Các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 5 năm trở lại đây .... Hướng dẫn làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi bám sát đề thi TN THPT hiện nay .... Để
Trang 1
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
B NỘI DUNG 3
1 Cơ sở đề tài 3
1.1 Cơ sở lí luận 3
1.2 Cơ sở thực tế 4
2 Các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 5 năm trở lại đây 8
2.1 Thống kê cụ thể: 8
2.2 Nhận xét 13
3 Hướng dẫn làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi bám sát đề thi TN THPT hiện nay
18 3.1 Dạng 1 Cho một đoạn trích văn xuôi: yêu cầu phân tích/ cảm nhận đoạn trích và nhận xét 22
3.2 Dạng 2 Phân tích nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét 233.3 Dạng 3 Phân tích một khía cạnh nội dung trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét
33 3.4 Dạng 4 Phân tích một khía cạnh nghệ thuật trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét 39
3.5 Cách làm phần nhận xét trong câu NLVH 44
Trang 24 Triển khai thực hiện 51
Trang 3Tốt nghiệp Trung học phổ thông TN THPT
Giáo dục và Đào tạo GD & ĐT Sáng kiến kinh nghiệm SKKN
Trang 4A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Kì thi TN THPT hiện nay ngoài mục đích chính là xét công nhận Tốt nghiệp cho học sinh còn dùng để xét tuyển vào một số trường Đại học cao đẳng các trên
cả nước Mặc dù tác động của đại dịch, hình thức tổ chức và mục đích của kì thi
có sự thay đổi ít nhiều nhưng môn Ngữ văn vẫn luôn là một môn chính trong kì thi này và góp mặt trong nhiều tổ hợp khối thi vào các trường Đại học cao đẳng Điều đó nói lên tầm quan trọng, vai trò bất biến của môn Ngữ văn đối với việc học và thi của tất cả học sinh lớp 12 hiện nay Thực hiện chủ trương đổi mới mạnh
mẽ nội dung, phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh, từ năm 2015 đến nay, việc ra đề thi môn Ngữ văn có những thay đổi theo hướng “mở”, chú trọng đến hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Các câu hỏi được đưa vào đề thi không còn hướng đến mục đích tái hiện kiến thức lí thuyết mà chuyển sang đòi hỏi học sinh phải có năng lực huy động kiến thức tổng hợp, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, rèn kĩ năng trình bày quan điểm riêng của cá nhân về các vấn đề văn học hoặc xã hội được nêu trong đề thi Cấu trúc đề thi chính thức của môn Ngữ văn dành cho kì thi TN THPT gồm
có hai phần: Đọc- hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm) Riêng phần Làm văn có hai câu: nghị luận xã hội (2,0 điểm) và nghị luận văn học (5,0 điểm) Câu nghị
luận văn học thường là nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hoặc một tác
phẩm, đoạn trích văn xuôi Đây là câu hỏi chiếm số điểm nhiều nhất và cũng là câu có phần yêu cầu dùng để phân hóa thí sinh
Trong chương trình Ngữ văn 12, các tác phẩm văn xuôi chiếm số lượng lớn
Ở học kì 1 có các văn bản Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân, Ai đã đặt
tên cho dòng sông (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường Học kì 2 có Vợ chồng A Phủ
(Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa
con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Tuy nhiên bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi trong SGK
Ngữ văn 12 tập 2, (trang 34 - 35) lại rất chung chung, chỉ đưa ra hai bài tập Bài
tập 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan
Bài tập 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hạnh phúc một tang gia trích Số Đỏ của
Vũ Trọng Phụng Giải thích vì sao có sự khác nhau đó
Để rồi, ở phần Ghi nhớ (trang 36) yêu cầu học sinh nắm các nội dung:
+ Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận
+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích
+ Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.…
Trang 5Thêm vào đó, thời lượng của bài học quá ít ỏi (1 tiết), không đủ để hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích các dạng đề, hình thành luận điểm
Ở bài Ôn tập phần Làm văn (tr.182 - 183 ) lại đưa ra các nội dung ôn tập nặng
về lý thuyết, không ích lợi gì cho các bài thi sắp diễn ra với học sinh như: Đề tài
cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường, lập luận trong văn nghị luận, bố cục bài văn nghị luận, diễn đạt trong văn nghị luận
Rõ ràng, những chỉ dẫn như thế là quá chung chung và còn quá xa với những dạng đề thi ngày càng mới mẻ hiện nay Nếu chỉ dừng lại ở với những nội dung kiến thức như thế, học sinh chúng ta khó lòng hiểu đề, xây dựng hệ thống luận điểm luận cứ đầy đủ đúng với yêu cầu đề
Thế nên, đa phần học sinh khi làm bài về nghị luận một tác phẩm - đoạn trích văn xuôi thường rơi vào các hạn chế, sai sót sau:
+ Không nắm các luận điểm mà đề yêu cầu, nên dẫn đến chỉ kể cốt truyện, kể về nhân vật một cách chung chung
+ Mơ hồ về các khái niệm: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, chất sử thi, nghệ thuật trần thuật, tình huống truyện, cách kết thúc truyện…nên không xây dựng đầy đủ các luận điểm
+ Chỉ nói về nội dung tác phẩm, chưa biết và ít phân tích nghệ thuật tác phẩm Những hạn chế sai sót trên dẫn đến kết quả của bài làm không cao
Từ những thực tế đó, qua quá trình giảng dạy và ôn thi TN THPT ở khối 12, tôi
mạnh dạn trình bày đề tài “Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT” Qua đó, tôi mong muốn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới
2 Mục đích nghiên cứu
- Đem đến một cách đầy đủ, chi tiết về dạng đề nghị luận về một đoạn trích,
tác phẩm văn xuôi bám sát cấu trúc đề thi TN THPT hiện nay
- Hướng dẫn một số kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn
trích văn xuôi
- Góp phần giúp giáo viên và học sinh THPT nói chung, ở trường THPT
Nghi Lộc 3 nói riêng nâng cao được chất lượng dạy - học - thi môn Ngữ văn TN THPT hiệu quả và đạt kết quả cao
3 Đối tượng nghiên cứu
Dựa trên nghiên cứu kết quả học tập, kết quả bài thi TN THPT môn Ngữ văn của học sinh khối 12 trường THPT Nghi Lộc 3 trong nhiều năm giảng dạy để đề
Trang 6xuất những kĩ năng làm bài hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các
em làm tốt bài thi, nâng cao kết quả thi cử trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm…
(khóa XI) thông qua Trong đó nêu rõ “Đổi mới phương thức thi và công nhận TN
trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học” Thực hiện chủ trương này,
bắt đầu từ năm 2015, kết quả các môn thi TN THPT không chỉ là căn cứ quan trọng nhất để xét TN THPT cho học sinh đã trải qua 12 năm học tập ở trường phổ thông, mà còn được xem là tham số đáng tin cậy để các trường trung cấp, cao đẳng
và đại học trong cả nước tham khảo khi xét tuyển sinh Một trong những môn thi bắt buộc để đảm bảo kết quả của kì thi này được công nhận là môn Ngữ văn Điều
đó nói lên tầm quan trọng của việc học và thi môn Ngữ văn đối với tất cả học sinh lớp 12 hệ phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên
Đề thi các môn trong kì thi này cũng được ra theo tinh thần xuất phát từ nhiệm
vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo định hướng của chương trình Giáo dục phổ thông mới Đáp ứng yêu cầu dạy - học chuyển từ giáo dục nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “thầy đọc trò chép” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời cần đổi mới kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, là động lực để thúc đẩy sự đổi mới của quá trình dạy và học
