Các trường phái Nho Gia Nho giáo nguyên thuỷ -Khổng tử Quan điểm của Khổng Tử về chính trị – xã hội: Nhân Các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử như những vòng tròn đồng tâm, mà n
Trang 1NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Trang 3NỘI DUNG
1 Cơ sở hình thành Nho giáo
2 Các trường phái Nho gia
Những nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo
1 Quá trình du nhập và tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam
2 Những ảnh hưởng cơ bản của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam
Những ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam
Trang 4NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
4
Trang 51.1 Cơ sở hình thành Nho giáo
- Đầu thời Tây Chu: thịnh vượng về kinh tế, ổn định về
chính trị - xã hội, đạo đức, kỷ cương được giữ vững
- Cuối thời Tây Chu: đất nước suy vi, các nước xung
quanh thường xâm chiếm bờ cõi
- Đông Chu (Xuân Thu - Chiến Quốc): xã hội chiếm hữu
nô lệ theo kiểu phương Đông bắt đầu suy tàn và chế
độ phong kiến sơ kỳ đang hình thành
• Nguồn gốc kinh tế, chính trị - xã hội:
Trang 6➢ Về lĩnh vực kinh tế:
- Nền kinh tế chuyển từ đồ đồng sang đồ
sắt, đem lại nhiều tiến bộ trong việc cải
tiến công cụ, kỹ thuật sản xuất
➔ Nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển
➔ Phân công lao động xã hội phát triển
- Thương nghiệp ra đời.
1.1 Cơ sở hình thành Nho giáo
• Nguồn gốc kinh tế, chính trị - xã hội:
Trang 7➢ Về lĩnh vực chính trị - xã hội:
- Thời Đông Chu, đất đai thuộc về địa chủ
mới lên và chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất ra đời
➔ Chế độ tư hữu xuất hiện
- Thiên hạ trở nên “vô đạo”, trật tự lễ nghĩa,
cương thường của xã hội bị đảo lộn
1.1 Cơ sở hình thành Nho giáo
• Nguồn gốc kinh tế, chính trị - xã hội:
Trang 8• Về tôn giáo: “trời” lực lượng có nhân cách, có ý chí và uy quyền
tuyệt đối
• Về chính trị: triều đại nhà Chu do biết làm theo “mệnh trời”
➔ Vua nhà Chu là thiên tử, thay trời thống trị thiên hạ, cai trị dân
• Về đạo đức: các nhà tư tưởng Tây Chu lấy hai chữ “đức” và “hiếu”
làm cốt để tuyên truyền, củng cố sự tồn tại vĩnh viễn địa vị thống trị của tầng lớp quý tộc thời Tây Chu
1.1 Cơ sở hình thành Nho giáo
• Nguồn gốc tư tưởng:
Trang 91.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ -Khổng tử
- Thứ nhất, “vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành,
biến hóa không ngừng theo đạo của nó”
→ yếu tố duy tâm khách quan trong quan niệm của Khổng Tử
Quan điểm của Khổng Tử về thế giới:
- Thứ hai, Trời là giới tự nhiên không có lý trí.
