1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ nét tương đồng và khác biệt giữa áo dài của việt nam và sườn xám của trung quốc

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nét tương đồng và khác biệt giữa áo dài của Việt Nam và sườn xám của Trung Quốc
Tác giả Phạm Thảo Vy
Người hướng dẫn ThS. Bạch Thị Thu Hiền
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn hóa học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Ý nghĩa của Sườn xám Trung QuốcĐối với dân tộc Trung Hoa, trang phục truyền thống - sườn xám luôn được các nhà nghiên cứu văn hóa hết sức coi trọng, không chỉ đơn giản là trangphục mà cò

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HÓA HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Đề tài: NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA ÁO DÀI CỦA VIỆT NAM

VÀ SƯỜN XÁM CỦA TRUNG QUỐC Học phần: DẪN NHẬP VĂN HÓA SO SÁNH

SINH VIÊN: Phạm Thảo Vy

LỚP: VHH K16.1, khóa 2022 - 2026

GIẢNG VIÊN: ThS Bạch Thị Thu Hiền

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

NỘI DUNG 2

1 Giới thiệu về áo dài của Việt Nam và sườn xám của Trung Quốc: 2

1.1 Ý nghĩa của áo dài Việt Nam và sườn xám Trung Quốc 2

1.1.1 Ý nghĩa của áo dài Việt Nam 2

1.1.2 Ý nghĩa của Sườn xám Trung Quốc 3

1.2 Sự ra đời và phát triển của áo dài Việt Nam và sườn xám Trung Quốc 4

1.2.1 Sự ra đời và phát triển của áo dài Việt Nam 4

1.2.2 Sự ra đời và phát triển của sườn xám Trung Quốc 9

2 Những điểm tương đồng giữa áo dài của Việt Nam và sườn xám của Trung Quốc 11

3 Đặc điểm riêng của áo dài Việt Nam và sườn xám Trung Quốc 13

3.1 Thiết kế 13

3.1.1 Đặc điểm riêng của áo dài 13

3.1.2 Đặc điểm riêng của sườn xám 13

3.2 Mục đích sử dụng 15

3.2.1 Mục đích sử dụng và bản sắc văn hóa của áo dài 15

3.2.2 Mục đích sử dụng và bản sắc văn hóa của sườn xám 16

4 Kết luận 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

NỘI DUNG

1 Giới thiệu về áo dài của Việt Nam và sườn xám của Trung Quốc: 1.1 Ý nghĩa của áo dài Việt Nam và sườn xám Trung Quốc

1.1.1 Ý nghĩa của áo dài Việt Nam

Áo dài vẫn luôn là trang phục không thể thiếu của người Việt Áo dài Việt Nam đã đi cùng với lịch sử của dân tộc, không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả nam giới như triều phục, lễ phục tôn nghiêm trong các nghi lễ của triều đình phong kiến; là trang phục bình dị trong sinh hoạt đời thường do đó áo dài được xem là “quốc phục” của người Việt nói chung, là linh hồn của người phụ nữ Việt Nam nói riêng

Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển, áo dài vẫn luôn có chỗ đứng nhất định trong đời sống, được sử dụng bởi nhiều tầng lớp trong xã hội từ hoàng tộc, vua quan cho đến dân thường, bước vào thế kỷ XX áo dài đã trở thành xu hướng trang phục được mọi người đón nhận và mặc trong nhiều sự kiện trang phục hàng ngày, trong cưới hỏi, tang ma, Tết Nguyên đán, trang phục nữ sinh, mặc trong nhiều môi trường công việc khác nhau, qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của chiếc áo dài đã đi sâu vào tiềm thức của người Việt Cho đến hiện nay khi văn hóa Việt Nam tiếp nhận, giao lưu và chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa trên thế giới thì áo dài cũng không mất đi vai trò của mình mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có

Áo dài có thể được xem là biểu tượng cho linh hồn văn hóa Việt, chứ đựng nét đẹp vốn có của người Việt Nam Phụ nữ Việt mặc áo dài vừa duyên dáng, dịu dàng lại thanh thoát, thể hiện đúng cái hồn, cái duyên của văn hóa Việt Ngoài ra áo dài còn là một trang phục mang tính thẩm mỹ cao, thiết kế và kiểu dáng của áo dài tôn lên nét đẹp hình thể của người phụ nữ một cách dịu dàng, tinh tế, tạo nên một trang phục thanh lịch, phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau

Trang 4

1.1.2 Ý nghĩa của Sườn xám Trung Quốc

Đối với dân tộc Trung Hoa, trang phục truyền thống - sườn xám luôn

được các nhà nghiên cứu văn hóa hết sức coi trọng, không chỉ đơn giản là trang phục mà còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa khác trong quá trình hình thành, phát triển

Về định nghĩa “Sườn xám/ 旗袍”, theo mặt chữ, trong tiếng Trung

Quốc, “旗/kỳ” chỉ người Mãn Thanh, “袍/bào” chỉ áo mặc ngoài dài tới gót chân Tuy nhiên, hiện nay tại Trung Quốc vẫn còn một số cách giải thích khác nhau Giáo sư Yuan Jie Ying chỉ ra trong cuốn “Sườn xám Trung Quốc”, rằng: Sườn xám được phát triển từ áo dài của người Mãn Thanh, phổ biến trong thời cận đại, và dần dần phát triển thành phong cách hiện tại (Zhen, 2014, tr.5) Giáo

sư Bian Xiang Yang lại cho rằng, sườn xám theo nghĩa thông thường nhất chính là đề cập đến một kiểu dáng trang phục nữ sau thời Dân quốc, là một trang phục độc lập được sinh ra trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt chứ không phải là

áo dài thời Thanh hoặc thời cận đại Từ nhiều ý kiến khác nhau, tựu chung có thể phát biểu sườn xám bắt nguồn từ trang phục phụ nữ Mãn Thanh, là một loại trang phục được thiết kế trên cơ sở trang phục nữ Mãn Thanh truyền thống và chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, là sản phẩm của sự tiếp xúc văn hóa Đông Tây Áo dài mà người Kỳ nhà Thanh mặc có thể được xác định là hình dạng ban đầu của sườn xám và sườn xám thực sự được hình thành vào đầu thế

kỷ 20, phổ biến trong những thập niên 30 và 40 của thế kỷ trước, loại trang phục này đáp ứng việc theo đuổi vẻ đẹp của phụ nữ Trung Quốc vào thời điểm đó Sườn xám phát triển và ra đời để tôn lên nét đẹp của người phụ nữ Trung Quốc, giúp người phụ nữ thoát khỏi những định kiến trước kia, hướng đến sự tự

do, mạnh mẽ, độc lập của người phụ nữ Sườn xám vừa mang nét dịu dàng, nữ tính vừa quý phái, sang trọng Thời kỳ phát triển rực rỡ, sườn xám là trang phục thường ngày chủ yếu trong giới trung thượng lưu, bộ sườn xám sẽ thể hiện tiềm lực kinh tế và thẩm mỹ của người đó Còn trong xã hội Trung Quốc hiện nay, mặc dù không còn giữ vai trò quan trọng như trước nhưng sườn xám luôn xuất hiện trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi, các dịp lễ quan trọng như Tết

Trang 5

Nguyên Đán, Có thể nói rằng, sườn xám là niềm tự hào của người dân Trung Quốc về sự phát triển nhưng không đánh mất đi nét đẹp truyền thống

1.2 Sự ra đời và phát triển của áo dài Việt Nam và sườn xám Trung Quốc 1.2.1 Sự ra đời và phát triển của áo dài Việt Nam

Mãi cho đến ngày nay, chưa ai có thể xác định rõ nguồn gốc của áo dài, trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử, thông qua những dấu vết cổ xưa người ta tìm thấy hình ảnh chiếc áo dài xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lữ, Hòa Bình, Hoàng Hạ, thạp đồng Đào Thịnh Theo truyền thuyết kể lại rằng khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, hai bà Trưng đã mặc áo hai tà giáp vàng, che lọng vàng Và do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt đã mặc áo tứ thân thay cho áo hai tà Áo tứ thân với bốn thân áo tượng trưng cho bốn bậc sinh thành của hai vợ chồng Hơn nữa lúc bấy giờ kỹ thuật dệt vải còn thô sơ nên chỉ có thể dệt được những tà nhỏ sau đó ghép lại cho đủ áo

Áo giao lĩnh

Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) - là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam, phổ biến trong thời Lý - Trần - Lê, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân Phụ kiện đi kèm là chiếc nón ba tằm, quai thao

Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Áo dài tứ thân (Thế kỷ 17)

