tai lieu cho noi Cai Rang doc

3 1K 8
tai lieu cho noi Cai Rang doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chợ nổi Cái Răng Trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều. Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).  Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan. Cây bẹo: Trên thuyền chất đầy hàng hoá,phổ biến là các loại trái cây, các sản phẩm miệt vườn được treo lủng lẳng trên một cấy sào cắm trươc mũi ghe mà người địa phương gọi là “cây bẹo”. Vì thế mà người mua chỉ cần nhìn vào “cây bẹo” là biết được trên ghe bán thứ gì. (marketing) "Bẹo" ở đây là bẹo hình, bẹo dáng. Vốn cư dân xưa của vùng đất Nam Bộ là những cư dân chưa biết chữ, họ dùng cây bẹo để nói lên cái mà bán, tập tục lưu giữ đến ngày nay. Tuy rằng người dân "treo gì bán đó" thông qua những cây bẹo, tuy nhiên có 3 trường hợp ngoại lệ: 1. "Cái gì treo mà không bán?" Chính là quần áo. Cư dân chợ nổi thường sinh sống và sinh hoạt ngay trên thuyền, vì thế, quần áo họ thường phơi cả trên thuyền, do đó "mặt hàng" này họ không bán. 2. "Cái gì bán mà không treo?" Chính là các thuyền bán hàng ăn uống và nước giải khát. Những thứ này không thể treo lên được. 3. "Cái gì mà treo cái này, bán cái khác?" Chính là treo lá dừa nhưng lại bán thuyền. Người dân muốn bán ghe thuyền của họ thường treo lên thuyền một cây sào, trên đó có gắn một miếng lá dừa. Chợ nổi Cái Răngchợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hoá ở đây với số lượng lớn và mỗi mặt hàng đã được phân loại nên đồng đều về chất lượng kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận sử dụng các ghe xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây toả đi khắp nơi, thậm chí đưa sang tận Campuchia. Mọi thứ âm thanh bắt đầu rối loạn nào thì tiếng máy nổ, nào thì tiếng chèo khua nước,tiếng sóng vỗ òm oạp vào mạn thuyền rồi tiếng cười nói, tiếng người mua kẻ bán, tất cả tạo nên một sự sô bồ và sầm uất không kém gì những khu chợ trên cạn. Ở chợ nổi còn có đầy đủ các loại dịch vụ từ sửa máy, sửa cân,ghe bán xăng dầu đến những cửa hàng bách hoá như mỹ phẩm, mắm muối, thuốc tây, bánh kẹo…Các xuồng dịch vụ nhỏ gọn, len lỏi rất thiện nghệ áp mạn ghe bán hàng rồi thu tiền, nhưng tất cả đều rất nhường nhịn nhau. Du khách nước ngoài đi chợ nổi Cái Răng Chợ nổi Cái Răng không chỉ là nơi buôn bán sinh hoạt của người dân Cần Thơ mà nó còn là địa chỉ du lịch hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. Nguồn gốc: Trong cuốn “Tự vị tiếng nói miền Nam” cụ Vương Hồng Sển lại cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành Cái Răng. Còn vì sao lại có chợ nổi, theo ông Lê Phú Khải, một nhà báo chuyên viết về đồng bằng sông Cửu Long là do: “Người dân đồng bằng chủ yếu đi lại bằng kênh rạch nên tốt nhất chở ra một cái đầu mối ở sông để mà bán nên bỗng nhiên nó thành một cái chợ nổi. Chợ nổi Cái Răng nói riêng và các chợ nổi ở đồng bằng nói chung rất sinh động. Sinh động hơn cả chợ nổi ở Thái Lan, một khu chợ nhân tạo, trong khi đó chợ nổi của ta hình thành từ tập quán sinh sống với những sản vật phong phú…”.chợ nổi của Thái Lan chỉ bán cho khách du lịch và không có hoạt động trao đổi và mua bán giữa cư dân với cư dân địa phương Chợ nổi Việt Nam có đặc điểm chung là: • Chợnơi mua bán thật sự của cư dân địa phương, là nơi người dân địa phương trao đổi sản vật, nông sản, thực phẩm, v.v. Khác hoàn toàn với chợ nổi Damnoen Saduak tại Thái Lan [1] . • Các cửa hàng hay các ghe thuyền thường không có bảng hiệu, chợ bán sản vật gì người ta treo sản vật đó lên cây sào hoặc trên mũi thuyền. Người ta gọi cây này "cây bẹo" [2] . Người bán dùng cây chống ngay trước mũi xuồng, ghe của mình rồi treo tượng trưng lên đấy những loại nông sản mà mình muốn bán. Chẳng hạn như bán cam thì người ta treo lên vài quả cam; bán xoài thì treo vài trái xoài; bán chuối thì treo nải chuối, bán mía thì dựng lên bó mía Với cách tiếp thị độc đáo này, những người mua tới chợ từ xa đã quan sát thấy. Một ghe trái cây đến từ Vĩnh Long • Muốn biết các ghe thuyền và các cư dân sông nước đến từ địa phương nào, chỉ cần nhìn vào mạn thuyền, trên thuyền có ghi mã tỉnh được viết tắt bằng 2 chữ cái đầu. Ví dụ, trên thuyền ghi "TG" thì thuyền đó đến từ Tiền Giang. Chợ nổinơi tụ họp của rất nhiều cư dân đến từ khắp miền đất nước. Các khu vực khác ở Việt Nam không thể có chợ nổi trên sông buôn bán nông sản như vậy, do hệ thống sông ngòi và bị đê bao quanh sông cái ngăn lũ nên ghe, xuồng không thể hoạt động, không thể len lỏi khắp nơi trong đồng bằng được. . lịch trong và ngoài nước. Nguồn gốc: Trong cuốn “Tự vị tiếng nói miền Nam” cụ Vương Hồng Sển lại cho biết: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer. ta hình thành từ tập quán sinh sống với những sản vật phong phú…”.chợ nổi của Thái Lan chỉ bán cho khách du lịch và không có hoạt động trao đổi và mua bán giữa cư dân với cư dân địa phương Chợ

Ngày đăng: 29/06/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan