1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối kỳ quy luật Đồng nhất trong logic hình thức

17 4 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy luật Đồng nhất trong Logic hình thức
Tác giả Đào Thành Công, Ngô Phú Cường, Lê Danh, Nguyễn Hoài Đức, Hoàng, Huỳnh Gia Huy
Người hướng dẫn PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập môn Logic học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 81,26 KB

Nội dung

Khái niệm của quy luật Đồng nhất trong Logic học hình thức Mỗi tư tưởng phản ánh cùng một đối tượng trong cùng một quan hệ phải được đồng nhất.. Sự vật, hiện tượng biến đổi không ngừng,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT TRONG

LOGIC HÌNH THỨC

Tiểu luận cuối kỳ môn: NHẬP MÔN LOGIC HỌC

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: INLO220405_23_2_01CLC

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS Đoàn Đức Hiếu

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Đào Thành Công – 22145109

Ngô Phú Cường – 22145110

Lê Danh – 22145112 Nguyễn Hoài Đức – 22145125 Hoàng – 221451

Huỳnh Gia Huy – 22145152

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT TRONG

LOGIC HÌNH THỨC

Tiểu luận cuối kỳ môn: NHẬP MÔN LOGIC HỌC

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: INLO220405_23_2_01CLC

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS Đoàn Đức Hiếu

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Đào Thành Công – 22145109

Ngô Phú Cường – 22145110

Lê Danh – 22145112 Nguyễn Hoài Đức – 22145125 Hoàng – 221451

Huỳnh Gia Huy – 22145152

2

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024

Nhóm: 01CLC (Lớp thứ 2 – Tiết 11-12) Tên đề tài: QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT TRONG LOGIC HÌNH THỨC

SINH VIÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

TỈ LỆ % HOÀN THÀNH

SỐ ĐIỆN THOẠI

- Trưởng nhóm: Nguyễn Hoài Đức.

Nhận xét của giáo viên:

TP.HCM, ngày tháng 05, năm 2024.

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG MỘT: QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT VÀ CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC CHƯNG 6

1.1 Khái niệm của quy luật Đồng nhất trong Logic học hình thức 6

1.2 Đặc trưng phản ánh 6

1.3 Yêu cầu của quy luật đồng nhất 7

1.3.1 Không được phép tuỳ tiện thay đổi đối tượng tư duy một cách vô căn cứ 7

1.3.2 Không được đồng nhất hoá những tư tưởng khác biệt 7

1.3.3 Không được làm khác biệt hoá một tư tưởng đồng nhất 8

1.4 Các lỗi thường gặp trong Logic 8

1.5 Những vi phạm quy luật 9

1.6 Ý nghĩa 9

CHƯƠNG HAI: VẬN DỤNG THỰC TIỄN QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT 11

2.1 Vận dụng quy luật đồng nhất 11

2.2 Ứng dụng thực tiễn 12

KẾT LUẬN 14

LỜI CẢM ƠN 16

Tài liệu tham khảo 16

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Thế kỷ XXI là thế kỷ văn minh trí tuệ và năng lực tư duy là yếu tố cơ bản cho sự tồn tại và phát triển xã hội Trong sự tồn tại và phát triển của nhân loại hôm nay không thể thiếu sự đóng góp to lớn của Logic học hình thức Việc nghiên cứu Logic học là hết sức quan trọng nhằm nâng cao tư duy và nhận thức của con người

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hoạt động của con người từ đơn giản đến phức tạp được thông qua tư duy Cùng với sự phát triển của thực tiễn và nhận thức ngày càng cao đòi hỏi hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, chính xác hơn về bản thân tư duy

Quy luật đồng nhất có vai trò rất lớn trong hoạt động nhận thức và nghiên cứu khoa học, phản ánh tính ổn định, xác định của tư duy Vì nó là quy luật cơ bản của tư duy nên chúng có phạm vi tác động rất lớn, mang tính phổ biến với quá trình nhận thức con người

Chính vì nhừng lí do trên nên nhóm sinh viên chúng em đã quyết định chọn đề tài “