Trang 6

Áo dài tứ thân ra đời vào thế kỷ 17 Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng thì để tiện hơn trong việc sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lãnh được may rời hai tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền thành vạt áo Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc

Đây là kiểu áo dài từ cổ buông xuống dưới đầu gối chừng 20cm, dài gần chấm gót, tay áo bó chặt Áo có hai vạt trước và sau Vạt trước có hai tà tách riêng nhau theo chiều dài Vạt phía sau cũng được chia làm hai, nhưng khâu vào với nhau hình thành một đường dài gọi là sống áo Do khổ vải thời này chỉ có chừng 35–40 cm nên phải căn tà lại với nhau để thành một vạt áo Áo tứ thân không có khuy, dài và có hai tay áo để xỏ vào khi mặc Bên trong, người con gái mặc yếm, tết ra ngoài chiếc dây lưng xanh giữ nhẹ cho sự kết hợp giữa áo cánh ngắn với cạp váy Ngoài cùng là chiếc áo tứ thân buông xuống làm cho thân hình

cô gái được gọn gàng, thon thả Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt

Nguồn: Bảo tàng Áo dài

Áo dài ngũ thân - năm thân (thời Vua Gia Long)

Theo nhà nghiên cứu Văn hóa Trần Đình Sơn: “Giữa thế kỷ XVIII thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, Chúa đã ra lệnh phải thay đổi y phục, thay thế áo tứ thân, áo giao lĩnh bằng áo ngũ thân, gài khuy bên phải, đi đôi với cái quần hai ống” Vào thế kỷ XIX, Vua Gia Long đã có mong muốn phải thống nhất y phục trên cả nước theo mẫu áo của Đàng Trong, điều này chỉ được ban hành thành quy định khi đến thời Vua Minh Mạng là áo ngũ thân phải đi cùng quần hai uống cho dù là nam hay nữ Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ

Trang 7

thân xuất hiện Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội

Áo có bốn vạt được may thành hai tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5, vạt áo bên phải phía trước chỉ được may bằng một thân vải, còn vạt áo bên trái được may bằng hai thân vải như vạt áo đằng sau, áo còn có khuy áo như đàn ông, có thể cài khuy như áo dài ngày nay hoặc thắt vạt như áo tứ thân Về mặt ý nghĩa, bốn thân áo tượng trưng cho bốn bậc song thân, thân áo thứ năm tượng trưng cho người mặc Bị ảnh hưởng bởi Khổng giáo, năm chiếc nút tượng trưng cho Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín Rõ ràng chiếc áo dài diễn đạt nhân sinh quan của Việt Nam nhưng vẫn bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa qua nhiều năm đô hộ Kiểu áo ngũ thân được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX

Nguồn: Bảo tàng Áo dài

Áo dài Lemur

Thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa, nước ta rơi vào tay Pháp Bắt đầu từ đây, nền văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta trong thế kỷ XX Chiếc áo dài thay đổi theo chiều hướng ảnh hưởng thời trang phương Tây, tạo ra cuộc cách tân quan trọng đối với áo dài, đó sự xuất hiện của áo dài Lemur của họa sĩ Cát Tường Áo dài tân thời hay áo dài Lemur xuất hiện vào những năm 1930 được cải biến từ áo ngũ thân với dáng dấp gần giống áo đầm Tây Phương Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của họa sĩ Cát Tường, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ

Trang 8

tính Áo nối vai có tay phồng, cổ lá sen, có đính nơ, cài khuy trên vai, mặc với quần trắng, đeo bóp, che dù, Khác với phom dáng truyền thống, áo dài Le mur

ôm sát đường cong cơ thể hơn, tôn lên vẻ quyến rũ cho người phụ nữ Chiếc áo dài này lúc bấy giờ vừa kín đáo vừa gợi cảm, vừa mang vẻ đẹp Á Đông vừa mang nét Tây hóa

Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Áo dài Lê Phổ - cổ cao

Áo dài Lê Phổ - một biến thể của áo dài Lemur do họa sĩ Lê Phổ sáng tạo, xuất hiện vào những năm 1950, áo dài Lemur được nhà thiết kế bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây, thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân Họa sĩ Lê Phổ thiết kế thu gọn kích thước áo để ôm khít thân hình người phụ nữ, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất, cài nút bên phải, thân ôm sát người, hai tà mềm mại bay lượn; ngoài ra áo dài Lê Phổ được may bằng vải màu mặc với quần trắng, đã đem đến sáng tạo mới mẻ khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn Cổ

