1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng hợp ca lâm sàng hóa Đại cương và hữu cơ

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Hợp Ca Lâm Sàng Hóa Đại Cương Và Hữu Cơ
Tác giả Nguyễn Lê Bảo Nghi
Trường học Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 6,87 MB

Nội dung

Tuy nhiên, khi sử dụng cần phải bảo quản an toàn - Sử dụng tia X sóng điện từ - Tia X có bước sóng ngắn nhưng dài hơn tia gamma, năng lượng cao, có khả năng tương tác với ADN và ion h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ BẢO NGHI

TỔNG HỢP CA LÂM SÀNG HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ HỮU CƠ

Trang 2

tryen yen tret]IH=) tayers grap #Th ; FTY Gtaonly ad the

Trang 4

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP BẰNG IOD-131

Câu 1: Vẽ sơ đồ cấu trúc nguyên tử của I 127 và I 131 So sánh I 127 và I 131

I 131 không bền, tự phân hủy thành Xe 131, đồng thời phát ra cả tia beta và tia gamma

Câu 2: Tại sao I 131 được sử dụng trong điều trị hủy mô tuyến giáp?

- Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được cho uống I 131 để:

+ Hủy mô giáp lành còn lại sau phẫu thuật

+ Diệt những ổ di căn nhỏ sau phẫu thuật

+ Diệt tổ chức ung thư tái phát, di căn

+ Tăng độ nhạy, độ đặc hiệu của các xét nghiệm theo dõi sau điều trị: xạ hình toàn thân với I-131

Trang 5

- Tế bào tuyến giáp hấp thụ hầu như tất cả Iod trong cơ thể Khi I 131 có tính phóng xạ đến với tế bào tuyến giáp, nó có khả năng tác động đến các tế bào, đặc biệt là tế bào đang sinh trưởng nhanh (tế bào ung thư) và giết chết tế bào

- So sánh với việc xạ trị hoặc dùng dược chất khác, Iod 131 ít gây biến chứng, chu kì bán rã ngắn (8 ngày), không làm cho người bệnh bị rụng tóc, ít ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận (vì tia beta phát ra từ hạt nhân I 131 đi được trong mô khoảng 1-2 mm, nó truyền hầu hết năng lượng (gần 95%) cho các tế bào trên quãng đường đi, cho nên nó chỉ tác động chủ yếu ở mô đích mà hầu như không tác động đến mô lành lân cận)

Câu 3: Sau khi điều trị với I 131, người bệnh được cho chụp xạ hình toàn thân Giải thích cơ chế của việc chụp xạ hình

toàn thân với I 131

- Trước khi chụp xạ hình, thông thường bệnh nhân sẽ được tiêm vào mạch máu một lượng I 131 gắn với một dược chất Các hợp chất này phát ra bức xạ Gamma Hai đầu dò (Detector) của máy chụp sẽ thu nhận bức xạ này cùng lúc phát ra từ

cơ thể bệnh nhân và tái tạo thành hình ảnh thông qua các phần mềm chuyên biệt

- Sau khi xử lý ảnh, kết quả sẽ thể hiện các tổn thương trên cơ thể dưới dạng hình ảnh giải phẫu và chức năng Từ đó, bác

sĩ có thể kiểm tra xem các tế bào ung thư có di căn hay không, và đưa ra chỉ định có nên sử dụng tiếp tục Iod 131 để tiêu diệt các tế bào còn sót lại hay không,

Câu 4: Sau khi uống I 131, người bệnh được dặn dò giữ khoảng cách với những người xung quanh Hãy giải thích lời dặn

dò này So sánh giữa I 131 với chụp X quang ngực và siêu âm bụng

- Sau khi điều trị bằng I 131, chất phóng xạ không đào thải khỏi cơ thể ngay lập tức mà phải tốn thời gian để bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, trong vòng vài ngày Trong khoảng thời gian đó, cơ thể người bệnh vẫn còn những tia phóng xạ Chính vì thế, họ phải cách li với những người xung quanh để những người khác không bị ảnh hưởng bởi tia phóng xạ phơi nhiễu

- Thời gian cách li: 3-7 ngày (tùy thuộc vào liều lượng Iod mà bệnh nhân đã uống)

- Phát ra bức xạ tia beta và

gamma (sóng điện từ)

- Tia gamma có bước sóng ngắn,

năng lượng rất cao, có khả năng

ion hóa, đâm xuyên mạnh Tia

gamma đặc biệt hữu ích trong ghi

đo chẩn đoán Tuy nhiên, khi sử

dụng cần phải bảo quản an toàn

- Sử dụng tia X (sóng điện từ)

- Tia X có bước sóng ngắn (nhưng dài hơn tia gamma), năng lượng cao, có khả năng tương tác với ADN và ion hóa tế bào, gây hại cho cơ thể

- Sử dụng sóng siêu âm (sóng âm)

- Sóng siêu âm có bước sóng dài, mang năng lượng ngắn, không có khả năng ion hóa nên không gây hại cho cơ thể

Câu 5: Đôi khi, người bệnh có thể được cho chụp xạ hình tuyến giáp với I123 để đánh giá mô giáp còn sót lại sau phẫu

thuật và quyết định liều I 131 I123 được cho là có ít độc tính tế bào Giải thích cơ chế của việc chụp xạ hình tuyến giáp với I 123

- Sau khi cho tiêm (I-123), Iod sẽ tập trung về tuyến giáp làm hiện hình tuyến giáp, được phát hiện qua một đầu

ghi Ngoài ra, Iod tập trung về tuyến giáp nhiều hay ít cũng còn phản ánh tuyến giáp hoạt động mạnh hay yếu Nhờ đó, bác sĩ sẽ kiểm tra hình ảnh giải phẫu và chức năng của tuyến giáp sau điều trị

- Do I-123 có thời gian bán hủy ngắn hơn nên an toàn hơn và được ưa dùng trong xạ hình tuyến giáp I-123 còn có ưu điểm khác là hoàn toàn không gây hại cho cơ thể và không cần lưu ý gì đặc biệt sau khi làm xạ hình tuyến giáp

Trang 6

IOD 131 IOD 123

- Thời gian bán hủy lâu hơn

- Có khả năng giết chết tế bào tuyến giáp

- Sử dụng cho cả chẩn đoán và điều trị

(10% năng lượng và liều bức xạ là tia gamma: chẩn

đoán, 90% năng lượng và liều bức xạ là tia beta:

gây tổn thương mô, dùng để điều trị chứ không có

chức năng chẩn đoán)

- Có mức năng lượng cao, có thể gây nhiễu hình

ảnh

- Chi phí thấp, phương pháp sản xuất dễ dàng ( bắn

phá neutron của Tellurium tự nhiên trong lò phản

ứng hạt nhân, sau đó tách I-131 ra bằng nhiều

phương pháp đơn giản khác nhau)

- Thời gian bán hủy ngắn hơn

- An toàn, không gây hại đến tế bào tuyến giáp (nhưng vẫn có tia gamma, không có tia beta nên không phá hủy tế bào tuyến giáp)

- Chỉ được sử dụng cho chẩn đoán (chụp xạ hình),

ưu tiên sử dụng trong tình huống chỉ cần chụp ảnh hạt nhân

- Mức năng lượng phù hợp

- Chi phí cao, phương pháp sản xuất phức tạp hơn ( bức xạ lò phản ứng của các viên nang khí xenon đắt tiền)

Trang 8

NGỘ ĐỘC TETRODOTOXIN

Câu 1: Phân tích liên kết hóa học khi VGSC tương tác với H2O và Na+

State 1:

- Liên kết hidrogen giữa H2O và O- của VGSC

- Liên kết hidrogen giữa H2O và H (NH+)

- Liên kết giữa N+ và O- State 2: liên kết giữa Na+ và O-

Trang 9

Câu 2: Phân tích cấu trúc hóa học của Guanidinium và Tetrodotoxin

- Liên kết CHT phân cực

- C lai hóa sp2, góc liên kết 120 độ

- Nhiều liên kết CHT phân cực

- C lai hóa sp2, góc liên kết 120 độ

- Nhiều nhóm OH, NH nên có khả năng tạo nhiều liên kết hidrogen, ít tan trong dung môi hữu cơ

- N+ có khả năng tạo liên kết ion

- Tan trong axit mạnh

Câu 3: Phân tích liên kết hóa học khi lỗ lọc của VGSC tương tác với Tetrodotoxin

- Liên kết ion giữa N+ và O- của VGSC

- Liên kết hidrogen giữa NH của TTX và O- của VGSC

- Liên kết hidrogen giữa N của TTX và NH3+ của VGSC

➔ TTX lớn, bịt lỗ lọc của VGSC ➔ Na+ không di chuyển qua được ➔ hệ thống thần kinh bị tê liệt ➔ tê liệt cơ, suy hô hấp, dễ tử vong

Câu 4: Nguyên lý để điều trị ngộ độc tetrodotoxin

- Phải có tác nhân dễ tạo liên kết với VGSC hơn TTX, liên kết hóa học phải đủ lớn để đẩy TTX ra khỏi lỗ kênh

- Tác nhân có kích thước đủ nhỏ để không bít lỗ kênh, giúp ion Na+ dễ dàng đi qua

Trang 11

BỆNH BÉO PHÌ

Câu 1: Dựa vào yếu tố nào để xác định Maria béo phì?

- Dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể): cân nặng (kg)/ chiều cao (m)

x chiều cao (m) Từng khoảng số BMI sẽ thể hiện mức độ gầy hay béo

của mỗi người

- Trong trường hợp này, Maria nặng 90,78 kí và cao 1,73 (m) nên có

chỉ số BMI là 30,33, thuộc cấp độ béo phì

Câu 2: Tại sao Maria ăn cam thay cho khoai tây chiên, không dùng nước ngọt có ga nữa Bố Maria chuẩn bị bữa ăn cho

có ít cơm cho Maria?

- Cơ thể chúng ta lấy năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống thông qua thức ăn Các loại thực phẩm khác nhau (glucid, lipid, protein, ) sẽ thông qua các quá trình chuyển hóa khác nhau trong tế bào (thực chất là phản ứng oxy hóa sinh năng lượng) để tạo nên chất chuyển hóa và năng lượng (nhiệt + ATP)

- Khi chúng ta cung cấp cho cơ thể quá nhiều thức ăn, phần năng lượng dư thừa sẽ dự trữ dưới dạng mỡ và gây nên béo phì Chính vì thế, nên cắt giảm lượng thức ăn nạp vào trong cơ thể để giảm tình trạng béo phì

10-12 miếng khoai tây chiên sẽ cung cấp

125kcalo

100 ml nước ngọt có ga chứa 42kcalo

100 gam cơm chứa 130kcalo

Một quả cam lớn nặng 250 gr chỉ chứa 90kcalo Nước lọc không chứa calo

Trang 12

Câu 3 Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng giải thích mối liên quan giữa thực phẩm và béo phì?

- Cân nặng của cơ thể phụ thuộc vào 2 thứ: năng lượng lấy vào và năng lượng sử dụng

+ Năng lượng lấy vào: bằng thực phẩm (carbohydrate, fat, alcohol, protein)

+ Năng lượng sử dụng:

Hiệu suất nhiệt của thực phẩm (TEF): năng lượng để tiêu hóa thức ăn

Trao đổi chất khi nghỉ ngơi (RMR): năng lượng để thực hiện các chức năng cơ bản nhất khi cơ thể nghỉ ngơi (tim đập, hít thở, lưu thông máu, não hoạt động, )

Các hoạt động thể chất: đi bộ, chạy nhảy, đi xe đạp,

- Khối lượng của cơ thể sẽ bảo toàn nếu năng lượng lấy vào = năng lượng sử dụng

=> Khi ăn nhiều, thực phẩm sẽ cung cấp năng lượng nhiều cho cơ thể

Nếu chúng ta không hoạt động thường xuyên thì năng lượng sử dụng < năng lượng lấy vào => năng lượng dư thừa tích lũy trong mô mỡ => béo phì

Câu 4: Maria tập thể thao, bơi, và đi cầu thang bộ để điều trị béo phì, giải thích?

