Kết quả là trong lĩnh vực ngoại thương đã đạt được những thành tựu đáng kể như kim ngạch xuất khẩu tăng lên, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chính sách thuế quan và phi thuế bước đầu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN -
Tiểu luận giữa kỳ CHỦ ĐỀ:
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG
Học Phần: Kinh Tế Vĩ Mô Giảng viên: Nguyễn Phan Thu Hằng
Nhóm: 2 – Lớp: 2 Tên thành viên nhóm: 1 Giáp Thị Mỹ Hạnh (NT)
2 Nguyễn Ngọc Gia Hân
3 Hoàng Ngọc Mỹ Huyền
4 Vũ Trần Thiên Kim
Năm học: 2022-2023
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN -
Tiểu luận giữa kỳ CHỦ ĐỀ:
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG
Học Phần: Kinh Tế Vĩ Mô Giảng viên: Nguyễn Phan Thu Hằng
Nhóm: 2 – Lớp: 2 Tên thành viên nhóm: 1 Giáp Thị Mỹ Hạnh (NT)
2 Nguyễn Ngọc Gia Hân
3 Hoàng Ngọc Mỹ Huyền
4 Vũ Trần Thiên Kim
Năm học: 2022-2023
Trang 4STT MSSV HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ HOÀN
THÀNH
0
Giáp Thị Mỹ Hạnh Mở đầu & cơ sở lý luận
Phân công nội dung công việc cho các thành viên
100
Chỉnh sửa nội dung
Trang 5LỜI CẢM ƠN 1
A PHẦN MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 3
I NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT LÝ LUẬN 3
1.1 Cơ sở lý thuyết lý luận 3
1.1.1 Hoạt động ngoại thương là gì? 3
1.1.2 Chính sách ngoại thương là gì? 3
1.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách ngoại thương 4
1.1.4 Sự khác nhau giữa hoạt động thương mại trong nước với ngoại thương là gì? ……….4
II Th c tr ng và đánh giá ự ạ 4
2.1 Th c tr ng ự ạ 6
2.1.1 Hoạt động ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập WTO 6
2.1.2 Mặt thuận lợi trong chính sách ngoại thương 12
2.2 Nh ng vấấn đềề còn tồền t i, khó khăn ữ ạ 13
2.3 Nguyền nhấn gấy khó khăn trong áp d ng chính sách ngo i th ụ ạ ươ ng Vi t Nam ở ệ ………14
2.4 Đánh giá vềề th c tr ng chính sách ngo i th ự ạ ạ ươ ng Vi t Nam hi n nay ệ ệ 14
III Các giải pháp và bài học cho chính sách ngoại thương Việt Nam 16
3.1 Giải pháp 16
3.1.1 Chính sách sản phẩm 16
3.1.2 Chính sách thị trường 16
3.1.2.1 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP: 16
3.1.2.2 ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ, CƠ QUAN CHỨC NĂNG, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI: 16
3.1.2.3 ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ: 17
3.2 Bài học 17
3.2.1 Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện các qui định pháp lý, chiến lược phù hợp với các cam kết quốc tế về tự vệ thương mại: 17
3.2.2 Việt Nam cần xây dựng các công cụ tự vệ thương mại phù hợp với qui định quốc tế: 18
3.3 Quan điểm cá nhân 18
C KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho phép nhóm được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô Nguyễn Phan Thu Hằng, cô đã trang bị cho chúng em kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gianchúng em theo học tại trường Nhóm rất cảm ơn các cá nhân - những người đã tham gia,
hỗ trợ, giải đáp giúp chúng em những thắc mắc trong quá trình làm đề tài Với vốn kiến thức thu thập được trong quá trình học tập từ cô, nhóm đã hoàn thành được bài tiểu luận
“Chính sách ngoại thương của Việt Nam” một cách tốt nhất
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn nhóm không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của cô để chúng em có điều kiện nâng cao, bổ sung kiến thức của mình,
để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, chúng em xin chúc cô luôn tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống Tập thể nhóm xin trân trọng cảm ơn cô!
