 em+ 32 em); đến năm 2100 là 53 em (32 em ~ 76 cm), trong đó, khu vực ven biển từMóng Cái - Hòn Dau va Hòn Dau - Đèo Ngang có mực nước biên dâng thấp nhất
là 55 cm (33 cm + 78 cm), khu vực từ Mũi Ca Mau — Kiên Giang là 53 cm (32
°° hftps://www.ipcc.ch/srocc/chapter/technical-summary/
5° Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (2016),
https://mt.gov.vn/Images/editor/files/Toan/2017/5_Bao%20cao%20Tong%20hop_KB%20BDKH.pdf, truy cap ngay 6/9/2021, trang 87-88
25
Trang 34cm ~+ 75 cm), khu vực quan đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt là 58 em (36 em+ 80 cm) và 57 em (33 cm + 83 cm) Theo kịch bản RCP8.5, mực nước biển dângtrung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam đến năm 2050 là 25 cm (17 em + 35cm); đến năm 2100 là 73 em (49 cm + 103 cm), trong đó, khu vực ven biển từMong Cái - Hòn Dau và Hon Dau - Đèo Ngang có mực nước biên dâng thấp nhất
là 72 cm (49 cm + 101 cm), khu vực từ Mũi Cà Mau — Kiên Giang là 75 cm (52
cm + 106 em), khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt là 78 em (52
em + 107 cm), 77 em (50 em + 107 cm)"
Kịch bản BĐKH cập nhật năm 2020 của Việt Nam đã cập nhật thêm các sỐliệu này, cụ thé: Theo kịch bản RCP4.5, mực nước biển dâng trung bình cho toàndai ven biển Việt Nam đến năm 2050 là 23 em (14 em + 33 em); đến năm 2100
là 55 cm (34 em = 81 cm) Theo kịch bản RCP8.5, mực nước biển dâng trung bìnhcho toàn dai ven biển Việt Nam đến năm 2050 là 28 cm (20 cm + 37 cm); đếnnăm 2100 là 77 em (51 em + 106 em) Về cơ bản, so với Kịch bản năm 2016 thì
xu thế nước biên dâng được đánh giá trong Kịch bản năm 2020 có xu thé tăngnhanh hơn (Kịch bản băn 2016 xu thế nước biển dâng được đánh giá tăng khoảng2,45mm/năm; Kịch bản năm 2020 xu thế nước biển dâng được đánh giá tăng
khoảng 2,7mm/nam)”
Ở Việt Nam, một số nguyên nhân làm nước biển dâng như gió mùa ĐôngBắc, dòng chảy tăng, mưa lớn cục bộ, phù sa tích tụ, hoạt động của con người vàhiệu ứng nhà kính“ Trên thực tế, Việt Nam đang chịu sức ép ngày càng lớn trongviệc thúc đây phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng phải hứng chịu những hiệntượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt trong nhiều thập kỷ qua" Với đường bờ
5! Như trên ¬
5% Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật của Việt Nam năm 2020,
http://vnmha.gov.vn/upload/files/kich-ban-bien-doi-khi-hau-phien-ban-cap-nhat-nam-2020.pdf , trang 86.
5 Hanh, Pham Thi Thuy; Furukawa, Masahide, Impact of sea level rise on coastal zone of Vietnam,
Bull Fac ScL, Univ Ryukyus, No.84 : 45 - 59 (2007);
5“ Ministry of Natural Resources and Environment, ‘Climate Change and Sea Level Rise, Scenarios for
Vietnam: Summary for Policymakers (version 2016) Available online: hoc/cat20/424/CLIMATE-CHANGE-AND-SEA-LEVEL-RISE-SCENARIOS-FOR-VIET-NAM> (accessed on 25 August 2019), at 6.
<http://www.imh.ac.vn/khoa-26
Trang 35biển đài hơn 3.260 km, có ba nghìn hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ làHoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam cũng có nhiều vùng đất trũng, đất thấp venbiển rộng lớn, trong đó có hon 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long va hơn30% diện tích đồng bằng sông Hồng Trong đó, sông Thái Bình chỉ cao hơn 2,5m
so với mặt biên Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùamưa và hạn hán Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng có thé làm tramtrọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoátnước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước anh hưởng đến sản xuất nôngnghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đến các công trình xây dựng ven biểnnhư đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cưven biển Ngoai ra, nước biển dâng và nhiệt độ nước biên tăng còn làm ảnh hưởngđến hệ sinh thái biển, gây nguy cơ đối với các ran san hô và rừng ngập mặn, anhhưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ
sản ven bo®
Đối với các cau trúc địa lý ven bờ, nêu mực nước biển dâng 100 cm, các đảo
bị tác động mạnh nhất là các đảo có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, như cụmdao Vân Đôn với 1593 ha có nguy cơ ngập, cụm đảo Côn Đảo (681,9 ha) và PhúQuốc (591,37 ha) Một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích ngập khôngđáng kể, trung tâm Trường Sa (Trường Sa lớn) có diện tích ngập là 1 ha, Sinh Tồn(0,3 ha), Song Tử Tây (3,1 ha) Cụm đảo Hoàng Sa diện tích ngập lớn hơn, nhất
là các cụm đảo Lưỡi Liềm (1258 ha) và Tri Tôn (62,4 ha)
Theo báo cáo điều tra của Ngân hàng thế giới vào năm 2007 ở 84 quốc gia,các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của SLR.Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trong số những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng
nhat của nước biên dang” Trong đó, bên cạnh đông băng sông Cửu Long và sông
6° Phan Đình Tuấn, Tran Hồng Thái, Bach Quang Dũng, Đinh Thị Nga, Giáo trình Biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2017, trang 113-115.