Đáp ứng những yêu cầu trên, đề thi môn Ngữ văn trong kì thi TN THPT hiện nay đã có những điều chỉnh quan trọng trong cấu trúc, giúp đề thi nói riêng, môn Ngữ văn nói chung có giá trị thực tiễn cao trong thực tế đời sống Một số cuộc hội thảo đã được tổ chức nhằm trao đổi về việc ra đề thi môn Ngữ văn theo hướng
Trang 7“mở”, theo chuẩn đánh giá của PISA để tạo nên bước đột phá cho hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học Việc đổi mới cách thức ra đề thi môn Ngữ văn TN THPT như hiện nay tránh được tình trạng học sinh học vẹt, học tủ, chưa kiểm tra, đánh giá được phẩm chất, năng lực của học sinh Vì vậy, đề Ngữ văn nhiều năm nay đã thay đổi, thiết kế theo hướng giúp học sinh chủ động vận dụng những kiến thức, hiểu biết, tình cảm, năng lực của mình thể hiện vào bài thi, qua đó đánh giá toàn diện nhất năng lực của học sinh
1.2 Cơ sở thực tế
Thực hiện đề tài này tôi xuất phát từ ba cơ sở thực tiễn có giá trị Đó là dựa trên đặc điểm cấu trúc, nội dung đề thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT QG hiện nay của Bộ GD&ĐT; thực tiễn bài làm, kết quả bài thi THPT QG của HS 12 và với các dạng đề nghị luận về tác phẩm văn xuôi truyền thống trước đây để giáo viên lẫn học sinh có cái nhìn so sánh đối chiếu, thấy được điểm kế thừa cũng như điểm mới mẻ của đề thi hiện nay
1.2.1 Thực trạng bài làm và kết quả bài thi TN THPT Quốc gia môn Ngữ văn Một thực tiễn thôi thúc tôi thực hiện đề tài là dựa trên kết quả bài thi môn Ngữ văn của
HS THPT trong kì thi THPT QG (năm 2020, 2021 là kì thi TN THPT QG)
Trong nhiều năm trở lại đây, kết quả kì thi THPT QG nói chung và kết quả bài thi môn Ngữ văn nói riêng luôn được xã hội quan tâm Tuy nhiên, có một thực trạng là điểm thi môn Ngữ văn trong cả nước, ở Nghệ An, và hẹp hơn là ở trường THPT Nghi Lộc 3 chưa cao
Như đã đề cập ở phần lí do chọn đề tài, theo thống kê của Bộ GD & ĐT, trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019, cả nước có 3100 bài thi bị điểm liệt (dưới 1,0 điểm) Trong đó, môn Ngữ văn có số lượng HS bị điểm liệt nhiều nhất là 1265 bài (chiếm 1/3) Số lượng này cao hơn so với năm 2017 là 2,5 lần và gấp
1,6 lần so với năm 2018
Bảng 1: (Nguồn: Internet)
Trang 8
“Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước năm 2020 cho thấy: Có 830.764 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn, trong đó điểm trung bình 6,62, điểm trung vị 6,75; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7
Số thí sinh có điểm <= 1 là 119 (chiếm tỷ lệ 0,01%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình 75.779 (chiếm tỷ lệ 9%)”
Bảng 2: Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020
(Nguồn: Internet)
Trang 9
Về kết quả môn thi Ngữ văn trong kì thi THPT của Tỉnh Nghệ An, năm
2020, dù vẫn là Tỉnh có kết quả môn thi này xếp ở top đầu của cả nước nhưng điểm trung bình chung vẫn đang dừng ở mức: 6,56 điểm
Theo thống kê bảng so sánh kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Trường THPT Nghi Lộc 3 không nằm trong tốp 10 trường có điểm trung bình Ngữ văn cao
Bảng 3:
Trong năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021, khi tiến hành làm bài thi khảo sát chất lượng đầu năm ở các lớp 12 được chọn để ĐC và TN, tôi nhận thấy kết quả bài thi của HS chưa cao, kể cả những HS có điểm đầu vào môn Văn trong kì thi tuyển sinh vào 10 khá tốt Bài thi của các em mắc khá nhiều lỗi về cả hình thức lẫn nội dung Nhiều em chưa quen với cấu trúc đề thi, chưa nắm được kĩ năng làm từng dạng câu hỏi Đọc- hiểu, NLXH và NLVH của đề thi, nhiều em học tủ, học lệch nên ảnh hưởng đến kết quả bài làm
1.2.2 Dạng đề phân tích một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi truyền thống xoay quanh một số vấn đề quen thuộc, thiên về tái hiện kiến thức lí thuyết, ít gắn với thực tế đời sống
