Hoạt động làm quen với chữ cái là việc hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết cho trẻ một trong những hành trang không thể thiếu được khi trẻ bước vào ngưỡng cửa
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6
TUỔI LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI
I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế Trong thời đại tri thức này chủ yếu là cạnh tranh giữa các nền giáo dục và đào tạo Để đưa đất nước ta hội nhập thành công và cạnh tranh thắng lợi, sánh vai được với các cường quốc trên thế giới, để đất nước Việt Nam trường tồn và có
vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, thì giáo dục và đào tạo nhất thiết phải đào tạo ra những con người có tư duy sáng tạo, có thói quen tìm tòi và phát huy cái mới, có khả năng hợp tác, chia sẻ….Nói tóm lại là đào tạo nguồn nhân lực phục
vụ phát triển kinh tế xã hội để tạo lập một xã hội Việt Nam văn minh, giàu mạnh Đứng trước xu thế đó, nghành học mầm non là một mắc xích đầu tiên cực kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, phát triển các năng lực nhận thức, các thao tác tư duy và hoạt động thực tiễn Đồng thời bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những đức tính cao quý để phát triển một con người toàn diện Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc lĩnh hội kiến thức ở tiểu học và các cấp học sau này
Hoạt động làm quen với chữ cái là việc hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết cho trẻ một trong những hành trang không thể thiếu được khi trẻ bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học, và là nền tảng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc góp phần phát triển một cách toàn diện cho trẻ Những năm gần đây, nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của đảng mà đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, nhờ đó các bậc phụ huynh cũng
Trang 2có điều kiện chăm sóc con cái hơn Tuy nhiên nhận thức của các bậc phụ huynh
về giáo dục mầm non nói chung, hoạt động làm quen chữ cái nói riêng vẫn chưa được cải thiện, nhiều phụ huynh vẫn xem trọng việc rèn viết cho trẻ mà không quan tâm đến tác hại của nó, cũng như chưa chú trọng tới việc dạy cho con mình nhận biết và phân biệt được 29 chữ cái, rèn luyện cách phát âm cho trẻ Trong những năm đứng lớp 5 tuổi, bản thân tôi nhận thấy nhiều trẻ chưa tích cực tham gia các hoạt động làm quen với chữ cái, khả năng ghi nhớ không bền vững, trẻ còn nhầm lẫn giữa các chữ với nhau, giữa các chữ trong một nhóm nhất là các chữ in thường, các chữ có cấu tạo các nét giống nhau ( chữ b –
d, p – q, ơ – ư, ă – â…), trẻ phát âm chưa rõ ràng, chính xác, còn nói tiếng địa phương Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen với chữ cái cũng như những khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động làm quen với chữ cái, kết quả lĩnh hội kiến thức trên trẻ, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài”
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái ”
2.Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn đưa ra cách tổ chức, phương pháp
giảng dạy giúp việc tổ chức hoạt động làm quen chữ cái ở trường mầm non thêm phong phú và hiệu quả
3.Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6
tuổi
4.Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp trò chuyện
Trang 3II NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận:
- Ngôn ngữ có vai trò rất lớn đối với trẻ, bởi nó là phương tiện quan trọng
nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để trẻ giao lưu với những người xung quanh, để tư duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, hình thành, phát triển
nhân cách của trẻ
- Hoạt động làm quen chữ cái ở trường mầm non là một trong những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