→ yếu tố duy vật chất phác và từ tưởng biện chứng tự phát của ông
Trang 101.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ -Khổng tử
Quan điểm của Khổng Tử về chính trị – xã hội:
Trang 111.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ -Khổng tử
Quan điểm của Khổng Tử về chính trị – xã hội:
Nhân
Các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử
như những vòng tròn đồng tâm, mà nhân như là
tâm điểm.Chữ Nhân là một khái niệm biểu hiện thông qua
mối quan hệ giữa người và người, dùng đểchỉ đức hạnh của một con người
Theo ông, người quân cần phải có ba điều:
- Có đức Nhân thì chẳng việc gì lo buồn
- Có đức Trí thì chẳng bao giờ lầm lẫn
- Có đức Dũng thì chẳng bao giờ khiếp sợ
Trang 121.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo Nho giáo nguyên thuỷ -Khổng tử
Quan điểm của Khổng Tử về chính trị – xã hội:
Lễ
- Trước hết, Lễ ở Khổng Tử là lễ nghi, cách thờ cúng, tế lễ là những phong tục, tập quán của xãhội
- Thứ hai, Lễ còn là kỷ cương, trật tự xã hội, lànhững quy định đời hỏi mọi người phải tuântheo
- Thứ ba, Lễ là những những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, ai làm trái những chuẩn mực đạođức đó là trái với Lễ
Trang 131.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ -Khổng tử
Quan điểm của Khổng Tử về chính trị – xã hội:
Chính danh
Trong xã hội, theo Khổng Tử, có 5 mối quan hệchính là:
1) Quân minh - Thần trung2) Phụ từ – Từ hiếu
3) Phu nghĩa - Phụ kính4) Huynh lương – Đệ dễ5) Bằng hữu – Hữu tín
Trang 141.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ -Khổng tử
Quan điểm của Khổng Tử về xây dựng đất nước:
1) Túc thực: sản xuất ra của cải vật chất.
2) Túc binh: quốc phòng hùng hậu.
3) Thành tín: giữ vững lòng tin của dân sao
cho dân tin, dân phục
Trang 151.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ -Khổng tử
Quan điểm của Khổng Tử về bản chất con người:
- Thứ nhất, con đường mà con người ấy lựachọn
- Thứ hai, lý tưởng mà con người ấy tônthờ
- Thứ ba, sự hiểu biết của người ấy
Trang 161.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ - Mạnh Tử
Quan điểm của Mạnh Tử về thế giới:
- "vạn vật đều có đủ trong ta”
- Nếu Khổng Tử dạy người xưa phải lấy sách
đời xưa làm quý trọng với câu nói "tín nhi hiếu
cổ", tức là tôn trọng những giá trị ngàn xưa, thì
Mạnh Tử lại mở rộng thêm rằng "tân tín thư,
tắc bất nhu vô thư
Trang 171.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ - Mạnh Tử
Quan điểm của Mạnh Tử về bản chất con người:
- "Nhân chi sơ tính bản thiện”
- Mỗi cá nhân đều sinh ra với tiềm năng về đức hạnh, cho rằng một hệthống chính trị nên nuôi dưỡng bản chất tốt đẹp vốn có này thay vì kìmhãm nó
Trang 181.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ - Mạnh Tử
Quan điểm của Mạnh Tử về chính trị - xã hội:
- “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”; “lấy dân làm gốc”
- Nội dung của đường lối này là: Chú trọng vì lợi công mà ghét lợi tư;
Chú trọng hòa bình mà ghét chiến tranh; không bao giờ chia rẽ chínhtrị với nhân nghĩa
→ Tạo tiền đề cho nhiều lý thuyết chính trị sau này, đặc biệt là những lýthuyết đề cao quyền lợi của nhân dân và chế độ cai trị nhân ái, làm choMạnh Tử trở thành một trong những nhà tư tưởng nổi bật của Nho giáo
Trang 191.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ - Tuân Tử
Quan điểm của Tuân Tử về thế giới:
- Con người có khả năng tự quyết định cuộc đời, số phận của mình