Trang 7A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã nỗ lực điều chỉnh từng bước chính sách ngoại thương một cách toàn diện theo lộ trình cam kết với WTO Kết quả là trong lĩnh vực ngoại thương đã đạt được những thành tựu đáng kể như kim ngạch xuất khẩu tăng lên, thị trường xuất khẩu được
mở rộng, chính sách thuế quan và phi thuế bước đầu tạo được những thuận lợi nhất định quan cho các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu hàng hóa Bên cạnh những thành tựu kể trên, việc điều chỉnh chính sách ngoại thương cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần phải khắc phục như: điều chỉnh chính sách ngoại thương chưa đảm bảo kết hợp được hài hòa với việc đảm bảo tăng trưởng phát triển bền vững của hoạt động Xuất nhập khẩu Hàng hóa xuất khẩu vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, những mặt hàng xuất khẩu chính đa cố vẫn là các sản phẩm thô sử dụng nhiều lao động và khai thác tài nguyên Các hàng rào thuế và phi thuế quan chưa bảo đảm được hỗ trợ phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu, những lợi ích thu được từ hoạt động xuất khẩu chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp FDL Do đó sự đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của hoạt động ngoại thương còn bị hạn chế, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế.Đến nay còn nhiều quốc gia đặc biệt là những quốc gia có vai trò quyết định trong WTO vẫn chưa thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ Vì vậy, Việt Nam vẫn phải tiếp tục điều chỉnh chính sách ngoại thương, phát triển ngoại thương Việt Nam ổn định, bền vững Trong quá trình hoạch định chiến lược và ban hành các chính sách ngoại thương cần phải dựa trên việc nghiên cứu về quá trình điều chỉnh Phân tích những thành công của chính sách ngoại thương và những rào cản chính sách khi
áp dụng vào thực tiễn nhằm đưa ra những gợi ý để nhà quản lý vĩ mô có những hướng hoạch định chính sách ngoại thương phù hợp trong bối cảnhmới và chiến lược phát triển kinh tế và thương mại của đất nước hướng tới năm 2023 và những năm tiếp theo
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách ngoại thương của Việt Nam đang được áp dụng trong giai đoạn hội nhập
- Phạm vi nghiên cứu: quốc gia Việt Nam và các nước giao thương
Trang 81.1 Cơ sở lý thuyết lý luận
1.1.1 Hoạt động ngoại thương là gì?
- Ngoại thương là từ chỉ hoạt động thương mại như mua bán, giao dịch, trao đổi hàng hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác theo nguyên tắc ngang bằng giá
- Ngoài trao đổi sản phẩm, ngoại thương còn bao gồm việc giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm và lưu giữ những nét đẹp của các quốc gia dân tộc đối với bạn bè quốc tế
- Để hoạt động ngoại thương có thể phát triển, giao thương với các nước được mở rộng, nhà nước cần có các chính sách để phát triển hoạt động ngoại thương