- Tập thể thao, bơi và đi cầu thang bộ là các hoạt động cần năng lượng nhiều Khi ấy, lượng mỡ dự trữ sẽ trải qua quá trình chuyển hóa để cung cấp năng lượng dạng ATP cung cấp cho các hoạt động đó Vì vậy, Maria có thể tăng năng lượng lấy ra, kết hợp với ăn kiêng, Maria sẽ giảm được cân

Câu 5: Biết enthalpy phản ứng oxy hóa glucose là 2802 kJ/mol ở 25 oC, nếu leo lên cầu thang 3m của nhà 5 tầng với 2

lần mỗi ngày thì lượng gam glucose cần là bao nhiêu Giả sử rằng 25% enthalpy chuyển thành công có ích?

Công để leo cầu thang: A=F.s=m.g.s= 3x5x2x90,78x10 = 27234 (J)

Enthalpy để phản ứng oxi hóa glucoso: 𝛥H = 27234x4 = 108936 (J)

Số mol glucoso bị oxi hóa: 108936/2802000= 0,039 (mol)

Khối lượng glucoso bị oxi hóa: 0,039x180 = 7(g)

Câu 6: Một người sau khi bơi bước lên bờ thì cần bao nhiêu năng lượng để nước bốc hơi hết ở 25 oC, giả sử lượng nước

trên cơ thể sau bơi là 18g Tính biến đổi nội năng của sự bay hơi?

Trang 13

Số mol nước bốc hơi: 18/18 = 1 (mol)

𝛥H = 𝛥U + P.𝛥V

1x 44,01x1000 = 𝛥U + 𝛥n.R.T

44010 = delta U + 1x 8,314x298

➔ 𝛥U = 41,5 (kJ)

Câu 7: Một người trong phòng ấm, ăn 100 g cheese (năng lượng từ cheese là 15,52 kJ/g), giả thiết các cơ quan không tiêu

thụ năng lượng này Hỏi cần bao nhiêu ml nước uống vào để bù lại lượng nước bay hơi làm giảm nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt độ trước khi ăn cheese?

Năng lượng từ cheese: 100.15,52 = 1552 (kJ)

Số mol nước bốc hơi: 1552/44,01 = 35,26 (mol)

Khối lượng nước bốc hơi: 35,26 x18 = 634,8 (g)

=> Cần uống vào 634,8 ml nước để bù lại lượng nước bay hơi

Trang 14

CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG GÃY XƯƠNG

CASE LÂM SÀNG

Ký hiệu:

ATP: Adenosine TriPhosphate

ADP: Adenosine DiPhosphate

H: Enthalpy

S: Entropy

G: Gibbs free energy

Nghiên cứu đo nồng độ adenosine triphosphate tại mô tổn thương gãy xương chày trong suốt giai đoạn liền xương ở những khoảng thời gian khác nhau đối với những đối tượng được nghiên cứu bị gãy xương chày Kế quả thu được thì được so sánh với nồng độ ATP trong mô bình thường, đã cho thấy sự chuyển hóa năng lượng với tốc độ cao trong giai đoạn sớm của sự liền xương gãy, giai đoạn liền xương kéo dài cho tới khi hình thành mô sẹo và hồi phục Nồng độ ATP

có thể cung cấp chỉ số để theo dõi sự lành vết xương gãy và hổ trợ cho việc đánh giá nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng cho bệnh nhân gãy xương

ATP là hợp chất giàu năng lượng và quan trọng tham gia vào các quá trình chuyển hóa năng lượng, nên có thể xem ATP

là giá trị hiển thị tốt của hoạt động liên quan đến năng lượng trong quá trình lành xương

Chất liệu và phương pháp thực hiện trên đối tượng bị gãy xương chày:

- Mẫu xương gãy được theo dõi bằng chụp CT 2, 4, 6 và 12 tuần

- Phẫu thuật lấy mẫu rửa với nước muối sinh lý, rồi đông lạnh trong nitrogen lỏng – 70 oC

- Mẫu trong nitrogen lỏng được xay thành bột, trộn 2 ml perchloric acid 0,9 M và để trong nước đá 24 giờ để chiết xuất

- Dịch chiết được ly tâm ở 4 oC, trong 20 phút với tốc độ 3500 vòng/phút, thu lấy phần dung dịch ở trên, thêm tiếp 2 ml perchloric acid và ly tâm lại lần nữa

- Dịch sau ly tâm được điều chỉnh pH từ 6,8 đến 7,4 bằng dung dịch KOH 0,2 M

- Sau khi ly tâm lần 3 thì thu được dịch trong và dung để đo nồng độ ATP

Kết quả:

Phim chụp tất cả xương chày bị gãy ở tuần thứ 2, thứ 4, thứ 6 và tuần thứ 12 cho kết quả hồi phục tốt

Kết quả nồng độ ATP thay đổi đo được thể hiện trong bảng 1 và đồ thị 1

Trang 15

Đồ thị 1

Câu hỏi thảo luận:

Câu 1 Tại sao ATP là chất giàu năng lượng?

Câu 2 Từ cấu trúc của ATP hãy xác định vị trí năng lượng cao?

Câu 3 Trình bày các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể có sự cung cấp năng lượng từ ATP?

Câu 4 Dựa vào bảng 1 kết quả đo được hãy biện luận kết quả?

