Chính vì vậy, dù rất mong muốn được giới thiệu cho học sinh những di sản vật thể và phi vật thể của địa phương nhưng chúng tôi rất khó thực hiện trong chương trình học những năm qua.. Gi
Trang 11
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục đào tạo Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên
Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức vụ
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1 Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : Rèn luyện năng lực, phẩm chất người học qua chủ đề “Giáo dục địa phương -môn Ngữ văn 10”
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục THPT
2 Nội dung
a Giải pháp cũ thường làm:
- Chi tiết giải pháp cũ:
Chương trình giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông
2006 chỉ được áp dụng với môn Ngữ văn cấp THCS Chương trình Ngữ văn THPT, nội dung này chưa được áp dụng Một cách linh hoạt, giáo viên có thể lồng ghép đưa vào trong bài học, nhưng thường là những kiến thức rời rạc, thiếu hệ
thống và thường chỉ minh hoạ cho một nội dung nào đó, như bài “Văn thuyết minh” (chương trình Ngữ văn 10), bài “Phú sông Bạch Đằng” (Ngữ văn 10 – phần giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu) Học sinh cũng được tìm hiểu thêm một số thông tin trong chương trình Địa lý, Lịch sử địa phương nhưng cũng mới dừng lại
ở mức độ hạn chế của phân phối chương trình
Trang 22
- Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: Vì chưa có mục
tiêu tập trung vào các tác giả văn học địa phương nên các nội dung là tác giả và tác phẩm văn học chưa được làm rõ Việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực
tế để hình thành năng lực phẩm chất thì lại càng không thể thực hiện vì không nằm trong phần kiến thức trọng điểm Chính vì vậy, dù rất mong muốn được giới thiệu cho học sinh những di sản vật thể và phi vật thể của địa phương nhưng chúng tôi rất khó thực hiện trong chương trình học những năm qua
b Giải pháp mới cải tiến:
- Mô tả bản chất của giải pháp mới:
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đi vào thực tế với chủ trương của
Bộ Giáo dục “thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt
về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục
và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của
cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông”
Trong mục tiêu giáo dục phẩm chất, chương trình tổng thể có đưa ra các
yêu cầu, trong đó có các nội dung: “Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.” (phẩm chất yêu nước);“Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng” (phẩm chất nhân ái) ;“Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng; Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai” (tinh thần trách nhiệm)
Các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) cần được hình thành trong quá trình học tập được lấy làm cơ sở cho đề tài bao gồm những mục tiêu cụ thể như:
- Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống
- Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới
Trang 33
- Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng
- Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; …
Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển: năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ
- Về chương trình giáo dục địa phương, chương trình tổng thể 2018 chỉ rõ:
Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp, của địa phương
bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương
Về tầm quan trọng của nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở
và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác (lớp 10 là 35 tiết / năm học)