1.1.2 Chính sách ngoại thương là gì?
- Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh
tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong thời kỳ nhất định
- Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh
tế của một nước:
• Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập
và mở rộng thị trường ra nước ngoài , khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước
• Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện do doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh
• Chính sách ngoại thương là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của một quốc gia
- Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác nhau, cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những mục tiêu cụ thể của chính sách kinh tế Không có chính sách ngoại thương áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế Tuy nhiên, các chính sách ngoại thương đều có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế, vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại thương riêng với các biện pháp cụ thể
Trang 91.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu chính sách ngoại thương
Đối với các nhà quản lý và doanh nghiệp của sản xuất và thương mại, việc nghiên cứu chính sách ngoại thương của các nước có ý nghĩa quan trọng:
- Giúp rút ra những kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách ngoại thương của đất nước một cách có khoa học và hiệu quả nhất
- Nắm rõ chính sách ngoại thương của các nước mới tìm cách xâm nhập vàphát triển thị trường, chọn thị trường thích hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương
- Giúp các nhà lãnh đạo ở tầm vĩ mô xây dựng chính sách đối ngoại song phương và đa phương phù hợp Riêng đối với môn học, việc nghiên cứu chính sách ngoại thương sẽ giúp học viên khái quát được chính sách ngoại thương trên thế giới và cụ thể những nước thường có quan hệ mậu dịch với nước ta, từ đó có kiến thức cơ bản để hiểu rõ hơn chính sách ngoại thương của nhà nước, tạo điều kiện vận dụng làm tốt công tác chuyên môn trong lĩnh vực ngoại thương
1.1.4 Sự khác nhau giữa hoạt động thương mại trong nước với ngoại thương là gì?
- Trong hoạt động thương mại nội địa và hoạt động ngoại thương có điểm chung là cùng diễn ra những sự trao đổi, giao dịch, mua bán giữacác bên cung và cầu Tuy nhiên về bản chất hai hoạt động này không hoàn toàn giống nhau
- Hoạt động thương mại trong nước bao gồm các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa , dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia Ngược lại hoạt động ngoại thương lại diễn ra trong phạm vi ngoài nước Như vậy chúng khác nhau cơ bản ở phạm vi diễn ra trao đổi hàng hóa, dịch vụ
II Thực trạng và đánh giá
a) Cán cân thương mại là gì?
- Cán cân thương mại (tiếng Anh là Balance of trade) là mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá (X - M), còn gọi là xuất khẩu ròng(NX) Cán cân thương mại được các quốc gia quan tâm vì nó ảnh hưởng tới sản lượng trong nước (NX là thành tố của tổng sản phẩm quốc nội - GDP), vấn đề việc làm và cán cân đối ngoại
- Hiểu một cách đơn giản nhất, cán cân thương mại phản ánh những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (có thể quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữachúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) Khi mức chênh lệch lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư Khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt và khi mức chênh lệch bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng
Trang 10b) Một số yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại
Thuế quan
- Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm đạtđược những mục tiêu nhất định như tăng thu ngân sách nhà nước, hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩu
- Thuế quan xuất khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu và áp dụng vớiphạm vi hạn chế và mức thuế suất không cao Thường áp dụng đối với các mặt hàng truyền thống với thuế suất không ảnh hưởng đến cung cầu Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh thuế vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia Các nước phát triển thường không sử dụng thuế xuất khẩu do không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu, nên ở đó thuế quan được đồng nhất với thuế nhập khẩu
- Thuế quan nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và sử dụng tương đối phổ biến ở các nước trên thế giới với các mức thuế suất rất khác nhau đối với từng nhóm hàng hóa cụ thể và tùy theo điều kiện từng nước
Hạn ngạch
- Hạn ngạch là quy định của nhà nước về giá trị hay số lượng cao nhất của một hàng hóa hay một nhóm hàng hóa được phép xuất khẩu hay nhập khẩu Han ngạch bao gồm hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu Thực chất của biện pháp này là Nhà Nước thông qua việc quản lý hành chính để tác động đến quá trình xuất nhập khẩu