Câu 5 Dựa vào đồ thị 1 hãy so sánh và đánh giá kết quả đạt được trong nghiên cứu?

Câu 6 Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa gì trong điều trị?

Câu 7 ATP + H2O ↔ ADP + Pi

Thủy phân 1 mol ATP tạo ra ADP ở 37,15 oC, ΔGo= - 35 kJ/mol ;

Biến đổi năng lượng tự do ΔG bằng bao nhiêu? tại thời điểm [ATP]/[ADP] = 100 : 1 Giả thiết nồng độ phosphate Pi và nước thay đổi không đáng kể cho R = 8,3143 J/mol.K

Trang 16

CASE CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG GÃY XƯƠNG

Câu 1: Tại sao ATP là chất giàu năng lượng?

- ATP là chất được cấu tạo gồm bazơ ađênin, đường ribôzơ và ba nhóm phôtphat Năng lượng được lưu trữ trong các liên kết hóa trị giữa các nhóm photphate, với số tiền lớn nhất của năng lượng (khoảng 7.3 kcal/mol) trong mối quan hệ giữa các nhóm photphate thứ hai và thứ ba

- Khi ATP bị phân giải nhờ enzim thì nhóm phôtphat không mất đi mà sẽ liên kết với chất thực hiện chức năng (prôtêin hoạt tải, prôtêin co cơ…) và khi hoạt động chức năng hoàn thành thì nhóm phôtphat lại liên kết với ADP để tạo thành ATP nhờ nguồn năng lượng tạo ra từ các phản ứng giải phóng năng lượng

Quá trình ATP cung cấp năng lượng: ATP ==> ADP + năng lượng + Pi

Quá trình tổng hợp lại ATP: ADP + Pi + năng lượng ==> ATP

- ATP là một loại năng lượng được tế bào sản sinh ra để dùng cho mọi phản ứng của tế bào và được gọi là đồng tiền năng lượng của tế bào

Câu 2 Từ cấu trúc của ATP hãy xác định vị trí năng lượng cao?

- 2 liên kết cuối cùng ở 2 nhóm photphate cuối rất giàu năng lượng

- Phân tử ATP phân giải, nhả năng lượng như sau: với sự có mặt của nước, khi gãy liên kết giữa oxy sau: với sự có mặt của nước, khi gãy liên kết giữa oxy với nguyên tử phospho (P) cuối cùng thì tách ra một phân tử phosphat vô cơ (Pi), còn lại là Adenosi Diphosphat (ADP) và có 7kcal/mol được giải phóng

Trang 17

Câu 3 Trình bày các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể có sự cung cấp năng lượng từ ATP?

Vận chuyển chủ động nguyên phát

Cơ chế: khi 2 ion K gắn vào bên ngoài của protein mang có 3

ion Na gắn vào bên trong, chức năng của ATPase bắt đầu hoạt

động Nó cắt 1 liên kết phosphat cao năng của ATP biến thành

ADP và 1 phosphat, điều này giúp thay đổi cấu hình của bơm

và giúp đưa 3Na ra bên ngoài và 2K vào trong tế bào Và cũng

giống như những enzym khác, Bơm Na-K-ATPase cũng có thể

tạo ATP từ ADP và phosphat khi thang điện hóa của Na và K

chênh lệch ở 2 bên màng đủ lớn để thắng lại quá trình bình

thường của bơm

Tổng hợp AND/ ARN

Tổng hợp DNA và RNA đòi hỏi ATP ATP là một trong bốn monome nucleotide-triphosphate cần thiết trong quá trình tổng hợp RNA Tổng hợp DNA sử dụng một cơ chế tương tự, ngoại trừ trong tổng hợp DNA, ATP lần đầu tiên trở nên biến đổi bằng cách loại bỏ một nguyên tử oxy từ đường để mang lại deoxyribonucleotide, dATP

Dẫn truyền xung thần kinh

Tại đầu tận cùng trước synap, ATP là cần thiết để thiết lập các gradient ion đưa chất dẫn truyền thần kinh vào các túi và

để mồi các túi để giải phóng thông qua quá trình xuất bào Quá trình này phụ thuộc vào việc ATP phục hồi nồng độ ion trong sợi trục sau mỗi điện thế hoạt động, cho phép một tín hiệu khác xảy ra Vận chuyển tích cực chịu trách nhiệm thiết lập lại nồng độ ion natri và kali về giá trị ban đầu sau khi điện thế hoạt động xảy ra thông qua Na / K ATPase Trong quá trình này, một phân tử ATP bị thủy phân, ba ion natri được vận chuyển ra khỏi tế bào, và hai ion kali được vận chuyển trở lại tế bào, cả hai đều di chuyển ngược lại với gradient nồng độ của chúng

Co cơ

Hầu hết năng lượng cần thiết cho sự co cơ được sử dụng để vận hành cơ chế đi bộ dọc theo đó các cầu nối chéo kéo các sợi actin, nhưng một lượng nhỏ là cần thiết cho (1) bơm các ion canxi từ cơ tương vào lưới cơ tương sau khi co bóp kết thúc và (2) bơm các ion natri và kali qua màng sợi cơ để duy trì một môi trường ion thích hợp cho sự lan truyền điện thế hoạt động của sợi cơ

Nồng độ của ATP trong sợi cơ, vào khoảng 4mmol, là đủ để duy trì đầy đủ sự co bóp cho nhiều nhất chỉ trong 1-2 giây ATP bị tách ra để hình thành ADP, cái mà truyền năng lượng từ phân tử ATP tới bộ máy co bóp của sợi cơ Sau đó, ADP được tái phosphoryl hóa để hình thành ATP mới trong một phần nhỏ của một giây, điều này cho phép cơ tiếp tục sự co bóp của nó

Câu 4 Dựa vào bảng 1 kết quả đo được hãy biện luận kết quả?