→ Quan điểm này đã góp phần to lớn trong việc hoàn chỉnh họcthuyết Nho giáo, hướng con người đến sự tự chủ, độc lập, bản lĩnh,không quá tin vào Thiên mệnh mà bỏ qua sự nỗ lực từ chính bản thânmình
Trang 201.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ - Tuân Tử
Quan điểm của Tuân Tử về bản tính con người:
- Các tư tưởng của Tuân Tử đưa ra rất đề cao pháp lý trong tổ chứcđất nước, xã hội, răn và phạt để nhằm chấn chỉnh con người, hướngthiện và giáo hóa con người theo Nhân (yêu thương lẫn nhau), Nghĩa
(tuân theo phép tắc, quy định), Lễ (kính trọng, hiếu thảo, hành thiện),Nhạc (điều hòa khí tính)
Trang 211.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ - Tuân Tử
Quan điểm của Tuân Tử về nhận thức luận:
- Chữ “Tâm” được nhấn mạnh và trở thành quan điểm có vai trò thenchốt trong hệ thống học thuyết Bất kể khi tiếp xúc với các sự vật bênngoài bằng giác quan nào đi chăng nữa, thì cuối cùng cũng phảidùng tâm để hiểu được trọn vẹn
Trang 221.2 Các trường phái Nho Gia
Nho giáo nguyên thuỷ - Tuân Tử
Quan điểm của Tuân Tử về giáo dục:
- Quay về cái “ác” trong bản tính con người, Tuân Tử đặt ra cho ngườidạy và người học những vai trò cơ bản Giáo dục ở đây được ví nhưviệc uốn nắn con người từ ác sang hướng thiện, có sai phải phạt, cóloạn phải dẹp Từ đó đề cao vai trò của người thầy, của sự giáo dụctrong cuộc đời mỗi con người
Trang 231.2 Các trường phái Nho Gia
Hán Nho và tư tưởng của Đổng Trọng Thư
Quan điểm của Đổng Trọng Thư về thế
giới:
- Kết hợp quan niệm "Thiên mệnh" của Khổng - Mạnh với thuyết Âm - Dương ,
Ngũ hành để sáng tạo ra một vị thần có nhân cách đứng trên cả vũ trụ, có ý thức,
có đạo đức, đó là Trời.
Trang 241.2 Các trường phái Nho Gia
Hán Nho và tư tưởng của Đổng Trọng Thư
Quan điểm của Đổng Trọng Thư về thế giới:
- Con người là sáng tạo đặc biệt của Trời, vượt lên trên vạn vật, tương hợp với Trời Trời, Đất sinh ra vạn vật là để nuôi sống con người.
→ Đổng Trọng Thư thể hiện lập trường của chủ nghĩa duy tâm.
Trang 251.2 Các trường phái Nho Gia
Hán Nho và tư tưởng của Đổng Trọng Thư
Quan điểm của Đổng Trọng Thư về chính trị
- xã hội:
- Trời là vị chúa tể tối cao với quyền uy linh thiêng, có thể cai quản tất cả Vua nhận mệnh Trời, thừa ý Trời mà gánh vác việc trị nước.
Trang 261.2 Các trường phái Nho Gia
Hán Nho và tư tưởng của Đổng Trọng Thư
Quan điểm của Đổng Trọng Thư về chính trị
- xã hội:
- Đưa ra vũ trụ quan siêu hình : "Trời không đổi, đạo cũng không đổi", phủ nhận sự phát triển và biến đổi của thế giới khách quan để bênh vực cho sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ phong kiến
Trang 271.2 Các trường phái Nho Gia
Hán Nho và tư tưởng của Đổng Trọng Thư
Quan điểm của Đổng Trọng Thư về luân lý
xã hội:
- Ông hệ thống hóa triết lý đạo đức của Khổng Tử và Mạnh Tử trong Tam cương và
Ngũ thường
Trang 281.2 Các trường phái Nho Gia
Hán Nho và tư tưởng của Đổng Trọng Thư
- Thuyết Ngũ thường chính thức được Đổng Trọng Thư (179 - 104
TCN) đời Hán khái quát lại, cùng với Tam cương trở thành nguyên tắc đạo đức chính trị của chế độ phong kiến và được các nhà Nho
về sau hệ thống lại thành “Tam cương, ngũ thường“ (Còn gọi là
cương – thường)
Trang 291.2 Các trường phái Nho Gia
Tống Nho và tư tưởng của Chu Hi
Quan điểm của Chu Hi về thế giới:
- Thái Cực là căn bản và là toàn thể của vũ
trụ Thái Cực bao gồm: LÝ và KHÍ.
- LÝ là cái có trước, KHÍ là cái có sau.