- Hạn ngạch nhập khẩu là những hạn chế hoặc mức trần về giá trị hay khốilượng nhập khẩu những hàng hóa nhất định do nước nhập khẩu đặt ra Hạn ngạch giúp bảo hộ các nhà sản xuất nội địa và có thể làm cho một sốdoanh nghiệp trong nước trở thành các nhà độc quyền Hạn ngạch làm tăng giá hàng nội địa do đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng Hạn ngạch đơn thuần không mang lại doanh thu thuế cho chính phủ và dễ gây ra những tiêu cực trong việc cấp phát hạn ngạch
Tỷ giá hối đoái
- Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trườngquốc tế Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc giá tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng hóa xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệgiảm xuống xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên
Trang 11 Lạm phát
- Lạm phát sẽ khiến đồng nội tệ mất giá, giá thành sản xuất thay đổi cũng tác động không hề nhỏ đến xuất nhập khẩu Phá giá tiền tệ dẫn tới việc giá trị hàng nhập khẩu cao, giá trị hàng xuất khẩu thấp sẽ dẫn tới thâm hụt thương mại
- Ngoài ra có thêm một số yếu tố nữa như: cơ cấu của nền kinh tế và chiến
lược phát triển công nghiệp của các quốc gia, thu nhập của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước, các chu kỳ kinh tế, ảnh hưởng của dòng vốn đổ vào quốc gia đó
19 từ đầu năm 2020 đến nay lên mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội Năm 2020cũng là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020, nước ta đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch Những biến động, khó khăn đó đã khiến các nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu khi thực hiện biện pháp đóng cửa biên giới để phòng chống dịch bệnh Nhưng với sự điều hành khéo léo, tỉnh táo và rất kiên quyết của Chính phủ với mục tiêu
«Vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội», hoạt độngxuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đứng vững trong sự đứt gãy thương mại quốc tế trên toàn cầu, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn thương mại toàn cầu giảm sút , xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước Việt Nam vẫn duy trì được tốc
độ trăng trưởng xuất khẩu khả quan trong năm 2020
*Tính từ năm 2020
Về xuất khẩu:
- Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố chiều ngày 27/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 của Việt Nam ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%
Trang 12- Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 xuất siêu khoảng 19,1
tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016 Đây là kết quả ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu quý IV/2020 ước tính đạt 78,9 tỷ USD, tăng 13,3%
so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 1,1% so với quý III/2020 Tính chung
cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2%
- Trong năm 2020 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3%)
- Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2020, nhóm hàng công nghiê Šp nă Šng
và khoáng sản ước tính đạt 152,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2019 Nhóm hàng công nghiê Šp nhẹ và tiểu thủ công nghiê Šp ước tính đạt 100,3
tỷ USD, tăng 2,4% Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 20,3 tỷ USD, giảm 1,9% Nhóm hàng thủy sản đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8%
- Về thị trường xuất khẩu hàng hóa năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 76,4 tỷ USD, tăng 24,5%
so với năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 48,5 tỷ USD, tăng 17,1%; thị trường EU đạt 34,8 tỷ USD, giảm 2,7%; thị trường ASEAN đạt 23,1
tỷ USD, giảm 8,7%; Nhật Bản đạt 19,2 tỷ USD, giảm 5,7%; Hàn Quốc đạt 18,7 tỷ USD, giảm 5,1%
Trang 13Bảng 01 Kim ngạch xuất khẩu sang các châu lục giai đoạn 2015 - 2020
Đơn vị: Tỷ USD
Tốc độ tăng bình quân (%)
Trang 14Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam
15 ngày đầu tháng 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Về nhập khẩu:
- Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019 Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết cho sản xuất,xuất khẩu, gồm máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 93,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng tăng mạnh tới 16,3% Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang có sự phục hồi khá mạnh mẽ về sản xuất trong khi nhập khẩu cho tiêu dùng đã giảm đáng kể, tỷ trọng chỉ chiếm 6,4%, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2019
- Về cơ cấu nhập khẩu hàng hóa năm 2020, nhóm hàng tư liê Šu sản xuất ước tính đạt 245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 16,8
tỷ USD, giảm 3,8% và chiếm 6,4%
- Về thị trường nhập khẩu hàng hóa năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 83,9 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 46,3 tỷ USD, giảm 1,5%; thị trường ASEAN đạt 30 tỷ USD, giảm 6,9%; Nhật Bản đạt 20,5 tỷ USD, tăng 5%; thị trường EU đạt 14,5 tỷ USD, tăng 3,5%; Hoa Kỳ đạt 13,7
tỷ USD, giảm 4,9%