Trang 18

Câu 5: Dựa vào đồ thị 1 hãy so sánh và đánh giá kết quả đạt được trong nghiên cứu?

0 - 2 tuần Lượng ATP tăng nhanh, đặt đỉnh sau 2 tuần

2 - 4 tuần Lượng ATP giảm dần

4 - 12 tuần Lượng ATP giảm đến gần bằng lượng ban đầu

Quá trình liền xương là một quá trình phức tạp liên quan tới nhiều yếu tố từ mức phân tử, tế bào tới vùng tổn thương tới toàn cơ thể Về tổ chức học, quá trình liền xương bình thường diễn ra qua 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn viêm tấy nhằm làm tiêu sạch các mô hoại tử

- Giai đoạn phục hồi mô hàn gắn vùng xương bị gián đoạn

- Giai đoạn tạo hình xương, mô tái tạo được thêm các chất vô cơ trở thành mô xương chính thức

Trong đó, giai đoạn viêm và tạo can xương mềm kéo dài từ 1-3 tuần và cần tiêu tốn nhiều năng lượng ATP nhất

Trang 19

Câu 6 Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa gì trong điều trị?

Dựa vào nồng độ ATP để đánh giá quá trình phục hồi

- Nếu trong 0-2 tuần đầu, lượng ATP không tăng cao nghĩa là có sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa Lúc này, bác sĩ cần phải đưa ra những biện pháp phù hợp

Cung cấp chất dinh dưỡng cho bệnh nhân

- Trong pha viêm, cần phải cung cấp một lượng lớn ATP cho cơ thể để phục vụ các quá trình chuyển hóa Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giàu năng lượng (protein, cacbohydrat, lipid, ), các vitamin và khoáng chất (vitamin D để tăng khả năng hấp thu canxi ở ruột, canxi cấu tạo nên thành phần xương, magie giúp cơ thể hấp thu vitamin D và canxi tốt hơn, phục vụ cho các quá trình sinh hóa tạo xương mới)

- Bệnh nhân cần phải tránh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, caffein, ) Vì caffein sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi, và các chất kích thích sẽ làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể

Câu 7 ATP + H2O ↔ ADP + Pi

Thủy phân 1 mol ATP tạo ra ADP ở 37,15 oC, ΔGo= - 35 kJ/mol;

Biến đổi năng lượng tự do ΔG bằng bao nhiêu? tại thời điểm [ATP]/[ADP] = 100 : 1 Giả thiết nồng độ phosphate Pi và nước thay đổi không đáng kể cho R = 8,3143 J/mol.K

Trang 24

ĐỘ ĐÀO THẢI THUỐC THEO THỜI GIAN

Câu 1: Động hóa học là gì? Dược động học là gì?

Động hóa học là ngành khoa học nghiên cứu về vận tốc phản ứng, cơ chế phản

ứng và các yếu tổ ảnh hưởng đến phản ứng

Dược động học là ngành khoa học tập trung vào xác định sự thay đổi của các

chất được cung cấp từ bên ngoài vào một sinh vật sống (làm cách nào thuốc

được đưa vào cơ thể, thuốc sẽ đi đâu, cơ thể đào thải thuốc như thế nào,…?)

Câu 2: Chúng ta có thể chia 3 người A, B, C thành 2 nhóm đối tượng

+ Đối tượng 1: A và B có nồng độ thuốc ngay tại thời t=0 là tối đa và sau đó nồng độ thuốc giảm dần Như vậy đối tượng

A và B đã tiếp nhận thuốc một cách trực tiếp vào huyết tương ➔ đối tượng được tiêm truyền thuốc Chính nhờ vậy, nhóm đối tượng 1 có tốc độ đào thải thuốc nhanh hơn hẳn nhóm đối tượng còn lại

+ Đối tượng 2: C có nồng độ thuốc ngay tại thời điểm đầu tiên là bằng 0 sau đó mới được cơ thể hấp thu, phân bố và đào thải Như vậy đối tượng C có trải qua giai đoạn giải phóng thuốc ➔ C đã sử dụng thuốc qua đường uống

LADME:

L: liberation (giải phóng các thành phần hoạt động của thuốc dược

phẩm, tách ra tá dược mà nó được trộn lẫn trong quá trình sản xuất)

A: absorption (làm cách nào thuốc được đưa vào cơ thể?)

D: distribution (thuốc sau khi vào cơ thể sẽ được phân bố đến đâu?)

M: metabolism (làm cách nào cơ thể biến đổi cấu trúc hóa học của

thuốc?)

E: excretion (làm cách nào cơ thể đào thải thuốc?)

Trang 25

Câu 3: Giữa 2 đối tượng A và B thì đối tượng nào đào thải thuốc nhanh hơn?

A chỉ cần khoảng 10 tiếng để có thể đào thải hết thuốc, trong khi B phải mất gần 20 tiếng

Hệ số góc của đồ thị A có trị tuyệt đối lớn hơn hệ số góc của đồ thị B (đồ thị A dốc hơn B) Hầu hết các phần đồ thị A đều nằm dưới đồ thị B

Đối tượng A có tốc độ đào thải thuốc nhanh hơn đối tượng B

Câu 4: Xác định các điểm tọa độ trên giấy kẻ ô li (nồng độ theo thời gian)

Câu 5: Xác định quá trình đào thải của thuốc là bậc không hay bậc một?

