1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận giữa kỳ phương pháp nghiên cứu khoa học chủ đề chính sách giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật tại thành phố hồ chí minh

10 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Giáo Dục Hòa Nhập Cho Trẻ Em Khuyết Tật Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thụy Hồng Ngọc
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Hồng
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Bài Tiểu Luận Giữa Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Ngày nay, giáo dục hòa nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu trongcác chính sách giáo dục cho trẻ khuyết tật, nó được xem là một sự tất yếu của thờiđại và là thang đo về sự phát triển của x

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

MSSV : 2256110102Mã học phần :2310DAI033L03Ngành học : Đông phương học

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2023

Trang 2

MỞ ĐẦU

Chúng ta may mắn được sinh ra trong hình hài đầy đủ các giác quan, các bộ phậncơ thể để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt bình thường nhưng đâu đó ở ngoài xã hộivẫn còn tồn tại những cá thể kém may mắn hơn chúng ta Và một trong số đó làcác trẻ nhỏ sinh ra đã thiếu đi các giác quan gây ra các dạng khuyết tật như khiếmthị, khiếm thính, thiểu năng, không có khả năng hoạt động thể chất, Sinh ra trongsự kém may mắn khi không đủ các giác quan như người bình thường, trẻ khuyết tậtnhất là trẻ khiếm thị thường có xu hướng được ít tiếp cận đến giáo dục, khôngđược cắp sách đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa Mặt khác, trẻ được tiếpcận giáo dục nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn đặc biệt là sự hội nhậpvới cộng đồng và xã hội Để có thể hiểu rõ hơn về các chính sách giáo dục hộinhập cho trẻ khuyết tật, em đã chọn đề tài này làm đối tượng để nghiên cứu Từ đó,đưa ra các giải pháp thực tế có thể áp dụng để các thể hệ trẻ em khuyết tật có thểngày càng gắn bó và hội nhập hơn với cộng đồng người Việt

Giáo dục hội nhập là hình thức giáo dục trẻ khuyết tật trong môi trường giáo dụcbình thường Ngày nay, giáo dục hòa nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu trongcác chính sách giáo dục cho trẻ khuyết tật, nó được xem là một sự tất yếu của thờiđại và là thang đo về sự phát triển của xã hội mà ở đó mọi quyền con người đượcbình đẳng Những tài liệu sau đây là những phương tiện tìm hiểu giúp chúng ta cócái nhìn tổng quan về giáo dục hội nhập ở trẻ khuyết tật tại Thành phố Hồ ChíMinh

Trang 3

Câu 1: 1.1/ Tài liệu tham khảo:

Sách: [1] Tổng cục Thống kê, (2018), Việt Nam - Điều tra Quốc gia về người khuyết tật2016, NXB Thống kê, tr.76-85

[2] Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Nho, Giáo trình giáo dục hòa nhập, chương 2, Tổchức giáo dục hòa nhập, trang 24-52

Tạp chí: [3] Lê Văn Tạc, (2022), Thực trạng trường chuyên biệt dành cho người khuyết tậtvà Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập, tr.1-6

[4] Lê Thị Bắc Lý và Bùi Thị Lâm, (2007), Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật lứatuổi mầm non – vấn đề cần được xã hội hóa ở Việt Nam, Tạp chí khoa học, TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội, V.52, No 6, trang 163-167

[5] Bùi Văn Tưởng, Nguyễn Thị Hải Hạnh, (2019), Giải pháp nâng cao chất lượnghoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học thành phốHải Phòng, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biêt tháng 10/2019, tr 47-51

[6] Nguyễn Thụy Tố Uyên, (2018), Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hòanhập cho trẻ khuyết tật ở các trường tiểu học quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Tạpchí Giáo dục, Số 430 (Kì 2 – 5/2018), tr 12-16

[7] Trần Thị Mỹ Dung, (2017), Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giáo dục

hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại trường Mầm non, Tạp chí Giáo dục Số đặc biệt ( Kì3 tháng 8/2017), tr 25-28

[8] Katsunori Furui, Toru Fukunaga, Hanako Iwamoto, (2016), Sự phối hợp giữagiáo viên tiểu học và các ban ngành nhằm thúc đẩy giáo dục hòa nhập tạo NhậtBản – kết quả điều tra bằng bảng hỏi, Tạp chí giáo dục nước ngoài

1.2/ Cách đọc tài liệu:

Việc đọc tài liệu đúng cách giúp em tiết kiệm được thời gian nghiên cứu, thu hẹplại đề tài mà em muốn chọn và làm nó mang tính thực tế hơn Em xin tóm tắt các