Quy luật đồng nhất trong logic hình thức” để tìm hiểu và nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của chủ đề phân tích “Quy luật đồng nhất trong logic hình thức” là phân

tích và nghiên cứu về tư duy và nhận thức con người Tổng hợp nội dung cơ bản, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống làm rõ trong những vấn đề cơ bản của quy luật đồng nhất trong logic học Nhận ra lỗi thường gặp trong quy luật đồng nhất của logic học hình thức để hoàn thiện sâu hơn về vấn đề này

3. Phương pháp nghiên cứu:

Tham khảo, tra cứu nội dung từ sách, tài liệu Tổng hợp và phân tích nội dung phù hợp Khái quát nội dung để đưa ra kết luận cho vấn đề Dựa quan điểm bản thân để nhận xét, đánh giá Liên hệ, vận dụng để so sánh, phân biệt các kiến thức

4. Kết cấu đề tài:

Tiểu luận được trình bày các nội dung chính sau:

‒ Chương I: QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT VÀ CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC CHƯNG

‒ Chương II: VẬN DỤNG THỰC TIỄN QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT

Trang 6

CHƯƠNG MỘT QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT VÀ CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC CHƯNG 1.1 Khái niệm của quy luật Đồng nhất trong Logic học hình thức

Mỗi tư tưởng phản ánh cùng một đối tượng trong cùng một quan hệ phải được đồng nhất Sự vật, hiện tượng biến đổi không ngừng, trong quá trình biến đổi đó, khi chất của

sự vật chưa thay đổi thì sự vật vẫn còn là nó, đồng nhất với nó Vì vậy, trong tư duy, trong trao đổi tư tưởng, mọi tư tưởng (khái niệm, phản đoán) phản ánh cùng một đối tượng phải được thống nhất, phải có giá trị logic như nhau Một tư tưởng, khi đã định hình, phải luôn là chính nó trong quá trình tư duy

Đồng nhất là khái niệm chỉ tính chất của một vật thể hay một hệ thống, trong đó có

sự giống nhau về cấu trúc hoặc tính chất tại mọi vị trí không gian (hoặc không thời gian) trên vật thể hay hệ thống này

Khái niệm này có thể áp dụng cho nguyên tử, cho một quần thể sinh học, cho một vật rắn, một dung dịch lỏng, cho một thiên hà hay cho cả vũ trụ Một vật thể hay hệ thống

có thể được coi là đồng nhất ở tầm vĩ mô, hoặc ở quy mô tương đương với kích thước của

nó, nhưng khi đi vào vĩ mô, hoặc ở quy mô rất nhỏ so với kích thước của nó, thì nó có thể không còn đồng nhất nữa

Căn cứ của quy luật phản ánh tính ổn định, xác định của tư duy:

- Trong quá trình hình thành, một tư tưởng (khái niệm, phán đoán, lý thuyết, giả thuyết ) có thể thay đổi, nhưng khi đã hình thành xong thì không được thay đổi nữa

- Nếu tiếp tục thay đổi thì logic hình thức coi nó là tư tưởng khác

- Tính ổn định là điều kiện cần cho mọi quá trình tư duy

- Tuyệt đối hóa mặt biến đổi của tư tưởng thì không thể tư duy

Một ý kiến phải có nội dung không đổi ít nhất là trong cùng một quá trình tranh luận, trình bày ý kiến, chứng minh quan điểm (một quá trình tư duy), thì mới có thể căn

cứ vào nó để xét đoán đúng sai, hợp lý hay bất hợp lý

1.2 Đặc trưng phản ánh

Quy luật đồng nhất phản ánh tính nhất quán Tính xác định của tư tưởng Một mặt, nêu tư tưởng không được xác định thì không thể có tư tưởng Mặt khác, trong quá trình tư duy, chúng ta có thể mắc sai lầm khi vô tình thay đổi khái niệm hay cố ý đánh tráo khái

Trang 7

niệm Khi đó, quy trình tư duy của chúng ta đã vi phạm quy luật đồng nhất và tư duy của chúng ta là không đúng đắn, thường đẫn tới các mâu thuẫn logic

Quy luật đồng nhất không cản trở sự vận động, phát triển của thế giới khách quan, cũng như sự thay đổi nội dung tư tưởng của con người để phản ánh đúng đắn thế giới đó trong những hoàn cảnh thời gian, không gian và những mối quan hệ khác nhau Bởi vì,