Trang 26

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy ∆ln(𝑛ồ𝑛𝑔 độ)

∆𝑡 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (𝑘 = 0.2) nên sự đào thải của thuốc là bậc một

Câu 6: Tính hằng số đào thải thuốc (K) và thời gian bán thải thuốc (t1/2)

Hằng số đào thải thuốc:

𝐥𝐧([𝑨]𝒕) = 𝐥𝐧([𝑨]𝒐) − 𝒌𝒕

Lấy 𝑡 = 1, ln([𝐴]𝑡) = 2.79, ln([𝐴]𝑜) = 2.99 ➔ 𝑘 = 0.2 (hoặc dựa vào đồ thị, có thể dễ dàng tính máy được k = 0.2)

Thời gian bán thải thuốc:

𝑡1/2=𝑙𝑛2

𝑘 = 3.46 (𝑔𝑖ờ)

Câu 7: Tính AUC0-last ; AUClas-inf ; AUC0-inf bằng quy tắc hình thang

Quy tắc hình thang: S = (A+B).(C-D)/2

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5

Trang 27

Áp dụng quy tắc hình thang vào trong dữ liệu:

AUC (last-inf)= [X]12/k= 9.05

Câu 8: Tính nồng độ của thuốc lúc 5,0 giờ và 7,0 giờ Cho nhận xét

Nồng độ thuốc lúc 5 giờ: ln[A]5 = ln[A]0 – kt ➔ ln[A]5 = 2.99 – 5x0.2 = 1.99 ➔ [A]5 = 7.31 (ng/ml)

Nồng độ thuốc lúc 7 giờ: ln[A]7 = ln[A]0 – kt ➔ ln[A]7 = 2.99 – 7x0.2 = 1.59 ➔ [A]7 = 4.9 (ng/ml)

Câu 9: Tính % của thuốc X còn lại lúc t bằng 5 lần t1/2; và t = 7 lần t1/2

Nồng độ của thuốc lúc t = 5 x t1/2 : ln[A]17.3 = ln[A]0 – k x17.3 ➔ ln[A]17.3 = -0.47 ➔ [A]17.3 = 0.63 (ng/ml)

Nồng độ của thuốc lúc t = 7 x t1/2 : ln[A]24.22 = ln[A]0 – k x24.22 ➔ ln[A]24.22 = -1.85 ➔ [A]17.3 = 0.16 (ng/ml)

Trong thực hành điều trị, người ta sử dụng thời gian t1/2 để dự đoán nồng độ của thuốc còn trong máu Thời gian 5.t1/2 và 7.t1/2 để xác định khoảng cách các liều cũng như độ đào thải thuốc ra khỏi cơ thể

Câu 10: Cho nhận xét về mối quan hệ giữa [A]0 và t1/2 của các loại phản ứng bậc 0, bậc một, bậc 2

Trang 28

đa mà cơ thể có thể dung nạp được trước khi xuất hiện tác dụng phụ gây độc của thuốc)

Từ nồng độ thuốc trong huyết tương Cp/ thời gian dưới đường cong và cửa sổ điều trị, chúng ta có thể suy ra các thông số khác, ví dụ như thời điểm bắt đầu có tác dụng, thời gian đạt được tác dụng tối đa và thời gian kéo dài tác dụng của thuốc Đối với những thuốc có chỉ số điều trị hẹp, chúng ta cần phải tính toán đưa thuốc sao cho nồng độ thuốc trong huyết tương nằm trong khoảng cửa sổ điều trị Có nghĩa rằng chúng ta dùng thuốc với liều có thể đạt được nồng độ có hiệu quả điều trị nhưng phải tránh gây ra các tác dụng không mong muốn và độc tính

Câu 2: Khi liều lượng thuốc trong cơ thể thay đổi, nếu sự thay đổi có mối liên hệ với phương trình động học dX/dt

=k.X 0 với X là hàm lượng thuốc tại thời điểm t, thì ta nói quá trình đào thải là bậc 0 ➔ ĐÚNG

dX/dt là đạo hàm của V

X0 là một hằng số không đổi (=1)

V = k ➔ phản ứng bậc không đối với thuốc ➔ quá trình đào thải thuốc là quá trình bậc 0

Câu 3: Thông tin (dữ liệu) về nồng độ trong huyết tương theo thời gian của một loại thuốc cụ thể thì nó phụ thuộc

vào dạng bào chế ➔ ĐÚNG

Trang 29

Các dạng bào chế thuốc khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dược chất (L), khả năng hấp thụ của cơ thể (A) Chính những yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng đến sự đào thải thuốc trong cơ thể và từ đó làm cho nồng độ thuốc trong huyết tương giữa những thuốc có dạng bào chế khác nhau có thể thay đổi

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không chỉ dạng bào chế thuốc là yếu tố duy nhất gây ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong huyết tương Những chỉ số khác như: cơ địa mỗi người, khả năng trao đổi chất,… cũng sẽ gây ảnh hưởng đến dữ liệu chung

Trang 30

CHƯƠNG 5 BÀI 1 - DUNG DỊCH

LÝ DO

Mục đích của buổi học nhóm này là giúp SV hiểu rõ về dung dịch, áp suất thẩm thấu, sự chênh lệch áp suất thẩm thấu và vai trò của hệ thống đệm trong điều hòa pH máu thông qua một trường hợp trạng thái tăng đường huyết tăng áp suất thẩm thấu (HHS)

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong sinh viên có thể áp dụng những kiến thức về dung dịch, áp suất thẩm thấu, sự chênh lệch áp suất thẩm

thấu và vai trò của hệ thống đệm trong điều hòa pH máu để:

Vận dụng định luật Van’t Hoff để tính áp suất thẩm thấu của huyết tương và một số dung dịch được sử dụng trong y khoa

Áp dụng sự chênh lệch áp suất thẩm thấu và áp suất thủy tĩnh giữa huyết tương và dịch kẽ để giải thích một số hiện tượng bình thường trong cơ thể và cơ chế bệnh sinh của một số bệnh lý

Phân tích vai trò của hệ thống đệm trong điều hòa pH máu

HƯỚNG DẪN

Sinh viên phải học những tài liệu hướng dẫn dưới đây trước khi vào buổi học nhóm:

Nội dung bài giảng phần “Dung dịch” trên elearning

Chương 5: Dung dịch – Điện hóa từ trang 110 – 150 trong sách Hóa học đại cương và hữu cơ, chủ biên: PGS.TS.DS Đặng Văn Hoài

Sinh viên hãy đọc tài liệu và tìm hiểu : Đái tháo đường là bệnh gì ? Đái tháo đường tuýp 2 là bệnh gì ? Trạng thái tăng

đường huyết tăng áp suất thẩm thấu là gì ?

Đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân gây ra, với biểu hiện là tình trạng tăng

glucose máu mạn tính đi kèm với các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai

Thông tin dành cho nhân viên y tế : Trạng thái tăng đường huyết tăng áp suất thẩm thấu

Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết (HHS) - Rối loạn nội tiết và chuyển hóa - Cẩm nang MSD - Phiên bản dành cho chuyên gia (msdmanuals.com)

CA LÂM SÀNG

HÔN MÊ DO TÌNH TRẠNG TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT, TĂNG ÁP SUẤT THẨM THẤU

Ông K 52 tuổi, nhà ở Q.8 TP.HCM

Lý do nhập viện: lơ mơ

Bệnh sử : Bệnh nhân cảm thấy đột ngột yếu đi nhanh chóng trong vòng một tháng qua Ông cảm thấy rất yếu, đôi khi như sắp ngất đi Ông cảm thấy khát nước và uống nước nhiều Lượng nước tiểu cũng tăng theo, không đau khi đi tiểu và không có tiền căn nhiễm trùng tiểu Ông không đau ngực, không rối loạn thị giác, buồn nôn, tiêu chảy hay ngất

Người nhà đưa ông tới phòng cấp cứu

Trang 31

Tiền căn: Sỏi thận, tăng huyết áp, phì đại tiền liệt tuyến

Thuốc đang sử dụng: Lisinopril (thuốc hạ huyết áp), Alfuzosin (thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến)

Xã hội: Không thuốc lá, không uống rượu

Khám: Hỏi không trả lời Da khô, và kém đàn hồi Niêm mạc miệng khô

Giá trị của người bệnh Khoảng bình thường

Huyết áp Tâm thu: 71mmHg

Tâm trương: 36mmHg

Tâm thu: 90-120 mmHg Tâm trương: <80 mmHg

Thân nhiệt 36,9 36,1 – 37,2 oC

Khám các cơ quan không phát hiện bất thường

Trang 32

Khí máu động mạch trên xe cấp cứu (lần 1)

Giá trị của người bệnh Khoảng bình thường

Khí máu động mạch tại phòng cấp cứu (lần 2)

Giá trị của người bệnh Khoảng bình thường

2) Hãy giải thích hiện tượng tiểu nhiều và hôn mê?

3) Bệnh nhân cần truyền dịch Khoa cấp cứu có các dung dịch sau: NaCl 0.9% (Normal saline), NaCl 0.45% (Half saline),

NaCl 3%, Lactate ringer (Na+ 130 mmol/L, Cl- 108 mmol/L, K+ 4 mmol/L, Ca2+ 2,7 mmol/L, Lactat 28 mmol/L), Glucose 5%, Glucose 20%

4) Hãy so sánh áp suất thẩm thẩu của các dung dịch trên với áp suất thẩm thấu bình thường của máu và phân loại chúng? 5) Bạn sẽ sử dụng dung dịch nào cho bệnh nhân này? Giải thích tại sao ?

6) Hãy giải thích sự thay đổi giữa kết quả khí máu động mạch lần 2 và lần 1?

Trang 33

TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT

Câu 1: Bác sĩ chẩn đoán: Hôn mê do tình trạng tăng đường huyết tăng áp suất thẩm thấu Hãy ước tính nồng độ thẩm thấu

huyết thanh của người bệnh?

Công thức tính nồng độ thẩm thấu huyết thanh (mOsm/kg)

(natri huyết thanh được tính bằng mEq/L, và glucose và BUN được tính bằng mg/dL)

 Nồng độ thẩm thấu huyết thanh của người bệnh >2 x 107 + 2100

18 + 322,8 = 342,1 (mOsm/kg)

 Đây là nồng độ cao so với người bình thường chỉ vào khoảng 285-295 mOsm/kg vì thế bệnh nhân được chẩn đoán

là tăng áp suất thẩm thấu

Câu 2: Hãy giải thích hiện tượng tiểu nhiều và hôn mê?

• Giải thích hiện tượng tiểu nhiều:

- Đái tháo đường (hay tiểu đường) là bệnh mạn tính khiến cơ thể gặp rắc rối trong việc sản sinh hoặc sử dụng hormone insulin Đây là hormone được cơ thể dùng để đưa đường từ máu vào tế bào, nơi chúng được chuyển hóa thành năng lượng

- Tuy nhiên, do không có đủ hoặc không sử dụng được insulin, nồng độ đường trong máu sẽ tăng lên, thường xuyên ở mức cao Điều này có thể gây ra nhiều áp lực cho thận, buộc cơ quan này phải hoạt động vất vả hơn để loại bỏ bớt đường

dư thừa trong máu qua nước tiểu Khi chức năng thận bị suy yếu, khả năng tái hấp thu nước tiểu cũng sẽ giảm đi, khiến nước tiểu tăng lên dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều

- Quá trình này không chỉ đào thải đường huyết mà còn khiến người bệnh đái tháo đường thường xuyên bị mất nước, thiếu nước Người bệnh đái tháo đường sẽ hay thấy khát và phải uống nước thường xuyên để bù lại lượng nước đã mất Điều này vô tình tạo thành một vòng lặp, khiến họ có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là về đêm

• Giải thích hiện tượng lơ mơ:

- Khi tình trạng mất nước xảy ra trầm trọng, áp lực thẩm thấy của máu sẽ tang lên Khi APTT tăng > 320 mOsm/kg, nước

từ khoảng kẽ và trong tế bào trong đó có các tế bào thần kinh trung ương bị kéo vào trong lòng mạch làm chức năng não suy giảm ➔ gây ra tình trạng hôn mê và lơ mơ ở bệnh nhân