- Quan điểm về Lý của Chu Hy chính là tuyệt
đối hoá cái chung, cái phổ biến và ông rơi vào chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Trang 301.2 Các trường phái Nho Gia
Tống Nho và tư tưởng của Chu Hi
- Là sự hiểu biết trên mọi quan hệ lớn nhỏ, rộng hẹp,
cao thấp của con người với trời đất, muôn vật với mọi người khác trong thiên hạ
- Thể hiện ở chỗ biết được một cách đúng đắn rõ
ràng điều phải, điều trái trong mọi vấn đề nảy ra về mặt đạo đức
Trang 311.2 Các trường phái Nho Gia
Tống Nho và tư tưởng của Chu Hi
Quan điểm của Chu Hi về đạo đức:
- Tâm của con người là sự nhập thể của Lý
trong Khí Tâm là cụ thể, còn Tính thì có tính trừu tượng.
- Tính người thành hai loại: “thiên mệnh chi
tính”, “khí bẩm sinh tính”.
Trang 321.2 Các trường phái Nho Gia
Tống Nho và tư tưởng của Chu Hi
Quan điểm của Chu Hi về đạo đức:
- Con người cần phải:
+ Cư kính: tu dưỡng nhân tính nhằm đạt chí thiện chí mỹ
+ Chủ tĩnh: khắc phục và diệt bỏ những ham muốn dục vọng
+ Cùng lý: rèn luyện, tìm hiểu được cái lý tận cùng, cái quy luật tất yếu chi phối vạn vật.
Trang 331.2 Các trường phái Nho Gia
Tống Nho và tư tưởng của Chu Hi
Quan điểm của Chu Hi về xã hội:
- Tam cương, Ngũ thường của Nho giáo
chính là sự thể hiện của Lý hay thiên lý lưu hành.
- Nhu cầu ham muốn trái với trật tự lễ nghĩa
của chế độ phong kiến đều là “nhân dục”
và là những cái đối lập với thiên lý.
Trang 34NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA
NHO GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TINH THẦN CỦA
DÂN TỘC VIỆT NAM
Trang 352.1 Quá trình du nhập và tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam
Quá trình du nhập Nho giáo ở Việt Nam
Nho giáo sử dụng để cai trị và đồng hóa người dân Việt Nam ➔ chưa phổ biến
1070
111 TCN
Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử
➔ chính thức đánh dấu tiếp nhận Nho giáo
Nhu cầu quản lí nhà nước nên Nho giáo trở thành quốc giáo ➔ giữ vị trí độc tôn
Dần suy tàn và sụp đổ
Lê Nguyễn
Trang 36Nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận Nho giáo để
tổ chức và quản lí đất nước
2.1 Quá trình du nhập và tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam
Quá trình du nhập Nho giáo ở Việt Nam
Trang 372.1 Quá trình du nhập và tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam
Đặc điểm Nho giáo ở Việt Nam
1 Lối sống ổn định ➔ Dùng Nho giáo ổn định đất nước
2 Việc trọng tình người ➔ Việt hóa cách tiếp thu chữ Nhân, Hiếu
3 Tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc ➔ Đặt lợi ích dân tộc lên đầu
4 Xu hướng coi trọng văn chương ➔ Văn chương là con đường công danh
5 Tư tưởng “trọng nông ức thương” ➔ Thương nghiệp trì trệ
Tiếp thu có chọn lọc giá trị của Nho giáo Trung Quốc và kết hợp với
truyền thống văn hóa của người Việt
Trang 382.2 Tác động của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc Việt Nam hiện nay
Tác động đến tư duy và đạo đức xã hội
Nhân- Giúp xây dựng tư duy đề cao tình thương, lòngvị tha và sự quan tâm lẫn nhau
- Thể hiện qua sự đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn
nhau trong các hoàn cảnh khó khăn, thiên tai,dịch bệnh
Trang 392.2 Tác động của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc Việt Nam hiện nay
Tác động đến tư duy và đạo đức xã hội
Nghĩa
- Giúp người Việt có ý thức rõ ràng về các giá trị
đạo đức, sống và hành động vì điều đúng đắnthay vì lợi ích cá nhân
➔ Xây dựng một xã hội mà mọi người tôn trọng các giá trị chung và sẵn sàng cống hiến cho cộng đồng.