áo rất cao, kiểu áo dài này tôn lên rất nhiều vẻ đẹp hình thể và dáng vóc của người mặc

Nguồn: Bảo tàng Áo dài

Áo dài Raglan

Trang 9

Áo dài Raglan xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra, là thời điểm ông Đỗ Thành áp dụng lối ráp tay Raglan xéo vai trong âu phục vào áo dài, để phần nách áo dài bớt nhăn Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này Sự đóng góp của ông Đỗ Thành trong việc cải tiến áo dài và sử dụng phổ biến cho đến ngày nay đã được ghi nhận trân trọng

Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Áo dài truyền thống Việt Nam (từ năm 1970 đến nay)

Qua các giai đoạn lịch sử và tiếp biến văn hóa, ngày nay, áo dài vẫn là trang phục truyền thống trong những dịp nghi lễ quan trọng của gia đình, dòng

họ, cộng đồng hay trong những ngày lễ lớn của dân tộc Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân,… Nhưng áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo Qua thời gian áo dài có lúc dường như biến mất sau những năm 1970 do sự hội nhập quốc tế, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, người phụ nữ tất bật hơn với cuộc sống bận rộn, họ cần trang phục năng động, gọn gàng trong bối cảnh thời trang phương Tây ồ ạt đổ xô vào Việt Nam Tuy nhiên từ năm 2000 trở

Trang 10

lại, chiếc áo dài đã trở lại với kiểu dáng và chất liệu phong phú qua các bộ sưu tập thời trang sáng tạo, phá cách

1.2.2 Sự ra đời và phát triển của sườn xám Trung Quốc

Học giả Gong YouYue cho rằng, sườn xám truyền thống của Trung Quốc bắt nguồn từ thời kỳ Mãn Thanh, là trang phục phụ nữ dân tộc Kỳ mặc, sau này, chịu ảnh hưởng của cách mạng khoa học và công nghiệp nên có sự thay đổi về

hình dạng, hoa văn (YouYue 2022, tr.51) Năm 1840, chiến tranh nha phiến bùng

nổ, Trung Quốc bước vào thời xã hội cận đại qua đó các nước Âu Mỹ mang đến những quan niệm, giá trị và cách sống mới của phương Tây, trong đó áo trở nên đơn giản và gọn gàng

Còn theo học giả Xu Chuang Xin và SunLu, sườn xám có nguồn gốc

từ trang phục phụ nữ thời Trung hoa dân quốc, sau này dần trở thành một trang phục có tính đặc thù trong trang phục truyền thống Trung Quốc, là sản phẩm của sự giao thoa văn hóa Trung Quốc và phương Tây, là biểu tượng cho sự theo đuổi tự do, bình đẳng cho phụ nữ trong thời cận đại, là biểu hiện của theo đuổi cái đẹp trong thời hiện đại của phụ nữ Trung Quốc (Xin & SunLu, 2017, tr.382)

Nhà nghiên cứu Cai Zhen Zhen trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước, chỉ ra sườn xám Trung Quốc trải qua 5 giai đoạn phát triển: Trước năm 1644;

1644 - 1919; 1919 - 1949; 1949 - 1977; 1977 đến nay Về cơ bản, đây cũng là quan điểm tương đối thống nhất của các nhà nghiên cứu Trung Quốc (Zhen,

2014, tr.17)

Thời Dân Quốc, trang phục Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi Âu Mỹ, kiểu

dáng và chủng loại thay đổi trong đó các quý bà quý cô thuộc tầng lớp trung thượng lưu mặc sườn xám và dần dà sườn xám trở lên phổ biến trong hành trình

đó sườn xám cũng có rất nhiều sự thay đổi Người ta cho rằng sườn xám ra đời ở Thưởng Hải vào những năm 1920 Vào thời điểm đó, Thượng Hải chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tư tưởng phương Tây trong cả văn hóa và chính trị Làn sóng nữ quyền diễn ra mạnh mẽ, người ta thay đổi sự bảo thủ trong khuôn

Trang 11

mẫu trang phục cũ, có xu hướng bớt rườm rà hơn, thanh lịch và tập trung vào vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Nhiều quan điểm cho rằng, sườn xám là sự pha trộn giữa trang phục của phụ nữ nhà Thanh và trang phục của phụ nữ thời Dân Quốc, tuy nhiên phần đông nhất trí rằng sườn xám là chỉ trang phục của phụ nữ thời Trung Hoa Dân Quốc, từ sau những năm 1920