Trang 34

 100 ml dung dịch có 392 mol NaCl

 CM = 20

39 (mol/ l)

 Áp dụng định luật Van’t Hoff: = 2 x 20

39 x 0.082 x (273 + 37) = 26.1 (atm)

4) Lactate ringer (Na+ 130 mmol/L, Cl- 108 mmol/L, K+ 4 mmol/L, Ca2+ 2,7 mmol/L, Lactat 28 mmol/L)

 Áp dụng định luật Van’t Hoff: = (130

5) Dung dịch Glucoso 5%: 100ml dung dịch có 5 gam glucoso

NaCl 0.45%

NaCl 3%

Lactate Ringer

Glucoso 5%

Glucoso 20%

- Không dung dung dịch ưu trương vì sẽ làm tăng nồng độ áp suất thẩm thấu

- Không chọn dung dịch nhược trương ngay từ đầu vì lúc đầu, cơ thể cần phải thích ứng bằng cách giảm áp suất thẩm thấu

từ từ Dung dịch nhược trương có thể làm cho bệnh nhân bị sốc áp suất thẩm thấu và gây các biến chứng thần kinh

- Không đưa dung dịch Glucoso vì lượng đường trong máu của bệnh nhân đang tăng cao

Phương án đưa ra: Điều trị bằng truyền muối 0,9% (đẳng trương) với tốc độ từ 15 đến 20 ml/kg/h, trong vài giờ đầu tiên Sau đó, natri hiệu chỉnh phải được tính toán Nếu natri hiệu chỉnh < 135 mEq/L, thì tiếp tục truyền muối đẳng trương với tốc độ từ 250 đến 500 mL/h Nếu natri hiệu chỉnh bình thường hoặc tăng thì nên truyền dung dịch muối 0,45% (nhược trương)

Trang 35

Câu 4:

a) Tính [HCO3-] từ pH và pCO2

(source: harvardapparatus.com/media/harvard/pdf/OT20.pdf)

 Khí máu động mạch lần 1: log [HCO3-] = 7.38 + log(35) – 7.608 ➔ [HCO3-] = 20.7

 Khí máu động mạch lần 1: log [HCO3-] = 7.01 + log(30) – 7.608 ➔ [HCO3-] = 7.57

b) Hãy so sánh giữa kết quả khí máu động mạch lần 2 và lần 1?

Câu 2:

- Khi nồng độ đường trong máu bình thường, dịch kẽ có thể kéo dịch từ trong ống thận ➔ nước được tái hấp thu Tuy nhiên, khi nồng độ đường trong máu tăng lên, áp suất dịch kẽ không đủ lực để hấp thu nước từ ống thận ➔ tăng lượng nước tiểu

- Đường trong máu tăng cao ➔ tăng áp lực thẩm thấu trong gian bào và cả trong tế bào ➔ trong đó có các tế bào thần kinh cũng bị mất nước ➔ lơ mơ, hôn mê

Trang 36

Câu 3:

Trang 37

Câu 4:

Trang 39

CHƯƠNG 5

BÀI 2 – ĐIỆN HOÁ

LÝ DO

Mục đích của buổi học nhóm này là giúp SV hiểu rõ về điện thế

màng, điện thế nghỉ, điện thế hoạt động, cách tính điện thế màng

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong sinh viên có thể áp dụng những kiến thức về

điện thế màng, điện thế nghỉ, điện thế hoạt động để:

CHƯƠNG 1: Tính được điện thế màng nghỉ của tế bào cơ tim

CHƯƠNG 2: Phân tích ảnh hưởng của nồng độ ion K+ và Ca2+

đến hoạt động điện của tế bào cơ tim

HƯỚNG DẪN

Sinh viên phải học những tài liệu hướng dẫn dưới đây trước khi vào buổi học nhóm:

1 Nội dung bài giảng phần “Điện hoá” trên elearning

2 Chương 5: Dung dịch – Điện hóa từ trang 154 – 165 trong sách Hóa học đại cương và hữu cơ, chủ biên: PGS.TS.DS Đặng Văn Hoài

Sinh viên hãy đọc tài liệu và tìm hiểu thêm: Điện thế hoạt động của tế bào cơ tim ? Tăng kali máu ?

Thông tin dành cho nhân viên y tế :

Điện thế hoạt động của tế bào cơ tim

Tăng kali máu – Rối loạn nội tiết và tiêu hoá – MSDmanuals

Trang 40

CA LÂM SÀNG: TĂNG KALI MÁU

• Ông Tuấn, 68 tuổi, nam giới

• Tiền căn: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành và bệnh thận mạn đến Khoa Cấp cứu (ED)

• Suy nhược toàn thân, mệt mỏi và choáng váng sau khi bị bệnh kéo dài một tuần Ăn kém

• Bệnh nhân nói rằng thực hiện chụp CT tại một bệnh viện khác và được thông báo rằng kết quả bình thường Điện tâm đồ tại cấp cứu

Bác sĩ nghi ngờ có tình trạng tăng Kali máu

• Nồng độ ion trong máu

Câu 1: Điện thế màng lúc nghỉ tại tế bào cơ tim của bệnh nhân thay đổi như thế nào?

Câu 2: Có thể tính được chính xác điện thế màng của tế bào cơ tim của người bệnh này không?

Câu 3:

a Thay đổi nồng độ kali máu lại làm thay đổi hoạt động điện của cơ tim như thế nào?

b Tại sao lại có sự thay đổi về hoạt động điện tế bào cơ tim như vậy?

c Diễn tiến nếu không điều trị?

Câu 4: BS xử trí cấp cứu bằng Canxi gluconate tĩnh mạch Giải thích cơ chế tác động?

Ngày đăng: 24/11/2024, 06:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w