để phản ánh đúng đắn thế giới hiện thực khách quan đang vận động, phát triển, tư tưởng của con người cũng cần phải không ngừng biến đổi cho phù hợp với sự biến đổi của thế giới đó

1.3 Yêu cầu của quy luật đồng nhất

Nội dung của quy luật đồng nhất có thể được diễn giải cụ thể hơn thông qua những yêu cầu của nó Yêu cầu căn bản của quy luật này là phải phản ánh đúng đối tượng, phản ánh những dấu hiệu vốn có của đối tượng Quy luật đồng nhất chỉ ra những yêu cầu cụ thể như sau:

1.3.1 Không được phép tuỳ tiện thay đổi đối tượng tư duy một cách

vô căn cứ

Trong giới hạn suy luận hay một buỏi thảo luận không được phép tuỳ tiện thay đổi

đối tượng tư duy một cách vô căn cứ Yêu cầu này loại bỏ tính chất mơ hồ, lẫn lộn, thiếu

xác định trong tư duy Trong quá trình tư duy, lập luận không được thay đổi nội dung tư tưởng (cùng các điều kiện tạo thành nội dung đó) đã được xác định từ đầu, không được thay đổi đối tượng của tư tưởng này bằng đối tượng tư tưởng khác Đơn cử như trong khi trình bày các vấn đề pháp lý nếu đang trình bày về hành vi vi phạm pháp luật hành chính thì không được lẫn lộn sang tội phạm hình sự Vi phạm điều này dẫn đến lỗi logic suy nghĩ sai về đối tượng hay phản ánh không đúng đối tượng

1.3.2 Không được đồng nhất hoá những tư tưởng khác biệt 

Trong trao đổi, thảo luận không được đồng nhất hoá những tư tưởng khác biệt, làm nhiều người hiểu sai lệch vấn đề Tức là không được đồng nhất hai khái niệm giống nhau, không được đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng

Những tư tưởng khác nhau không thể được đồng nhất với nhau hoặc ngược lại từ tư tưởng đồng nhất không được rút ra hai tư tưởng khác nhau Vi phạm yêu cầu này sẽ dẫn đến lỗi chọn từ - câu diễn đạt sai lệch ý nghĩa - tức là phản ánh không đúng đối tượng

Trang 8

1.3.3 Không được làm khác biệt hoá một tư tưởng đồng nhất

Trong trao đổi tư tưởng, không được làm khác biệt hoá một tư tưởng đồng nhất Điều này có nghĩa là ý nghĩ, tư duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩ, tư duy nguyên mẫu Khi nhắc lại, tái tạo lại một tư tưởng nào đó của mình hay của người khác thì phải nhắc lại hay tái tạo lại chính xác tư tưởng đó, không được làm sai lệch nội dung ý nghĩ, tư tưởng nguyên mẫu Vi phạm điều này sẽ dẫn đến lỗi logic thay đổi đối tượng tư tưởng

1.4 Các lỗi thường gặp trong Logic

Ngụy biện:

Ngụy biện là một hành vi cố ý vi phạm các quy tắc logic trong lập luận với mục đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc tin rằng điều sai là đúng và điều đúng là sai Nhằm giành phần thắng trong các cuộc tranh luận, bằng cách lấy hiện tượng thay cho bản chất, chuyển cái không có trong cơ bản thành cái cơ bản bằng một cách cố ý, đánh tráo khái niệm

Ví dụ: Một ông chủ trách thợ may.

- Ông chủ: Ông may thế nào mà quần tôi tụt thế này ?

Người thợ thản nhiên trả lời:

- Thưa ông, không phải lỗi chúng tôi đâu Khi ông đưa vải đến may, chúng tôi đã đo cẩn thận Chân ông mới dài ra đấy ạ!