- Ở trường mầm non, trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng việt Từ
đó, trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng Ngoài ra trẻ còn được đọc những bài thơ, ca dao, đồng dao về các chủ đề có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm và khả năng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm nói đúng ngữ âm tiếng việt
- Ngoài ra, hoạt động làm quen với chữ cái còn giúp trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế khi tô, viết, biết cách tô, sao chép chữ đúng quy trình, hiểu được mối liên quan giữa lời nói và chữ viết, nhận biết được hướng của chữ viết… Do đó, việc cho trẻ làm quen với chữ cái là một hoạt động rất quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi Hoạt động này không chỉ giúp hình thành những cơ sở ban đầu của kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ mà còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ bản, hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho bộ môn tiếng việt ở trường Tiểu học Vì vậy có thể nói, việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ bước vào lớp một một cách thuận lợi và vững vàng Là nền tảng để trẻ giao tiếp, tiếp thu, lĩnh hội và chắt lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
a.Thuận lợi:
Trang 4- Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các cấp lãnh đạo, Phòng Giáo Dục và Đào tạo thị xã, cũng như lãnh đạo địa phương nên cơ sở vật chất của nhà trường đã tương đối đầy đủ, trường lớp, phòng học thoáng mát, rộng rãi, có vườn cổ tích phục vụ cho nhu cầu học và vui chơi của trẻ…Nhất là trong năm học vừa rồi được sự hỗ trợ của phòng giáo dục, nhà trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh đầu tư trang thiết bị điện tử: Máy chiếu, màn hình, máy tính nhằm ứng dụng công nghệ thông tin đưa giáo án điện
tử vào công tác giảng dạy
- Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, sớm được tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng chuyên môn của phòng, trường tổ chức Bản thân luôn có ý thức học hỏi, bồi dưỡng trình độ chuyên môn để nâng cao năng lực và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
- 100 % trẻ trong lớp có cùng độ tuổi
b.Khó khăn:
- Khoảng 50% trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo nhỡ Vì thế, trẻ chưa quen
nề nếp kỉ luật, tư thế ngồi và cách cầm bút
- Một số trẻ phát âm tiếng địa phương, nói ngọng nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động làm quen với chữ cái
- Đa số phụ huynh còn nhận thức sai lệch, chưa có hiểu biết đúng đắn về tầm quan trọng của bậc học mầm non, về các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ trong trường mầm non Nhiều phụ huynh nghĩ đưa con đến trường các cô chỉ dạy hát và múa vài bài rồi về, lại có những phụ huynh yêu cầu giáo viên không chỉ cho trẻ làm quen với 29 chữ cái mà phải dạy trẻ biết đọc, viết như học sinh lớp 1 với một tâm lý chung: Sợ con chuẩn bị lên lớp 1 mà không biết gì
c.Khảo sát thực trạng
Từ những thực trạng trên, để có kết quả đánh giá cụ thể, sát thực về khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng của trẻ trong hoạt động làm quen với chữ cái, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm với các tiêu chí khảo sát như sau:
Trang 5Kết quả khảo sát đầu năm
Stt Tiêu chí khảo sát
Số trẻ được khảo sát
Kết quả trên trẻ
Số trẻ
%
số
số
số
1
Trẻ phát âm
đúng, rõ ràng 30 7 23,3 9 30 8 26,7 6 20
2
NB – phân biệt
được 29 chữ cái 30 6 20 7 23,3 9 30 8 26,7
3
Trẻ cầm, để vở,
ngồi đúng tư thế 30 8 26,7 8 26,7 7 23,3 7 23,3
4
Tô, sao chép chữ
cái đúng quy
trình, đẹp
5
Trẻ hứng thú,
tích cực tham gia
hoạt động
3.Biện pháp tổ chức thực hiện
3.1.Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái
* Vì sao phải tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái?