Trang 402.2 Tác động của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc Việt Nam hiện nay
Tác động đến tư duy và đạo đức xã hội
Lễ - Lễ được hiểu là thái độ, phép tắc biểu thị sự tônkính
- Các biểu hiện như kính trên nhường dưới, lịch sự
với mọi người vẫn luôn hiện hữu trong văn hóacông sở, văn hóa trường học ngày nay
Trang 412.2 Tác động của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc Việt Nam hiện nay
Tác động đến tư duy và đạo đức xã hội
Trí - Khuyến khích tinh thần hiếu học ⇒ hình thànhtư duy coi trọng tri thức; phát triển nền giáo
dục, tôn trọng người có học và tri thức, khuyếnkhích người Việt không ngừng học hỏi, cải tiến
và sáng tạo
Trang 422.2 Tác động của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc Việt Nam hiện nay
Tác động đến tư duy và đạo đức xã hội
Tín - Tạo nên tư duy sống có trách nhiệm, trung thựcvà đáng tin cậy,là yếu tố quan trọng trong việc
duy trì các mối quan hệ xã hội bền vững, từ giađình đến các mối quan hệ công việc
Trang 432.2 Tác động của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc Việt Nam hiện nay
Tác động đến tư duy và đạo đức xã hội
• Tạo nên một cơ sở vững chắc cho hệ giá
trị đạo đức và tư duy của người Việt
• Hình thành đời sống tinh thần tích cực,
nhân ái và có trách nhiệm, giúp xã hộiphát triển bền vững và giữ gìn bản sắcvăn hóa truyền thống
Trang 442.2 Tác động của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần
dân tộc Việt Nam hiện nay
Tác động đến giáo dục
- Tư tưởng hiếu học
- Tư tưởng về các mối quan hệ giữa Học với Tập, giữa Học với
Hành, giữa Dạy và Học
- Đề cao vai trò của người thầy:
- Chuẩn hóa vai trò và trách nhiệm cá nhân trong xã hội,
- Nhấn mạnh lễ giáo, đạo đức và phẩm chất cá nhân nhưng có
phần coi nhẹ các kỹ năng thực tiễn
Trang 452.2 Tác động của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc Việt Nam hiện nay
Tác động đến cách thức tổ chức cộng đồng
- Trung với nước, hiếu với dân ➔ hiếu với quốc gia, trung
thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc
- Nhà nước là nhà nước của dân
• Từ phương diện cấp nhà nước
Trang 462.2 Tác động của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần
dân tộc Việt Nam hiện nay
Trang 472.2 Tác động của Nho giáo đến đời sống văn hóa, tinh thần
dân tộc Việt Nam hiện nay
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Đề cao đạo hiếu, xem việc thờ cúng tổ
tiên là một nghĩa vụ thiêng liêng
- Tín ngưỡng thờ Khổng Tử và các thánh nhân Nho giáo: Văn Miếu
Quốc Tử Giám ở Hà Nội, Văn Miếu Huế - Thừa Thiên Huế,…
Trang 48TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Ngọc Khá (chủ biên) Nguyễn Huỳnh Bích Phương (2024) Lịch sử triết
học Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
2 Nguyễn Thị Thanh Mai (2013) Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của
nó ở nước ta hiện nay.
3
(https://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/342-Tu-tuong-dao-duc-Nho-giao-va-anh-huong-cua-no-o-nuoc-ta-hien-nay)
4 Nguyễn Văn Tài Đồng Văn Sinh (đồng chủ biên) (2024) Giáo trình triết học
(Dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành Triết học) Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
5 Trần Ngọc Thêm (2000) Cơ sở văn hóa Việt Nam Nhà xuất bản Giáo dục
6 Nguyễn Thị Thủy (2011) Đạo đức Nho gia và những ảnh hưởng của nó đối với
đạo đức xã hội Việt Nam (Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trang 49Xin cảm ơn thầy,
các anh/chị và các bạn học viên cao học
đã chú ý lắng nghe