6 Các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều hơn Việt Nam là Ai Cập, Suriname, Bangladesh va Bahamas.
Xem thêm tại: S.Dasgupta, B Laplante, C.Meisner, D Wheeler, and J.Yann (2007), The impact of sea level rise on developing countries: a comparative Gnlysis, Policy, Research working paper; no WPS Washington, DC: World Bank, 2007.
2]
Trang 36Hồng thì nhiều thành phố của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, HảiPhòng, Đà Nẵng, Nha Trang và Vũng Tàu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp Theo dựđoán, nước biển dâng 5m thì 16% diện tích của Việt Nam bị ảnh hưởng và cùngvới đó là 10,8% dan số cũng bị ảnh hưởng theo” SLR thực sự là nguyên nhândẫn đến một số hệ quả nghiêm trọng ở Việt Nam nhu®: Tăng tính dé bi tổn thươngtrước các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt; Mắt dat, thiệt hại đối vớicác công trình bảo vệ bờ biển và các cơ sở hạ tầng khác; Gia tốc xói mòn ven biển
và cửa sông: Tác động đến nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản do suy giảm chatlượng đất và nước; Tăng chỉ tiêu cho bảo vệ bờ biển và chi phí bổ sung khắc phụccác hiện tượng thời tiết cực đoạn” Do đó, Việt Nam cần có chính sách toàn diện
và hiệu quả trước biến đổi khí hậu, trong đó phải xét đến mối quan hệ chặt chẽgiữa SLR và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật làm cơ sở triển khai các biện pháppháp lý và thực tiễn nhằm ứng phó và thích ứng với hiện tượng cũng như nhữnghậu quả của hiện tượng này.
Il Tac động của nước biến dâng trong luật biển quốc tế và luật bién
6§ Hanh, Pham Thi Thuy; Furukawa, Masahide, Impact of sea level rise on coastal zone of Vietnam,
Bull Fac ScL, Univ Ryukyus, No.84 : 45 - 59 (2007); McLean, R., Tsyban, A., Burkett, V., Codignotto, J.O., Forbes, D.L., Mimura, N., Beamish, R.J and Ittekkot, V., 2001 Coastal Zone and Marine Ecosystems In: McCarthy, J.J., Canziani, O.F., Leary, N.A., Dokken, D.J., & White, K.S (eds.) Climate Change 2001: Impacts, Adaptation and
Vulnerability, Cambridge University Press, Cambridge, pp 343-380,
https://library.harvard.edu/sites/default/files/static/collections/ipec/docs/27_WGIITAR_FINAL.pdf, truy cap ngay 9/9/2021
5 Asian Development Bank, Impacts of Sea Level Rise on Economic Growth in Developing Asia, ADB
Economics Working Paper Series, developing-asia, truy cập ngày 6/9/2021; BCA, WWF, Đại hoc Stockholm, 2013 Da dang sinh học;
28
Trang 371982 Nước biển dâng đã từng được nhắc đến trong quá trình đàm phán Công ước,nhưng chưa đủ chín mudi dé đưa ra thảo luận, soạn thảo thành điều khoản trongCông ước Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra nhiều nguy cơ đáng báo động do ảnhhưởng mạnh mẽ của nước biên dâng đến đường bờ biển và các vùng biển củaquôc gia do sự thay đôi của đường cơ sở dùng đê xác định các vùng biên.