Ngộ biện:

Do thiếu trí thức nên không hiểu bản chất của sự vật hiện tượng Là do mặt ý tưởng của lập luận có vấn đề mà người chính thuyết phục cũng không hay biết

Ví dụ: Thuyết “Địa tâm” trước đây quan niệm Mặt Trời quanh xung quanh Trái

Đất Nhận thức sai lầm này là do, con người chưa có phương tiện để quan sát sự chuyển động của các hành tỉnh, chỉ dựa vào việc hằng ngày quan sát thấy Mặt Trời xuất hiện ở hướng Đông và biến mất Tóm lại, mỗi tư tưởng trong lập luận cần phải bảo toàn một nội dung xác định Nói cách khác, luật đồng nhất trong một lập luận về đối tượng nào đó với nội dung xác định các dấu hiệu của nó thì con người phải xoay quanh chính đối tượng ấy với chính nội dung các thuộc tính của nó, chỉ có như vậy thì tư duy con người mới làm rõ được các đặc tính của đối tượng và sự khác biệt của nó đối với các đối tượng khác Mặc

dù các đối tượng của hiện thực không nằm trong sự đồng nhất trừu tượng, không vận

động, biến đổi gì cả Và vì vậy mà luật đồng nhất không thể mang gán cho tồn tại khách quân ngoài tư duy

Trang 9

Nhưng cần phải thấy rằng, khi đối tượng còn đang ở một trạng thái về chất, trong khi nó chưa thay đổi các thuộc tỉnh, các dấu hiệu cơ bản của mình trong quá trình phát triển, thì con người cần phải suy ngẫm về chính đối tượng ấy với tất cả thuộc tính vốn có của nó

1.5 Những vi phạm quy luật

Sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (đánh tráo khái niệm): Vật chất tồn tại vĩnh viễn

Ví dụ: Bánh mì là vật chất Bánh mì tồn tại vĩnh viễn.

Đồng nhất hóa các tư tưởng khác nhau (đánh tráo nghĩa của tư tưởng): Cái anh không mất tức là cái anh có

Ví dụ: Câu nói “Công an đuổi bắt bọn cướp giật bằng xe máy" làm người nghe hiểu

theo hai nghĩa, một là công an đuổi bắt bọn cướp bằng chiếc xe máy Hai là công an bắt bọn cướp cái bằng lái xe máy Ba là công an đuổi bắt bọn sử dụng xe máy để cướp giật Khác biệt hóa tư tưởng (trong dịch thuật, triển khai văn bản )

1.6 Ý nghĩa

Qui luật đồng nhất là quy luật vô cùng quan trọng của logic hình thức Nếu như các quy luật khác có thể đúng trong một số hệ logic hình thức và không đúng trong một số hệ logic hình thức khác thì cho đến nay chưa ai xây dựng được hệ logic hình thức nào có giá trị mà trong đó quy luật đồng nhất không đúng

Vậy có thể thấy, quy luật đồng nhất có thể hiểu được quy luật đồng nhất là một quy luật vô cùng quan trọng trong logic hình thức Quy luật đồng nhất phản ánh quan hệ đồng nhất trừu tượng của sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực với chính bản thân nó ở một phẩm chất nhất định trong điều kiện xác định được xem xét Và quy luật này được xem là

cơ sở để xây dựng toàn bộ logic hình thức

Qui luật đồng nhất biểu thị một tính chất rất cơ bản của tư duy, đó là tính xác định Nếu không có tính chất xác định đó thì ta không thể hiểu đúng và dẫn tới hiểu lầm nhau theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt” Tính xác định này phản ánh tính ổn định tương đối về chất của đối tượng trong hiện thực Tuân thủ các yêu cầu của qui luật đồng nhất giúp chúng ta nắm chắc nội dung tư tưởng của vấn đề đã đặt ra từ trước và trong quá trình lập luận chúng ta bị không lạc vấn đề, cũng như tư duy không bị rối loạn

Trang 10

Qui luật đồng nhất giúp ta khắc phục tính mơ hồ về nội dung vấn đề, tính không cụ thể của phạm vi vấn đề được đề cập, đặc biệt chống lối nói nước đôi hoặc nguỵ biện Là

cơ sở để xây dựng toàn bộ logic hình thức

Trang 11

CHƯƠNG HAI VẬN DỤNG THỰC TIỄN QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT 1.7 Vận dụng quy luật đồng nhất

Quy luật đồng nhất là quy luật cơ bản của tư duy logic, là nguyên lý nền tảng của logic học, do đó cần tránh hiểu siêu hình, coi quy luật đồng nhất là quy luật về tính bất biến của bản thân sự vật, hiện tượng