Trang 4

bước chính trong cách đọc tài liệu của mình: Đầu tiên, em đọc phần từ khóa, tómtắt và kết luận của bài nghiên cứu để nhận thấy em có đang đi đúng chủ đề haykhông Kế đến, em viết dạ quang những câu có tính chất khái niệm và các phươngpháp mà tác giả đã chọn để thực hiện nghiên cứu và cuối cùng là ghi chú tất cảthông tin theo dạng sơ đồ Để nói kỹ hơn, ở bước đầu tiên sau khi đã đọc xong tómtắt và kết luận thì việc đọc lướt tổng quan bài viết cũng là điều em chọn để chắt lọctài liệu, việc đó giúp em có thể hiểu ra đại ý của tác giả và nội dung chính liênquan đến đề tài của mình Chẳng hạn đề tài của em liên quan đến giáo dục hòanhập cho trẻ em khuyết tật nhưng một số tài liệu chỉ cập nhật đến nội dung chínhvề trung tâm đào tạo giáo dục hội nhập, và em đã không chọn đọc tài liệu đó Tiếptheo, em đọc những đề mục chính trong bài nghiên cứu để thấy được liên kết vàmạch nghiên cứu đồng thời xác định hướng đi của tác giả

Quyết định chọn đề tài làm tham khảo, em áp dụng những cách đọc khác nhau chocác tài liệu khác nhau Đối với sách tham khảo, phần đầu tiên em đọc là mục lục vàsau đó khoanh vùng mục mà mình muốn tham khảo phù hợp với chủ đề mà emđang chọn nghiên cứu Tại mục đó, em đọc theo phương pháp đọc định vị - chútrọng đến các thông tin liên quan đến giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật và kháiquát các mối quan hệ giữa các thông tin để qua cái nhìn tổng quan đó, giúp emnhận ra những mối liên hệ giữa đề tài được tác giả đề cập trong sách và đề tài màmình đã chọn

Đối với các tạp chí nói chung và tài liệu giáo dục nói riêng, em áp dụng phươngpháp đọc tích cực là phương pháp ghi chú, đánh dấu lại các ý chính trong bàinghiên cứu đặc biệt là các kết quả của số liệu thống kê và giải pháp thực tế mà hiệnnay Việt Nam chúng ta còn chưa thực thi một cách triệt để Qua đó, nêu ra các hạnchế về mặt lý thuyết và phát huy các điểm mạnh trong bài nghiên cứu đó Ở bàinghiên cứu nước ngoài, em đặc biệt chú tâm đến các vấn đề chung giữa nước ngoàivà Việt Nam và các giải pháp khoa học có ở nước họ mà chưa thể thực thi tại ViệtNam nước ta

Trang 5

Câu 2: 2.1/ Tổng quan tài liệu nghiên cứu: [1] Tổng cục Thống kê, (2018), Việt Nam - Điều tra Quốc gia về người khuyếttật 2016, NXB Thống kê, tr.76-85

Tài liệu nhấn mạnh đến các chính sách giáo dục và tỉ lệ tiếp nhận giáo dục ở ngườikhuyết tật Việt Nam Điển hình như việc, giáo dục có tầm quan trọng lớn đối vớitrẻ em khuyết tật so với trẻ em không khuyết tật vì nó ảnh hưởng đến nhận thứccủa trẻ em, giúp trẻ có khả năng hòa nhập với xã hội, giúp ích được cho bản thânnhờ những kiến thức phổ thông và kỹ năng sống cơ bản

Mặc dù chỉ ra những quan điểm mang tính chất thực tế và xây dựng, tài liệu cho tacó cái nhìn thực tế hơn về khía cạnh trong đời sống của người khuyết tật và đặcbiệt là các chính sách giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật bẩm sinh Nhưng songsong với đó, tài liệu chưa đề cập đến mối liên hệ tâm lý của trẻ khuyết tật khi hòanhập vào môi trường giáo dục và các mối quan hệ xã hội của trẻ em khuyết tật.Tâm lý của trẻ nhỏ trong giáo dục đóng góp một phần quan trọng đến chính sáchgiáo dục và đường lối chọn phương pháp tiếp nhận giáo dục cho trẻ mà Việt Namcần hướng tới

[2] Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Nho, Giáo trình giáo dục hòa nhập, chương 2, Tổchức giáo dục hòa nhập, tr 24-52.