Môi trường xung quanh trong đó có các yếu tố giúp trẻ được thường xuyên tiếp xúc, tương tác với chữ cái, với các hoạt động đọc và viết là điều hết sức quan trọng trong hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái Trong những năm qua việc thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc tạo môi trường thân thiện và có tác dụng giáo dục đối với sự phát triển của trẻ Vì vây tôi không
Trang 6ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú, đa dạng và lôi cuốn
sự tò mò của trẻ
* Tạo môi trường chữ cái trong lớp học
- Thế giới xung quanh luôn là môi trường sống động, kích thích sự tò mò
và trí tưởng tượng của trẻ Trẻ luôn bị thu hút bởi những gì mới lạ, có màu sắc đẹp mắt, có sự chuyển động Vì thế các mảng chính trong lớp học đó là mảng chủ đề và các góc hoạt động là đối tượng đầu tiên khi trẻ bước vào lớp
- Để trẻ hứng thú với các mảng hoạt động, tôi đã tập chung trẻ cùng tham
gia thảo luận dưới dạng” kể chuyện sáng tạo”, cuối cùng cô cùng trẻ đi đến
thống nhất chọn tên của từng góc chơi mỗi khi chuyển chủ đề mới Các tuýt chữ
có tên gọi ngây thơ, ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ Như vậy không những thu hút được sự chú ý của trẻ mà còn phát huy được sự chủ động tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động, từ đó mục đích ôn luyện chữ đã học, cung cấp vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả
VD: Chủ đề “ Nghề nghiệp”
Tôi và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề, sau đó tôi hướng trẻ vào câu chuyện: Tại cửa hàng búp bê có rất nhiều thứ, nào là đồ dùng cô giáo như: phấn, bảng, bút, vở… , nào là đồ dùng bác thợ mộc, thợ xây…búp bê rất muốn chúng mình đặt tên cho cửa hàng búp bê đấy, nào chúng mình cùng nghĩ ra một cái tên nhé Trẻ nghe, suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình như: Cửa hàng của búp bê, siêu thị mi ni, siêu thị của búp bê, búp bê bán hàng…với nhiều cái tên ngộ nghĩnh Chính lúc đó trẻ đã tư duy xem mình đã bao giờ đi siêu thị chưa, đã nghe thấy cái tên đó chưa, và ngẫu nhiên cô đã cung cấp vốn từ cho trẻ Hay với các góc khác cũng vậy, cô và trẻ cùng đàm thoại, thoải mái trao đổi để đặt tên như: Kiến trúc sư tí hon, bé tập làm thợ xây, ngôi nhà mơ ước, thành phố tương lai…( Đối với góc xây dựng) Từ những tên gọi gần gũi với trẻ do chính cô và trẻ đặt tên đã kích thích trẻ ghi nhớ từ đó lâu hơn, và trẻ đã phần nào hiểu được nghĩa của từ đó
Trang 7- Khi trang trí tên gọi các góc, tôi thường lựa chọn cỡ chữ phù hợp, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy Đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các chữ này tôi thường để ở dạng chữ in thường hoặc viết thường với màu sắc đẹp phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh họa của góc Ngoài ra tôi thường thay đổi tên gọi hình ảnh và các góc cho phù hợp với từng chủ điểm và tạo sự mới mẻ, khoảng không gian hấp dẫn mỗi khi trẻ đến lớp
+ Góc phân vai : Tôi thống nhất với trẻ đặt tên góc” Tổ ấm gia đình”, Mái ấm 5 D”…trẻ được làm quen với từ “ tổ ấm” có chữ cái đầu tiên là chữ T, chữ đã học là chữ: Ô, a Nhưng với chủ đề “ Nghề nghiệp” Tôi và trẻ lại nhất trí đưa ra tên “ Bé tập làm nội trợ”, “ Đầu bếp tài ba”, “ bé nấu ăn”…ở đây trẻ được cung cấp thêm từ: “ nội trợ” và từ” nấu ăn”, “ đầu bếp”, trẻ được ghép hoặc chép từ, được biết chữ cái đầu tiên của từ mới đó, biết thứ tự các chữ cái trong từ và ghép hoàn chỉnh các từ mới đó Như vậy qua mỗi chủ đề tôi lại cung cấp thêm cho trẻ nhớ và tự viết được nhiều từ mới và ôn luyện nhiều chữ cái đã học
- Phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ qua việc gắn tên, gắn ký hiệu vào các đồ dùng của trẻ
+ Gắn ký hiệu vào các đồ dùng trong lớp để trẻ dần hình thành mối liên
hệ giữa lời nói và chữ viết
VD: Khi cho trẻ làm quen với chữ cái a, ă, â trong chủ đề gia đình, tôi cho trẻ ôn luyện bằng cách yêu cầu trẻ tìm chữ a, ă, â trong các từ chỉ tên đồ vật trong lớp như: Chữ â trong từ “ cái ấm”, chữ ă trong từ “khăn mặt”…
Đối với sáp màu của trẻ tôi ghi họ tên đầy đủ của từng trẻ, sau mỗi lần phát đồ dùng tôi hướng dẫn trẻ đọc, cho trẻ quan sát, dần dần sau nhiều lần tri giác trẻ nhớ và khắc sâu biết cách đọc tên gọi của mình, biết tên của mình bắt đầu bằng chữ gì, được ghép bằng những chữ nào, tôi còn cho trẻ “sao chép” tên , họ và tên đầy đủ bằng cách sao chép nguyên bản hoặc theo cách riêng của trẻ Từ đó trẻ không những có ý thức giữ gìn đồ dùng của mình mà còn giúp trẻ mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ và luyện kỹ năng viết cho trẻ
Trang 8- Ngoài ra tôi còn thu hút trẻ bằng cách tạo thêm môi trường có nhiều chữ cái ở các góc hoạt động: Tạo hình, thư viện, học tập…nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ
VD: Tôi tổ chức cho trẻ làm album “ Thế giới động vật” Trước đó tôi và trẻ sưu tầm tranh ảnh các con vật , sau đó yêu cầu trẻ tìm các chữ cái có trong họa báo cắt và ghép thành từ chỉ tên gọi các con vật cho trước
* Tạo môi trường chữ cái ngoài lớp học
Môi trường ngoài lớp học như: Góc thiên nhiên, góc tuyên truyền, khu vực để đồ dùng cá nhân của trẻ…đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập và củng cố chữ cái cho trẻ, vì vậy tôi thường tạo môi trường chữ viết ở những góc này
VD: Đối với các đồ dùng cá nhân ( cốc, khăn mặt) tôi ghi ký hiệu bằng các chữ cái, hàng ngày khi trẻ lấy đồ dùng trẻ sẽ được nhìn và biết tên của mình
có mấy chữ cái , bắt đầu bằng chữ cái nào Từ đó trẻ bắt chước và sao chép lại tên mình và tên bạn, ghi tên mình vào các tác phẩm do mình tự làm ra
3.2 Dạy trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi và lồng ghép, tích hợp vào hoạt động khác
Đặc điểm tư duy của trẻ là nhanh nhớ, chóng quên, vì vậy để khắc sâu kiến thức cho trẻ, tôi lồng ghép các chữ cái đã học ở mọi lúc mọi nơi và thông qua các hoạt động khác như: Âm nhạc, khám phá khoa học, hoạt động ngoài trời…
+ Tổ chức các hoạt động chung có mục đích học tập, nếu có thể tôi đều lồng ghép, tích hợp thêm các chữ cái
VD1: Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, cô viết tên truyện, tên bài thơ cho trẻ phát âm chữ cái đã học có trong bài thơ, cho cháu luyện đọc từ khó và đọc thơ theo đúng quy trình bằng tranh thơ chữ to, hoặc chia trẻ thành các tổ yêu cầu trẻ lên tìm và gạch chân các chữ cái đã học…
VD2: Hoạt động thể dục “ Bật xa 45 cm” tôi viết các chữ cái trên sàn cách nhau 45 cm, cho trẻ bật vào các chữ cái viết trên sàn từ chữ này sang chữ
Trang 9kia, bật đến chữ nào thì phát âm chữ cái đó Qua đó trẻ có thể được ôn luyện và luyện phát âm các chữ cái đã học thông qua hoạt động thể dục
VD3: Hoạt động KPKH, tôi sử dụng trò chơi “ Ô chữ kì diệu”: Trong mỗi
ô chữ là một chữ cái trẻ đã biết, phía sau ô chữ sẽ là hình ảnh các con vật Khi chơi trẻ sẽ chọn cho mình một ô chữ, nếu đọc được tên chữ cái trên ô chữ đó thì
ô chữ sẽ mở ra hình con vật và tiếng kêu của nó
+ Giờ hoạt động góc: các góc chơi đều có môi trường chữ cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập gắn, đính, viết và gài chữ theo mẫu v.v…
+ Giờ hoạt động ngoài trời ” học mà chơi, chơi mà học” tôi cho trẻ sử dụng những nguyên liệu sẵn có như: Sỏi, hột ,hạt, lá cây, phấn…để trẻ viết hoặc xếp thành các chữ cái mà trẻ đã được học Đọc thơ, ca dao, đồng dao, chơi trò chơi giúp trẻ nhận biết và luyện phát âm các chữ cái như: “ cánh cửa kỳ diệu”,
“ bật liên tục qua các vòng”, các trò chơi dân gian” rồng rắn”, “kéo cưa lừa xẻ”… thông qua đó luyện phát âm cho trẻ
+ Giờ ăn: giải thích các món ăn, cho trẻ nhận khăn thêu bằng tên trẻ
( được ký hiệu bằng các chữ cái đầu tiên của tên trẻ)
+ Giờ ngủ: Trước khi ngủ có thể bật nhạc – ngâm thơ, kể chuyện cho trẻ nghe
+ Giờ hoạt động chiều: Cho trẻ in, tô chữ rỗng, tìm, cắt chữ trong sách, báo làm bộ sưu tập
3.3 Chú ý đến giáo dục cá nhân
- Mỗi trẻ có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, khả năng nhận thức cũng khác nhau Vì vậy khi tổ chức các hoạt động làm quen với chữ cái, việc chú ý đến đặc điểm tâm lý của trẻ, khả năng nhận biết – phân biệt các chữ cái, kỹ năng phát âm, ghi nhớ… sẽ giúp giáo viên tìm, lựa chọn và áp dụng các phương pháp, biện pháp tác động phù hợp giúp trẻ tiếp thu một cách hiệu quả nhất các kiến thức, kỹ năng được học Bên cạch đó còn củng cố, rèn luyện các
kỹ năng cần thiết cho trẻ: cách tô, sao chéo chữ cái, tư thế ngồi, cách cầm bút…
Trang 10- Ở lớp có khoảng 20% trẻ còn chưa tự tin vào bản thân, ít giơ tay phát biểu, cô có khuyến khích thì cũng không giơ tay Do các cô thường sợ mất thời gian, thường thích gọi trẻ mạnh dạn trả lời lưu loát chứ ít quan tâm đến trẻ nhút nhát, cộng với việc trẻ có tâm lý sợ khi mình nói sai Vì lẽ đó mà cháu lại càng
ít có cơ hội trả lời, Vì vậy để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn tôi đã
sử dụng các biện pháp như sau:
+ Thường xuyên gần gũi, tâm sự và quan tâm đến trẻ nhút nhát Đặc biệt, tôi hay khen các cháu trước lớp khi cháu làm được việc tốt hay có sự tiên bộ trong học tập dù rất nhỏ, động viên, khuyến khích cháu để giúp cháu đó mạnh dạn tham gia vào các hoạt động và học tập, mạnh dạn phát âm các chữ cái khi
cô hỏi Tôi còn thường xuyên nêu gương bạn tốt cho cháu noi theo Thời gian này, tôi động viên các cháu trả lời những câu hỏi dễ, khi trẻ đã mạnh dạn hơn, tôi cho trẻ trả lời những câu hỏi ở mức độ khó hơn Bên cạnh đó kết hợp với gia đình động viên cháu tham gia nhiều hoạt động tập thể khác Tranh thủ các cơ hội cho các cháu được nói, phát hiện chữ cái đã học ở mọi lúc mọi nơi…để trẻ mạnh dạn hơn
+ Tôi xếp những trẻ yếu ngồi cạnh những trẻ khá giỏi để các cháu thi đua học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau
- Đối với trẻ hiếu động: Trẻ hiếu động thường rất hay nghịch ngợm và đùa nghịch trong các giờ học không để ý khi cô giáo giảng bài Điều đó dẫn đến trẻ không nhớ được chữ cái, cấu tạo chữ, cách tô chữ…tôi thường hay cho trẻ tham gia vào các hoạt động tĩnh nhưng có giới hạn thời gian, giờ học chú ý đến trẻ hơn, hay gọi trẻ phát biểu, dùng nhiều hình thức hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ
- Đối với trẻ khả năng tiếp thu chậm, khả năng ghi nhớ không bền vững, phát âm chưa rõ ràng, tôi theo dõi và lên kế hoạch bồi dưỡng cụ thể Chủ động phối hợp với gia đình để cùng kết hợp dạy trẻ, cho trẻ ôn luyện chữ cái ở mọi lúc mọi nơi, những chữ trẻ hay quên, nhầm dành nhiều thơi gian dạy và củng
cố hơn, cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, các trò chơi phát triển ngôn