2.1 Tac động của nước bién dâng đến đường cơ sở và ranh giới ngoàicác vùng bién
Đường cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ranh giới ngoài củacác vùng biển và trong việc đảm bảo sự cân bằng giữa các quốc gia ven biên trongviệc phân định ranh giới trên biển Ngoài ra, đường cơ sở có chức năng cung cấpthông tin cho người đi biển, bảo đảm an toàn cho các hoạt động hàng hải nhất làtại các bờ biển không ồn định
UNCLOS quy định các phương pháp xác định đường cơ sở Dù theo phương
pháp nao, việc xác định đường cơ sở phụ thuộc nhiều vào địa hình bờ biển củaquốc gia ven biển Nước biển dâng có thé tác động đến địa hình bờ biên có thé tácđộng đến đường cơ sở của các quốc gia
2.1.1 Tác động đến đường cơ sở thông thường
- Quy định của UNCLOS về đường cơ sở thông thường
Đường cơ sở thông thường được quy định tại Điều 5 UNCLOS, theo đó:
“Tru khi có quy định trai ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng
dé tính chiều rộng lãnh hải là ngắn nước triéu thấp nhất doc theo bờ biển, nhưđược thể hiện trên các hải đô tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức côngnhận ” Như vậy, phương pháp đường cơ sở thông thường sẽ dựa vào ngắn nướcthuỷ triều thấp nhất chạy đọc bờ biển Theo định nghĩa số 50 trong Số tay hướngdẫn về các khía cạnh của Công ước Luật biển năm 1982 thì “ngdn nước thủy triềuthấp nhất là đường cắt của bê mặt nước triều khi xuống thấp nhất với bờ biển
29
Trang 38Đường này chạy dọc theo bờ biển, hoặc phần đất dốc của bờ, tại đó biển lùi xuốngmực triéu thấp nhất ””9,
UNCLOS không giải thích về ngắn nước thủy triều thấp nhất cũng như cáchxác định ngắn nước thủy triều thấp nhất mà dé cho các quốc gia tự xác định Vềcách thức xác định, đa số quốc gia xác định theo phương pháp thiên văn Vềphương pháp xác định, trên thực tế, các quốc gia thường sử dụng hai phương phápxác định ngắn nước triều thấp nhất là Lowest Astronomical Tide (LAT) và MeanLow Water Springs (MLWS) LAT là mực nước triều thấp nhất có thể dự đoántrong các điều kiện khí tượng trung bình và trong bất kì sự kết hợp nào của cácđiều kiện thiên văn LAT được xác định bằng cách đánh giá mực nước biển dựđoán thấp nhất trong một số năm”! MLWS là độ cao trung bình của hai mực nướctriều thấp liên tiếp trong khoảng thời gian 24 giờ khi xảy ra triều cường trong năm
(khi độ nghiêng cực đại của mặt trăng là 23,59)”
Phương pháp đường cơ sở thông thường liên quan nhiều tới sự thay đổi mựcnước biên, tới mực 0 thủy triều trên các hải đồ (số “0 hải đề” hay còn gọi là số “0
độ sâu” là mực chuẩn quy ước độ sâu của biển) Mực 0 này rất khác nhau giữacác nước và ngay cả giữa các vùng của cùng bờ biển của một quốc gia Ví dụ, nếunước Bi lấy trung bình ngân nước thủy triều thấp nhất vào mùa xuân làm mực 0hải đồ thì nước Pháp lại chọn ngắn nước thủy triều thấp nhất theo thiên văn, do
đó mực 0 của hai nước lệch nhau 30cm, gây khó khăn cho việc hoạch định lãnh hải giữa hai nước Nước Mỹ quy định cùng một phương pháp xác định mực 0 hải
đồ nhưng các bang của Mỹ ở những vị trí khác nhau do đó mực 0 cũng khôngthống nhất Tại Việt Nam mực 0 này được lấy theo ngắn nước thấp nhất của thủytriều thiên văn
- Tác động của nước biển dâng đến đường cơ sở thông thường
7 Nguyễn Hồng Thao, Những diéu cẩn biết về luật biển, Nxb CAND, 1997, trích trong Định nghĩa số
50 trong Số tay hướng dẫn về các khía cạnh của Công ước Luật biển năm 1982
7! Nguyễn Thị Kim Ngân, Tác động của mực nước biển dâng đền cách xác định đường cơ sở của quốc gia ven biển, Tạp chí Luật học, số tháng 7/2022.