Qua giáo trình, ta thấy được các phương thức tổ chức giáo dục hòa nhập khác nhauphù hợp với từng nhu cầu của trẻ em khuyết tật Bên cạnh đó, giáo trình thể hiệnrất rõ các bước chi tiết để xây dựng các kế hoạch đáp ứng với từng nhu cầu đặcbiệt, thiết kế một môi trường học tập để phát huy khả năng của trẻ Tài liệu khôngcó nhiều các bảng số thống kê và chưa đề cập đến sự ví dụ cụ thể, hình ảnh minhhọa còn hạn chế nên gây khó khăn trong việc đọc và làm theo

[3] Lê Văn Tạc, (2022), Thực trạng trường chuyên biệt dành cho người khuyếttật và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập, tr.1-6

Nội dung của bài khảo sát đề cập đến các thực trạng ở các cơ sở tổ chức giáo dụcchuyên biệt và Trung tâm hỗ trợ hòa nhập Nêu lên các thực trạng mang tính tiêubiểu cùng với các giải pháp tương đương hướng tới các mô hình giáo dục mang lại

Trang 6

nhiều kết quả tích cực trong môi trường học tập tại các trung tâm giáo dục chuyênbiệt, đem lại một đường lối giáo dục tốt nhất cho trẻ em khuyết tật Tuy vậy, việcđánh giá mang tính chất phản ánh nhưng vẫn còn phải xem xét và đưa ra các chínhsách giáo dục phù hợp với từng vấn đề đang gặp phải

[4] Lê Thị Bắc Lý và Bùi Thị Lâm, (2007), Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tậtlứa tuổi mầm non – vấn đề cần được xã hội hóa ở Việt Nam, Tạp chí khoa học,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, V.52, No 6, trang 163-167.

Giáo dục hòa nhập thể hiện quyền lợi học tập của bất kỳ trẻ em nào, và trẻ emkhuyết tật cũng như thế, chúng cũng có những nhu cầu được yêu thương và học hỏinhư bao trẻ em khác Bài viết đã đặt ra một tầm nhìn quan trọng về giáo dục hòanhập nơi không có sự phân biệt giữa trẻ khuyết tật và trẻ bình thường, nơi mà mộtxã hội không còn xa lánh các thành phần khuyết tật về thể xác lẫn tâm hồn Bố cụcnghiên cứu nhấn mạnh đến giáo dục hòa nhập và xã hội hóa giáo dục hòa nhập chotrẻ khuyết tật mầm non ở Việt Nam Tuy các giải pháp mang tính thực tế cao nhưngđể áp dụng vào thực tiễn vẫn là một thách thức và đòi hỏi cần sự kiểm duyệt và chỉthị từ các cơ quan

[5] Bùi Văn Tưởng, Nguyễn Thị Hải Hạnh, (2019), Giải pháp nâng cao chấtlượng hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu họcthành phố Hải Phòng, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biêt tháng 10/2019, tr 47-51

Bài viết đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hòa nhập chotrẻ khuyết tật ở trường tiểu học, đề cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáodục và đề ra các mục tiêu hướng tới các phương pháp giúp trẻ khuyết tật được tiếpcận một nền giáo dục có chất lượng, có cơ hội khai phá khả năng của mình và cósự bình đẳng đích thực trong đời sống xã hội Bài viết hướng đến tính thống nhấtvề các vấn đề quản lý, nêu rõ trách nhiệm giáo dục của Nhà trường và các vấn đềtháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo quản lý

[6] Nguyễn Thụy Tố Uyên, (2018), Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hòanhập cho trẻ khuyết tật ở các trường tiểu học quận 7, Thành phố Hồ ChíMinh, Tạp chí Giáo dục, Số 430 (Kì 2 – 5/2018), tr 12-16

Tác giả đề cập đến các cách quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật ởtrường tiểu học, trình bày thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tậttại các trường tiểu học trên địa bàn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Kết quảnghiên cứu sẽ là đề xuất các biện pháp hữu hiệu hơn để quản lý giáo dục hòa nhậpở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Các phương pháp khảo sát mà tác giả

Trang 7

đã chọn chính là: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và nghiêncứu sản phẩm hoạt động Kết quả từ các phương pháp nghiên cứu trên phản ánhnhững cái nhìn tổng thể ở các kế hoạch hoạt động giáo dục hội nhập qua nhiềumức độ khác nhau Không chỉ về yếu tố vật chất, kế hoạch hoạt động mà còn thểhiện ở yếu tố con người, tuy vậy vấn đề đặt ra qua các chỉ số thống kê chỉ mớidừng lại ở nhận thức vấn đề, vẫn chưa có các giải pháp cụ thể