Thực hiện yêu cầu của Bộ Giáo dục đào tạo về việc xây dựng chương trình, biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 10 để kịp thời thực hiện chương trình giáo dục 2018, Sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình đã tiến hành và hoàn thành trước khi năm học bắt đầu Tại các trường học trên toàn tỉnh, giáo viên đã được tập huấn, xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài học để có thể giảng dạy ngay
từ những tuần đầu năm học
Như vậy, dựa trên mục tiêu dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học, dựa trên sự ổn định của chương trình giáo dục địa phương Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sớm đề tài này để có thể vừa thực hiện, vừa rút kinh nghiệm cho những năm học sau và cho chương trình giáo dục địa phương của lớp
11 và lớp 12 tiếp theo
Trang 44
- Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
* Trong công tác xây dựng kế hoạch giáo dục
Ngay sau khi có công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-202, tham dự lớp bồi dưỡng giáo viên trung học về dạy học tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 7, lớp 10 từ năm học 2022-2023, chúng tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục cho chương trình giáo dục địa phương của trường THPT Trần Hưng Đạo Chương trình được phân phối cho các phân môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học – CN, KT – PL, trong đó môn Ngữ văn chiếm 8/35 tiết Nội dung chương trình Ngữ văn gồm 2 bài thơ trung đại (4 tiết) (“Khắc đá núi Dục Thuý” – Trương Hán Siêu; “Miếu vua Đinh trên núi” – Ninh Tốn) và 01 bài Trải nghiệm văn học (chủ đề: Dục Thuý Sơn – ngọn núi lưu giữ nhiều áng thơ văn cổ) (4 tiết) [Phụ lục 1,2,3]
Trong kế hoạch giáo dục, các mục tiêu về kiến thức, năng lực, phẩm chất
đã được xác định rõ trong từng đơn vị kiến thức, định hướng cho giáo viên xây dựng kế hoạch bài học
Việc xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng đã tạo điều kiện để giáo viên môn Ngữ văn có thể thực hiện tốt các hoạt động học nhằm mục đích phát triển, phẩm chất năng lực người học
* Xây dựng kế hoạch bài học
Với sự trao đổi, thống nhất của giáo viên Ngữ văn THPT toàn tỉnh, sự bàn bạc của giáo viên tổ Ngữ văn trường THPT Trần Hưng Đạo, chúng tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch bài học cho các bài cụ thể với mục tiêu bài học là làm rõ những kiến thức văn học địa phương, đồng thời tập trung hình thành những phẩm chất, năng lực cho học sinh
Ví dụ: bài “Khắc đá núi Dục Thuý” của Trương Hán Siêu, chúng tôi hướng tới rèn luyện các phẩm chất: Cảm phục và trân trọng những người anh hùng, những giá trị nhân văn cao đẹp; tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá của quê hương, đất nước; Biết yêu quý và trân trọng mảnh đất quê hương;
có ý thức giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của di tích lịch sử
Trong bài học này, những năng lực đặc thù chúng tôi hướng đến là:
Trang 55
- Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tác, nhận biết đề tài, bố cục, các hình tượng nhân vật
- Phân tích các giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Khắc đá núi Dục Thuý; khám phá đuợc vẻ đẹp của núi Dục Thuý qua lời thơ
- Hiểu được tâm sự và vẻ đẹp tâm hồn của Trương Hán Siêu
- Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm
- Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm
- Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu liên quan
Ở bài “Trải nghiệm văn học”, chúng tôi xác định những phẩm chất quan trọng cần hình thành là: Ý thức trách nhiệm với công việc; trân trọng và tự hào về
di sản văn học quê hương; yêu quý và phát huy vốn văn hoá dân gian địa phương
Những năng lực đặc thù cần phát triển:
- Hiểu sâu sắc về núi Dục Thúy – Ninh Bình: ngọn núi của lịch sử và những trầm tích văn hóa