* Dạng đề phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm
* Dạng đề phân tích ý nghĩa tình huống truyện
* Dạng đề phân tích toàn bộ tác phẩm văn xuôi (xu hướng hiện nay ít dùng đến)
* Dạng đề phân tích nhân vật: Đây là dạng đề không mới, nhưng hiện nay, xu hướng đề bài chỉ tập trung phân tích một vài khía cạnh của nhân vật, nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nên ít nhiều gây bỡ ngỡ cho học sinh
- Phân tích một đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của nhân vật:
Trang 10+ Về đặc điểm nội dung: Ví dụ:
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô
Hoài
Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Phân tích diễn biến tâm lí bà cụ Tứ trong Vợ nhặt (Lim Lân)
Nhận xét về nghệ thuật xây dựng Việt trong Những đứa con trong gia đình
(Nguyễn Thi)
- Phân tích nhân vật theo một nhận định so sánh: Ví dụ :
Trong Chữ người tử tù, vì sao nhà văn lại ví tấm lòng của Viên quản ngục
như “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ !” ?
Trong tác phẩm Một người Hà Nội, vì sao Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền
là “ hạt bụi vàng của Hà Nội”
* Dạng đề phân tích một khía cạnh của tác phẩm: Đây là dạng đề rất thông dụng, phù hợp với cấu trúc câu hỏi 5 điểm và mục đích kiểm tra mức độ vận dụng cao của đề thi TN và xét tuyển sinh vào đại học cao đẳng
- Phân tích một khía cạnh nội dung:
+ Phân tích giá trị hiện thực
+ Phân tích giá trị nhân đạo
- Phân tích một khía cạnh về nghệ thuật: Phân tích đặc sắc nghệ thuật của truyện; Phân tích tình huống truyện; Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn…
* Dạng đề phân tích một chi tiết, hình ảnh, một đoạn văn
Ví dụ 1: Phân tích ý nghĩa hình tượng Rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của
Nguyễn Trung Thành
Ví dụ 2: Trong cuối truyện Chiếc thuyền ngoài xa, nghệ sỹ Phùng nhìn kỹ và lâu
hơn vào tấm ảnh thì thấy hình ảnh gì? Ý nghĩa?
Trang 11Ví dụ 3: Phân tích ý nghĩa hình ảnh: chiếc lò gạch cũ bỏ hoang, bát cháo hành
trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
Dạng đề phân tích một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi truyền thống mặc
dù có những hạn chế lỗi thời nhưng đề thi Ngữ văn hiện nay vẫn kế thừa một số đơn vị kiến thức cơ bản và đưa ra những yêu cầu riêng của môn học để đáp ứng với chức năng nhiệm vụ của kỳ thi
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi bám sát đề thi TN THPT là một việc làm rất cần thiết; đáp ứng yêu cầu dạy, học, thi trong thời gian sắp tới, khi mà đề thi TN THPT năm 2022 vẫn được Bộ GD&ĐT dự báo thực hiện
ổn định như các năm trước và cũng đang đến rất gần với HS lớp 12
2 Các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 5 năm trở lại đây
2.1 Thống kê cụ thể
• Đề minh họa năm 2019:
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống
của người vợ nhặt Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài
chợ “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh
đúc liền chẳng chuyện trò gì” Và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ
chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa mắt lên nhìn, hai con mắt thị tối lại
Thị điềm nhiên và vào miệng”
(Kim Lân , Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr 27 và tr.31)
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này
• Đề chính thức năm 2019:
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực
bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại Rừng già
đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học,
đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người
mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất