PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA.

Một phần của tài liệu 303668 (Trang 26 - 34)

THỜI GIAN QUA.

II.1/ Phân tích tình hình nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hoa Kỳ. Bảng số 4: Tình hình nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ.

ĐVT: Tỷ USD.

Năm 2000 2001 2002 2003

Tổng kim ngạch nhập khẩu 1.259,3 1.180,1 1.235,5 1.260 Kim ngạch nhập khẩu thủy sản 10,5 10,3 10,552 10,6 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thủy

sản/ tổng kim ngạch nhập khẩu (%) 0,834 0,87 0,85 0,84

Nguồn: World Bank

Qua bảng số 4: Hoa Kỳ là quốc gia có tổng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trên thế giới với rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau và là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản về nhập khẩu hàng thủy sản với giá trị và sản lượng rất lớn. Và theo xu hướng về tăng trưởng nhập khẩu thì trong tương lai tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung và kim ngạch nhập khẩu thủy sản nói riêng của Hoa Kỳ ngày càng tăng, cụ thể năm 2002 Hoa Kỳ nhập khẩu thủy sản 10.552 triệu USD tăng 2,45% so với năm 2001 và năm 2003 nhập khẩu thủy sản Hoa Kỳ lại tăng và đạt mức 10.600 triệu USD và tăng 0,45% so với năm 2002. Và với giá trị này thì tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu thủy sản so với tổng kim ngạch chỉ chiếm khoảng 0,85% và chiếm từ 16-18% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của toàn thế giới với các mặt hàng nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ tôm và cá đông lạnh các loại; ngoài ra còn nhập khẩu một số loài nhuyễn thể khác nhưng giá trị tương đối thấp so với hai loại sản phẩm trên. Chính vì vậy đây được xem là một thị trường tiêu thụ rất lớn về hàng thủy sản và là thị trường tiềm năng của tất cả các quốc gia nhập khẩu trên thế giới và đặc biệt hơn đối với Việt Nam thì đây là thị trường mà chúng ta xuất khẩu thủy sản nhiều nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường xuất khẩu khác.

II.2/ Cơ cấu nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ.

Hiện nay nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với khả năng khai thác tự nhiên và nuôi trồng nội địa. Hầu hết nhiều sản phẩm thủy sản được tiêu dùng tại Hoa Kỳ được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, chủ yếu từ các nước ở Châu Á, Châu Mỹ… như Canađa, Thái lan, Trung quốc, Ecuađo, Chilê, Mêhicô, Inđônêsia, Việt Nam… với các chủng loại ngày càng đa dạng và phong phú.

Thị trường tôm các loại tại Hoa Kỳ:

Bảng số 5: Các quốc gia xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ.

Đơn vị tính: tấn Sản lượng nhập khẩu Quốc gia 2000 2001 2002 2003 Thái Lan 126.279 135.984 115.011 133.220 Trung Quốc 17.781 27.616 49.092 81.011 Việt Nam 15.717 33.235 44.642 57.378 Ấn Độ 28.205 32.578 43.890 45.469 Eâcuađo 19.097 26.759 29.713 34.029 Mêhicô 28.938 29.811 24.157 25.494 Braxin 5.896 9.815 17.724 21.783 Inđônêxia 16.656 15.815 17.410 21.663 Vênêzuêla 14.885 9.515 10.314 9.958 Honđuras 7.880 9.685 9.781 9.706 Guyana 8.620 11.690 9.657 11.423 Bănglađet 10.220 8.726 8.535 8.143 Canađa 8.517 6.482 7.740 6.478 Panama 5.851 6.862 6.401 6.153 Nicaragua 4.827 5.034 4.720 4.507 Các nước khác 24.226 29.195 28.921 28.080 Tổng cộng 343.595 398.802 427.708 504.495

Nguồn: WILLKIE FARR & GALLAGHER LLP.

Qua bảng số 5: đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất trên thế giới với sản lượng tiêu thụ và nhập khẩu tăng lên hàng năm và là thị trường rất tiềm năng với hơn 90 quốc gia tham gia xuất khẩu tôm vào thị trường này nhưng vị trí đứng đầu xuất khẩu tôm luôn thuộc về Thái Lan với sản lượng xuất khẩu đạt 133.220 tấn vào năm 2003 với tỷ trọng chiếm 26,95% và Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này với số lượng

cũng không nhỏ và đạt mức 57.378 tấn vào năm 2003 và tăng 28,5% so với năm 2002. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu trên 3,5 tỷ USD tôm các loại (năm 2003 nhập khẩu 3,76 tỷ USD tăng gần 10% về giá trị và tăng 17,95% về khối lượng và so với năm 2002). Sản lượng tôm nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm khoảng 88% sản lượng tôm cung ứng cho toàn bộ nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ, khai thác tự nhiên và nuôi nội địa chiếm khoảng 12% - đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của vụ kiện bán phá giá tôm mà một số quốc gia xuất khẩu lớn tôm sang Hoa Kỳ là bị đơn vào cuối năm 2003. Trong những năm gần đây thì giá trị xuất khẩu tôm của Thái Lan và một số nước Châu Mỹ La Tinh vào Hoa Kỳ biến động rất nhanh và theo chiều hướng khó dự báo với nguyên nhân chính là thời tiết diễn biến bất lợi kết hợp với các bệnh dịch tôm làm sản lượng khai thác thấp. Ngược lại với một số nước trên thì một số quốc gia có giá trị xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ lại tăng lên nhanh chóng như Việt Nam (năm 2003 sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ tăng lần lượt là 28,5% và 23,7% so với năm 2002); Trung Quốc (lần lượt 77,7% và 57,8%)…. Nguyên nhân do điều kiện khí hậu ở các quốc gia này tương đối thuận lợi, diện tích nuôi tôm của các quốc gia này tăng lên nhanh chóng, các dịch bệnh được phòng ngừa tương đối tốt. Ngoài ra, các nước này đã có chiến lược tốt về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến có hiệu quả trong việc thâm nhập thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt này và quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được những yêu cầu cao về an toàn thực phẩm cho thị trường này. Đối với cơ cấu sản phẩm tôm: trong cơ cấu tiêu dùng thủy sản thì tôm được người dân Hoa Kỳ ưa chuộng nhất với các loại sản phẩm như tôm thẻ, tôm sú, tôm bỏ đầu nguyên vỏ, tôm bóc nõn …. Và các sản phẩm này được cung cấp bởi một số quốc gia chính như: Thái Lan (chủ yếu tôm sú, tôm he chân trắng, tôm hùm cỡ lớn….), Trung Quốc (chuyên xuất khẩu tôm he chân trắng), Việt Nam (tôm sú…), Ấn Độ (tôm sú…), các nước Mỹ La Tinh (chủ yếu như tôm PTO chín), Êcuađor (tôm bỏ đầu nguyên vỏ)…. Chính sự đa dạng về nhu cầu và nhà cung cấp sản phẩm làm cho thị trường tôm Hoa Kỳ ngày càng mở rộng hơn và đa dạng hóa sản phẩm nhiều hơn, và nó là nguyên nhân tạo ra sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn.

- Giá tôm: nhìn chung giá tôm cùng loại ở thị trường Hoa Kỳ cao tương đối so với các thị trường khác trên thế giới với nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do sự đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm rất cao của người tiêu dùng kết hợp với sự chấp nhận trả giá cao cho các sản phẩm này; bình quân giá tôm đông lạnh bán buôn tại New York của một số sản phẩm như: tôm sú nấu chín, bóc vỏ và bỏ đuôi (Cooked & peeled, tail on) cỡ 16-20 con/kg giá bình quân 18,96-19,60 USD/kg; hay tôm bỏ đầu nguyên vỏ (Headless, shell-on) cỡ 16-20 con/kg giá bình quân 13 USD/kg…. hầu như ít thay đổi so với năm 2002. Tuy nhiên có một điều đặc biệt là giá nhập khẩu tôm sú từ Thái Lan trước đây luôn cao hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu các nước khác như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam từ 0,5-1,7 USD/kg và của Indonesia từ 0,1-0,7 USD/kg với nguyên nhân chính là các sản phẩm này của Thái Lan đã được người tiêu dùng Hoa Kỳ tin tưởng cao về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm; mức độ ngon của sản phẩm phù hợp với sở thích, thị hiếu người tiêu dùng; đẳng cấp chế biến các sản phẩm rất cao; năng lực sử dụng các công cụ marketing rất hiệu quả. Và với giá cả chênh lệch như vậy có thể đây là một trong những điểm mạnh của các sản thủy sản Việt Nam trong quá trình cạnh tranh giá trên thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên trong năm 2004 và 2005 theo dự báo thì giá tôm của rất nhiều loại sẽ tăng nhanh chóng khi ủy ban ITC và DOC dự kiến sẽ phán quyết về vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Hoa Kỳ làm cho lượng cung tôm trên thị trường Hoa Kỳ sẽ bị giảm và các quốc gia bị kiện sẽ chịu mức thuế suất cao hơn. Và nó chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng mạnh đến lợi ích của người tiêu dùng Hoa Kỳ.

ƒ Xem diễn biến vụ kiện tôm sẽ trình bày ở phụ lục số 1.

Thị trường cá các loại tại Hoa Kỳ:

Cá là loại thủy sản đứng vị trí thứ hai trong giá trị hàng thủy sản nhập khẩu của Hoa Kỳ với nhiều chủng loại khá đa dạng: cá tươi các loại, cá đông lạnh các loại, cá đóng hộp các loại, cá hun khói, cá khô,... Trong đó đặc biệt các loại cá fillet và cá ngừ là các sản phẩm mà người tiêu dùng Hoa Kỳ rất ưa chuộng.

+ Sản phẩm cá hồi: đây là sản phẩm thủy sản được ưa chuộng thứ 2 sau tôm. Các sản phẩm này được cung cấp bởi những người nuôi cá hồi trong nước và phần lớn được nhập khẩu từ Canađa và Chilê. Năm 2003 nhập khẩu cá hồi của Hoa Kỳ đạt 1,1 tỷ USD, tăng 15% về giá trị và tăng 4% về khối lượng nhập khẩu so với năm 2002. Với sở thích người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng tăng thì đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà nhập khẩu đang hướng vào thị trường Hoa Kỳ.

+ Sản phẩm cá ngừ: sản lượng cá ngừ tiêu thụ hàng năm tại Hoa Kỳ đạt 35.000 tấn (Nguồn: Bộ Thủy sản Hoa Kỳ) gồm cả sản phẩm tươi và sản phẩm đóng hộp với những loại được ưa chuộng: cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài. Trên 70% cá ngừ tiêu thụ tại Hoa Kỳ là nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia như: Mêhicô, Tây Ban Nha và Canađa….. Hiện nay Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng đầu về cá ngừ vây vàng sang thị trường Hoa Kỳ và nó được tiêu thụ rộng rãi và phổ biến nhất tại Hoa Kỳ.

+ Cá rô phi: hiện nay sản phẩm này rất được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng với sản lượng nhập khẩu tăng trên 700% trong vòng 10 năm qua và là nước nhập khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới với các quốc gia chính tham gia xuất khẩu: Đài Loan, Jamaica, Colombia, Costa Rica và Ecuado và trong những năm gần đây Việt Nam cũng đang có chiến lược nuôi cá rô phi xuất khẩu nhằm đa dạng hóa sản phẩm và chính chiến lược này làm cho sản lượng nuôi và xuất khẩu cá rô phi Việt Nam hiện nay tăng lên rất nhanh => đây có thể là một trong những sản phẩm chủ lực của Việt Nam trong tương lai theo định hướng của bộ thủy sản Việt Nam.

Thị trường các sản phẩm khác: Ngoài nhập khẩu một số sản phẩm chính là tôm

và cá các loại thì các sản phẩm từ ghẹ, cua và các loại nhuyễn thể khác hàng năm xuất khẩu vào Hoa Kỳ với khối lượng tương đối lớn. Bên cạnh đó, hàng năm Hoa Kỳ còn nhập khẩu một số loại hải sản không dùng làm thực phẩm như: san hô, ngọc trai, các loại vỏ làm đồ trang sức... trị giá khoảng 5 tỷ USD hàng năm.

Sản phẩm: khi nói đến Hoa Kỳ thì mọi người đều nghĩ đến là một xã hội tiêu dùng với rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau từ loại cao cấp nhất thế giới đến những loại cấp thấp và đặc biệt là các sản phẩm từ thủy sản thì họ càng quan tâm hơn về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm… cụ thể là các tiêu chuẩn chính phủ Hoa Kỳ đưa ra đối với các nước xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ do nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe trong quá trình sử dụng. Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm thủy sản của người dân Hoa Kỳ ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt. Vì vậy trong tương lai nó là thị trường đầy tiềm năng cho rất nhiều nhà xuất khẩu sản phẩm thủy sản và quan trọng đối với các nhà xuất khẩu các sản phẩm thủy sản cao cấp.

Giá: nhìn chung so với các thị trường khác trên thế giới thì giá các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thường có mức giá cao hơn. Giá cao hơn này được lý giải bởi các yêu cầu pháp lý cao như yêu cầu phải có ghi nhãn xuất xứ, thông báo việc sử dụng chất nhuộm màu, yêu cầu tính độc đáo của sản phẩm và áp dụng HACCP nhằm đảm bảo các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm do FDA quy định với các tiêu chuẩn rất khắc khe.

- Phân phối: với đặc điểm là thị trường tiêu thụ thủy sản đứng thứ 2 thế giới sau Nhật Bản nhưng hầu như thị trường Hoa Kỳ thường do một nhóm các nhà nhập khẩu - thường là các công ty lớn đứng ra cung cấp hàng. Họ mua và nhập các sản phẩm sau đó bán lại cho các nhà phân phối khác để sản phẩm tiếp tục đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Sự phân phối tại Hoa Kỳ nhìn chung được thông qua 2 kênh chủ yếu:

+ Kênh bán sỉ thủy sản xuất khẩu ở Hoa Kỳ: Do các công ty kinh doanh thủy sản hàng đầu ở Hoa Kỳ thực hiện và qua hệ thống này hàng thủy sản sẽ được cung cấp cho hầu hết các xí nghiệp chế biến thủy sản, hệ thống siêu thị và các hệ thống phân phối khác của Hoa Kỳ với đặc điểm khả năng cung cấp hàng phải lớn và ổn định; các mặt hàng thủy sản phải đa dạng; cung cấp cho các đối tượng, các vùng và các khu vực khác nhau; giá cả cạnh tranh ….

+ Kênh bán lẻ thủy sản xuất khẩu ở Hoa Kỳ: sau kênh phân phối này thì các sản phẩm thủy sản đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Hiện nay tại Mỹ thủy sản được phân phối qua kênh này rất lớn - chiếm đến trên 50% trị giá tiêu thụ tại Hoa Kỳ với các hình thức như hệ thống siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các nhà hàng, nhà ăn công cộng và phục vụ ăn nhanh….

Xúc tiến: với các dịch vụ cực kỳ hoàn hảo và đầy đủ kết hợp với cơ chế rất thoáng của chính phủ Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp có thể lựa chọn bất kỳ hình thức xúc tiến nào tùy theo năng lực, khả năng tài chính, vòng đời sản phẩm …. Các hình thức xúc tiến thường dùng ở Hoa Kỳ: quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, quan hệ công chúng, hội nghị…. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần tính toán khi thực hiện các hoạt động này ở Hoa Kỳ vì chi phí rất cao.

II.3/ Một số các quy định của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Ở Hoa Kỳ, cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA: Food and Drug Administration) là cơ quan chịu trách nhiệm về kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm kể cả hàng thực phẩm nhập khẩu. Với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của mình cơ quan này khuyến cáo các doanh nghiệp muốn nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải thực hiện đầy đủ hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP ((Hazard Analysis And Critical Control Point: Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chế biến thực phẩm). Nếu các lô hàng đã được kiểm tra và xác nhận bảo đảm chất lượng, thủ tục lưu hành thì đủ điều kiện nhập khẩu và những lô hàng này sẽ không ảnh hưởng đến những lô hàng kế tiếp khi kiểm tra và điều đặc biệt là FDA luôn phân các sản phẩm thủy sản nhập khẩu ra từng lô nhỏ để kiểm tra nếu lô nào không đạt thì bị hủy và doanh nghiệp xuất khẩu phải trả thêm chi phí hủy (292USD/tấn), còn các lô khác vẫn được nhập khẩu và việc kiểm tra các lô hàng nhập khẩu được thông qua hệ thống cảnh báo "Alert" tức là nhà nhập khẩu sẽ dựa vào danh sách tần số vi phạm của nhà xuất khẩu để đưa ra kế hoạch kiểm tra và nếu doanh nghiệp nào vi phạm nhiều lần sẽ bị

Một phần của tài liệu 303668 (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)