[7] Trần Thị Mỹ Dung, (2017), Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động giáodục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại trường Mầm non, Tạp chí Giáo dục Sốđặc biệt ( Kì 3 tháng 8/2017), tr 25-28

Tạp chí đã đề cập đến việc giáo dục hòa nhập ở trường Mẫu giáo nhằm giúp trẻkhuyết tật hòa nhập vào môi trường học tập bình thường và được học tập cùng cácbạn không bị khuyết tật Mô hình này đã được triển khai ở nhiều trường mầm nonnhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục cho hầu hết trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ khuyết tật Đếnnâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập ở trường mầm non, cần có sự quản lý chặtchẽ của hiệu trưởng Bài viết phân tích nhiệm vụ của giáo dục hòa nhập ở trườngmầm non cũng như vai trò quản lý của hiệu trưởng trong việc đảm bảo chất lượnghoạt động này ở trường mầm non Là nguồn tài liệu bổ ích cho các nhà tổ chứcgiáo dục chuyên biệt, giúp họ đi đúng phương hướng trong các hoạt động giáo dụchòa nhập cho trẻ khuyết tật tại trường Tài liệu giúp ta có cái nhìn tổng quan đếnnội dung công việc của Hiệu trưởng tại các trung tâm giáo dục hòa nhập cụ thể tạitrường mầm non

[8] Katsunori Furui, Toru Fukunaga, Hanako Iwamoto, (2016), Sự phối hợpgiữa giáo viên tiểu học và các ban ngành nhằm thúc đẩy giáo dục hòa nhập tạiNhật Bản – kết quả điều tra bằng bảng hỏi, Tạp chí giáo dục nước ngoài

Bài viết trình bày tóm lược về một phần Luật giáo dục ở trường học tại Nhật Bản;vai trò của các ban ngành trong phối hợp với Nhà trường, kết quả điều tra thựctrạng về sự phối hợp giữa các ban ngành với trường tiểu học Bên cạnh đó, bài viếtcòn nhấn mạnh vào các chỉ số thống kê qua các cuộc điều tra, đây là phương tiệnđể đưa ra các thực trạng vấn đề giải quyết Qua bài viết, sự khác nhau giữa tài liệugiáo dục nước ngoài đã đề cập đến sự kết hợp giữa các ban khác nhau trong chínhsách giáo dục hội nhập Tại Việt Nam, giáo dục hòa nhập hầu hết là có sự liên kếtgiữa các ban trong lĩnh vực giáo dục như tư vấn giáo dục, quản lý giáo dục, v.v.Mặt khác, bài viết cho thấy tại Luật giáo dục của Nhật Bản có đề cập đến sự liên

Trang 8

kết giữa các ban khác nhau liên quan đến giáo dục trẻ khuyết tật như bệnh viện,trường hỗ trợ đặc biệt, trung tâm y tế và trung tâm hỗ trợ người khuyết tật,

2.2/ Nhận xét cá nhân:

Việc tạo ra cho trẻ em khuyết tật một môi trường học tập gần gũi, phát triển đượckhả năng đặc biệt của từng em là hướng tới ở mỗi trung tâm giáo dục chuyên biệt.Trẻ em không chỉ cần được yêu thương, lắng nghe mà còn xứng đáng sống trongsự quan tâm của toàn thể con người của xã hội Sự gắn bó giữa trẻ em bình thườngvà trẻ em khuyết tật là một nét đẹp cho xã hội, bên cạnh đó còn là thang đo về mứcđộ phát triển của đất nước

Qua các tài liệu tham khảo trên, giáo dục hòa nhập luôn là đề tài nghiên cứu khoahọc được các nhà giáo dục quan tâm Không chỉ thế, nó còn là mục tiêu phấn đấuxã hội Việt Nam nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng Cho đến nay, nhiềuphương pháp nghiên cứu được thực thi để thống kê các vấn đề liên quan đến giáodục hòa nhập, từ đó đưa ra sự so sánh giữa các vấn đề xung quanh trẻ khuyết tật vàcác giải pháp tương ứng để trẻ có được những tiện lợi nhất định trong cuộc sống.Bên cạnh đó, những chính sách cũng đang được thi hành và áp dụng dần dần và cósự huy động lực lượng tuyên truyền, đào tạo đội ngũ giáo viên tại các trung tâmgiáo dục chuyên biệt cho trẻ

Tuy các nghiên cứu trên phản ánh được những vấn đề đang vướng mắc trong việcgiáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật một cách thực tế, nhưng song song đó vẫnchưa thấy kết quả tích cực đáng kể Xã hội vẫn còn có sự phân biệt nhất định giữatrẻ em khuyết tật và không khuyết tật, các năng khiếu hay các khả năng đặc biệtcủa trẻ khuyết tật vẫn chưa được khai phá một cách triệt để, vẫn còn là chủ đề khámới mẻ đối với hầu hết mọi người dân

Về thực tế, các tạp chí bài viết nghiên cứu chỉ dừng lại ở tính lý thuyết, những khíacạnh tiêu cực trong giáo dục hòa nhập vẫn còn giới hạn Điển hình như việc thuyếtphục phụ huynh của trẻ em bình thường học tập và vui chơi với trẻ em khuyết tậtcũng chỉ được đề cập như một phương pháp cần thiết vì tính hạn chế của phươngpháp này là không thể bắt buộc toàn thể các bậc phụ huynh cho con mình học cùngcác bạn khuyết tật

Sự hòa nhập trong sự giáo dục vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và tạo cơhội cho trẻ em khuyết tật đặc biệt là đáp ứng nhu cầu học tập của các em đúng vớitrình độ Mục đích hòa nhập giáo dục đặc biệt vẫn còn là một thách thức lớn cầnphải giải quyết nhiều vấn đề tâm lý của trẻ nhỏ, đặc biệt là trên con đường đào tạo

Trang 9

và truyền dạy việc nhìn nhận tích cực của trẻ bình thường đối với các bạn khuyếttật đồng trang lứa Hiện nay trong bối cảnh xã hội hiện đại, tuy có những phươngtiện ngày càng tiên tiến và đáp ứng đủ nhu cầu của người dân Nhưng song songđó, vẫn có nhiều điểm còn khó khăn Những đề mục chính sách được đưa ra hàngnăm nhưng thực tế việc hòa nhập giữa xã hội vẫn còn nhiều sự cách biệt rõ rệt.

Những điểm mới:

việc tiếp nhận thiền hành cho trẻ khuyết tật khi tham gia với lớp học bình thườnglà điểm mới mà em muốn nghiên cứu qua bài tổng quan Việc áp dụng thiền trongchương trình giáo dục cho trẻ nhỏ có thể thay đổi thái độ tiêu cực của trẻ, giúp trẻvượt qua những cảm giác tự ti khó khăn trong quá trình học tập Bên cạnh đó, trẻkhuyết tật được thực hành ngồi thiền chung với các bạn học không bị khuyết tậtđồng trang lứa Hơn hết, nghiên cứu này cần có đội ngũ các vị thiền sư, các giáoviên có kỹ năng thiền định được hướng dẫn các kỹ năng giáo dục trẻ khuyết tậthằng tuần đến dạy các lớp học hòa nhập từ 1 đến 2 buổi

Mặt khác, các buổi thiền tập như vậy cũng có thể được thực hiện ở các bệnh viện,các trung tâm hỗ trợ y tế trẻ em khuyết tật hay các trung tâm bổ trợ thiền tập Saukhi các buổi thiền tập kết thúc, trẻ em khuyết tật có thể được vui chơi và hòa nhậpvới các bạn khác qua các hoạt động vui chơi khác Tuy việc thiền tập cần nhữngphương pháp giáo dục nhưng việc thiền tập chú trọng đến hơi thở và thực tại giúptrẻ có thể dễ dàng giữ bình tĩnh và mang hướng tích cực đến nhận thức của trẻkhuyết tật

KẾT LUẬN

Sau cùng, tổng quan nghiên cứu về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mang tínhquan trọng đối với mỗi cuộc đời của trẻ, không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức củamột con người mà còn tác động đến sự nhận thức của xã hội, cộng đồng Việc đónggóp phát triển để giáo dục hòa nhập ngày càng phát triển là bổn phận chung của cảxã hội, nêu lên tinh thần gắn bó đoàn kết “Mọi người vì một người, một người vìmọi người”, để người khuyết tật đặc biệt là trẻ em khuyết tật không bị cảm thấy lạclõng, xa rời với xã hội, chúng ta cùng chung tay tuyên truyền những chính sách,chỉ thị gắn bó cùng trẻ khuyết tật nói riêng và người khuyết tật nói chung

Trang 10

Nguồn tài liệu tham khảo:

https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-430-ki-ii-thang-5/03-thuc-hoc-quan-7-thanh-pho-ho-chi-minh-5894.html

https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-dac-biet-ki-iii-thang-8/8-mot-truong-mam-non-5236.html

file:///C:/Users/hi/Downloads/49katsunori-assoc.prof-toru-fukunaga-hanako-iwamoto%20(1).pdf

Ngày đăng: 13/09/2024, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w