7? Definitions of Tidal Levels and Other Parameters, https://ntslf.org/tgi/definitions
30
Trang 39Nước biển dâng có thé tác động đến địa hình bờ biển của quốc gia ven biên.Theo đó, câu chữ của Điều 5 UNCLOS quy định về đường cơ sở thông thườnggây tranh cãi trong giới hoc giả khi đánh giá liệu đường bờ biển thay đổi do nướcbiển nâng có buộc quốc gia ven biển phải vạch lại đường cơ sở”3 Có hai luồngquan điểm chinh”*:
Quan điểm thứ nhất cho rằng đường bờ biển là căn cứ dé xác định đường
cơ sở thông thường, do đó, khi đường bờ biên thay đổi, đường co sở phải thay đổitheo Đây là quan điểm được ghi nhận trong các báo cáo của ILA và ILC, theo đóđường cơ sở như được vẽ trên bản đồ của quốc gia ven biển chỉ là sự phản ánh lạiđường cơ sở xác định theo ngắn nước thủy triều thực tế Hay nói cách khác, khimực nước biên dâng lên nhắn chìm các khu vực ven biển kéo theo ngắn nước thủytriều thấp nhất cũng sẽ di chuyển hướng vào đất liền, làm cấu hình của bờ biểncũng theo đó mà bị thay đổi, điều này đồng nghĩa với việc đường cơ sở thôngthường sẽ bị dịch chuyên so với vị trí ban đầu Từ đó, quốc gia ven biển sẽ bị thuhẹp diện tích lãnh thé và vùng biển
Trong báo cáo năm 2012, Ủy ban về đường cơ sở của ILA đã đưa ra kết luận:đường cơ sở thông thường có tính chất lưu động (ambulatory), di chuyên về phíabiển dé phan ánh những thay đôi đối với bờ biển do sự bồi đắp hoặc do hoạt độngxây dựng các công trình do con người tao ra, và nó cũng có thé di chuyên hướngvào dat liền khi có sự thay déi do xói mòn va nước biển dâng Trong trường hopxảy ra sự thay đối thứ hai có thé dẫn đến mắt toàn bộ lãnh thé và hậu quả là mattoàn bộ hệ thống đường cơ sở và các vùng biên đã được xác lập từ các đường cơ
sở trước đó Trong báo cáo vào năm 2018 về Luật Quốc tế và vấn đề nước biểndâng của ILA, Ủy ban cũng nhắc lại kết luận này: Theo quy định của luật phápquốc tế, “đường cơ sở thông thường có tính chất lưu động và do đó nếu đường cơ
sở pháp ly thay đổi khi con người mở rộng ngắn nước thấp thực tế ra biến, thi
TM Xem International Law Asscociation (ILA), Sofia Conference (2012): Baselines under the
International Law of the Sea, Baselines-Final-Report-Sofia-2012.pdf
https://ilareporter.org.au/wp-content/uploads/2015/07/Source-1-TM Như trên.
31
Trang 40đường cơ sở cũng phải thay đổi trong trường hợp nếu ngắn nước thủy triều thấpnhất tiến vào đất liền””Š Quan điểm này cũng được một số học giả uy tín về luậtbiển ủng hộ” Một số nước viện dẫn nguyên tắc “Đất thống trị biển” dé biện luậnrằng khi đất liền thay đổi thì vùng biển sẽ phải thay đổi.
Quan điểm thứ hai cho rằng đường cơ sở vẽ trên bản đồ chính là đường cơ
sở pháp lý, do đó, trừ khi quốc gia ven biển khảo sát lại bờ biển và công bố đường
cơ sở mới thì đường trên bản đồ tiếp tục có hiệu lực pháp lý Điều này nhằm bảođảm sự 6n định của quan hệ và luật pháp quốc tế, nên cần giữ cô định đường cơ
Sở và các ranh giới biển đã được thỏa thuận có tinh phân định vĩnh viễn
Đại điện cho cách tiếp cận này là các quốc gia đảo nhỏ Micronesia, đại điệncho nhóm các quốc gia đảo nhỏ Thái Bình Dương đã gửi yêu cầu tới Ủy ban Luậtquốc tế ILC ngày 31/1/ 2018 đưa vẫn đề vào chương trình làm việc dài hạn của
Ủy ban Từ 2011, Các quốc gia đảo Thái Bình đương (Pacific Island Countries PIC) đã có lập trường chung nhằm đối phó với ảnh hưởng của nước biển dâng
-PIC đã kêu gọi “sự công nhận pháp lý của các đường cơ sở đã được xác định theo
Công ước luật biển 1982 sẽ được tồn tại vĩnh viễn bất kể các tác động của nước
76 David D Caron, 1990, When Law Makes Climate Change Worse: Rethinking the Law of Baselines
in Light of a Rising Sea Level P 641-644.
7 DELAP Commitment, Securing Our Common Wealth of Oceans - Reshaping the Future to Take
Control of the Fisheries, 8 (Mar 2, 2018), available at
http://www pnatuna.com/sites/default/files/Delap%20Commitment_2nd%20
PNA%20Leaders%20Summit.pdf See also C Pratt & H Govan, Our Seas of Islands, Our Livelihoods, Our Oceania-Framework for a Pacific Oceanscape: A Catalyst for Implementation of Ocean Policy 32 (2010), available at https://www.forumsec.org/wp-content/uploads/2018/03/Framework-for-a-Pacific- Oceanscape-2010.pdf; Palau Declaration on “The Ocean: Life and Future,” annex B (2014), available