- Mở rộng nhận thức về các áng văn thơ cổ
Đặc biệt, chúng tôi hướng sự quan tâm của học sinh tới định hướng phát triển bền vững dựa trên thế mạnh thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hoá của Ninh Bình là du lịch, hướng các em tới mục tiêu cụ thể là góp phần công sức của mình vào sự phát triển của quê hương và lập nghiệp ngay trên quê hương mình [Phụ lục 4]
* Tiến hành các hoạt động học
Dựa trên kế hoạch bài học đã được xây dựng, chúng tôi tiến hành tổ chức các hoạt động học trên lớp (10 lớp 10) Nhằm hướng tới những mục tiêu đã đặt
ra, các hoạt động học được tổ chức linh hoạt theo các phương pháp dạy học tích cực:
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp đóng vai (hoạ sĩ, phóng viên, học sinh, dân địa phương)
- Phương pháp tạo tình huống có vấn đề
- Phương pháp kích thích tư duy
Trang 623
4 Kế hoạch dạy học
KHẮC ĐÁ NÚI DỤC THUÝ
(Dục Thuý sơn khắc thạch) Trương Hán Siêu
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I Mục tiêu:
1 Năng lực
1.1 Năng lực chung
- NL giao tiếp, hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- NL tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết cách xử lí nhiệm vụ theo đúng trọng tâm, sáng tạo trong cách tiếp cận và trình bày vấn đề
1.2 Năng lực đặc thù
– Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tác, nhận biết đề tài, bố cục, các hình tượng nhân vật
- Phân tích các giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Khắc đá núi Dục Thuý; Khá phá đuọc vẻ đẹp của núi Dục Thuý qua lời thơ
- Hiểu được tâm sự và vẻ đẹp tâm hồn của Trương Hán Siêu
- Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm
- Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm
- Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu liên quan
2 Về phẩm chất:
- Cảm phục và trân trọng những người anh hùng, những giá trị nhân văn cao đẹp; tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá của quê hương, đất nước
- Biết yêu quý và trân trọng mảnh đất quê hương; có ý thức giữ gìn, phát huy vẻ
đẹp của di tích lịch sử
Trang 724
II Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học, học liệu Chuẩn bị của HS
- SGK, SGV, phiếu học tập
- Máy tính, máy chiếu, bảng, dụng cụ
khác
- Tranh ảnh, video liên quan đến văn
bản: danh nhân Trương Hán Siêu,
danh thắng núi Dục Thuý, các tác
phẩm thơ trung đại có liên quan
- Đọc kĩ văn bản và chú thích
- Tìm hiểu về danh nhân Trương Hán Siêu và danh thắng núi Dục Thuý
- Thực hiện phần “Khởi động”, các câu hỏi trong phần “Khám phá”,
“Luyện tập”, “Vận dụng”
III Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
a Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho HS về nội dung bài học
b Tổ chức thực hiện:
GV chiếu 1 video Dáng vóc Ninh Bình
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Các em lắng nghe ca khúc và ghi ra giấy
những địa danh được nhắc đến trong bài
hát
? Ca khúc mang lại cho em cảm nhận gì về
vẻ đẹp của quê hương Ninh Bình
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xem video và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết
luận
GV nhận xét và dẫn vào bài mới
- Các địa danh của Ninh Bình: kinh đô Hoa Lư, núi Thuý, sông Vân
- Quê hương Ninh Bình tươi đẹp, giàu truyền thống yêu nước và văn hoá, nhiều danh lam thắng cảnh
Trang 825
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1 Tìm hiểu chung:
a Mục tiêu:
- Nhận biết, nắm bắt các thông tin khái quát nhất về tác giả, tác phẩm
- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm thông tin
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm
vụ
- Chia lớp thành các nhóm (mỗi
bàn 1 nhóm)
- GV chiếu cho HS theo dõi 1
video giới thiệu về tác giả
Trương Hán Siêu
- HS theo dõi video, kết hợp với
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh
Ninh Bình và hiểu biết của bản
thân, hãy hoàn thành phiếu học
tập số 1
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS xem video và hoàn thiện
phiếu học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả
Đại diện mỗi nhóm trình bày sản
phẩm của nhóm mình Các
nhóm khác nhận xét chéo
- Bước 4: Đánh giá kết quả,
đưa ra kết luận
I TÌM HIỂU CHUNG 1) Tác giả
* Tiểu sử
- Trương Hán Siêu (?-1354), tự là Thăng
Phủ, hiệu Đôn Tẩu
- Quê quán: làng Phúc Am, huyện Yên Ninh,
lộ Trường Yên, nay là phường Vân Giang, thành phố Ninh Bình
- Hoàn cảnh xuất thân: ông vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo
* Cuộc đời
- Ông làm quan dưới 4 đời vua nhà Trần, từng giữ các chức: Hàn Lâm học sĩ, Hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả y lang trung, Thượng thư Sau khi ông mất, được vua truy tặng chức Thái Bảo rồi Thái Phó, được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội)
- Là người có học vấn uyên thâm, từng tham
gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà
Trang 926
Trần chống quân Mông - Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng
* Sự nghiệp sáng tác
- Thơ hiện còn 7 bài: Cúc hoa bách vịnh (vịnh hoa cúc, còn 4 bài), Hoá Châu tác (thơ làm ở Hoá Châu), Dục Thuý sơn khắc thạch (khắc đá núi Dục Thuý), Quá Tống
đô (Qua kinh đô nhà Tống)
- Phú: Bạch Đằng giang phú (Phú sông
Bạch Đằng)
- Văn xuôi: Khai Nghiêm tự bi ký (Văn bia chùa Khai Nghiêm), Dục Thuý sơn linh tế tháp ký (Bài ký tháp linh tế núi Dục Thuý)
- Một số tác phẩm khác của ông vẫn lưu lạc chưa tìm thấy
2) Tác phẩm
- Thể loại: Ngũ ngôn bát cú Đường luật (thơ
Đường luật)
- Bố cục của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có 4 phần: đề, thực, luận, kết Mỗi phần
có 2 câu thơ Bố cục bài Khắc đá núi Dục Thuý của Trương Hán Siêu cũng giống bố
cục của một bài thơ thất ngôn bát cú nói chung
- Bố cục: theo nội dung chia làm 2 phần + 4 câu đầu: Vẻ đẹp núi Dục Thuý + 4 câu sau: Tâm sự của nhà thơ
2.2 Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản
a.Mục tiêu:
Trang 1027
- Phân tích ý nghĩa ngôn từ, hình ảnh thơ; Phát hiện những biện pháp nghệ thuật,
các đặc trưng của thơ ngũ ngôn Đường luật thể hiện trong bài thơ
- Cảm nhận được thái độ, cảm xúc, tư tưởng của tác giả
b Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ GV chia lớp thành 04 nhóm,
phát phiếu học tập cho từng
nhóm
Nhóm 1: Phiếu học tập 2a
Nhóm 2: Phiếu học tập 2b
Nhóm 3: Phiếu học tập 2c
Nhóm 4: Phiếu học tập 2d
+ GV yêu cầu HS hoàn thiện
phiếu học tập và trình bày sản
phẩm
- Bước 2: Thực hiện nhiệm
vụ:
+ Hs hoàn thành phiếu học tập,
- Bước 3 Báo cáo, thảo luận
+ Các nhóm cử đại diện trình
bày
+ Các nhóm còn lại nhận xét, bổ
sung và đặt câu hỏi để làm sáng
rõ vấn đề
- Bước 4 Kết luận, nhận định
Gv nhận xét và chốt ý
Gv có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi
để giúp làm sáng rõ vấn đề
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1 Vẻ đẹp núi Dục Thuý a) Hai câu đề
- Sơn sắc: sắc núi, vẻ đẹp của núi Dục Thuý
- Chính y y: vẻ đẹp vẫn còn nguyên vẹn,
không bị thay đổi, tàn phá bởi thời gian -> Vẻ đẹp núi Dục Thuý xanh mượt mà, đầy sức sống, vẹn nguyên với thời gian
- Du nhân: người du khách (có thể là chính
tác giả)
- Hồ bất quy: sao không thấy quay trở về?
- Câu hỏi tu từ gợi ra nhiều chiều suy ngẫm cho người đọc
-> Câu thơ trở thành câu hỏi day dứt trong tâm tưởng của nhà thơ trước sự vẹn nguyên của cảnh vật mà con người đã khác xưa
=> Hai câu thơ đầu miêu tả vẻ đẹp núi Dục Thuý tràn đầy sức sống, không bị tàn phá theo thời gian; Sự đối lập giữa vẻ đẹp và sự trường tồn của tự nhiên với cuộc đời ngắn ngủi của con người đã gợi những chiêm nghiệm sâu sắc
b) Hai câu thực
- Trung lưu: giữa dòng sông