Giữa những năm 20 thế kỷ XX, thân và tay áo sườn xám được may ngắn

hơn, thân áo ôm sát, trên áo thuê nhiều hoa văn Cuối những năm 20, vạt áo

được thu ngắn đến trên mắt cá nhân, thậm chí là ngang bắp chân Thân áo càng

bó sát em, đường xẻ hai bên đùi cao hơn

Từ những năm 1930 đến 1940 là thời kỳ rực rỡ nhất của sườn xám Trung

Quốc Đặc biệt là vào những năm 1930, sườn xám đã trở thành một phần không thể thay thế được đối với người phụ nữ, trở thành một biểu tượng tiêu biểu cho trang phục của phụ nữ Trung Quốc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, phong trào nữ quyền phương Tây manh nha, phong trào này nở rộ cùng với

“phong trào văn hóa mới” trong đó là phong trào “trang phục văn minh mới” -mặc áo cánh ôm sát người, áo dài không quá mông, tay áo ngắn và loe để lộ cánh tay, vạt áo thường có hình vòng cung và hoa văn; thời kỳ này sườn xám liên tục cách điệu và trở thành mốt hiện đại Bên cạnh đó những kiểu sườn xám sau này cũng liên tục chịu ảnh hưởng của trào lưu thời đại, từ độ dài, thân áo, cổ

áo đến tay áo đều thay đổi Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949, sườn xám không còn được ủng hộ như trước Tuy nhiên, những người dân Thượng Hải khi chạy trốn sang Hồng Kông đã mang theo trang phục truyền thống này và tiếp tục kéo dài thời kì thịnh vượng của nó tại đây

Nguồn: Thanh Mai HSK

Ngày đăng: 21/08/2024, 17:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thu Phương (2005), Trang phục Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang phục Việt Nam từ truyền thống đến hiệnđại
Tác giả: Nguyễn Thu Phương
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2005
2. Tạp chí Điện tử (2020), Lịch sử phát triển áo dài Việt Nam qua các thời kỳ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Link:https://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-35475-4512.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Tác giả: Tạp chí Điện tử
Năm: 2020
4. Hành trình áo dài Việt Nam, Bảo tàng áo dài, Link:https://baotangaodai.com.vn/index.php?route=pages/kham_pha/tu_lieu_nghien_cuu/lich_su_ao_dai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tàng áo dài
5. Hoa Mai, ThS. Tống Thị Quỳnh Hoa dịch (2013), Phục sức Trung Quốc, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: ThS. Tống Thị Quỳnh Hoa dịch"(2013),"Phục sức Trung Quốc
Tác giả: Hoa Mai, ThS. Tống Thị Quỳnh Hoa dịch
Nhà XB: NXBTổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2013
8. Huỳnh Thị Dung & Nguyễn Thị Thu Hà (2002), Từ điển Bách khoa Phụ nữ Việt Nam, NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Phụ nữViệt Nam
Tác giả: Huỳnh Thị Dung & Nguyễn Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 2002
12. Hữu Ngọc, Lady Borton (2006), Tham khảo biên dịch văn hóa Việt Nam - Áo dài, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham khảo biên dịch văn hóa Việt Nam - Áodài
Tác giả: Hữu Ngọc, Lady Borton
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2006
3. N.Dương (2022), Áo dài Việt - giá trị và bản sắc, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Khác
7. Đỗ Tiến Quân; Đào Thị Thùy Dương; Nguyễn Việt Hoàng (2023), Nâng cao nhận thức của sinh viên về văn hóa Trung Quốc - Trường hợp sườn xám, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc Khác
9. Xin, X. C., & SunLu. (2017), Bàn về sự hình thành và tính đặc thù của văn hóa Sườn xám (bản tiếng Trung), Tạp chí Minh Nhật Phong Thượng, số 23 Khác
10. YouYue, G. (2022), Nghiên cứu so sánh hoa văn trên Sườn xám truyền thống cuối thời Thanh và Sườn xám cách tân thời Dân quốc (Bản tiếng Trung), Tạp chí Học viện Nghệ thuật Cát Lâm, số 1 Khác
11. Yu, S. (2003), Tìm hiểu về diễn biến lịch sử và giá trị xã hội của Sườn xám (Bản tiếng Trung), Tạp chí Đại học Ninh Ba, số 3 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w