Nhận thức tuân theo đúng quy luật đồng nhất giúp tư duy chúng ta rõ ràng, chính xác và nhất quản, tránh đc những sai lầm không cân thiết, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và thực tiễn

Khi vi phạm các yêu cầu trên, tư duy sẽ mắc lỗi logic thay đổi tư tưởng (đánh tráo

tư tưởng; nghĩ sai về đối tượng; phản ánh không đúng về đối tượng )

Luật đồng nhất cũng đặt ra yêu cầu trong trao đôi tư tưởng và thảo luận: Không được đồng nhất hóa những tư tưởng khác biệt Đỗng thời hóa những tư tưởng khác biệt là thủ thuật của những kẻ ngụy biện vi phạm luật đồng nhất, làm cho người khác hiểu sai lạc vấn đề

Biểu hiện của việc vi phạm luật đồng nhất ở khía cạnh này là:

- Sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (đánh tráo khái niệm)

Ví dụ 1:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bế gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn

Ở đây, cùng một chữ “lợi” nhưng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau

Ví dụ 2:

Vật chất tồn tại vĩnh viễn (1)

Bánh mì là vật chất (2),

Bánh mì tồn tại vĩnh viễn

Khái niệm “vật chất” ở hai tiêu đề có nội hàm khác nhau, cho nên đây là hai khái niệm khác nhau

Đồng nhất hóa các tư tưởng khác nhau (đánh tráo nghĩa của tư tưởng)

Trang 12

Anh không mắt sừng (2).

Vậy là anh có sừng

Ở phán đoán (1), “cái không mất” được hiểu là cái ta có và ta không đánh mắt Nhưng ở phán đoán (2) “cái không mất” lại là cái mà ta không hệ có và do đó không thể đánh mât được Ở đây, người ta đã cố tình đồng nhất hóa hai tư tưởng khác nhau Luật đồng nhất còn đặt ra một yêu cầu khác trong trao đổi tư tưởng: Không được làm khác biệt hóa một tư tưởng đông nhât Khác biệt hóa một fư tưởng đồng nhất cũng là

vi phạm luật đồng nhật Vĩ phạm luật đồng nhât ở khía cạnh này thường được biêu hiện: Trong dịch thuật, chuyển các văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (các văn bản không còn nguyên ý nghĩa này của bản gốc)

Trong trình bày diễn đạt văn bản, nghị quyết, các điều luật, các quy định,… người

ta cắt xén hoặc thêm vào văn bản những tư tưởng khác với bẩn gốc

1.8 Ứng dụng thực tiễn

Cố tình hoặc vô tình thay đổi luận đề trong quá trình lập luận, chứng minh Luật đồng nhất hiển thị tính chất cơ bản của tư duy logic: tính xác định Nếu tư duy không có tính xác định thì người ta không hiểu đúng sự thật

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta có thể nói đúng, viết đúng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục mà chưa hề học tập, nghiên cứu ngữ pháp, logic học Điều đó không có nghĩa là người ta không cần học ngữ pháp, logic học Bởi vì logic học là môn khoa học giúp con người vận dụng một cách tự giác, tránh những kiểu suy nghĩ tự phát, không chính xác Và như vậy, nó giúp con người phát hiện được những sai lầm trong tư duy của bản thân mình và của người khác

Có thể nói, lập luận chặt chẽ, chính xác, có sức thuyết phục, đó là phâm chất, là giá trị lớn lao trong mọi lĩnh vực hoạt động khoa học và hoạt động thực tiễn nào đó Nó còn giúp chúng ta sử dụng chính xác hệ thống ngôn ngữ Điều này rất cần thiết cho mọi đối tượng đặc biệt là những người nghiên cứu khoa học, nghiên cứu soạn thảo văn bản pháp luật Hiện nay, không chỉ trong đời sống hằng ngày mà còn ngay cả trên báo chí, đài phát thanh - truyền hình, công văn của các cơ quan, còn có rât nhiều sai sót, không chính xác khi sử dụng từ

Tuân thủ nghiên cứu các quy luật cơ bản trình bày trên sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và trình bày tư tưởng của mình một cách rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu Ứng dụng của quy luật đồng nhất này sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và trình bày tư tưởng của

Ngày đăng: 24/11/2024, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w